Top động vật trên bộ nhanh nhất thế giới năm 2024

Đoạn clip về cuộc đua tốc độ giữa sư tử đực và báo săn cheetah được một du khách ghi lại tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Mala Mala (Nam Phi), cho thấy một con sư tử đực âm thầm tiếp cận báo săn với ý định tấn công để ăn thịt.

Do khoảng cách quá xa và địa hình không có nơi nào để ẩn nấp, không còn cách nào khác sư tử đã phải sử dụng tốc độ với hy vọng rượt kịp báo. Tuy nhiên, con mồi mà sư tử đang rượt đuổi là báo săn, loài động vật chạy nhanh nhất thế giới.

Sư tử bị báo săn biến thành "trò cười" trong màn đua tốc độ

Con báo trong đoạn clip cho thấy nó rất tự tin vào tốc độ của mình. Khi thấy sư tử đang lao đến, thay vì bỏ chạy ngay, báo vẫn thể hiện thái độ khá đủng đỉnh và chỉ bắt đầu chạy khi thấy sư tử đã tiến tới gần. Báo săn dường như không cần phải chạy hết tốc lực, nhưng sư tử vẫn không có cách nào để rút ngắn khoảng cách với con mồi.

Sau một hồi rượt đuổi, có lẽ sư tử đã nhận ra rằng nỗ lực đuổi theo loài động vật chạy nhanh nhất thế giới là vô nghĩa, không còn cách nào khác "chúa tể thảo nguyên" đã phải từ bỏ nỗ lực săn mồi của mình.

Chi tiết cuối đoạn clip đã khiến nhiều người xem phải bật cười, khi sư tử đã có hành động nhằm che giấu sự hổ thẹn của mình vì không thể đuổi kịp con mồi.

Đoạn clip về màn rượt đuổi giữa sư tử và báo săn đã "gây sốt" sau khi được đăng tải lên mạng xã hội. Nhiều cư dân mạng cho rằng sư tử không khác gì "một gã học việc" khi so tài tốc độ với báo săn.

Điều gì giúp báo săn trở thành loài động vật chạy nhanh nhất thế giới?

Báo săn (hay còn gọi là báo gêpa, báo cheetah) là loài động vật có tốc độ chạy nhanh nhất thế giới. Sở hữu cơ thể thon gọn, mảnh mai, nhưng báo săn có những bước chạy mạnh mẽ và thần tốc.

Loài báo này có kích cỡ trung bình từ 65 đến 70kg, chiều dài cơ thể từ 1,5 đến 2m (chưa kể đuôi). Sự phân bổ các bó cơ lớn tập trung ở 2 chi sau giúp loài báo này đạt được tốc độ cao khi chạy, trong khi chi trước đảm nhiệm chức năng giữ cân bằng cho cơ thể và giảm tốc độ. Phần đuôi của báo cũng góp phần giữ thăng bằng và chuyển hướng khi chạy ở tốc độ cao.

Báo săn có khả năng đạt tốc độ tối đa lên đến 120km/h và trong điều kiện không có vật cản, loài báo này chỉ mất 4 bước chạy để đạt được tốc độ tối đa. Loài báo săn có khả năng tăng tốc từ 0 lên 100km/h chỉ trong 3 giây, tương tự nhiều mẫu siêu xe hiện nay. Mỗi bước chạy của báo săn có thể đạt được khoảng cách lên đến 8m.

Điều gì giúp báo săn trở thành loài động vật chạy nhanh nhất thế giới?

Tuy nhiên, do việc chạy với tốc độ cao đòi hỏi một sức bền cực lớn, nên báo săn không thể giữ được lâu. Loài báo săn chỉ có thể chạy được với tốc độ tối đa trong khoảng 30 giây, do vậy chúng thường âm thầm tiếp cận con mồi với khoảng cách đủ gần, sau đó mới bắt đầu tăng tốc để tấn công con mồi. Nhờ vào tốc độ của mình, báo săn là loài động vật có tỷ lệ săn mồi thành công rất cao trong thế giới tự nhiên.

Tuy nhiên loài báo săn có kích thước cơ thể khá nhỏ, do vậy sau khi săn mồi thành công, đôi khi báo săn lại bị những loài động vật khác như sư tử, linh cẩu hay báo đốm… "hớt tay trên", mà báo săn không đủ sức chiến đấu để giành lại nên đành phải mất đi miếng mồi mà mình đã tốn công săn đuổi.

Báo săn đôi khi cũng trở thành con mồi của sư tử. Tuy nhiên, để có thể bắt kịp báo săn, sư tử chỉ có cách âm thầm tiếp cận và bất ngờ xông ra tấn công khi báo không đề phòng. Nếu khoảng cách giữa 2 con vật là quá xa và phải đua tốc độ, chắc chắn sư tử sẽ không có bất kỳ cơ hội nào để bắt kịp.

Các nhà nghiên cứu của trường Pomona College (Mỹ) đã xác định, loài ve Paratarsotomus macropalpis là loài động vật chạy nhanh nhất trên Trái đất, vị trí thứ hai thuộc về bọ cánh cứng hổ Úc, tiếp đến là báo cheetah.

Loài ve Paratarsotomus macropalpis không lớn hơn một hạt vừng (hạt mè) nhưng lại có tốc độ di chuyển đến chóng mặt.

Cận cảnh loài ve Paratarsotomus macropalpis.

Nếu đọ về khoảng cách thì báo cheetah đứng đầu nhưng nếu cuộc đua được đo bằng “chiều dài cơ thể trên giây”, không con vật nào qua mặt được ve Paratarsotomus macropalpis - với kỷ lục 322 kích thước chiều dài cơ thể/giây, tương đương một người chạy 2.000km/h.

Loài ve này dễ dàng vượt qua tốc độ của bọ cánh cứng hổ Úc với tốc độ 171 chiều dài cơ thể/giây và loài báo cheetah ở tốc độ 96km/h - khoảng 16 độ dài cơ thể/giây.

Loài báo cheetah ở tốc độ 96km/h.

Bọ cánh cứng hổ Úc có tốc độ 171 chiều dài cơ thể/giây, tương đương một người chạy 772km/h.

Kết quả trên được rút ra từ cuộc nghiên cứu của giáo sư Jonathan Wright thuộc Pomona College (Mỹ) với sự hỗ trợ của Samuel Rubin, ĐH Pitzer. Nhóm nghiên cứu của Samuel Rubin đã sử dụng máy quay với tốc độ khung hình cao để ghi lại tốc độ, tần số bước chạy, sự tăng/giảm tốc của loài ve này.

Cùng với đó, nhóm nghiên cứu còn phát hiện, ve có khả năng chạy trên nền bê-tông với mức nhiệt độ cao (40 - 60 độ C), cao hơn nhiều so với giới hạn chịu đựng của hầu hết loài động vật khác.

Loài ve này có khả năng chạy trên nền bê-tông với mức nhiệt độ cao (40 - 60 độ C).

Trở lại phòng thí nghiệm, các chuyên gia bắt đầu phân tích dáng đi và cơ chế động học của loài ve miền Nam California này. Ngoài tốc độ đặc biệt, những chú ve còn cho thấy tần số nhấc chân lên và đặt xuống ở mỗi chân cao - khoảng 135 lần/s. Gia tốc của ve Paratarsotomus macropalpis là 7,2 - 10,1m/s² (mét trên giây bình phương).

Samuel Rubin cùng đồng nghiệp vô cùng thích thú trước phát hiện của mình. Rubin cho rằng: "Phát hiện này sẽ truyền cảm hứng để cho ra đời các thiết kế mang tính cách mạng trong lĩnh vực robot hay thiết bị đặc biệt khác".

Chủ đề