Thủy chế của sông là gì năm 2024

Copyright © 2022 Hoc247.net

Đơn vị chủ quản: Công Ty Cổ Phần Giáo Dục HỌC 247

GPKD: 0313983319 cấp ngày 26/08/2016 tại Sở KH&ĐT TP.HCM

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 638/GP-BTTTT cấp ngày 29/12/2020

Địa chỉ: P401, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Ở miền khí hậu nóng hoặc những nơi địa hình thấp của khu vực khí hậu ôn, nguồn tiếp nước chủ yếu là nước mưa, nên chế độ nước sông ở từng nơi phụ thuộc vào sự phân bố lượng nước mưa trong năm của nơi đó,

II. Một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông

1. Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm

- Các miền khí hậu:

+ Miền khí hậu nóng hoặc nơi địa hình thấp của khu vực khí hậu ôn đới, thủy chế sông phụ thuộc vào chế độ mưa.

+ Miền ôn đới lạnh và những sông bắt nguồn từ núi cao, thủy chế còn phụ thuộc vào lượng tuyết băng tan.

+ Ở các vùng đất đá bị thấm nước nhiều, nước ngầm đóng vai trò đáng kể (đá vôi).

- Ví dụ:

+ Ví dụ 1: Sông Hồng ở miền nhiệt đới, mùa lũ (6-10) trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô, ít mưa.

+ Ví dụ 2: Sông Ô bi, I-ê-nít-xây, Lêna ở vùng ôn đới khi mùa xuân đến nhiệt độ tăng làm băng tuyết tan, mực nước sông dâng.

2. Địa thế, thực vật và hồ đầm

  1. Địa thế

- Độ dốc lớn: nước sông chảy mạnh, lũ lên nhanh.

- Vùng bằng phẳng: nước chảy chậm, lũ lên chậm và kéo dài.

  1. Thực vật

- Lớp phủ thực vật phát triển mạnh: điều hòa dòng chảy sông ngòi, giảm lũ lụt.

- Lớp phủ thực vật bị phá hủy: chế độ dòng chảy thất thường, tốc độ dòng chảy nhanh, dễ xảy ra lũ lụt.

  1. Hồ, đầm

- Vai trò: điều hòa chế độ nước sông.

- Ví dụ: Biển Hồ ở Cam-Pu-Chia điều tiết chế độ nước sông Mê Công.

Loigiaihay.com

Một số sông lớn trên Trái Đất

Sông Nin có diện tích lưu vực 2 881 000 km2 với chiều dài nhất thế giới 6685 km, chảy theo hướng nam - bắc qua ba miền khí hậu khác nhau.

Sông Đáy chiều dài 82 km, bắt đầu vào đất tỉnh Nam Định tại phía nam xã Yên Thọ, huyện Ý Yên, là địa giới giữa hai tỉnh Nam Định và Ninh Bình và đổ ra biển tại cửa Đáy. Sông Đáy chạy theo hướng gần bắc- nam với nhiều khúc uốn lớn nhỏ, có xã Yên Trị nằm gọn trong một khúc uốn của nó, phía bắc tỉnh nhiều khúc uốn lượn hơn, còn phía nam tỉnh sông chạy gần như thẳng. Nối giữa sông Đáy với sông Ninh cơ có kênh Quần Liêu dài 2 km thuộc xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Hưng. Mùa lũ đi từ tháng 6 đến tháng 10, với mức nước trung bình trên 1m, 3 tháng cao nhất là các tháng 7, 8, 9, cực đại vào tháng 8 (1,68 m). Mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 5, mức nước trung bình dưới 1 m, 3 tháng thấp nhất là các tháng 2, 3, 4, cực tiểu vào tháng 3 (0,40 m). Nếu xét mực nước cao nhất tuyệt đối thì từ tháng 6 đến tháng 10 đã có khả năng vượt mức báo động số 1 và các tháng 7, 8, 9 có thể vượt báo động cấp 3. Mực nước cao nhất tuyệt đối là 3,44 m (23-8-1971). Còn xét mực nước thấp nhất tuyệt đối thì từ tháng 11 đến tháng 6, có khả năng mực nước sông thấp hơn 0 m. Các tháng thấp nhất là 3- 4- 5, cực tiểu là - 0,49 m (tháng 3- 1959).

Sông Sắt chiều dài là 15 km, là sông chảy từ tỉnh Hà Nam sang tỉnh Nam Định, đoạn đầu sông Sắt là địa giới giữa hai tỉnh Hà Nam và Nam Định, phần Nam Định gồm xã Minh Thuận và xã Tân Khánh. Sông chảy theo hướng bắc - nam. Đoạn qua núi Ngăm ở Vụ Bản, có tên gọi là sông Ngăm, sau đó lại trở về tên sông Sắt. Đoạn phía bắc đường sắt, sông là địa giới giữa huyện Ý Yên và huyện Vụ Bản. Đoạn phía nam đường sắt sông chạy trong huyện Ý Yên và đổ vào sông Đáy tại địa giới xã Yên Khang và xã Yên Đồng. Có một nhánh sông chiều dài gần 10 m, được tách ra từ sông Sắt, chia đôi vùng đồi của xã Kim Thái, chảy theo hướng nam - bắc, dừng lại khi gặp đường sắt Thống nhất Bắc Nam và quốc lộ 21.

Mạng lưới sông.

Sông Hồng chiều dài 74,5 km, là địa giới giữa hai tỉnh Nam Định và Thái Bình. Xã Mỹ Trung là xã đầu tiên của tỉnh đón nhận dòng sông. Sông Hồng tiếp tục chảy qua 18 xã và đổ ra biển tại cửa Ba Lạt. Sông Hồng chảy theo hướng tây bắc - đông nam với nhiều khúc uốn rộng hẹp khác nhau, nhiều nơi sông Hồng chảy như nằm song song với bờ biển và cũng có nơi chảy vuông góc với bờ biển. Trước khi đổ ra cửa Ba Lạt, sông Hồng tách thêm ra sông Vọp và sông Trà.

Trên sông Hồng có 4 trạm thuỷ văn là Phú Hào, Ngô Xá, Vũ Thuận và Ba Lạt. Chúng ta phân tích thủy chế sông Hồng tại hai trạm, là trạm Phú Hào tại vùng đồng bằng bãi bồi sông và trạm Ba Lạt tại vùng châu thổ hiện tại. Tại Phú Hào lưu lượng bình quân năm là 1310 m3/s, lượng nước mùa lũ (6- 10) chiếm 78 % tổng lượng nước năm, trong đó lượng nước tháng lớn nhất (8) chiếm 20 %, còn lượng nước mùa cạn (11- 5) chỉ chiếm 22 %, trong đó tháng kiệt (3) chiếm có 1,6%. Trong mùa lũ, 3 tháng có mức nước trung bình trên 2 m là 7, 8, 9, tháng cực đại là tháng 8, mực nước là 2,69 m. Trong mùa cạn, 3 tháng mực nước trung bình thấp nhất dưới 0,70 m là 2, 3, 4, tháng cực tiểu là tháng 3, mực nước chỉ đạt 0,57 m. Biên độ năm như vậy là 2,12 m. Nếu xét mực nước cao nhất tuyệt đối, thì từ tháng tháng 6 đã vượt qua mức báo động 2 (trên 3 m) và 3 tháng 7- 8- 9 có thể vượt qua mức báo động 3 (trên 4 m). Tháng có mực nước cực đại tuyệt đối là tháng 8, tới 5,97 m (22-8-1971). Còn mức nước cực tiểu tuyệt đối thì xuống đến - 0,27 m (tháng 3 và 5 năm 1967).

Sông Nam Định, còn có tên sông Đào Nam Định hay sông Đào chiều dài 33,5 km, được tách ra từ sông Hồng, tại địa giới giữa xã Mỹ Tân - huyện Mỹ Lộc với xã Nam Phong - thành phố Nam Định. Sông chảy theo hướng đông bắc - tây nam, với 4 khúc uốn. Sông Nam Định gặp sông Đáy tại địa giới giữa xã Yên Nhân - huyện Ý Yên với xã Hoàng Nam - huyện Nghĩa Hưng. Cũng như các con sông khác sông Nam Định là địa giới giữa huyện Vụ Bản với huyện Nam Trực, giữa huyện Ý Yên với huyện Nghĩa Hưng. Tại Nam Định lưu lượng bình quân năm là 832 m3/s, lượng nước mùa lũ (6- 9) chiếm 76 % tổng lượng nước năm, trong đó lượng nước tháng lớn nhất (8) chiếm 21 %, còn lượng nước mùa cạn (12- 5) chiếm 24 %, trong đó tháng kiệt (3) chỉ chiếm 2,1%. Trong mùa lũ, 3 tháng có mực nước trên 2 m là 7- 8- 9, cực đại vào tháng 8 đạt 2,76 m. Trong mùa cạn, 4 tháng có mực nước dưới 0,75 là 2- 3- 4- 5, tháng cực tiểu là tháng chỉ cao 0,64 m. Biên độ năm là 2,12 m.

Sông Ninh Cơ chiều dài 61 km, được tách ra từ sông Hồng giữa xã Trực Chính huyện Trực Ninh và xã Xuân Hồng huyện Xuân Trường. Sông chạy theo hướng đông bắc - tây nam, đổ ra biển tại cửa Lạch Giang. Sông cũng là địa giới giữa hai huyện Trực Ninh và Xuân Trường ở phía bắc và giữa hai huyện Nghĩa Hưng và Hải Hậu ở phía nam. Phía bắc sông uốn lượn hai khúc, còn phía nam đổ thẳng ra biển. Trên sông Ninh Cơ có 2 trạm thuỷ văn là trạm Trực Phương gần sông Hồng và trạm Liễu Đề gần kênh Quần Liêu nối với sông Đáy. Tại trạm Trực Phương mùa lũ đi từ tháng 6 đến tháng 11, mực nước từ 1 đến 1,6 m, ba tháng cao nhất là 7- 8- 9, cực đại vào tháng 8, mực nước cao 1,58 m. Mùa cạn từ tháng 12 đến tháng 5, mực nước thường dưới 0,5 m, ba tháng cạn nhất là 2, 3, 4, cực tiểu vào tháng 3, mực nước chỉ có 0,33 m. Như thế biên độ năm là 1,25 m. Mực nước cực đại tuyệt đối tại Trực Phương là 3,92 m (ngày 22-8-1971) và mực nước cực tiểu tuyệt đối là - 0,71 m (tháng 3-1974). Tại trạm Liễu Đề, theo xu hướng chung là càng gần biển mực nước càng thấp và biên độ năm càng nhỏ, đồng thời tháng cực đại trung bình thường lùi xuống tháng 9, ta thấy trong mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 11, thì ba tháng cao nhất (8, 9, 10) mực nước cũng dưới 0,90 m và cực đại vào tháng 9 cũng chỉ đạt 0,83 m. Trong mùa cạn từ tháng 12 đến tháng 5, mực nước xuống dưới 0,5 m, ba tháng cạn nhất xuống dưới 0,30 m, tháng kiệt là tháng 3 với mực nước là 0,22 m. Như thế biên độ năm chỉ có 0,61 m. Mực nước cực đại tuyệt đối tại Liễu Đề là 3,15 m (ngày 18-7-1971) và mực nước cực tiểu tuyệt đối là -1,05 m (tháng 2-1963).

Sông Sò chiều dài 22,7 km, là sông được tách ra từ sông Hồng, ngay tại địa phận của thị trấn Ngô Đồng, huyện Giao Thuỷ, do đó còn được gọi là sông Ngô Đồng. Sông Sò là địa giới tự nhiên giữa huyện Xuân Trường, huyện Hải Hậu với huyện Giao Thuỷ. Sông uốn lượn ít và đổ ra biển tại cửa Hà Lạn (giữa xã Hải Phúc - huyện Hải Hậu và xã Giao Lâm - huyện Giao Thuỷ).

Chủ đề