Top cac xe thiet giap noi tieng the gioi năm 2024

MARK I chính là chiếc xe tăng đầu tiên trên thế giới, xuất hiện trên chiến trường lần đầu năm 1917. Nó được thiết kế để miễn nhiễm với đạn bộ binh và vượt qua hầm hào, hàng rào thép gai của kẻ thù. Với nó, người Anh đã phá vỡ được sự trì trệ của chiến tranh hầm hào và khai sinh ra một loại phương tiện chiến tranh mới, mang sức ảnh hưởng rất lớn đến lịch sử loài người về sau.

Khi binh lính Hồng Quân lần đầu được “diện kiến” Tiger, nó đã trở thành một nỗi ám ảnh thực sự. Pháo chính của Tiger là vốn là khẩu pháo phòng không 8.8 cm KwK 36 L/56 có sơ tốc đạn và độ chính xác cao, đủ sức bắn xuyên thẳng giáp trước thân xe của các mẫu xe tăng tốt nhất mà Liên Xô có lúc đó như KV-1 và T-34. Vì thế mà dù không được sản xuất nhiều, tổng cộng chỉ có 1.355 chiếc nhưng nó vẫn cực kỳ nổi tiếng, trở thành một biểu tượng của quân đội phát xít Đức.

Dù không quá ấn tượng như Tiger, Panther hay Ferdinand (Elephant) nhưng Panzer IV mới chính là xương sống, làm nên sức mạnh của các sư đoàn tăng thiết giáp của Đức Quốc Xã. Panzer IV là cũng là dòng xe tăng duy nhất của Đức được sản xuất và chiến đấu trong suốt chiến tranh thế giới thứ hai.

T-34 Thường được các dân chơi yêu lịch sử ở Việt Nam gọi bằng biệt danh trìu mến “con gián”. Đó là vì sức sống mãnh liệt của dòng xe tăng huyền thoại này. Tuy nó không có cái gì là nhất nhưng cái gì cũng làm được kha khá. Nó cực kỳ tin cậy, chi phí sản xuất cực thấp và rất cơ động. dòng xe tăng này cũng có cấu tạo đơn giản nên rất dễ bảo dưỡng và sản xuất hàng loạt, nếu một chiếc T-34 bị tiêu diệt thì Liên Xô lại có thể sản xuất ra nhiều chiếc nữa bằng sức mạnh công nghiệp khủng khiếp của mình.

IS-2 được bọc giáp tốt và bố trí một cách tối ưu, độ cơ động vừa đủ, vận hành đáng tin cậy và hỏa lực cực mạnh với cỡ nòng 122mm, thuộc hàng lớn nhất trên xe tăng vào thời điểm đó. Khẩu pháo của IS-2 có thể khạc ra viên đạn nặng 25kg, đủ để xuyên thẳng mặt bất kỳ mẫu xe tăng nào của Đức. Đại tướng Heinz Guderian của Đức đã ước tính phải cần đến 3 chiếc Tiger để hạ được một chiếc IS-2. Và chiếc xe tăng này đáng sợ đến nỗi lính đức đã gọi nó bằng cái tên “Doom” tức là “Quỷ dữ”.

Như tên gọi của mình, ISU-152 trang bị pháo chính có cỡ nòng lên đến 152mm và mỗi viên đạn HE của nó nặng tầm 45kg, đủ sức để đấm bay màu bất kỳ xe tăng nào của Đức Quốc Xã tại mọi khoảng cách. Nó còn được sử dụng hiệu quả với vai trò phương tiện công phá hầm, boongke và các loại công sự.

M4 Sherman là xe tăng nổi tiếng nhất của Mỹ trong thế chiến thứ hai, nó được trang bị hỏa lực khá tốt cơ động và tin cậy. Dòng xe tăng này được sản xuất đến 49.234 trong thế chiến thứ 2, chỉ sau T-34 của Liên Xô. Tuy nhiên nó lại có một điểm yếu chết người là chạy bằng xăng nên rất dễ bắt cháy khi bị bắn trúng động cơ và thùng nhiên liệu. Lính Đức đã gọi nó bằng cái tên “Tommy Cooker”, tức là “nồi nấu lính Mỹ”.

Dòng xe tăng T-54 ra được sản xuất lần đầu vào năm 1947. Qua nhiều đợt chỉnh sửa và cải tiến, đến năm 1958, nó được đổi tên thành T55. T-54 là một dòng xe tăng rất ưu việt, nó nhỏ gọn, có độ cơ động cao, hỏa lực mạnh và giáp bảo vệ tốt (theo tiêu chuẩn bấy giờ). Nó tham chiến trên khắp các mặt trận từ Trung Đông, Ấn Độ cho đến Đông Nam Á và làm nên tên tuổi trong chiến tranh Việt Nam.

Chiếc Type-59 (thường gọi là T-59) do Trung Quốc sản xuất mang số hiệu 390 húc cổng chính Dinh Độc Lập Ngày 30/4 năm 1975 cũng là được xây dựng dựa phiên bản T-54A.

M1 Abrams đi vào hoạt động từ năm 1980 cho đến nay, nó được bọc giáp rất tốt, có thành phần Uranium nghèo nên khối lượng xe lên đến hơn 67 tấn. Tuy nhiên mẫu xe tăng này vẫn giữ được độ cơ động ấn tượng do được trang bị động cơ turbine khí (tương tự như động cơ trên máy bay trực thăng) có công suất lên đến 1500 mã lực giúp nó có thể lả lướt với tốc độ tối đa gần 70km/h trên đường bằng.

Trong thời điểm hiện tại chúng ta có thể kể đến một vài cái tên nổi bật như T-90 (các dân chơi hay gọi là cua đồng mắt đỏ) và T-14 của Nga, Leopard 2 của Đức, M1A2 Abrams của Mỹ, Challenger 2 của Anh, Merkava Mk4 của Israel, AMX-56 của Pháp… Tuy nhiên từ năm 91 khi Liên Xô tan rã và Chiến Tranh Lạnh kết thúc cho đến nay thì các cuộc xung đột vũ trang cũng ít đi rất nhiều. Các mẫu xe tăng vừa nêu trên cũng không có cơ hội được “thể hiện nhiều” để tạo nên danh tiếng như những dòng xe vừa kể trên.

QĐND Online- Ngựa là phương tiện di chuyển chính của binh lính thời xa xưa. Nếu như trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, chúng có thể sống sót, thì đến Chiến tranh thế giới thứ hai, những loại vũ khí hiện đại như máy bay, xe tăng và pháo đã xóa sổ hoàn toàn các kỵ binh. Do đó, những chú ngựa được chuyển giao cho đội vệ binh danh dự, còn những người lính đã chuyển sang sử dụng xe chiến đấu bộ binh với tốc độ cao, có khả năng vượt sông và tác chiến trong điều kiện sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt, bao gồm cả vũ khí hạt nhân.

Trong bài viết mới đây, Hãng tin RIA Novosti đã nêu tên 5 loại xe chiến đấu bộ binh được sử dụng rộng rãi trong nhiều đơn vị quân đội trên thế giới.

BMP-2 của Liên Xô

BMP-2 của lực lượng bộ binh cơ giới Liên Xô là một trong những xe chiến đấu bộ binh phổ biến và được ưa thích nhất. Với thiết kế đơn giản, BMP-2 đã nhiều lần giải cứu kíp xe và đội biệt kích trong cuộc chiến tranh Afghanistan và các cuộc xung đột khác.

Xe chiến đấu bộ binh BMP-2 của Liên Xô. Nguồn: RIA Novosti

BMP-2 là xe chiến đấu bộ binh được Liên Xô thiết kế và đưa vào chế tạo từ thập niên 1980. BMP-2 được trang bị hỏa lực mạnh mẽ với pháo tự động 2A42 30 mm, súng máy đồng trục 7,62 mm cùng hộp đạn 2.000 viên, tên lửa chống tăng 9M111 Fagot hoặc 9M113 Konkurs.

Năm 1981, nhà thiết kế chính của BMP-2 Blagonravov cùng nhóm chuyên gia đã đến Afghanistan để chứng kiến loại xe mới của họ hoạt động ra sao trong điều kiện chiến đấu. Tại đây, một sĩ quan đã nói với Blagonravov rằng, những chiếc xe chiến đấu bộ binh BMP-2 đã khiến đối phương khiếp sợ và thường gọi chúng là “cỗ xe của Sa tăng”.

Marder của Đức

Xe chiến đấu bộ binh Marder của Đức là một trong những mẫu xe thiết giáp thành công nhất của Tây Âu thời hậu chiến. Từ cuối những năm 1960, ngành công nghiệp của Đức đã sản xuất hơn 2.000 cỗ máy này cho Lực lượng vũ trang Đức Bundeswehr.

Xe chiến đấu bộ binh Marder của Đức Nguồn: RIA Novosti

Vũ khí chính của Marder là khẩu pháo tự động Rh202 20mm với tốc độ bắn lên đến 1.000 phát/phút. Marder sử dụng đạn pháo nổ mạnh để tấn công lực lượng bộ binh và xe ô tô. Ngoài ra, đạn pháo xuyên giáp được sử dụng đối phó với xe chiến đấu bộ binh và xe bọc thép chở quân. Marder còn được trang bị 2 khẩu súng máy MG3A1 cỡ nòng 7,62mm để chống lại binh lính của đối phương: 1 khẩu được đặt cạnh pháo tự động Rh202, còn 1 khẩu được gắn ở đuôi xe. Xe chiến đấu bộ binh Marder đã trải qua nhiều lần nâng cấp. Để tăng cường hỏa lực cho Marder, nhà sản xuất đã trang bị thêm tổ hợp tên lửa điều khiển chống tăng Milan.

M2 Bradley của Mỹ

Phục vụ trong quân đội Mỹ từ thập niên 80, xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley đã chứng tỏ mình là một thành phần không thể thiếu trong đội hình bộ binh cơ giới của nước này. Tuy hỏa lực không mạnh mẽ bằng các đối thủ đến từ Liên Xô, nhưng M2 Bradley được công nhận là loại phương tiện bọc thép mang đến sự bảo vệ rất tốt cho binh lính trên chiến trường.

Xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley của Mỹ. Nguồn: RIA Novosti

Xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley gia nhập kho vũ khí của Quân đội Mỹ vào năm 1981 và ngay lập tức trở nên nổi tiếng. Kíp xe của M2 Bradley gồm 3 người. Khoang chở quân trên M2 Bradley có thể chứa 6 lính đổ bộ.

Xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley được trang bị pháo chính M242 cỡ nòng 25mm, súng máy đồng trục M240C 7,62 mm cùng bệ phóng tên lửa chống tăng có điều khiển TOW. Xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley sử dụng động cơ diesel VTA-903T công suất 600 mã lực, tốc độ tối đa 66 km/h, phạm vi hoạt động 500 km.

MCV-80 Warrior của Anh

Anh đã phát triển xe chiến đấu bộ binh MCV-80 Warrior không chỉ với mục đích nâng cao khả năng chiến đấu cho lực lượng bộ binh, mà còn để tạo ra một loại xe thay thế cho xe bọc thép lỗi thời FV432 đã phục vụ trong quân đội Anh hơn 20 năm. Năm 1981, mẫu thử nghiệm MCV-80 Warrior được sản xuất. Đến giữa năm 1984, Anh đã có 12 xe chiến đấu bộ binh MCV-80 Warrior đã qua thử nghiệm.

Xe chiến đấu bộ binh MCV-80 Warrior của Anh. Nguồn: RIA Novosti

Khi phát triển MCV-80 Warrior, các chuyên gia Anh đã vận dụng các kinh nghiệm chế tạo xe chiến đấu bộ binh ở Mỹ, Đức và Pháp. Về thiết kế, chiếc xe chiến đấu bộ binh Anh cũng tương tự như chiếc M2 Bradley của Mỹ. Xe chiến đấu bộ binh MCV-80 Warrior của Anh có thân xe làm bằng hợp kim nhôm-magiê-kẽm nhằm bảo vệ kíp xe và lính đổ bộ trước những viên đạn súng máy cỡ lớn và đạn phân mảnh. Xe chiến đấu bộ binh MCV-80 Warrior được trang bị súng máy tự động L21A1 30 mm, súng máy đồng trục L94A1 7,62mm, súng phóng lựu LAW-80 94mm. MCV-80 Warrior chở được 3 thành viên thuộc kíp xe và 7 lính biệt kích. Quân đội Anh đã tiếp nhận hơn 1000 xe chiến đấu bộ binh MCV-80 Warrior vào kho vũ khí.

AMX-10P của Pháp

Xe chiến đấu bộ binh lội nước AMX-10P của Pháp là một trong những xe chiến đấu bộ binh nhẹ nhất trên thế giới. Dự án nghiên cứu thiết kế xe chiến đấu bộ binh AMX-10P được Tập đoàn Giat (nay là Tập đoàn Nexter) bắt đầu tiến hành vào năm 1965 nhằm thay thế cho những chiếc AMX-VCI già cỗi đang phục vụ trong Quân đội Pháp lúc đó. Nguyên mẫu đầu tiên được hoàn thành vào năm 1968. Cuối năm 1972, quân đội Pháp đặt đơn hàng sản xuất AMX-VCI đầu tiên. Đến giữa năm 1973, những chiếc AMX-10P đầu tiên đã được chuyển giao cho Lữ đoàn Cơ giới 7 ở Rheims, Pháp. Tập đoàn Giat đóng dây chuyền sản xuất AMX-10P vào năm 1994 sau khi hơn 2000 chiếc AMX -10P đã được xuất xưởng.

Xe chiến đấu bộ binh AMX-10P của Pháp. Nguồn: RIA Novosti

AMX-10P được trang bị một khẩu pháo tự động M693 cỡ nòng 20mm, sử dụng đạn nổ mạnh và đạn xuyên giáp, tốc độ bắn là 700 viên/phút. Khẩu pháo tự động của AMX-10P có thể bắn xuyên giáp 20mm ở khoảng cách 1000 m. Ngoài ra, xe còn được trang bị một súng máy 7,62 mm, tổ hợp tên lửa chống tăng Milan. Xe AMX-10P chạy bằng động cơ diesel HS-115 công suất 300 mã lực. Khi chạy trên đường nhựa, AMX-10P có thể đạt tốc độ tới 65km/h. Độ cơ động của xe khi lội nước được tăng cường nhờ tấm chắn sóng./.

Chủ đề