Tính chất hoá học chung của bazơ tan và bazơ không tan

Tóm tắt lý thuyết :

I. Phân loại bazơ

Dựa vào tính tan của bazơ trong nước, người ta chia tính baz ơ thành 2 loại:

– Bazơ tan được trong nước tạo thành dung dịch bazơ (gọi là kiềm):

NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, LiOH, RbOH, CsOH, Sr(OH)2.

– Những bazơ không tan:

Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3

II. Tính chất hóa học của bazơ

1) Tác dụng với chất chỉ thị màu.

– Dung dịch bazơ làm quỳ tím đổi thành màu xanh.

– Dung dịch bazơ làm phenolphthalein không màu đổi sang màu đỏ.

2) Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.

Thí dụ: 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

           3Ca(OH)2 + P2O5 → Ca3(PO4)2↓ + 3H2O

3) Bazơ (tan và không tan) tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

Thí dụ: KOH + HCl → KCl + H2O

            Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

4) Dung dịch bazơ tác dụng với nhiều dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ  mới.

Thí dụ: 2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2

5) Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước.

Bài 1.(Hướng dẫn giải bài tập số 1 SGK)

Đề bài :

a) Có phải tất cả các chất kiềm đều là bazơ không? Dẫn ra công thức hóa học của ba chất để kiềm để minh họa.

b) Có phải tất cả các bazơ đều là chất kiềm không? Dẫn ra công thức hóa học của ba chất để kiềm để minh họa.

Hướng dẫn.

a) Vì kiềm là một loại bazơ tan được trong nước nên tất cả các chất kiềm đều là baz ơ.

Thí dụ: NaOH, KOH, Ba(OH)2.

b) Vì không phải mọi bazơ đều tan trong nước nên không phải tất cả các bazơ đều là chất kiềm.

Thí dụ: Các bazơ  Cu(OH)2,Mg(OH)2, Fe(OH)3 ..không phải là chất kiềm.

Bài 2.(Hướng dẫn giải bài tập số 2 SGK)

Đề bài :

Có những bazơ sau: Cu(OH)2, NaOH, Ba(OH)2. Hãy cho biết những bazơ nào

a) Tác dụng được với với dung dịch HCl.                  b) Bị nhiệt phân hủy.

c) Tác dụng được CO2.                                          d) Đổi màu quỳ tím. thành xanh.

Hướng dẫn.

a) Tất cả các bazơ đều tác dụng với axit HCl:

                        Cu(OH)2 + HCl → CuCl2 + 2H2O

                        NaOH + HCl → NaCl +  H2O

                        Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O

b) Chỉ có Cu(OH)2 là bazơ không tan nên bị nhiệt phân hủy:

c) Những bazơ tác dụng với CO2 là NaOH và Ba(OH)2.

            NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

            Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 + H2O

d) Những baz ơ đổi màu quỳ tím thành màu xanh là NaOH và Ba(OH)2.

Bài 3.(Hướng dẫn giải bài tập số 3 SGK)

Đề bài :

Từ những chất có sẵn là Na2O, CaO, H2O. Hãy viết các phương trình hóa học điều chế các dung dịch bazơ.

Hướng dẫn.

Phương trình hóa học điều chế các dung dịch bazơ:

Na2O + H2O → 2NaOH

CaO + H2O → Ca(OH)2

Bài 4*.(Hướng dẫn giải bài tập số 4 SGK)

Đề bài :

Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: NaCl, Ba(OH)2, NaOH, Na2SO4. Chỉ được dùng quỳ tím, làm thế nào nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học? Viết các phương trình hóa học.

Lời giải.

Lấy các mẫu thử cho vào các ống nghiệm, đánh số thứ tự.

Cho quỳ tím vào các mẫu thử :

– Nếu dung dịch làm quỳ tím đổi thành màu xanh là: NaOH và Ba(OH)2, (nhóm 1).

– Những dung dịch không làm quỳ tím đổi màu là: NaCl, Na2SO4 (nhóm 2).

Để nhận ra từng chất trong mỗi nhóm, ta lấy mỗi chất ở nhóm (1), lần lượt cho vào mỗi chất ở nhóm (2):

+ Nếu mẫu nào ở nhóm (1) cho vào các mẫu của nhóm (2) mà có kết tủa xuất hiện thì chất lấy ở nhóm (1) là Ba(OH)2 và chất ở nhóm (2) là Na2SO4. Mẫu còn lại ở nhóm 2 không có hiện tượng gì là NaCl

    PTHH: Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 + NaOH 

+ Nếu Mẫu nào của nhóm (1) cho vào nhóm (2) mà không có hiện tượng gì thì đó là NaOH.

Bài 5.(Hướng dẫn giải bài tập số 5 SGK)

Đề bài :

Cho 15,5 gam natri oxit Na2O tác dụng với nước, thu được 0,5 lít dung dịch bazơ.

a) Viết phương trình hóa học và tính nồng độ mol của dung dịch bazơ thu được.

b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 20% có khối lượng riêng 1,14 g/ml cần dùng để trung hòa dung dịch bazơ nói trên.

Lời giải.

Số mol Na2O = 15,5:62 = 0,25 mol

a) Khi cho Na2O xảy ra phản ứng, tạo thành phản ứng dung dịch có chất tan là NaOH.

                            Na2O + H2O → 2NaOH

Phản ứng:              0,25   →              0,05 (mol)

b) Phương trình phản ứng trung hòa dung dịch:

                        2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

Phản ứng:          0, 5 →   0,25           0,25 (mol)

mH2SO4 = 0,25×98 = 24,5 g

Chúc các em làm bài vui vẻ !!! 

Trang chủ » Hóa Học lớp 9 » Tính chất hóa học của Bazơ – Bazơ tan và bazơ không tan trong nước

Chúng ta đã biết khái niệm về bazơ. Vậy tính chất hóa học của bazơ có gì đặc biệt. Bazơ có 2 loại là bazơ tan trong nước như NaOH, KOH… và bazơ không tan trong nước như Cu(OH)2, Fe(OH)2… Vậy tính chất hóa học của chúng giống hay khác nhau. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm câu trả lời cho những thắc này nhé!

tinh-chat-hoa-hoc-cua-bazo

Tính chất hóa học của bazơ

1. Làm đổi màu chất chỉ thị

Dung dịch bazơ làm đổi màu một số chất chỉ thị:

– đổi màu quỳ tím sang màu xanh.

– đổi màu dd phenolphtalein từ không màu thành màu đỏ.

2. Tác dụng với axit

Bazơ (cả bazơ tan và bazơ không tan) tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

Bazơ + Axit → Muối + H2O

NaOH + HCl → NaCl + H2O

Fe(OH)2 + H2SO4 loãng → FeSO4 + 2H2O

3. Tác dụng với oxit axit

Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.

Bazơ + Oxit Axit → Muối + H2O

2KOH + SO2 → K2SO3 + H2O

3Ca(OH)2 + P2O5 → Ca3(PO4)2 ↓ + 3H2O

4. Tác dụng với muối

Dung dịch bazơ tác dụng với muối tạo thành bazơ mới và muối mới.

Bazơ + Muối → Bazơ mới + Muối mới

Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 ↓ + 2NaOH

2KOH + Fe(NO3)2 → Fe(OH)2 ↓ + 2KNO3

5. Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy

Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit bazơ và nước

Bazơ không tan → Oxit bazơ + H2O

Cu(OH)2 (t°) → CuO + H2O

Fe(OH)2 (t°) → FeO + H2O

Giải bài tập về tính chất hóa học của Bazơ

Câu 1. Có phải tất cả các chất kiềm đều là bazơ không? Dẫn ra CTHH của 3 chất để kiềm để minh họa.

Có phải tất cả các bazơ đều là chất kiềm không? Dẫn ra CTHH của những bazơ để minh họa.

Bài làm:

Kiềm là một loại bazơ tan được trong nước nên tất cả các chất kiềm đều là bazơ.

VD: NaOH, KOH, Ca(OH)2

Không phải tất cả các bazơ đều là chất kiềm vì có những bazơ không tan trong nước.

VD: Mg(OH)2, Al(OH)3, Cu(OH)2, Fe(OH)2…

Câu 2. Có những bazơ sau: Cu(OH)2, NaOH, Ba(OH)2. Hãy cho biết những bazơ nào:

a) tác dụng được với với dd HCl.

b) bị nhiệt phân hủy.

c) tác dụng được CO2.

d) đổi màu quỳ tím thành xanh.

Viết các PTHH.

Bài làm:

a) Bazơ tác dụng được với dd HCl:

Cu(OH)2 + HCl → CuCl2 + 2H2O

NaOH + HCl → NaCl + H2O

Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O

b) Bazơ bị nhiệt phân hủy:

Cu(OH)2 (t°) → CuO + H2O

c) Bazơ tác dụng được với CO2:

NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 ↓ + H2O

d) Bazơ đổi màu quỳ tím thành màu xanh: NaOH và Ba(OH)2.

Câu 3. Từ những chất có sẵn là: Na2O, CaO, H2O. Hãy viết các PTHH điều chế các dd bazơ.

Bài làm:

Điều chế NaOH: Na2O + H2O → 2NaOH

Điều chế Ca(OH)2: CaO + H2O → Ca(OH)2

Câu 4. Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dd không màu sau: NaCl, Ba(OH)2, NaOH và Na2SO4. Chỉ được dùng quỳ tím, làm thế nào nhận biết dd đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học? Viết các PTHH.

Bài làm:

Dùng quỳ tím ta phân biệt được 2 nhóm chất:

  • Làm quỳ tím hóa xanh: NaOH và Ba(OH)2 (Nhóm 1).
  • Không làm đổi quỳ tím: NaCl, Na2SO4 (Nhóm 2).

Lấy lần lượt chất ở nhóm (1) lần lượt cho vào mỗi chất ở nhóm (2), quan sát hiện tượng.

  • Nếu có kết tủa xuất hiện: chất lấy ở nhóm (1) là Ba(OH)2, chất ở nhóm (2) là Na2SO4.
  • Còn lại không có hiện tượng: chất lấy ở nhóm (1) là NaOH, chất ở nhóm (2) là NaCl.

Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 ↓ + NaOH

Câu 5. Cho 15,5 g Na2O tác dụng với nước, thu được 0,5 lít dd bazơ.

a) Viết PTHH và tính nồng độ mol CM của dd bazơ thu được.

b) Tính thể tích dd H2SO420% (khối lượng riêng 1,14 g/ml) cần dùng để trung hòa dd bazơ nói trên.

Bài làm:

Ta có: nNa2O = 15,5 / 62 = 0,25 mol

a) PTHH:

Na2O + H2O → 2NaOH

Theo PTHH, ta có: nNaOH = 2nNa2O = 2 x 0,25 = 0,5 (mol)

⇒ CM NaOH = nNaOH/VNaOH = 0,5 / 0,5 = 1M.

b) Phương trình phản ứng trung hòa dd bazơ:

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

Theo PTHH, ta có: nH2SO4 = 1/2nNaOH = 0,5 / 2 = 0,25 (mol)

⇒ mH2SO4 = 0,25 x 98 = 24,5 g

⇒ mdd H2SO4 = (mH2SO4 x 100) / C% = (24,5 x 100) / 20 = 122,5 g

⇒ VH2SO4 = m/d = 122,5 / 1,14 = 107,5 ml

Video liên quan

Chủ đề