Thường sử dụng phương pháp chiết và ghép cho đối tượng cây nào Vì sao

Phương pháp ghép là sự kết hợp một bộ phận của cây này với một bộ phận của cây khác, tạo thành một tổ hợp ghép, cùng sinh trưởng và phát triển như là một cây thống nhất.

  • Trồng cây gốc ghép
  • Gốc ghép nhân bằng phương pháp vô tính
  • Một số tổ hợp ghép có thể sử dụng ở nước ta
  • Các phương pháp ghép cây ăn quả
    • Ghép áp
    • Ghép cành
    • Ghép mắt
    • Ghép cửa sổ
  • Chăm sóc cây con sau khi ghép

Nếu phân chia theo cách ghép thì có nhiều nhưng gộp chung lại thành hai cách: Ghép áp cành hai cây sống gần nhau và ghép rời từng bộ phận của cây này với gốc của một cây khác (cành, lá, mắt rễ…). Cách ghép rời từng bộ phận lại có hai cách: ghép cành và ghép mắt.

Thời gian liền lại của một tổ hợp ghép nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào loài cây ăn quả, các giống loài dùng trong tổ hợp và những điều kiện khí hậu của môi trường. Ở nước ta thời gian liền lại của một tổ hợp ghép là 15 – 30 ngày tuỳ mùa ghép và tuỳ giống cây. Cam, quýt, chanh ghép vào mùa xuân và mùa thu có thể mở dây buộc và cắt ngọn gốc ghép sau khi ghép 10 – 15 ngày. Nếu ghép trong mùa đông và mùa hè phải 30 ngày.

Các yếu tố quan trọng sau đây có ảnh hưởng đến khả năng ghép sống của các tổ hợp.

Tình trạng ngủ nghỉ của cành và mắt ghép; mức độ thuần thục và mô tế bào đỉnh sinh trưởng và tượng tầng.

Khả năng hoạt động của mô tế bào tượng tầng của cây gốc ghép.

Điều kiện khí hậu tối thích (sự phân chia tế bào được xúc tiến mạnh và khả năng tiếp hợp tốt giữa gốc ghép và cành ghép khi ẩm độ tương đối của không khí là 100% và nhiệt độ từ 7 – 320

Cây ghép hoàn toàn có thể giữ nguyên được những đặc tính tính trạng của cây mẹ. Những đặc tính tính trạng đó chỉ có thể được nhân lên trong trường hợp chúng ta chọn đúng tổ hợp ghép, đồng thời chăm sóc cây ghép theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

Trồng cây gốc ghép

Cớ 2 phương pháp trồng cây gốc ghép:

+ Gieo thẳng trong vườn ươm ra ngôi chờ ghép với mật độ thưa hơn trong vườn gieo và hơi dày hơn khi ra ngôi cây non. Trong thời gian chờ ghép tiến hành làm cỏ, xới vun cây từ 4 – 6 lần; bón phân hữu cơ và phân khoáng 2 – 3 lần. Tùy mức độ xuất hiện của sâu và bệnh hại mà quyết định số lần phun thuốc

+ Cây gốc ghép gieo thẳng đỡ tốn công ra ngôi nhưng lại tốn công chăm sóc trên diện tích rộng trong một thời gian dài.

Ở nước ta thường dùng cách gieo dày rồi sau đó ra ngôi trồng trong vườn chờ ghép. Do khi ra ngôi cây non bị đứt một phần rễ chính nên rễ phụ phát triển mạnh, phân nhánh nhiều và lan rộng, sinh trưởng nhanh. Một vài tháng đầu cây còn ở trong vườn gieo, diện tích hẹp nên rất đỡ công chăm bón và làm cỏ.

Thời vụ gieo hạt phụ thuộc vào thời vụ thu hoạch quả, cũng có thể xê dịch một vài tháng do đó thời vụ ra ngôi cũng phụ thuộc vào thời vụ gieo. Các tỉnh phía bắc hay gieo hạt vào vụ thu đông để ra ngôi cây con vào tháng 1 – 2 hoặc gieo vào tháng 5 để tháng 9 – 10 cùng năm có thể ghép được. Nếu dùng gốc chanh thì có thể gieo vào tháng 8, ra ngôi tháng 10 và tháng 2 năm sau có thể đạt tiêu chuẩn ghép nếu được chăm sóc tốt.

Ra ngôi vụ xuân có thuận lợi là ghép được vào vụ thu, dễ ghép và tỷ lệ sống cao (ở phía nam gieo hạt và ra ngôi theo hai vụ: vụ khô và vụ mưa). Ở các tỉnh khu 4 cũ và Nghệ Tĩnh nên tìm cách chuyển vụ ra ngôi cây con vào tháng 9 – 10 đến tháng 9 năm sau cây đạt tiêu chuẩn ghép nhiều và đỡ vất vả hơn so với ra ngôi cây con vụ xuân vì ở Nghệ Tĩnh có 4 tháng hoạt động của gió tây nóng nên cây con bị kìm hãm sinh trưởng rất nhiều.

Gốc ghép nhân bằng phương pháp vô tính

Việc sử dụng các dạng gốc ghép nhân vô tính là một trong những thành tựu mới trong nghề trồng cây ăn quả của thế giới, nó đã được sử dụng mạnh mẽ trong vòng 20 năm trở lại đây.

Có nhiều hình thức nhân gốc ghép vô tính như: Chiết, giâm cành, tách chồi… Đối với những cây dễ ra rễ nên áp dụng hình thức nhân giống gốc ghép bằng cách giâm cành còn xanh. Nếu dùng gốc chiết, phải đốn cho cây mọc nhiều cành non để chiết.

Kỹ thuật chiết, giâm cành, ra ngôi như đã trình bày ở bài trước.

Một số tổ hợp ghép có thể sử dụng ở nước ta

Thông thường người ta chọn những cây có quan hệ họ hàng về mặt thực vật để làm gốc ghép cho nhau. Trong nhiều trường hợp ghép cùng giống, cùng loài là dễ thành công nhất.

Trong những trường hợp cá biệt người ta đã ghép thành công giữa những cây khác họ, khác loài với nhau.

Trung Quốc đã dùng cây hồng (Dioa Piros kaki) làm gốc ghép cho cây nhót tây (Eribo trya Liundl), và dùng cây dâu tằm (Morusalba L.) làm gốc ghép cho lê (Pyrus L.). Mishurin cũng đã ghép được cây chanh trên gốc Cydonica vulgaris và ghép chanh với lê.

Gốc ghép phải đạt yêu cầu sau:

Có sức sinh trưởng tương đương với cành ghép.

Có bộ rễ sinh trưởng mạnh, phân nhánh tốt, nhiều rễ tơ.

Thích ứng tốt với điều kiện khí hậu của địa phương, chống chịu tốt với sâu và bệnh hại.

Dễ nhân giống và sinh trưởng nhanh.

Ở miền Bắc nước ta có thể dùng một số tổ hợp ghép sau trong nhân giống cây ăn quả:

Chanh Eureka, chanh yên, Tắc hạnh, chanh tứ thời địa phương, cam ngọt,  cam voi Quảng Bình, trấp Thái Bình, quýt hôi địa phương, quýt Clêôpat, bưởi chua làm gốc ghép cho cam quýt, chanh, bưởi.

Táo quả nhỏ địa phương, táo giai làm gốc ghép cho táo Gia Lộc, táo Biên Hoà, táo Thiện Phiến, táo Đào tiên, Má hồng dòng 12, 32.

Mít (Artocarpus Heeterophyllus) ghép trên các giống mít địa phương; mít mật làm gốc ghép cho mít giai, mít tố nữ…

Nhãn lồng ghép trên gốc nhãn trơ địa phương (Euphoria longana L.).

Vải (Litsi chinesis L.), chôm chôm (Nepphilium lappaceum L.).

Lê (Pyrus L.) trên gốc mắc coọc (Lê dại P. pashia Ham hoặc Pyrus purifolia Nakai).

Các phương pháp ghép cây ăn quả

Ghép áp

Ra ngôi cây gốc ghép trong túi bầu PE (kích thước 10 x 13 cm hoặc 13 x 15 cm). Khi gốc ghép có đường kính tương đương với cành ghép, ta tiến hành chọn vị trí treo gốc ghép và sửa sang cành ghép: Cắt hết lá, cành tăm, cành gai ở vị trí định ghép. Sau đó dùng dao sắc cắt vát một miếng nhỏ vừa chớm đến lớp gỗ ở gốc ghép và cành ghép (dài 1,5 – 2cm, rộng 0,4 – 0,5 cm). Dùng dây nilông tốt buộc chặt cành ghép và cây gốc ghép lại với nhau ở vị trí vết cắt.

Buộc cố định túi bầu gốc ghép vào cành cây lân cận, hàng ngày phái tưới 2 lần cây gốc ghép và cá cây mẹ. Sau ghép 30 – 40 ngày vết ghép liền sẹo, có thể cắt ngọn gốc ghép, cắt gốc cành ghép cách chỗ buộc 2 cm. Đối với những cây khó ghép, có thể cắt gốc cành ghép làm 2 lần: lần đầu cắt 1/2 đường kính, 5 – 10 ngày sau thì cắt đứt hoàn toàn.

Các phương pháp ghép cành. a) Ghép đoạn cành; b) Ghép nêm.

Các phương pháp ghép cành c) Ghép cành dưới vỏ: d) Ghép yên ngựa

Phương pháp ghép này cho tỷ lệ sống rất cao (90 – 95%) nhưng rất công phu và hệ số nhân giống thấp. Những cây mẹ to cao, thao tác có nhiều khó khăn trở ngại. Phương pháp này cũng thường được áp dụng để nhân giống hoa và cây cảnh, một số cây ăn quả khó ghép mà không cần đến số lượng cây giống lớn

Ghép cành

Ghép đoạn cành là một phương pháp tương đối phổ biến trong nhân giống cây ăn quả; áp dụng trong trường hợp ghép các loại cây khó lấy mắt (gô cứng, vỏ mỏng giòn, khó bóc), hoặc ghép trong những thời vụ mà nhiệt độ và ẩm độ thấp, sự chuyển động nhựa trong cây kém. Nhiều khi kết hợp giữa ghép đoạn cành và ghép mắt để tận dụng cành ghép.

Làm vệ sinh vườn gốc ghép trước một tuần: Cắt cành phụ, gai ở đoạn cách mặt đất 15 – 20 cm, làm sạch cỏ vườn, bón phân, tưới nước lần cuối để cây chuyển động nhựa tốt.

Chọn những cành ra trong vụ xuân hoặc vụ hè trong năm (nếu là ghép trong vụ thu), đoạn cành có màu xanh, xen kẽ với đôi vạch màu nâu (bánh tẻ), lá to, mầm ngủ to. Sau khi cắt cành ghép, loại bỏ hết lá, bó lại thành từng bó trong bẹ chuối tươi hoặc giẻ ẩm để đem đến vườn ươm.

Dùng kéo cắt cành (xêcatơ) cắt ngọn gốc ghép ở vị trí cách mặt đất 10 – 15 cm. Sau đó tay trái giữ gốc ghép, tay phải dùng dao cắt vát một đoạn dài 1,5 – 2 cm. Lấy một đoạn cành có 2 -3 mầm ngủ dùng dao cắt vát đầu gốc một vết tương tự như ở gốc ghép, sao cho khi đặt lên gốc ghép, tượng tầng của gốc và cành chổng khít với nhau. Muốn vậy vết cắt phải nhẵn, phẳng và đường kính của gốc ghép và cành ghép phải tương đương. Sau khi buộc chặt bằng giây nilông mảnh và dai (loại dây nilông dệt bao bì), dùng nilông bản mỏng quấn kín vết ghép và đầu cành ghép lại. Buộc càng chặt càng tốt. Có thể cắt gốc ghép và cành ghép thành hình lưỡi gà giống nhau để gài cành ghép cho chắc.

Nếu trong thời gian tiến hành ghép mà đất hạn thì tưới nước và sau ghép 3 ngày phải tưới nước cho vườn gốc ghép. Sau ghép 30 – 35 ngày có thể mở dây buộc kiểm tra tỷ lệ cây sống. Ghép theo hình thức này, cây con rất chóng bật mầm.

Có thể ghép cành theo nhiều cách khác nhau như ghép nêm, ghép dưới vỏ, ghép chẻ bên (áp dụng khi gốc ghép có đường kính lớn).

Ghép mắt

Là phương pháp ghép rất phổ biến, áp dụng được cho nhiều giống loài cây ăn quá khác nhau; thao tác thuận tiện; có thể thu hoạch, báo quán, vận chuyển cành ghép đi xa, hệ số nhân giống cao, cây ghép ít bị nhiễm bệnh.

Ghép cửa sổ

Gốc ghép và cành ghép có đường kính tương đối lớn, chuyển động nhựa tốt, dễ bóc vỏ.

Cành lấy mắt ghép là những cành “bánh tẻ”, đường kính gốc cành từ 6 – 10 mm tùy mùa ghép và tùy theo giống loài. Mỗi cành có từ 6 – 8 mầm ngủ ở các nách lá to. Chú ý chọn những cành ngoài bìa tán, không có sâu bệnh và ở các cấp cành cao. Vệ sinh chăm sóc và chuẩn bị gốc ghép như ở phương pháp ghép đoạn cành. Dùng dao ghép mở “cửa sổ” trên thân gốc ghép, cách mặt đất từ 10 – 20 cm. Nếu đất ẩm thì mở cửa sổ cao, đất khô cần ghép thấp hơn. Kích thước miệng ghép “cửa sổ” 1 x 2 cm. Bóc một miếng vỏ trên cành ghép có mắt ngủ ở giữa, kích thước đúng bằng miệng ghép đã mở. Đặt mắt ghép vào “cửa sổ” đã mở của gốc ghép, đậy cửa sổ lại và quấn dây nilông mỏng cho thật chặt. Sau ghép 15 – 20 ngày có thể mở dây buộc và cắt miêng vỏ đậy ngoài của gốc ghép. Sau mở dây buộc 7 ngày cắt ngọn gốc ghép. Cắt ngọn gốc ghép cách vết ghép 2 cm và nghiêng một góc 450 về phía ngược chiều với mắt ghép. Ghép cửa sổ là một trong những phương pháp ghép có tỷ lệ sống cao nhất.

Ghép cửa sổ a) Chuẩn bị cành ghép để lấy mắt

Ghép cửa sổ  b) Thao tác ghép

Ghép chữ T Là một phương pháp ghép phổ biến nhất ở tất cả các nước trồng cây ăn quả phát triển; tốc độ nhanh, có thể kết hợp từng cặp công nhân một người ghép, một người buộc dây. Phương pháp này cũng đòi hỏi gốc ghép và cành ghép phải đang trong thời kỳ chuyển động nhựa mạnh.

Chuẩn bị và làm vệ sinh vườn nhân gốc ghép như ở ghép cửa sổ. Chọn những cành ghép non hơn so với ghép cửa sổ một chút.

Mở miệng gốc ghép như sau: Dùng dao ghép rạch một đường ngang 1 cm cách mặt đất từ 10 – 20 cm. Sau đó từ điểm giữa rạch một đường vuông góc với đường rạch trên dài 2 cm, làm thành hình chữ T; dùng mũi dao tách vỏ theo chiều dọc vết ghép. Cắt mắt ghép theo hình vẽ (6a): Mắt có kèm theo cuống lá, dài 1,5 – 2 cm, có một lớp gỗ rất mỏng ở phía trong. Lát cắt phải thật “ngọt” tránh dập nát tế bào ở phía trong. Tay phải cầm cuống lá gài mắt ghép vào khe dọc chữ T đã mở, đẩy nhẹ cuống lá xuống. Dùng dây nilông mỏng và bền buộc chặt và kín vết ghép lại. Buộc càng chặt càng tốt.

Tùy theo mùa vụ và giống loài cây mà sau ghép 15 – 20 ngày có thể mở dây buộc, kiểm tra sức sống của mắt ghép. Nếu mắt ghép xanh, cuống lá vàng và rụng đi là chắc sống. Từ 7 – 10 ngày sau khi mở dây buộc có thể cắt ngọn gốc ghép.

Ghép chữ T a) Cách ghép mắt ghép b) Thao tác ghép

Ghép mắt nhỏ có gỗ

ưu điểm nhất của phương pháp này là thao tác đơn giản, có thể tận dụng được mắt ghép. Ghép mắt nhỏ có gỗ có thể ghép được ở rất nhiều thời vụ. Trong điều kiện nước ta, đối với một số cây ăn quả nhất định có thể ghép được quanh năm. Trong phương pháp này cành ghép và gốc ghép không dóc vỏ cũng ghép được. Tất nhiên, khi cây chuyển nhựa tốt tỷ lệ sống sẽ cao hơn.

Chọn những cành ghép mập khỏe, còn có màu xanh hoặc mới xuất hiện một vài vạch nâu, đã bắt đầu “tròn mình”. Các tiêu chuẩn khác tương tự như trong phần ghép chữ T và cửa sổ.

Dùng dao cắt vát một lát hình lưỡi gà từ trên xuống, cách mặt đất từ 10 – 20 cm, có độ dày gỗ bằng 1/5 đường kính gốc ghép. Nếu cành ghép có đường kính nhỏ hơn gốc ghép thì vết ghép cắt mỏng hơn. Chiều dài ở miệng ghép chừng 1 – 1,2 cm. Cắt một miếng tương tự, có cuống lá và mầm ngủ ở giữa đặt nhanh vào vết ghép. Buộc chặt và kín bằng dây nilông dẻo. Sau ghép 18 – 30 ngày có thể mở dây buộc và cắt gọn gốc ghép. Nếu buộc bằng dây nilông mảnh và để hở đỉnh sinh trưởng của mầm ghép thì có thể cắt ngọn gốc ghép trước khi mở dây buộc (sau khi bật mầm được 10 – 15 ngày mới mở dây cũng được, vì cách này lâu liền da và mắt ghép dễ bị rời ra ngoài do gió hoặc người và gia súc đi lại chạm vào). Vết cắt ngọn gốc ghép cách vết ghép 1,5 – 2 cm.

Tóm lại phương pháp có nhiều nhưng áp dụng phổ biến cho việc nhân giống cây ăn quả là ghép chữ T và mắt nhỏ có gỗ. Tùy theo thời vụ và loại cây trồng, tùy tình trạng của gốc ghép và cành ghép mà chọn phương pháp ghép cho thích hợp. Ở nước ta, phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ tuy mới được áp dụng một vài năm gần đây nhưng được tiếp nhận rất nhanh chóng và đã trở thành một phương pháp ghép phổ biến.

Chăm sóc cây con sau khi ghép

Khi cành ghép vươn cao được 15 – 20 cm, bắt đầu làm cỏ vun gốc và bón phân. Việc phun thuốc trừ sâu có thể phải tiến hành sớm hơn khi mầm ghép mới mọc được 1 – 2 cm. Lần làm cỏ đầu phải thao tác nhẹ nhàng, tránh va đập vào gốc ghép và cành ghép. Sau đó cứ cách một tháng lại bón phân thúc cho cây con một lần. Loại phân và cách bón áp dụng như đối với chăm sóc cây gốc ghép. Tưới nước chống hạn kịp thời là biện pháp rất quan trọng quyết định sự phát triển của cây con sau khi ghép và tỷ lệ cây xuất vườn. Thường xuyên theo dõi, bắt sâu, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại. Khi ghép trái vụ nhất là vào vụ hè nhiệt độ và ẩm độ vườn ươm rất cao, do đó phải thường xuyên phun Boocđô (1:1:100) để chống nấm gây héo cành.

Luôn luôn kiểm tra cắt bỏ các cành bất định mọc lên từ gốc ghép (thường gọi là cành dại).

Khi cành ghép mọc cao 40 – 50 cm, tùy giống cây ăn quả tùy dạng hình của gốc ghép mà tiến hành tỉa cành con, bấm ngọn tạo tán cho cành ghép. Trên môi cành ghép chỉ để 2 – 3 cành chính khỏe, phân bố đều về các phía. Khi cành chính mọc cao 20 – 25 cm lại tiếp tục bấm ngọn để môi cành chính ra 2 – 3 cành cấp II. Nhiều trường hợp phải đào cây con đi trổng từ khi có 2 – 3 cành chính. Việc tạo và sửa cành cấp II tiến hành ở vườn sản xuất: Cắt bỏ cành vượt, cành tăm, cành mọc lệch không đúng vị trí và những cành bị sâu bệnh.

Việc tạo hình cây con ở vườn ươm là rất cần thiết, lâu nay ít người chú ý, song cách tạo hình phải tùy thuộc vào thứ cây trổng, giống và hình thức nhân giống gốc ghép.

Video liên quan

Chủ đề