Top 10 nền giáo dục trên thế giới 2022 năm 2023

Nước có nền giáo dục tốt nhất thế giới dựa theo bảng xếp hạng giáo dục bởi các nhà truyền thông của tạp chí Newsweek tháng 10/2016 thì các nước có nền giáo dục tốt nhất và chất lượng sống cao thu hút hàng trăm ngàn du học sinh từ các nước đến du học và sinh sống trong điều kiện môi trường hoàn hảo như thế. Top 10 nước có nền giáo dục tốt nhất thế giới do website 10Hay.com giới thiệu trong chuyên trang kì này mang tính tham khảo cho những định hướng của học sinh, sinh viên đang mong muốn tìm kiếm môi trường giáo dục du học tốt nhất để chuẩn bị cho tương lai phía trước.

Nội dung chính Show

  • 1. Phần Lan đứng đầu thế giới bởi nền giáo dục giàu tính sáng tạo
  • 2. Thụy Sĩ-hệ thống giáo dục phi tập trung hóa cao
  • 3. Thụy Điển- học sinh làm chủ việc học tập
  • 4. Australia có nền giáo dục thu hút du học sinh trên toàn thế giới
  • 5.New Zealand có bằng cấp đại học được công nhận trên toàn thế giới
  • 6. Na uy miễn học phí cho sinh viên trong nước và du học sinh
  • 7. Canada có nhiều trường đại học tốt nhất thế giới
  • 8. Hà lan- nền giáo dục tốt thứ ba trên thế giới
  • 9. Nhật Bản có nền giáo dục hoàn thiện nhân cách con người
  • 10. Đan mạch-Tốt nghiệp không có nghĩa là giáo dục đã chấm dứt

Top 10 nền giáo dục trên thế giới 2022 năm 2023

10 nước có nền giáo dục tốt nhất thế giới

1. Phần Lan đứng đầu thế giới bởi nền giáo dục giàu tính sáng tạo

Phần Lan là một trong những nền giáo dục sáng tạo nhất trên thế giới và là đất nước duy nhất nơi học sinh rời khỏi trường học cấp ba khi đã sẵn sàng sáng tạo. Học sinh học để sáng tạo thay vì học kiến thức sách vở không và chúng có quyền chọn lựa nhiều môn học mà mình yêu thích với thời gian trên lớp ngắn hơn, ít và tập hơn và hầu như chẳng có kỳ thi nào cả. Sự khác biệt giữa một trường học tốt nhất và trường học kém nhất ở Phần Lan chỉ ở mức 4% và con số đó đạt được mà không cần bất kỳ bài kiểm tra học sinh nào cả.

Ở Phần Lan không hề có cuộc kiểm tra học sinh quốc gia nào ngoại trừ một chương trình kiểm tra mẫu nhân khẩu của bọn trẻ; không phải để giải trình, không phải cho công chúng, hay để so sánh giữa các trường học. Điều tuyệt vời đó bởi vì họ đã tạo ra một mức độ chuyên nghiệp rất cao trong nghề giáo để có thể hoàn toàn tin tưởng vào các giáo viên của mình với khẩu hiệu Niềm tin thông qua sự chuyên nghiệp.

2. Thụy Sĩ-hệ thống giáo dục phi tập trung hóa cao

Tại Thụy Sĩ, hầu hết học sinh đi học ở các trường công vì các trường tư thục thường đắt đỏ. Các trường công bao gồm trường tiểu học, trường trung học và đại học. Hầu hết các thành phố tự trị có nhà trẻ, trường tiểu học và trung học, mỗi bang có ít nhất một trường trung học. Có tổng cộng mười hai trường đại học ở Thụy Sĩ, mười trường thuộc về các bang và hai trường do liên bang quản lý. Thụy Sĩ không có một bộ trưởng giáo dục Tuy nhiên, một số mặt mang tính tổ chức của hệ thống giáo dục được áp dụng trên toàn quốc, bao gồm thời gian của năm học và số năm học bắt buộc.

Hơn 95% trẻ em tại Thụy Sĩ theo học tại trường công lập địa phương, những trường này đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa những đứa trẻ với những điều kiện văn hóa, xã hội và ngôn ngữ khác nhau lại gần và hòa nhập với nhau.Trong quá trình giáo dục bắt buộc, trẻ em không chỉ học tiếng mẹ đẻ, mà còn học một ngôn ngữ quốc gia khác và tiếng Anh.Giáo dục nâng cao có thể thực hiện dưới dạng các khóa học ở nhà với sách giáo khoa, hoặc băng đĩa hình hoặc các chương trình trợ giúp bởi máy tính.

3. Thụy Điển- học sinh làm chủ việc học tập

Mặc dù, học sinh được yêu cầu đạt tới các tiêu chuẩn học lực do Bộ Giáo dục Thụy Điển thiết lập và ban hành ứng với 17 chương trình cấp Phổ thông trung học cho toàn thể 278 học khu ở Thụy Điển, nhưng các tiêu chuẩn và chương trình chỉ có tính hướng dẫn những nét đại cương, các tiêu chuẩn rất là uyển chuyển thường có thể được thay đổi qua các cuộc trao đổi giữa học sinh và thầy giáo. Ở Thụy Điển, thường chỉ 1/3 học sinh tốt nghiệp Trung học được chọn vào Đại học. Một số học sinh tham gia lực lượng lao động ngay sau khi tốt nghiệp Trung học.

Ngoài 16 chương trình chính quy ra, còn một chương trình thứ 17 là chương trình dành cho các học sinh vì lý do này hay lý do khác bị loại ra khỏi một trong 16 chương trình chính quy. Trong 16 chương trình này, học sinh được rèn luyện phong cách để chuẩn bị trở thành người lao động trong nền kinh tế toàn cầu theo 4 chỉ tiêu: làm việc theo nhóm (teamwork), rèn luyện kỹ năng kỹ thuật thực dụng (pragmatic technical skills), tập giải quyết vấn đề (problem solving), và tinh thần dám nghĩ dám làm trong doanh nghiệp (entrepreneuship).

4. Australia có nền giáo dục thu hút du học sinh trên toàn thế giới

Australia khuyến khích phát triển tư duy đổi mới, sáng tạo và độc lập. Học sinh sẽ học cách làm việc theo nhóm, giao tiếp hiệu quả với những người khác cũng như phát triển những kỹ năng thực tiễn và năng lực trí tuệ để thành công trên toàn cầu. Điều quan trọng nhất là học sinh sẽ được học cách sử dụng sáng kiến của mình. Giáo viên sẽ khuyến khích học sinh suy nghĩ về những giải pháp độc đáo và thực tế cho các vấn đề thực tiễn.

Với hệ thống các trường và học viện lâu đời, phương pháp giảng dạy học đi đôi với hành nên mỗi năm đất nước xinh đẹp này đón hàng chục vạn sinh viên đến học tập và nghiên cứu. So với các nước nói tiếng Anh khác, Australia là nước có tổng số du học sinh đứng hàng thứ 3 sau Anh Quốc và Hoa Kỳ. Tại một số nước, Australia đứng đầu danh sách các quốc gia được du học sinh ưa chuộng nhất, là một nước có một nền giáo dục tạo cho học sinh sự khác biệt thực sự. Sinh viên tốt nghiệp tại Australia có thể tìm được việc làm một cách dễ dàng và một số nắm giữ những chức vụ quan trọng khi xin theo học các khóa học ở trình độ sau Đại học tại các trường Đại học nổi tiếng thế giới.

5.New Zealand có bằng cấp đại học được công nhận trên toàn thế giới

Bộ Giáo dục New Zealand đã xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của giáo viên đối với sinh viên quốc tế. New Zealand là quốc gia đầu tiên đưa ra những tiêu chuẩn về việc chăm lo và ứng xử với sinh viên và du học sinh quốc tế. Điều này thể hiện sự quan tâm của các trường đại học và tổ chức giáo dục của nước này đối với quyền lợi của sinh viên và du học sinh quốc tế. Các trường đại học của New Zealand luôn được các doanh nghiệp và tổ chức quốc tế đánh giá cao và thường xuyên có mặt trong các bảng xếp hạng đại học quốc tế như top 500 trường đại học uy tín thế giới do tờ The Times đánh giá.

Các bằng cấp mà các trường đại học và các cơ sở đào tạo tại New Zealand cung cấp bao gồm các chứng chỉ nghề, chứng chỉ cho các khóa học bằng cao đẳng và bằng cử nhân ở bậc đại học, bằng sau đại học gồm bằng thạc sỹ hoặc tiến sỹ. Các bằng ở New Zealand được công nhận đều thuộc Khung Bằng cấp New Zealand được chính phủ New Zealand kiểm định, do vậy bằng NZQF được công nhận trên toàn New Zealand và tại rất nhiều các quốc gia khác.

6. Na uy miễn học phí cho sinh viên trong nước và du học sinh

Bức tranh tổng thể về giáo dục đào tạo của Na Uy có thể thấy rằng quốc gia này đã và đang rất chú trọng đến lĩnh vực trồng người. Giáo dục, đào tạo tại Na Uy luôn gắn với hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, với yêu cầu thực tiễn và thế mạnh của họ, đồng thời hội nhập với quốc tế. Chiến lược giáo dục nghiên cứu rõ ràng, dài hạn, có phân công trách nhiệm cụ thể, phối hợp tốt, quản lý hiệu quả và được bàn bạc rộng rãi, công khai, được xã hội đồng thuận.
Các trường có hệ thống thư viện rất tốt, sách, tài liệu tiếng Anh phong phú và trong hệ thống đào tạo đại học, sau đại học của Na Uy có hơn 4700 chương trình dạy bằng tiếng nước ngoài. Việc trao đổi giao dục với nước ngoài của Na Uy hiện khá mạnh mẽ, sinh viên, nghiên cứu sinh có thể đăng ký đi thực tập, nghiên cứu tại đại học, cơ sở đào nước ngoài (miễn là các nơi đó có liên kết với trường Na Uy mà học viên đang học). Tỉ lệ nghiên cứu sinh trong các trường là người Na Uy chiếm 64% còn 36 % là học viên nước ngoài.

7. Canada có nhiều trường đại học tốt nhất thế giới

Các trường đại học Canada nằm trong số những trường đại học tốt nhất thế giới,có 4 trường đại học Canada nằm trong top 100 của bảng xếp hạng các trường đại học thế giới Thượng Hải (Shanghai Academic Ranking of World Universities ARWU) và 22 trường nằm trong top 500, có 3 trường lọt vào top 50 của Bảng xếp hạng các trường đại học thế giới QS (QS World University Ranking) và 20 trường nằm trong top 500; ngoài ra có 5 trường nằm trong top 100 của Bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới của Times Higher Education (Times Higher Education (THE) World University Rankings) và 8 trường lọt vào top 200.
Các trường dạy ngoại ngữ ở Canada là những trường hàng đầu trong việc giảng dạy ngôn ngữ ở mọi cấp độ, cung cấp các chương trình học đa dạng bằng tiếng Anh và tiếng Pháp để học viên có thể học nâng cao, phát triển bản thân hoặc chuẩn bị đi làm. Học bổng quốc tế hỗ trợ các sinh viên và các nhà nghiên cứu quốc tế xuất sắc và sáng giá nhất để học tập và nghiên cứu tại Canada.

8. Hà lan- nền giáo dục tốt thứ ba trên thế giới

Hiện nay, Hà Lan có 14 trường đại học, đào tạo các chương trình thuộc về nghiên cứu; học xong cấp bằng thạc sỹ và tiến sỹ. Ngoài ra còn có khoảng 41 trường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. Các trường đại học này gọi là Hogescholen chuyên sâu vào áp dụng thực tiến kiến thức đã học, Học xong sinh viên sẽ được cấp bằng cử nhân đồng thời liên kết với các trường nước ngoài để cấp bằng thạc sỹ.

Theo thống kê thì hiện nay Hà Lan có khoảng 601.896 học sinh theo học các trường đại học nghiên cứu và đại học khoa học ứng dụng với hơn 1.455 khoá học bằng giảng dạy hoàn toàn bằng Tiếng Anh dành cho sinh viên quốc tế. Hà Lan là một trong những nước có số sinh viên quốc tế theo học đông nhất Châu âu: khoảng 76.000, một nửa số này là đến từ các nước Châu âu, điều này giúp Hà Lan trở thành quốc gia có nền giáo dục hàng đầu tại Châu âu.

Đặc biệt, giáo dục bậc đại học ở Hà Lan nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ chính phủ bằng việc cấp giảm học phí và học bổng lên đến 75% cho các học sinh xuât sắc học tại Hà Lan. Học sinh cũng có thể tự trả phí cho mình bằng cách đi làm thêm vào các ngày nghỉ với số lượng thời gian nhất định. Ngoài ra nhà nước còn cho phép sinh viên vay tiền có hạn định không phải trả lãi. Sinh viên chỉ phải trả số tiền này khi tốt nghiệp và tìm được việc làm.

9. Nhật Bản có nền giáo dục hoàn thiện nhân cách con người

Nhật Bản là một trong số các quốc gia phát triển trên thế giới với tỷ lệ người mù chữ thực tế bằng 0 và 72,5% số học sinh theo học lên đến bậc đại học, cao đẳng và trung cấp, một con số ngang hàng với Mỹ và vượt trội một số nước châu Âu. Điều này đã tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế và công nghiệp của đất nước Nhật Bản trong thời kỳ hiện đại. Giáo dục ở Nhật có tính cạnh tranh rất cao, đặc biệt ở các kỳ thi tuyển sinh đại học, điển hình là các kỳ thi tuyển của những trường đại học danh tiếng.

Hiện nay, Chính phủ Nhật Bản đang tiếp tục đầu tư cho nền giáo dục Nhật Bản nhằm đưa đất nước này trở thành quốc gia có hệ thống giáo dục phát triển nhất thế giới, tạo ra môi trường học tập lý tưởng nhất cho sinh viên Nhật và sinh viên nước ngoài.Nhật Bản hướng đến sự bảo đảm phát triển hài hòa của trẻ em về mọi mặt từ trái tim, trí tuệ, tình cảm, tinh thần, thái độ, hệ thống giá trị, nhân văn v.v và trở thành triết lý giáo dục cơ bản của nước Nhật.

10. Đan mạch-Tốt nghiệp không có nghĩa là giáo dục đã chấm dứt

Hệ thống giáo dục và đào tạo Đan Mạch là một hệ thống toàn diện, chất lượng cao, hoạt động hiệu quả, đem lại cơ hội giáo dục cho tất cả người dân Đan Mạch và cung cấp cho thị trường lao động Đan Mạch những nhân viên đạt tiêu chuẩn cao, có nhiệt huyết và tinh thần cạnh tranh. Việc giáo dục và chăm sóc trẻ em từ nhỏ tiêu chuẩn toàn cầu có nghĩa là học tập dễ dàng thông qua các trò chơi và giao lưu xã hội dành cho mọi trẻ em và cha mẹ các em những người đi làm.

Giáo dục và đào tạo trung học phổ thông (upper secondary) là một cách tiếp cận toàn diện, tổng hợp nhằm tạo điều kiện cho việc học ở bậc cao hơn cũng như hệ thống đào tạo song song bao gồm đào tạo nghề để đáp ứng thị trường việc làm. Ở Đan Mạch, tỉ lệ thất nghiệp ở thanh thiếu niên tuổi từ 15-25 là 13 %, chỉ bằng một nửa so với tỉ lệ thất nghiệp trung bình của châu Âu là 26% (theo Eurostat 2013).

Top 10 nước có nền giáo dục tốt nhất thế giới luôn chú trọng phát triển nhân cách con người và những giá trị tiềm năng về năng lực, đạo đức, tác phong cho nguồn nhân lực lao động từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Mô hình giáo dục tiên tiến của các nước này đang thu hút các du học sinh trên toàn thế giới đăng ký và tham gia du học chương trình giáo dục tại đây.

Đánh giá bài viết để chúng tôi làm tốt hơn