Trình bày ngắn gọn hiểu quả của thao tác lập luận phân tích được sử dụng trong đoạn trích

Đoạn văn 1: Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. [...] KHông đọc sách tức là không còn nhu cầu về trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, và cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc , lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình. Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong một năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng những việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn.

(Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, tạp chí điện tử Tiasang.com.vn, ngày 19-7-2007)

Đoạn văn 2: 

Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim hòa một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.

Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải hông có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. [...]

Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống. [...]

Vậy thì, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế, công dụng của văn chương cũng là giú cho tình cảm và gợi lòng vị tha.

Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?

Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.

Có kẻ nói từ khi các thi sĩ caq tụng núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay. Lời ấy tưởng không có gì là quá đáng.

[...] Nếu trong pho lịch sử loài người xóa các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xóa hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào!...

(Hoài Thanh, trong Bình luận văn chương, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998)

Câu 1 (Trang 28 – SGK) Trong các đoạn trích dưới đây, người viết đã phân tích đối tượng từ những mối quan hệ nào?
a. Nỗi riêng riêng những bàn hoàn trong lòng Thúy Kiều đêm nay là vậy. Nàng chỉ có thức với ngọn đèn cho đến khi dầu khô trong đĩa mà dòng lệ vẫn không dứt đầm khăn: Dầu chong trắng đĩa lệ tràn thấm khăn, bởi nàng  chỉ có xót đau rồi đau xót chứ chưa tìm được phương kế nào. Bàn hoàn mang ý quanh quẩn, quẩn quanh, lại thêm những (bàn hoàn) nên càng thêm rối rắm. Âm điệu câu thơ lại xoáy sâu vào trong lòng cô độc, vào chỗ sâu kín nhất, chỉ mình biết mình hay (nỗi riêng, riêng những), càng tăng cái giày vò của tâm trạng, đang hoàn toàn bế tắc.

(Lê Trí Viễn, Đến với thơ hay)

b. Còn rất nhiều câu có thể tiêu biểu cho lối xúc cảm riêng của Xuân Diệu. Tôi chỉ dẫn một thí dụ này nữa. Trong bản dịch Tỳ bà hành của Phan Huy Vịnh có hai câu:

Thuyền mấy lá đông tây lặng ngắt
Một vừng trăng trong vắt lòng sông

Tả cảnh chung quanh thuyền sau khi người Tỳ bà phụ vừa đánh đàn xong. Một cái cảnh lặng lẽ, lạnh lùng ẩn một mối buồn âm thầm, kín đáo. Thế Lữ có lẽ đã nhớ đến hai câu ấy khi viết:

Tiếng diều sáo nao nao trong vắt,
Trời quang mây xanh ngắt màu lơ.

Mặc dầu hai chữ" nao nao" có đưa vào trong câu thơ một chút rung động, ta vẫn chưa xa gì cái không khí bình yên trên bến Tầm Dương. Với Xuân Diệu cả tình lẫn cảnh trở nên xôn xao vô cùng. Người kỹ nữ của Xuân Diệu cũng bơ vơ như người tỳ bà phụ nhưng nàng không lặng lẽ buồn ta thấy nàng run lên vì đau khổ:

Em sợ lắm. Giá băng tràn mọi nẻo;
Trời đầy trăng lạnh lẽo suốt xương da.

(Hoài Thanh – Hoài Chân)

Xem lời giải

Soạn Thao tác lập luận phân tích ngữ văn 11, nội dung bài soạn chi tiết và ngắn gọn sẽ là nguồn thông tin hữu ích giúp các bạn học sinh có kết quả cao hơn trong học tập. Mời thầy cô và các bạn cùng tham khảo.

Mẫu 1: Soạn văn lớp 11 bài Thao tác lập luận phân tích

Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích

Câu 1 trang 26 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1

Nội dung ý kiến đánh giá của tác giả (luận điểm): Sở Khanh là kẻ bẩn thỉu, bần tiện, là đại diện cao nhất của sự đồi bại trong xã hội Truyện Kiều.

Câu 2 trang 26 sgk Tập 1 Ngữ Văn 11

Để làm sáng tỏ luận điểm nêu trên, tác giả đã triển khai các luận cứ sau:

- Sở Khanh sống bằng nghề đồi bại, bất chính, nghề sống bám các thanh lâu, nghề làm chồng hờ của các cô gái làng chơi.

- Sở Khanh là kẻ đồi bại nhất trong những kẻ làm cái nghề đồi bại bất chính đó: giả làm người tử tế để đánh lừa một người con gái ngây thơ, hiếu thảo.

- Sau khi lừa bịp hắn còn trở mặt một cách tráo trở.

- Đặc biệt, cái hành động lừa bịp, tráo trở này là hành động thường xuyên của hắn, khiến hắn thậm chí trở thành một tay nổi tiếng bạc tình.

Câu 3 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1 trang 26

Đoạn văn của Hoài Thanh đã kết hợp được một cách khá chặt chẽ giữa thao tác phân tích và thao tác tổng hợp. Sau khi phân tích chi tiết bộ mặt lừa bịp tráo trở của Sở Khanh, người viết đã tổng hợp kết quả phân tích trước đó thành một kết luận khái quát về cái xã hội trong Truyện Kiều dựa trên bản chất của nhân vật Sở Khanh: "Nó là cái mức cao nhất của tình hình đồi bại trong xã hội này".

Câu 4 trang 26 sgk Tập 1 Ngữ Văn 11

Ví dụ một số đối tượng phân tích trong bài văn nghị luận:

- Ví dụ 1: Cảm nghĩ của anh (chị) về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác).

- Ví dụ 2: M. Fara đây có nói: “Mọi thứ rồi sẽ qua đi, chỉ còn tình người ở lại”. Trình bày suy nghĩ của anh chị về nhận định trên.

Câu 5 sgk Ngữ Văn 11 trang 26 Tập 1

- Lập luận phân tích là chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố bộ phận để xem xét nội dung, hình thức và mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài của chúng, rồi khái quát, phát hiện ra bản chất của đối tượng.

- Phân tích bao giờ cũng gắn liền với tổng hợp. Đó là bản chất của thao tác phân tích trong văn nghị luận.

- Yêu cầu của một lập luận phân tích:

+ Xác định vấn đề phân tích.

+ Chia vấn đề thành những khía cạnh nhỏ.

+ Khái quát tổng hợp.

Cách phân tích Thao tác lập luận phân tích

- Cần dựa trên những tiêu chí, quan hệ nhất định: (Quan hệ giữa các yếu tố tạo nên đối tượng, quan hệ nhân quả, quan hệ giữa đối tượng với các đối tượng liên quan, quan hệ giữa người phân tích với đối tượng phân tích ).

- Phân tích cần đi sâu vào từng mặt, từng bộ phận nhưng cần lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau, cần khái quát để rút ra bản chất chung của đối tượng.

Luyện tập Thao tác lập luận phân tích

Câu 1 trang 28 sách giáo khoa Ngữ Văn 11 Tập 1

a. Trong đoạn văn của Lê Trí Viễn, quan hệ được lấy làm cơ sở để phân chia đối tượng phục vụ cho việc lập luận và phân tích là quan hệ nội bộ của đối tượng diễn biến, các cung bậc tâm trạng "bàng hoàng" của Thúy Kiều), đó là cung bậc tâm trạng đau xót, quẩn quanh và hoàn toàn bế tắc của Kiều.

b. Đọc đoạn (Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh): Quan hệ làm cơ sở cho lập luận phân tích trong đoạn văn trên là quan hệ giữa đối tượng này với đối tượng khác có liên quan: Bài thơ Lời kĩ nữ của Xuân Diệu với bài Tì bà hành của Bạch Cư Dị.

Câu 2 trang 28 sách giáo khoa Tập 1 Ngữ Văn 11

Vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật trong bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương thể hiện ở:

- Nghệ thuật sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc, có sức biểu đạt cao tư tưởng và tâm trạng của nhân vật trữ tình như: văng vẳng, trơ, cái hồng nhan, xiên ngang, đâm toạc, tí, con con...

- Sự kết hợp giữa những động từ mạnh (xiên, đâm) với các bổ ngữ độc đáo (ngang, toạc) làm nổi bật sự bướng bỉnh và ngang ngạnh.

- Sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật: đảo ngữ, điệp từ, nghệ thuật tăng tiến...

Mẫu 2: Soạn văn lớp 11 bài Thao tác lập luận phân tích

Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích

Câu 1 trang 26 sgk Ngữ văn 11 Tập 1

Nội dung ý kiến đánh giá của tác giả (luận điểm): Sở Khanh là kẻ bẩn thỉu, bần tiện, là đại diện cao nhất của sự đồi bại trong xã hội Truyện Kiều.

Câu 2 Ngữ văn 11 Tập 1 trang 26 sgk

Để làm sáng tỏ luận điểm nêu trên, tác giả đã triển khai các luận cứ sau:

- Sở Khanh sống bằng nghề đồi bại, bất chính đó là mua bán các cô giá vào lâu xanh

- Sở Khanh là kẻ đồi bại nhất trong những kẻ làm cái nghề đồi bại bất chính đó: giả làm người tử tế để đánh lừa một người con gái ngây thơ, hiếu thảo.

- Là một kẻ lật mặt một cách nhanh chóng

Câu 3 Tập 1 Ngữ văn 11 trang 26 sgk

- Sau khi phân tích chi tiết bộ mặt lừa bịp tráo trở của Sở Khanh, người lập luận đã tổng hợp khái quát bản chất của nhân vật Sở Khanh: "Nó là cái mức cao nhất của tình hình đồi bại trong xã hội này".

Câu 4 Tập 1 sgk Ngữ văn 11 trang 26 

Ví dụ một số đối tượng phân tích trong bài văn nghị luận:

- Nêu suy nghĩ của em về hình ảnh người phụ nữ xưa trong bài thơ “Tự tình II” cảu Hồ Xuân Hương

- Nêu suy nghĩ của em về bức tranh mùa thu qua bài “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến

Câu 5 trang 26 Tập 1 sgk Ngữ văn 11  

- Phân tích là căn cứ vào quan hệ nội bộ của đối tượng

- Phân tích theo các mối quan hệ nguyên nhân – kết quả, quan hệ giữa đối tượng với các đối tượng liên quan, phân tích dựa theo sự đánh giá chủ quan của người lập luận.

- Yêu cầu của một lập luận phân tích:

+ Xác định vấn đề phân tích.

+ Chia vấn đề thành những khía cạnh nhỏ.

+ Khái quát tổng hợp.

Cách lập luận phân tích

Cách phân chia đối tượng trong mỗi đoạn trích

- Đoạn 1: Phân chia dựa trên cơ sở quan hệ nội bộ trong bản thân đối tượng – những biểu hiện về nhân cách bẩn thỉu, bần tiện của Sở Khanh

- Đoạn 2: Phân tích theo quan hệ nội bộ của đối tượng: Đồng tiền vừa có tác dụng tốt vừa có tác dụng xấu. Phân tích theo quan hệ nguyên nhân – kết quả: tá hại của đồng tiền

- Đoạn 3: Phân tích theo quan hệ nguyên nhân – kết quả: Bùng nổ dân số và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống con người

Mối quan hệ giữa phân tích tổng hợp

- Đoạn 1: Từ việc phân tích những biểu hiện làm nổi bật những việc làm bẩn thỉu của Sở Khanh mà khái quát lên giá trị hiện thực của nhân vật này – bức tranh về nhà chứa, tính đồi bại trong xã hội đương thời

- Đoạn 2: Trong quá trình lập luận, phân tích luôn gắn liền với khái quát tổng hợp: sức mạnh của đồng tiền, thái độ, cách hành xử của tầng lớp xã hội đối với đồng tiền và thái độ của Nguyễn Du đối với xã hội đó

- Đoạn 3: Từ việc phân tích bùng nổ dân số ảnh hưởng đến nhiều mặt của cuộc sống con người. Đưa ra kết luận: dân số càng tăng nhanh thì chất lượng cuộc sống của cộng đồng, gia đình, cá nhân càng giảm

Luyện tập Thao tác lập luận phân tích

Câu 1 trang 28 sách giáo khoa Ngữ văn 11 Tập 1

Tìm hiểu các quan hệ cơ sở cho việc phân tích đối tượng trong các lập luận sau:

a. Quan hệ nội bộ của đối tượng (diễn biến, các cung bậc tâm tạng "bàng hoàng" của Thúy Kiều), đó là cung bậc tâm trạng đau xót, quẩn quanh và hoàn toàn bế tắc của Kiều.

b. Quan hệ giữa đối tượng này với đối tượng khác có liên quan: bài thơ Lời kĩ nữ của Xuân Diệu với bài Tì bà hành của Bạch Cư Dị.

Câu 2 sách giáo khoa Ngữ văn 11 Tập 1 trang 28

Vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật trong bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương thể hiện ở:

- Nghệ thuật sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc, có sức biểu đạt cao tư tưởng và tâm trạng của nhân vật trữ tình như: văng vẳng, trơ, cái hồng nhan, xiên ngang, đâm toạc, tí, con con...

- Sự kết hợp giữa những động từ mạnh (xiên, đâm) với các bổ ngữ độc đáo (ngang, toạc) làm nổi bật sự bướng bỉnh và ngang ngạnh.

- Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp trong hai câu luận:

- Nghệ thuật sử dụng sóng đôi các cặp từ trái nghĩa, góp phần biểu lộ trạng thái bế tắc: say – tỉnh, khuyết – tròn, đi – lại.

- Nghệ thuật lặp từ (lại, xuân) và phép tăng tiến (san sẻ - tí – con con).

Mẫu 3: Soạn văn lớp 11 bài Thao tác lập luận phân tích

Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích

Câu 1: Nội dung ý kiến đánh giá của tác giả đối với nhân vật Sở Khanh: Trong xã hội này bẩn thỉu và bần tiện thì có lẽ không ai bằng Sở Khanh.

Câu 2: Để làm sáng tỏ luận điểm nêu trên, tác giả đã triển khai bằng các luận cứ như sau:

- Sở Khanh sống bằng một cái nghề rất tồi tàn là nghề sống dựa vào các nhà chứa, nghề làm chồng hờ của các cô gái ở lầu xanh.

- Hắn vờ làm nhà Nho, làm hiệp khách và vờ yêu để kiếm chác, để đánh lừa những người con gái ngây thơ, hiếu thảo, muốn thoát kiếp gái lầu xanh như Kiều.

- Sau khi lừa bịp, hắn trở mặt trở về đúng diện mạo của kẻ bạc tình, tiểu nhân, bất chính.

Câu 3: Sự kết hợp chặt chẽ giữa thao tác phân tích và tổng hợp trong đoạn trích:

Cùng với việc phân tích bộ mặt tàn nhẫn và vô liêm sỉ của Sở Khanh, Hoài Thanh đã đưa ra lời kết luận khái quát mang ý nghĩa sâu sắc:“Nhân vật Sở Khanh hoàn thành bức tranh về các nhà chứa. Nó là cái mức cao nhất của tình hình đồi bại trong xã hội này”.

Câu 4: Kể tên một số đối tượng phân tích trong bài văn nghị luận ( xã hội và văn học)

Xã hội:

Trình bày suy nghĩ về nhận định: Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng.

Văn học:

Đề 1: Cảm nhân của anh (chị) sau khi học xong bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương

Đề 2: Cảm nhận về giá trị hiện thực có trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu trác

Câu 5:

Phân tích trong văn nghị luận là chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố bộ phận để xem xét rồi khái quát, phát hiện ra bản chất của đối tượng

- Yêu cầu :

Khi phân tích cần chia, tách đối tượng thành các yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định

Phân tích cần đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh

Luyện tập Thao tác lập luận phân tích

Bài 1. Trong các đoạn trích dưới đây, người viết đã phân tích đối tượng từ những mối quan hệ sau:

Đoạn văn (a)

Người viết đã phân tích đối tượng từ mối quan hệ cắt nghĩa và đi sâu vào từng khía cạnh để làm rõ đối tượng.

Đoạn văn (b)

Người viết đã phân tích đối tượng từ mối qun hệ so sánh đối tượng này với các đối tượng khác có liên quan.

Bài 2. Vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật trong bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương thể hiện ở:

Hệ thống các từ ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc có sức biểu đạt cao: văng vẳng, trơ, cái hồng nhan, xiên ngang, đâm toạc, tí, con con...⟶ Tâm trạng của nhân vật trữ tình.

Nghệ thuật lấy động tả tĩnh qua âm thanh “văng vẳng” của tiếng trống canh → Sự cô đơn, trơ trọi trước không gian rộng lớn của đêm vắng

Từ “trơ” đảo ngữ đi liền với “cái hồng nhan” → Gợi sự xót xa bẽ bàng cho thân phận người phụ nữ.

Các cụm từ “xiên ngang, đâm toạc” kết hợp với phép đảo ngữ đã thể hiện một cá tính rất đậm nét của Hồ Xuân Hương, chứa đựng trong đó sự mạnh mẽ, quyết liệt, tìm mọi cách để vùng thoát khỏi số phận

CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download soạn văn lớp 11 bài Thao tác lập luận phân tích file word, pdf hoàn toàn miễn phí.