Trần anh hùng là ai

Ngày 5/8, đạo diễn Trần Anh Hùng có buổi trò chuyện ở TP HCM, quy tụ hơn 150 khách mời. Suốt hai giờ, đạo diễn chia sẻ về ngôn ngữ điện ảnh cùng quan điểm làm phim của anh.

Trần Anh Hùng cho biết anh có tính nữ trong bản năng. "Tôi nghĩ trong phim hay bất cứ loại hình nghệ thuật nào cũng cần có sự mềm dẻo, cho phép cảm xúc dẫn dắt nhiều hơn. Đều này sẽ làm nên những điểm sáng của bộ phim về tiểu tiết", anh nhấn mạnh. Đạo diễn ví dụ khi thực hiện một cảnh quay, tính nữ giúp anh cảm nhận được chi tiết nhỏ như gió bay vào phòng, rèm cửa bị đẩy lên. Ngay cả với diễn viên nam, anh cũng không chọn người chỉ có sự gai góc, mạnh mẽ mà cần thêm sự nữ tính. "Tôi cần đặc tính này ở diễn viên để có thể đồng điệu và thể hiện được nội dung muốn truyền tải”, đạo diễn bày tỏ.

* Trailer "Vĩnh cửu" - phim gần nhất của Trần Anh Hùng

Một vấn đề được nhiều người quan tâm là cách hiểu những bộ phim nghệ thuật mang màu sắc cá nhân. Khác với các phim thương mại thông thường, các tác phẩm thuộc dòng phim tác giả thử thách người xem phải suy ngẫm về chúng, có khi còn bất đồng ý kiến với nhau. Trần Anh Hùng chia sẻ muốn hiểu được nghệ thuật phải có quá trình nghiên cứu lâu dài chứ không chỉ dựa trên cảm nhận.Bản năng tốt có thể giúp một người có cảm nhận bước đầu nhưng phải phát triển bản năng đó trong thời gian dài.

Ngay cả anh có khi cũng mất một thời gian dài để cảm được tác phẩm. "Có phim tôi xem chỉ 15 phút đã khóc. Có phim sáu tháng sau khi xem tôi mới hiểu, nhận ra ý tưởng và khóc. Phải hiểu được nghệ thuật mới có thể xúc động. Phải đi được trong đầu tác giả, dù có khi chỉ là đi dạo", anh nói. Còn người làm phim cần cả một cuộc đời để thắc mắc, ngẫm nghĩ, tiếp xúc với nghệ thuật để tìm ra được ngôn ngữ điện ảnh.

Trần Anh Hùng và một khán giả ở sự kiện.

Trần Anh Hùng khẳng định lại quan điểm "phim điện ảnh không nên lặp lại đời sống". Ví dụ như, một số câu thoại trong phim anh không phải câu nói đời thực, không chỉ để kể câu chuyện. Chúng thường hơi dài hơn thực tế một chút, có cả thanh âm như tiếng nhạc và sự hồi hộp khi phát âm. Cách đây nhiều năm, anh từng nhận ý kiến trái chiều về cách thể hiện Hà Nội không giống hiện thực trong Mùa hè chiều thẳng đứng. Lúc đó, anh từng khẳng định không miêu tả Hà Nội mà miêu tả lại cảm giác về Hà Nội trong anh.

Trần Anh Hùng sinh năm 1962, theo học trường điện ảnh danh tiếng École Louis-Lumière ở Pháp. Tác phẩm Mùi đu đủ xanh (The Scent of Green Papaya) của anh nhận đề cử Oscar ở hạng mục “Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc”. Đến nay, đây vẫn là phim điện ảnh nói tiếng Việt duy nhất góp mặt tại vòng tranh tài cuối cùng của giải thưởng điện ảnh danh giá nhất thế giới. Năm 1995, Trần Anh Hùng giành giải Sư Tử Vàng tại Liên hoan phim Venice với Xích lô (Cyclo). Những năm gần đây, anh thường về Đà Nẵng giảng dạy trong chương trình Gặp gỡ mùa thu.

Thanh Phương

Trần Anh Hùng từng bày tỏ: “Nghệ thuật là sự thật được đeo mặt nạ”. Các phim của anh đều dùng âm nhạc, hình ảnh làm bề mặt cho một tầng nghĩa bên trong. Đạo diễn từ bỏ lối kể chuyện theo kết cấu truyền thống để đánh mạnh vào cảm giác người xem. Đôi khi xem phim của Trần Anh Hùng, khán giả phải từ bỏ cái đầu duy lý thì mới khám phá được những bí ẩn đằng sau lớp “mặt nạ” anh giăng ra.

Phim mới nhất của Trần Anh Hùng -Eternité- ra rạp tháng 9 tiếp tục là minh chứng cho thấy sự kiên định trong quan điểm nghệ thuật của đạo diễn.

Đạo diễn Trần Anh Hùng vào năm 2010 khi trở về Hà Nội ra mắt phim "Rừng Na Uy".

Chất thẩm mỹ đặc trưng, đậm nét Việt Nam của Trần Anh Hùng

Trần Anh Hùng sinh năm 1962 tại Đà Nẵng, sau năm 1975 đến Pháp sinh sống. Anh theo học trường điện ảnh danh tiếng École Louis-Lumière và tốt nghiệp bằng phim ngắnNgười thiếu phụ Nam Xương(La Femme Mariée de Nam Xuong),lấy cảm hứng từ tác phẩm văn học -Truyền kỳ mạn lục. Năm 1993, tác phẩmMùi đu đủ xanh(The Scent of Green Papaya) của Trần Anh Hùng nhận đề cử Oscar ở hạng mục “Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất”. Đến nay, đây vẫn là bộ phim truyện điện ảnh nói tiếng Việt duy nhất góp mặt tại vòng tranh tài cuối cùng của giải thưởng điện ảnh danh giá nhất thế giới.

Năm 1995, Trần Anh Hùng giành giải Sư Tử Vàng tại LHP Cannes vớiXích lô(Cyclo).Phim có cảnh một nhân vật ví von tiếng súng AK-47 như một bài hát, ngay sau đó vang lên giai điệu tha thiết củaEm ơi Hà Nội phố(qua tiếng hát Thanh Lam). Giữa hai cảnh quay chẳng có nét liền mạch nào về câu chuyện mà chỉ là sự kết nối cảm xúc.

Sau phim ngắnHòn vọng phu(La Pierre de l'Attente) vào năm 1991, Trần Anh Hùng bắt đầu thực hiện ba phim điện ảnh về Việt Nam, sau này thường được gộp chung là “Vietnam Trilogy”. Anh muốn thể hiện một góc nhìn mới về Việt Nam, khác với những gì các nhà làm phim Pháp và Mỹ đã thực hiện nhiều năm trước.Hình ảnh Việt Nam được xây dựng dựa trên kiến thức của anh về văn hóa Việt, trộn lẫn thẩm mỹ của một người đã sống ở phương Tây nhiều năm. Vì vậy, ở đôi chỗ nó có phần xa lạ với khán giả trong nước nhưng lại làm nên nét quyến rũ riêng của Trần Anh Hùng. Đạo diễn từng khẳng định anh không miêu tả Hà Nội mà miêu tả lại cảm giác về Hà Nội trong anh.

"Mùi đu đủ xanh" - phim điện ảnh đầu tay của Trần Anh Hùng - được đề cử Oscar trong hạng mục "Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất".

Mùi đu đủ xanhlà bộ phim mang nét trinh nguyên, ngây thơ như chính nhân vật Mùi.Xích lôbổ sung thêm chất trần trụi cònMùa hè chiều thẳng đứngđem đến hơi thở hiện đại. Điểm xuyên suốt ba tác phẩm là “chất thơ” về mặt hình ảnh. Nhiều khung hình được đạo diễn quay cận và dừng lại rất lâu để mô tả tỉ mỉ. Từng cảnh đều có tính toán bố cục, trau chuốt như một bức tranh. Cái đẹp tỏa ra từ những chi tiết nhỏ nhặt như đàn kiến, hạt đu đủ, giọt nhựa đọng trên chiếc lá. Những cảnh sinh hoạt bình thường như gội đầu, nấu ăn cũng toát lên chất mỹ miều riêng.

Phim của Trần Anh Hùng thoát khỏi nhịp điệu thông thường, ham muốn vội vã tiến về đích đến. Theo dõi chúng, khán giả phải nhẩn nha theo từng khuôn hình, từng cuộc đối thoại để tự tìm ra những suy tưởng của mình. Ngay trong một phim nhuốm màu bạo lực nhưXích lô, Trần Anh Hùng cũng dành nhiều khoảng lặng giữa các cảnh đẫm máu, như đoạn nhân vật của Lương Triều Vỹ đọc thơ. Những trường đoạn này phá vỡ sự bó buộc của tính duy lý để mở ra một thế giới vượt ra khỏi câu chuyện.Xích lôcũng là phim mà Trần Anh Hùng tự nhận là có chất điện ảnh nhất trong các tác phẩm của anh.

Bên cạnh đó, âm nhạc cũng là điểm nhấn trong cách kể của đạo diễn Việt kiều. Anh quan niệm nhạc là cách đối thoại với người xem, nhằm tìm ra sự đồng điệu về cảm xúc giữa họ và câu chuyện. Cách dùng nhạc của Trần Anh Hùng hướng đến sự mới mẻ, đôi khi còn đối lập với câu chuyện. TrongMùa hè chiều thẳng đứng, những bài hát nước ngoài xa lạ vang lên khi hai nhân vật ngủ dậy. Giữa bối cảnh Sài Gòn trongXích lôlàEm ơi Hà Nội phốvà ở cuối một tác phẩm dữ dội như vậy lại là bàiRửa mặt như mèo. TrongRừng Na Uy, phần âm nhạc do nghệ sĩ Johnny Greenwood của nhóm Radiohead đảm nhận đôi khi còn lấn át, vang lên trước cả phần hình ảnh.

Trần Anh Hùng bên vợ - Trần Nữ Yên Khê - trong buổi ra mắt phim "Vĩnh cửu" tại Hà Nội hôm 6/9. Ảnh:Nick M.

Kiêu kỳ trong điện ảnh

Trong nghệ thuật, Trần Anh Hùng là người kén chọn và chỉ làm phim khi bắt gặp một ý tưởng hay. Suốt hơn hai thập kỷ, gia tài của anh vỏn vẹn sáu phim điện ảnh. Không phải lúc nào Trần Anh Hùng cũng được khen ngợi, nhưI Come with The Rain(2009) từng bị chỉ trích vì quá “kỳ quặc” so với tiêu chuẩn của dòng phim kịch tính. Năm 2010, Trần Anh Hùng chuyển thể tiểu thuyết lừng danhRừng Na Uycủa Haruki Murakami. Bộ phim nhận đề cử Sư Tử Vàng ở LHP Venice song gây nhiều phản ứng trái chiều nơi khán giả.

Tiết tấu chậm và cách cắt dựng cảnh không theo trật tự của Trần Anh Hùng gây khó hiểu với những ai chưa từng đọc qua truyện. Cách anh mô tả những cảnh làm tình cũng quá nhã nhặn, chưa phù hợp với ngôn từ táo bạo của nhà văn. Tác phẩm mang nhiều chất thơ của Trần Anh Hùng hơn câu chuyện của Murakami. Anh trung thành với phong cách của mình là giữ cảm xúc của nhân vật mơ hồ rồi đặt nó vào một tổng thể lớn hơn để khán giả tự cảm nhận được sự mất mát của nhân vật.

Trong cuộc phỏng vấn năm 2004, Trần Anh Hùng khẳng định anh chỉ chú trọng ngôn ngữ điện ảnh mà không quan tâm lắm đến yếu tố xã hội của phim. Anh làm phim trước hết để phục vụ cho chính mình, không đặt nặng chuyện phục vụ ai hay cái gì. Trên thực tế, bộ phimXích lôtừng bị cấm chiếu ở Việt Nam vì bối cảnh xã hội trần trụi trong đó.

Sở hữu vóc dáng nhỏ bé và giọng nói nhẹ nhàng song Trần Anh Hùng lại có bản năng mạnh mẽ và không thỏa hiệp trong điện ảnh. Dự án mới nhất của anh làEternité(Vĩnh cửu) một lần nữa thể hiện lòng kiêu hãnh đó. Mất đến sáu năm nghỉ ngơi sauRừng Na Uy, Trần Anh Hùng mới tìm thấy cảm hứng để làm phim. Đó là tiểu thuyếtNét duyên góa phụcủa Alice Ferney, với bối cảnh trải dài trên 100 năm và câu chuyện xoay quanh ba người đàn bà.

Phiên bản điện ảnh có sự tham gia của ba minh tinh hàng đầu nước Pháp là Audrey Tautou, Bérénice Bejo và Mélanie Laurent. DùEternitévắng mặt ở các liên hoan phim hàng đầu như Cannes và Venice, Trần Anh Hùng vẫn tự tin vào chất lượng của đứa con tinh thần.

>> Xem thêm:

Thời gian, tình yêu và sự vĩnh cửu trong phim mới của Trần Anh Hùng

Sách được Trần Anh Hùng chuyển thể thành phim ra mắt tại Việt Nam

Ân Nguyễn

Video liên quan

Chủ đề