Trẻ trên 1 tuổi ngày nên uống bao nhiêu sữa

Uống sữa rất tốt trong việc cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể. Tuy nhiên cần quan tâm đến các nhóm đối tượng phân theo độ tuổi để cân đối liều lượng phù hợp. Vậy nên uống bao nhiêu sữa mỗi ngày, cụ thể đối với từng nhóm tuổi? Đáp án sẽ có trong bài viết dưới đây của NanoFrance!

Tác dụng của sữa và các chế phẩm từ sữa

Sữa là thức uống với những tác dụng vượt trội trong việc bổ sung dưỡng chất, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Vậy ngoài giúp bổ sung dinh dưỡng sữa còn đem đến hiệu quả nào khác?

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các sản phẩm làm từ sữa, đặc biệt là sữa chua, phô mai giúp chống lại bệnh tật nếu được sử dụng thường xuyên.

  • Giúp giảm 20% nguy cơ tử vong đối với những người có tiền sử bệnh tim mạch, khi sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa.
  • Giúp giảm 9% nguy cơ đột quỵ đối người sử dụng đều đặn mỗi ngày 1 ly sữa.
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, các bệnh ung thư đại tràng, bàng quang, dạ dày, ung thư vú,…

Sở dĩ, đem lại những công dụng trên là nhờ vào 5 thành phần dinh dưỡng có trong sữa: canxi, vitamin D, protein, các chuỗi peptit có hoạt tính sinh học và axit béo.

Tác dụng của sữa và các chế phẩm từ sữa

Có nên uống nhiều sữa không

Cái gì quá cũng không tốt, không có lợi cho sức khỏe và còn làm phản tác dụng. Uống sữa và các sản phẩm từ sữa cũng vậy. Uống quá nhiều sữa cũng không tốt cho cơ thể.

Theo nghiên cứu, trên tạp chí y khoa của Anh, những người uống quá nhiều sữa nguyên kem hàng ngày, sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn những người sử dụng theo mức khuyến nghị.

Uống sữa nhiều sẽ dẫn đến tăng cân, đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, táo bón,…Với nhiều tác dụng phụ khác nữa có thể gây ra do uống sữa nhiều.

Có nên uống nhiều sữa không

Nên uống bao nhiêu sữa mỗi ngày

Theo số liệu nghiên cứu, của các chuyên gia dinh dưỡng của các nước Mỹ, Anh, và các nước Châu Âu có khuyến nghị:

  • Để xương chắc khỏe, nên uống không quá 1 ly mỗi ngày.
  • Một người trung bình chỉ cần uống 1 ly – tương đương với 235 ml sữa mỗi ngày, giúp cung cấp canxi và vitamin B2 hàng ngày.
  • Không nên uống quá 3 ly sữa mỗi ngày.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng tại Việt Nam, liều lượng sữa đối với từng nhóm đối tượng theo thể trạng của người Việt Nam.

Nên uống bao nhiêu sữa mỗi ngày

Đối với trẻ em

  • Trẻ em từ 3-5 tuổi: Mỗi ngày nên sử dụng 4 đơn vị sữa và chế phẩm sữa. Tương đương 15g phô mai ( 1 miếng phô mai) + 100ml sữa chua + 200ml sữa dạng lỏng ( 2 ly sữa nhỏ)
  • Trẻ em từ 6-7 tuổi: mỗi ngày nên sử dụng 4,5 đơn vị sữa và các chế phẩm từ sữa. Bao gồm 15g phô mai+ 100 ml sữa chua + 250 ml sữa dạng lỏng.
  • Trẻ em từ 8-9 tuổi nên sử dụng 5 đơn vị sữa mỗi ngày. Bao gồm 30g pho mai + 100 ml sữa chua + 200ml sữa dạng lỏng.
  • Từ 10 – 19 tuổi : nên sử dụng 6 đơn vị sữa và chế phẩm sữa. Gồm 30g phô mai + 200ml sữa chua + 200ml sữa dạng lỏng.

Đối với người trưởng thành

  • Từ 20 – 49 tuổi: nên sử dụng 3 đơn vị sữa và chế phẩm từ sữa mỗi ngày. Gồm 15g pho mai + 100ml sữa chua + 100ml sữa dạng lỏng.
  • Từ 50 -69 tuổi: mỗi ngày nên uống 3,5 đơn vị sữa. Tương đương 15g pho mai + 100ml sữa chua + 150 ml sữa dạng lỏng.
  • Người trên 70 tuổi: mỗi ngày nên uống 4 đơn vị sữa về chế phẩm sữa. Gồm 30g pho mai + 100ml sữa chua + 100ml sữa dạng lỏng.
  • Phụ nữ có thai được khuyến cáo nên sử dụng 6 đơn vị sữa một ngày . Bao gồm 30g phô mai + 200 ml sữa chua + 200ml sữa dạng lỏng.

Như vậy, liều lượng sử dụng sữa ở mỗi lưa tuổi là khác nhau. Khuyến khích sử dụng theo liều lượng chia sẻ phía trên. Liều lượng sử dụng sữa và chế phẩm từ sữa đã được các chuyên gia dinh dưỡng nghiên cứu riêng cho thể trạng người Việt Nam.

Khi đến giai đoạn cai sữa cho bé, rất nhiều bà mẹ lo lắng về cách cho bé ăn sau cai sữa. Các băn khoăn thường gặp là bé nên uống bao nhiêu sữa bò mỗi ngày? Nếu bé không uống sữa bò thì nên ăn gì? Không uống sữa thì bé có đủ canxi để phát triển hay không?

Tham khảo: Chế độ ăn của trẻ sơ sinh

Bài viết dưới đây sẽ cho các mẹ một cái nhìn tổng quan về các vấn đề khi cho bé uống sữa bò. Cách tiếp cận của bài viết là trung lập: không ủng hộ cũng như phản đối việc uống sữa. Các bạn đọc sẽ được cung cấp thông tin của cả hai chiều và sau đó tự đưa ra các lựa chọn phù hợp cho gia đình mình.

Cai sữa khi nào?

Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã khuyến nghị cho trẻ bú sữa mẹ đúng cách tới ít nhất hai tuổi hoặc hơn. Tuy nhiên, mỗi gia đình có sự lựa chọn khác nhau. Trên thực tế, độ tuổi phổ biến bắt đầu cai sữa là 1 tuổi, nhưng cũng có nhiều trường hợp vẫn tiếp tục cho con bú sau 1 tuổi. Một khi bạn đã quyết định cai sữa cho bé, hãy tham khảo và tìm sự tư vấn để có cách cai sữa hiệu quả mà vẫn đảm bảo sức khỏe trẻ em.

Tham khảo: Sữa công thức là gì

Cho bé ăn gì khi cai sữa?

Người làm cha mẹ lo lắng khi bé ngừng bú mẹ có thể sẽ thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Họ vô tình quên mất rằng bây giờ trẻ đã tập đi (hơn 12 tháng tuổi). Ngay từ khi trẻ được 6 tháng bạn đã bắt đầu tập cho bé ăn dặm với các loại thực phẩm đa dạng và lành mạnh. Lúc này bé không còn phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn sữa mẹ nữa. Nhu cầu của bé giờ đây là các loại thực phẩm đặc hơn và đa dạng hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng đã tập cho bé uống sữa bình và uống nước bằng ly. Do đó các bậc cha mẹ hãy bình tĩnh và thay vào đó hãy chuẩn bị những bữa ăn phong phú và có lợi cho sức khỏe trẻ em.

Tham khảo: Cho bé ăn dặm như thế nào

Những trường hợp nào cần uống sữa?

Giai đoạn trẻ sơ sinh: Nhiều cơ quan y tế đã khuyến nghị không nên cho trẻ sơ sinh uống sữa bò. Sữa bò không chỉ ít chất sắt mà còn có thể gây ra phản ứng ở ruột bé làm giảm lượng sắt trong máu của bé. Khác với sữa mẹ và các sữa công thức thấp, sữa bò không chứa các protein hay chất béo cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của bé. Ngoài ra sữa bò còn chứa lượng natri cao. Tuy nhiên đối với trẻ trên 9 tháng tuổi thì một ít sữa bò trong thành phần thức ăn cũng không có gì đáng ngại.

Tuy nhiên, phải lưu ý rằng cơ thể một số trẻ sơ sinh có thể phản ứng tiêu cực với sữa bò. Một số khác có thể do văn hóa hoặc khẩu vị không phù hợp. Nên nhớ rằng cuộc sống thiếu đi sữa bò không hẳn là một vấn đề nghiêm trọng.

Giai đoạn bé tập đi và lớn hơn:Sữa bò là nguồn cung cấp canxi và các dưỡng chất quan trọng khác. Do đó, sữa bò có thể là một thành phần thiết yếu trong bữa ăn của trẻ. Tuy nhiên, việc uống sữa bò nhiều quá cũng có thể gây ra những tác hại nhất định, chẳng hạn như tăng mạnh calories và canxi trong cơ thể.

  • Chỉ một lượng sữa nhỏ cô đặc nhiều năng lượng có thể làm bé no ngay lập tức. Sau đó bé sẽ từ chối không ăn thêm các thức ăn khác gây thiếu hụt các chất dinh dưỡng. Chẳng hạn, như cầu năng lượng mỗi ngày cho trẻ tập đi và lớn hơn vào khoảng 1200-1500 calories. Nếu trẻ 2 tuổi uống chỉ 300ml sữa bò thôi thì đã nạp vào cơ thể 20% lượng calories cho cả ngày chỉ từ một nguồn thức ăn.
  • Quá nhiều canxi trong cơ thể trẻ sẽ cản trở hấp thu chất sắt, làm trẻ ăn uống kén chọn hơn. Ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em.

Ngẫu nhiên, những lời giải thích trên có thể làm sáng tỏ về chứng ăn kén của trẻ. Có thể con bạn đã uống quá nhiều sữa bò? Hoặc lượng chất sắt thấp? Hoặc lượng canxi quá cao?

Ngoài ra việc uống quá nhiều sữa có đường có thể tăng nguy cơ gây sâu răng cho trẻ.

Khi bạn cho bé uống sữa, hãy cho bé uống một ly sau khi đã ăn bữa chính và bữa phụ. Lúc này uống sữa như là một món góp phần làm đa dạng bữa ăn của trẻ và bổ sung một lượng canxi phù hợp.

Tham khảo: Làm gì khi trẻ biếng ăn

Bao nhiêu sữa là phù hợp?

Theo hướng dẫn chung thì trẻ từ 4-8 tuổi nên uống 600ml sữa bò mỗi ngày (nếu nhỏ hơn 4 tuổi thì uống ít hơn) là hợp lý đối với sức khỏe trẻ em hiện nay. Điều này không có nghĩa là lượng sữa tương đương với lượng canxi bé cần để đạt được Tiêu chuẩn hàng ngày của mỗi bé (RDI – Recommended daily allowance):

  • Tiêu chuẩn canxi cho bé từ 1-3 tuổi là 500mg mỗi ngày.
  • 1 ly sữa đầy đủ chất béo (250ml) chứa 295mg canxi.
  • Như vậy với 2 ly sữa (500ml) đã cung cấp tới 590mg canxi, vượt quá qui định RDI dành cho trẻ từ 1-3 tuổi.
  • 600ml sữa cung cấp 708mg canxi, quá cao so với qui định cho trẻ từ 1-3 tuổi.
  • Trẻ từ 4-8 tuổi cần 700mg canxi mỗi ngày, do đó 600ml sữa bò là đủ để đáp ứng nhu cầu canxi cho độ tuổi này.
  • Trường hợp trẻ uống lượng sữa như quy định nhưng vẫn cần bổ sung thêm canxi từ các thức ăn khác như sữa chua thì cũng nên cho bé ăn thêm. Một số thực phẩm giàu canxi khác cũng giúp cho bữa ăn của bé trở nên cân bằng.

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh cũng lưu ý thêm:

Để thuận tiện và dễ nhớ, các mẹ sẽ cho bé từ 1-3 tuổi dùng 2 hộp sữa bò tươi đóng hộp 180ml mỗi ngày sau bữa ăn 2-3h (các cữ ăn xế). Đối với trẻ lớn hơn, bố mẹ sẽ cho các bé uống 3 hộp 180ml mỗi ngày là phù hợp. Chú ý bé sẽ uống sữa sau các bữa ăn chính, không nên uống trước bữa ăn làm trẻ no, dễ bỏ bữa. Dần dần các mẹ sẽ tập cho trẻ chuyển từ sữa có đường sang ít đường, cuối cùng là không đường sẽ tốt nhất cho các bé.

Tham khảo: Trẻ uống bao nhiêu sữa là đủ

Thế nào là sữa giảm chất béo và sữa không béo – Sữa này có phù hợp cho sức khỏe trẻ em?

Sữa giảm béo hay ít béo (1% chất béo) không nên cho trẻ dưới 2 tuổi uống. Do vậy, sữa không béo càng không thích hợp cho trẻ dưới 5. Những loại sữa này đặc chế để dành cho người lớn có nhu cầu kiểm soát chất béo vào cơ thể. Vì vậy sữa không chứa protein và chất béo có lợi cho sự phát triển của trẻ. Chất béo có lợi rất quan trọng đối với sự phát triển não và mắt, cấu tạo các hợp chất trong cơ thể và hấp thu sử dụng vitamin tan trong môi trường chất béo.

Tham khảo: Trẻ dị ứng sữa công thức

Bổ sung thêm canxi ngoài sữa

Canxi chứa trong rất nhiều loại thực phẩm. Sữa cung cấp canxi ở dạng dễ hấp thu nhất. Tuy nhiên, vẫn có nhiều loại thực phẩm khác có hàm lượng canxi cao.

Chẳng hạn như:

  • Nửa cốc đậu nướng chứa 40mg canxi.
  • 50g cá hồi đóng hộp chứa 155mg canxi.
  • 30g pho mát chứa 255mg canxi.
  • 200mg sữa chua nguyên chất chứa 342mg canxi.
  • 100ml sữa đậu nành bổ sung canxi chứa 300mg canxi.

Nếu trẻ tập đi ăn các món này trong ngày vào buổi sáng, trưa, tối, xế thì trẻ sẽ hấp thu từ 500mg cho đến 700mg canxi, có hoặc không có sữa bò.

Thực phẩm giàu canxi cũng bao gồm: hạt cây anh túc (10g chứa 150mg canxi), rong biển, bột carob, cá mòi, hạnh nhân, thịt cua... Ngoài ra còn có pho mát các loại hoặc các món ăn làm từ pho mát như pizza, mỳ ý, khoai tây chiên phô mai...

Nếu bạn vẫn còn bất cứ sự băn khoăn nào, hãy tìm sự tư vấn cần thiết từ các bác sĩ hay các chuyên gia về chăm sóc sức khỏe trẻ em.

Tham khảo: Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tháng hoặc Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Những thông tin trên được cung cấp bới Leanne Coopper – một chuyên gia dinh dưỡng và là mẹ của hai bé trai hiếu động. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về thực phẩm cho bé trong mục Dinh dưỡng cho trẻ em hoặc Chăm sóc bé.

Chủ đề