Tốc độ xói lở trung bình 1 năm là năm 2024

Các phương pháp nghiên cứu xói lở – bồi tụ bờ biển đảo Phú Quốc được áp dụng bao gồm: 1) xử lý tư liệu ảnh Landsat (1973-2013), 2) giải đoán ảnh Google (2005-2015), 3) khảo sát thực địa (2012-2016) và 4) phân tích DSA (hỗ trợ tính toán thống kê các thông số biến đổi đường bờ theo chuỗi thời gian tại các mặt cắt vuông góc với đường bờ biển).

I.Đặc điểm xói lở – bồi tụ theo phân bố địa lý đường bờ

I.1 Bờ Tây – xói lở ưu thế

Hầu hết bờ biển thuộc các tế bào bờ Tây đều bị xói lở, trong đó tế bào Dương Tơ (TB_T6) có mức xói lở lớn nhất. Bờ biển tế bào Dương tơ phân bố từ Mũi Ngàn Sao đến mũi Đất Đỏ (H.1), dài 16,6 km, gồm 2 kiểu bờ: KB_1 và KB_3.

– Kiểu bờ KB_1: thuộc bờ mài mòn (mũi nhô đá gốc), dài 2,2 km, phân bố hạn chế tại các mũi nhô nhỏ như mũi Ngàn Sao và mũi Đất Đỏ.

– Kiểu bờ KB_3: dài 14,4 km, bờ biển cát bị xói lở tạo vách cao 0,5-1,0 m cắt vào thềm biển bậc 1 cấu tạo bởi cát xám trắng, mịn. Bờ biển Dương Tơ có tốc độ xói lở mạnh. Tại điểm mặt cắt TM42, xói lở trong 10 năm có tốc độ trung bình 1,0 m/năm), xói lở đã làm các tượng đá khu du lịch Ngàn Sao nằm tách xa bờ biển (H.2). Tại điểm mặt cắt TM56, xói lở tạo nên các vách xâm thực cao 0,3-1,0 m (H.3).

H.1: Tế bào bờ biển Dương Tơ (TB_T6)
H.2: Tượng đá tách khỏi bờ biển tại TM42 H.3: Các vách xâm thực tại TM56

Nhận xét:

– Thuộc bờ Tây, các tế bào có kiểu bờ KB_3 càng dài thì xói lở càng mạnh (TB_T6 xói lở với tốc độ 1,6 m/năm, TB_T2 là 1,4 m/năm, TB_T5 là 1,2 m/năm và TB_T3 là 1,1 m/năm) hay nói cách khác các tế bào có khoảng cách giữa các mũi nhô càng ngắn thì xói lở càng yếu (TB_T1 và TB_T7).

– Bồi tụ chỉ xuất hiện hạn chế ở cửa sông Cửa Cạn và Dương Đông thuộc tế bào TB_T4 và TB_T5, nơi có vật liệu được cung cấp từ các lưu vực có diện tích rộng, chiều dài dòng chảy lớn.

Tổng hợp xói lở – bồi tụ bờ Tây được trình bày trên H.4 và Bảng 1.

H. 4: Xói lở, bồi tụ bờ biển các tế bào bờ Tây
Bảng 1. Tốc độ xói lở-bồi tụ bờ biển trung bình các tế bào bờ Tây

  1. 2 Bờ Đông – bồi tụ ưu thế

Hầu hết bờ biển thuộc các tế bào bờ Đông bồi tụ, lớn nhất là bờ biển tế bào Hàm Ninh (TB_Đ3). Bờ biển tế bào Hàm Ninh phân bố từ mũi Gành Giao đến mũi Đền Phách (H.5), dài 16,5 km, gồm 2 kiểu bờ là KB_1 và KB_4.

– Kiểu bờ KB_1: dài 6,0 km, xói mòn yếu đến rất yếu tại các mũi đá gốc nhô ra biển.

– Kiểu bờ KB_4: dài 10,5 km, bờ biển bồi tụ mạnh tạo nên các bãi bồi rộng (H.6), có nơi lấn mạnh ra biển như mũi Dương (H.7).

H.5: Tế bào bờ biển Hàm Ninh (TD_ Đ3)
H.6: Bờ bồi tụ tại bãi Hàm Ninh (ĐM31) H.7: Bãi bồi tại Mũi Dương (ĐM36)

Trên ảnh viễn thám thấy rất rõ các dải cát ngầm gần như song song với đường bờ biển, kéo dài và mở rộng từ mũi Đá Bạc đến mũi Dương (H.8). Sự phân bố các dải bồi tụ này cho thấy tác động của sóng hướng Đông chiếm ưu thế, nguồn cấp trầm tích chủ yếu từ rạch Hàm Ninh và rạch Cá.

H. 8: Bồi tụ tại tế bào Hàm Ninh (TD_ Đ3)

Nhận xét:

– Ngoại trừ các mũi nhô đá gốc thuộc kiểu bờ KB_1 (xói mòn yếu), kiểu bờ KB_5 và KB_4 (bồi tụ) có mối liên quan rõ rệt với diện tích lưu vực. Ba tế bào phía Bắc (TB_Đ1, TB_Đ2) có tốc độ bồi tụ trung bình đến mạnh, trong đó lớn nhất là tế bào Hàm Ninh (> 1,0 m/năm), nơi có diện tích lưu vực lớn hơn.

– Các tế bào phía Nam (TB_Đ4, TB_Đ5, TB_Đ6) có tốc độ bồi tụ yếu hơn do nguồn cung cấp vật liệu hạn chế, lưu vực nhỏ, độ dốc thấp.

Tổng hợp xói lở – bồi tụ bờ Đông được trình bày trong H.9 và Bảng 2.

H.9: Xói lở – bồi tụ bờ biển các tế bào bờ Đông
Bảng 2. Xói lở-bồi tụ bờ biển trung bình các tế bào bờ Đông

I.3 Bờ Bắc – xói lở và bồi tụ yếu

Bờ biển Bắc có tốc độ xói mòn rất yếu tại các bờ đá gốc (KB_1) và bồi tụ yếu (< 0,5 m/năm) tại cửa rạch Vẹm và rạch Tràm (kiểu bờ KB_5). H.10 biểu diễn xói lở – bồi tụ bờ biển các tế bào bờ Bắc.

H.10: Xói lở – bồi tụ bờ biển các tế bào bờ Bắc

I.4 Bờ Nam – ổn định

Bờ biển thuộc tế bào TB_N1 có mức xói lở và bồi tụ yếu, nhiều đoạn bờ ổn định do được bảo vệ bởi các bờ kè bê tông. H.10 biểu diễn xói lở – bồi tụ bờ biển các tế bào bờ Nam.

H.11: Xói lở – bồi tụ bờ biển tế bào bờ Nam

II. Nhận xét chung

Bờ biển đảo Phú Quốc dài 153,3 km, trong 40 năm qua (1973-2013), xói lở ưu thế với tổng chiều dài là 100,8 km chiếm 65,8 %.

– Bờ Tây dài 54,0 km, xói lở 52,3 km (97 %), trong đó xói lở kiểu KB_3 là 27,8 km (51,5 %)

– Bờ Đông dài 66,9 km, bồi tụ 40,1 km (60 %), xói lở yếu tại các mũi nhô.

– Bờ Bắc có tốc độ xói mòn yếu tại các bờ đá gốc và bội tụ hạn chế tại các cửa sông nhỏ.

– Bờ Nam khá ổn định do được bảo vệ bởi các công trình bờ biển.

Tổng hợp kết quả nghiên cứu xói lở, bồi tụ bờ biển đảo PQ được trình bày trên H. 12, H. 13 và Bảng 3.

Chủ đề