Trong tiến trình cách mạng tư sản Pháp nền cộng hòa đầu tiên được thiết lập khi nào

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Bài Tập Lịch Sử 10 Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

Trả lời:

Kinh tế

– Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp

    + Công cụ, phương thức canh tác thô sơ, năng suất thấp.

    + Nạn mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra

– Công thương nghiệp

    + Kinh tế TBCN phát triển nhưng bị chế độ phong kiến cản trở.

    + Chưa có sự thống nhất đơn vị đo lường và tiền tệ.

Xã hội:

– Xã hội chia thành 3 đẳng cấp:

    + Tăng lữ: không phải đóng thuế.

    + Quý tộc: có quyền lợi kinh tế, chính trị, xã hội.

    + Đẳng cấp thứ ba: Gồm TS, nông dân, bình dân. Họ làm ra của cải, phải đóng mọi thứ thuế, không được hưởng quyền lợi chính trị.

⇒ Mâu thuẫn xã hội gay gắt.

Trả lời:

Vai trò của những nhà tư tưởng tiến bộ Pháp trong việc chuẩn bị cách mạng: Trào lưu tư tưởng mới này được gọi là trào lưu “Triết học áng sáng”:

– Tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến báo thủ lạc hậu.

– Dọn đường cho cách mạng bùng nổ, định hướng cho một xã hội mới tương lai.

Trả lời:

Hoàn cảnh bùng nổ cuộc cách mạng tư sản Pháp:

Nguyên nhân sâu xa:

– Những mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, xã hội trong lòng chế độ phong kiến Pháp ngay càng gay gắt nổi bật lên là mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba (muốn xóa bỏ chế độ phong kiến) với hai đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc (muốn duy trì chế độ phong kiến).

– Những tiền đề tư tưởng cho cuộc cách mạng đã được chuẩn bị sẵn sàng.

Nguyên nhân trực tiếp:

– Vua Lui-i XVI triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp ngày 5/5/1789 tại cung điện Vec-sai để đề xuất vấn đề vay tiền và tăng thuế.

– Bất bình trước hành động của nhà vua, 14/7/1789, nhân dân Pa-ri tấn công ngục Ba-xti – biểu tượng của chế độ phong kiến.

⇒ Cách mạng Pháp bùng nổ.

Trả lời:

Những việc làm của phái Lập hiến sau khi lên cầm quyền:

– 8/1789, Thông qua bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền với khẩu hiệu “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” cùng những điều tiến bộ: Thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của con người và khẳng định chủ quyền của nhân dân đồng thời tuyên bố quyền sở hữu là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm.

– Ban hành nhiều chính sách khuyến khích công thương nghiệp phát triển: Bãi bỏ quy chế phường hội, cho phép tự do buôn bán, tổ chức hành chính theo quy chế mới.

– Hạn chế: Chia ruộng đất theo từng lô lớn đem bán cho nông dân với giá cao, ban hành đạo luật cấm công nhân hội họp, bãi công…

⇒ Tháng 9/1791, thông qua Hiến pháp 1791, xác lập quyền thống trị của giai cấp tư sản dưới hình thức quân chủ lập hiến.

Trả lời:

Quần chúng cách mạng Pháp tiếp tục nổi dậy vì:

– Mặc dù phái Lập hiến ban hành nhiều chính sách tiến bộ nhưng chủ yếu phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản cầm quyền mà cuộc sống của nhân dân lao động vẫn chưa được cải thiện: ruộng đất được bán cho nông dân với giá cao nên họ không có khả năng mua,…

– Phái Lập hiến còn ban hành những đạo luật cấm công nhân hội họp, bãi công,… làm tăng sự bất mãn trong quân chúng nhân dân.

– Lực lượng phong kiến tìm mọi các chống phá cách mạng.

⇒ Vì vậy quần chúng nhân dân tiếp tục nổi dậy.

Trả lời:

Hoàn cảnh lên nắm quyền của phái Gia-cô-banh:

– Ngày 10 – 8 – 1792 không khí cách mạng bao chùm khắp Pa-ri, các công xã cách mạng được thành lập. Chính quyền chuyển sang tay tư sản công thương gọi là phái Girôngđanh.

– Năm 1792 nền cộng hòa thống thứ nhất được thành lập.

– Đầu năm 1793, nước Pháp đứng trước những thử thách nặng nề: Trong nước, bọn phản cách mạng nổi loạn, đời sống nhân dân khó khăn; Bên ngoài, liên minh phong kiến châu Âu chống lại nền cộng hòa non trẻ.

– Phái Gi-rông-đanh giành được chính quyền nhưng không muốn đưa cách mạng tiến xa hơn, làm thiệt hại đến quyền lợi của tư sản.

– 31/5/1793, quần chúng cách mạng ở Pari đã kéo đến vây trụ ở Quốc hội. Ngày 2/6 nhiều đại biểu của Gi-rông-đanh bị bắt.

⇒ Chính quyền chuyển sang tay phái Gia-cô-banh.

Trả lời:

Chính quyền Giacôbanh đã đưa ra những biện pháp kịp thời, hiệu quả.

– Giải quyết ruộng đất và tiền lương, động viên mọi người tham gia cách mạng chống thù trong, giặc ngoài.

– Thông qua hiến pháp mới, tuyên bố chế độ cộng hòa, ban bố quyền dân chủ rộng rãi và xóa bỏ mọi sự bất bình đẳng về đẳng cấp

– Ban hành lệnh tổng động viên toàn quốc, xoá bỏ các nghĩa vụ phong kiến…

– Ban hành luật giá tối đa chống nạn đầu cơ tích trữ, ban hành luật về mức lương tối đa của công nhân.

⇒ Cách mạng đạt đến đỉnh cao.

Trả lời:

Tình hình nước Pháp sau cuộc đảo chính ngày 27/7/1794:

– Chính quyền thuộc về phái tư sản mới, Ủy ban Đốc chính được thành lập, nhiều thành quả cách mạng bị thủ tiêu: Luật đối giá bị bãi bỏ, hạn chế quyền tự do dân chủ, khủng bố người cách mạng…

– 11/1799, đảo chính lật đổ chế độ Đốc chính, đưa Na-pô-lê-ông Bô-na-pác lên nắm quyền, thiết tập nền độc tài quân sự.

– Sau nhiều năm chiến tranh, Đế chế I của Na-pô-lê-ông bị suy yếu, thất bại (1815). Chế độ quân chủ của Pháp được phục hồi.

Trả lời:

Hoàn cảnh bùng nổ cuộc cách mạng tư sản Pháp:

Nguyên nhân sâu xa:

– Những mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, xã hội trong lòng chế độ phong kiến Pháp ngay càng gay gắt nổi bật lên là mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba (muốn xóa bỏ chế độ phong kiến) với hai đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc (muốn duy trì chế độ phong kiến).

– Những tiền đề tư tưởng cho cuộc cách mạng đã được chuẩn bị sẵn sàng.

Nguyên nhân trực tiếp:

– Vua Lui-i XVI triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp ngày 5/5/1789 tại cung điện Vec-sai để đề xuất vấn đề vay tiền và tăng thuế.

– Bất bình trước hành động của nhà vua, 14/7/1789, nhân dân Pa-ri tấn công ngục Ba-xti – biểu tượng của chế độ phong kiến.

⇒ Cách mạng Pháp bùng nổ.

Trả lời:

* Diễn biến của cách mạng Pháp

Các giai đoạn Những sự kiện quan trọng

14/7/1789 đến 10/8/1792

(Chế độ quân chủ lập hiến)

– Nhân dân Pari phá ngục Baxti

– 8/1789, thông qua bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.

– 9/1791, Hiến pháp được thông qua, xác lập chế độ quân chủ lập hiến.

10/8/1792 đến 2/6/1793

(Bước đầu của nền cộng hòa)

– Nhân dân Pari lật đổ nền quân chủ lập hiến, thiết lập chế độ Cộng hòa

– Vua Lu-i XVI bị tử hình

2/6/1793 đến 27/7/1794

(Chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-co-banh – Đỉnh cao của cách mạng)

– Phái Giacobanh thực hiến nhiều chính sách tiến bộ

• Thiết lập nền dân chủ cách mạng, trừng trị bọn phản cách mạng.

• Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân

• Ban hành tổng động viên.

– Đẩy lùi nạn ngoại xâm

27/7/1794 đến 9/11/1799

(Thời kỳ thoái trào cách mạng)

– Đảo chính phản cách mạng, phái Gia-cô-banh bị lật đổ. Chế dộ Đốc chính được hình thành.

– Đảo chính của Na-pô-lê-ông Bô-na-pác, chế độ độc tài quân sự được thiết lập.

* Thời kì chuyên chính Gia-cô-banh là đỉnh cao của cách mạng vì:

Chính quyền Giacôbanh đã đưa ra những biện pháp tiến bộ, hiệu quả:

– Giải quyết ruộng đất và tiền lương, động viên mọi người tham gia cách mạng chống thù trong, giặc ngoài.

– Thông qua hiến pháp mới, tuyên bố chế độ cộng hòa, ban bố quyền dân chủ rộng rãi và xóa bỏ mọi sự bất bình đẳng về đẳng cấp

– Ban hành lệnh tổng động viên toàn quốc, xoá bỏ các nghĩa vụ phong kiến…

– Ban hành luật giá tối đa chống nạn đầu cơ tích trữ, ban hành luật về mức lương tối đa của công nhân.

Nhờ các chính sách của mình, phái Giacobanh đã: Dập tắt được các cuộc nổi loạn; Đuổi quân xâm lược ra khỏi biên giới; Hoàn thành các nhiệm vụ dân tộc và dân chủ.

⇒ Cách mạng đạt đến đỉnh cao.

Trả lời:

Ý nghĩa của cách mạng tư sản Pháp:

– Hoàn thành nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản: lật đổ chế độ phong kiến, thủ tiêu mọi tàn dư của chế độ phong kiến, giải quyết ruộng đất cho nông dân, xóa bỏ những cản trở sự phát triển của công thương nghiệp,tạo điều kiện cho CNTB phát triển.

– Giai cấp tư sản lãnh đạo, nhưng quần chúng quyết định tiến trình của cách mạng.

– Mở ra thời đại mới – thời đại thắng lợi và củng cố quyền thống trị của giai cấp tư sản trên phạm vi thế giới.

Mục lục bài viết

  • 1. Các đế chế ở Pháp
  • 1.1 Đế chế thứ nhất ( (1804 -1815)
  • 1.2 Đế chế thứ hai (1852-1870).
  • 2. Chế độ vương quyền phục hưng
  • 3. Lịch sử lập hiến của Pháp đã trải qua 5 chế độ cộng hòa
  • 3.1 Với nền cộng hòa thứ nhất 1792 - 1799
  • 3.2 Với nền cộng hòa thứ hai (1848-1851)
  • 3.3 Nền cộng hòa thứ ba tồn tại từ năm 1870 đến năm 1940.
  • 3.4 Nền cộng hòa thứ tư từ năm 1946 đến năm 1958.
  • 3.5 Nền cộng hòa thứ năm được thiết lập với Hiến pháp 1958.

Trả lời:

Căn cứ vào: Bản tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1776

Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787

Hiến pháp nước Cộng hòa Ba Lan 1997

Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993

Hiến pháp Italia 1947

Hiến pháp Nhật Bản 1946

hiến pháp cộng hòa Xéc năm 1992

Đạo luật Liên bang Áo năm 1970

1. Các đế chế ở Pháp

1.1 Đế chế thứ nhất ( (1804 -1815)

Trong đêm mồng 9 và rạng ngày 10/11/1799 vị tướng trẻ tài năng Napôlêông Bônapác đã làm cuộc đảo chính lật đổ chính quyền của ủy ban đốc chính (thiết lập theo Hiến pháp 1795) và giành chính quyền về tay mình. Cuộc chính biến này được đi vào lịch sử với tên gọi “ngày 18 tháng sương mù LuiBônapác”. Dưới sự chỉ đạo của Napôlêông Bônapác Hiến pháp 1799 được xây dựng. Hiến pháp thiết lập một chế độ gọi là chế độ tổng tài. Thực chất đó là chế độ chuyên chế mang tính quân sự của Napôlêông. Theo quy định của Hiến pháp quyền lực tối cao được trao cho ba tổng tài với nhiệm kỳ là 10 năm. Tổng tài thứ nhất là Napôlêông với thẩm quyền đặc biệt. Tổng tài thứ hai và thứ 3 chỉ làm nhiệm vụ cố vấn. Thực chất toàn bộ quyền lực Nhà nước đã thuộc về Napôlêông. Hiến pháp 1799 quy định chế độ bầu cử phản dân chủ, tước đoạt quyền bầu cử của phần đông công dân. Những nguyên tắc dân chủ cơ bản được xây dựng trong quá trình cách mạng đã bị hủy bỏ. Và một năm sau khi ban hành Hiến pháp năm 1799 hệ thống địa phương tự quản đã bị bãi bỏ. Được giai cấp tư sản khích lệ Napôlêông đã quyết định chuyển từ chế độ Tổng tài sang chế độ Hoàng đế với cái vỏ khoác ngoài là nền cộng hòa. Vào năm 1804 Napôlêông tự tuyên bố mình là Hoàng đế và tập trung tất cả quyền lập pháp và hành pháp vào tay mình. Đế quốc Napôlêông I với tên gọi Đế chế thứ nhất tồn tại đến năm 1814. Vào giai đoạn cầm quyền của Napôlêông đệ nhất bộ máy Nhà nước tư sản được thiết lập một cách tương đối hoàn thiện và các chế định cơ bản của pháp luật tư sản cũng được hình thành. Vào năm 1804 dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Napôlêông Bộ luật Dân sự ra đời và nó được gọi là Bộ luật Dân sự Napôlêông. Tiếp sau đó là các bộ luật khác liên tiếp ra đời: Bộ luật Thương mại năm 1807, Bộ luật hình sự năm 1810.

Là một nhà quân sự tài năng Napôlêông mang tròng mình tham vọng làm bá chủ châu Âu. Napôlêông đã tiến hành cuộc chiến tranh chinh phục các nước châu Âu. Đến năm 1812 đế quốc Napôlêông đã chiếm được nhiều vùng lãnh thổ châu Âu với số dân gần bằng một nửa dân số lục địa này. Nhưng cũng vào năm 1812 Napôlêông bị thất bại thảm hại trong trận Bôrôdinô (tháng 8/1812) với quân Nga do tướng Kutudốp chỉ huy. Năm 1813 nhân dân Đức đứng lên làm cuộc chiến tranh giải phóng, Napôlêông phải thoái vị và bị đày ra đảo Enbơ (Elbe) ở Ý. Sau đó ông lại tìm cách trở về Pháp trị vì thêm một trăm ngày nữa. Ông đã cầm quân đánh lại liên minh châu Âu nhưng thua trận Waterloo (Oateclô) ở Bỉ, sự nghiệp Napôlêông chấm dứt 1815. Ông bị đi đày và chết ở đảo XanhHêlen (Sainte - helene).

1.2 Đế chế thứ hai (1852-1870).

Tháng 12 năm 1848 LuiNapôlêông III được bầu làm Tổng thống Pháp. Nhưng theo Hiến pháp năm 1848 nhiệm kỳ của tổng thống là 4 năm và không được bầu quá một nhiệm kỳ. LuiNapôlêông III đã quyết định phá bỏ quy định đó của Hiến pháp. Ngày 2/12/1951 Napôlêông III đã giải tán Quốc hội và tuyên bố sẽ xây dựng Hiến pháp mới, tiến hành cải cách bộ máy Nhà nước theo hướng: Tổng thống được bầu cử với nhiệm kỳ 10 năm.

Hội đồng Nhà nước xây dựng các dự luật, Hội đồng lập pháp thông qua luật và Thượng nghị viện cân bằng quyền lực. Các bộ trưởng hoàn toàn do Tổng thống bổ nhiệm và bãi miễn. Dưới hình thức cộng hòa và trang điểm bằng luật bầu cử phổ thông nhưng quyền lực thực sự phải nằm trong tay tổng thống. Thực hiện ý định của mình tháng giêng năm 1852 LuiNapôlêông III đã cho ban hành Hiến pháp mới.

Hiến pháp đã tập trung quyền hành cho Tổng thống. Tổng thống vừa có quyền lãnh đạo hoạt động lập pháp vừa đứng đầu cơ quan hành pháp. Tổng thống bổ nhiệm, miễn nhiệm các bô trưởng. Tòa án xét xử nhân danh tổng thống. Tổng thống chỉ huy quân đội và cảnh sát. Tháng 11 năm 1852 để loại bỏ mâu thuẫn giữa chức vị tổng thống và quyền lực thực tế của ông (với sự ủng hộ của Thượng nghị viện và thông qua trưng cầu dân ý) Napôlêông đã tuyên bố là Hoàng đế của nước Pháp. Có thể nói rằng đây là một nền quân chủ chuyên chế thực chất nhưng với chiếc áo khoác ngoài là Hiến pháp 1852 với hình thức chính thể cộng hòa. Napôlêông III là đại diện của quyền lực của tư sản tài chính và tư sản công nghiệp. Với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ngày càng phát triển Đế quốc pháp cấu kết với Anh, Mỹ nhiều lần tấn công Trung Quốc đe dọa Triều đình Mãn Thanh, thực hiện chiến tranh xâm lược Angiê-ri và chiến tranh đô hộ các nước Đông Dương.

Năm 1870 Pháp thất bại nặng nề trong cuộc chiến tranh với quân Phổ. Đế chế thứ 2 sụp đổ.

2. Chế độ vương quyền phục hưng

- Chế độ vương quyền phục hưng lần thứ nhất: 1815-1830. Hai vua dòng Buốc bông (Bourbon) trị vì, đó là Lui XVIII và vua Sác lơ X.

Chế độ Vương quyền phục hưng lần thứ 1 là chế độ quân chủ lập hiến thiếu dân chủ theo xu hướng khôi phục chế độ đặc quyền phong kiến. Chế độ vương quyền phục hưng lần thứ 2 là chế độ quân chủ tháng 7/1830 (Monarchic de Juillet) tồn tại đến năm 1848. Với ngồi vua là Lui-Philip (Louis Philippe) chính thể này đại diện cho giai cấp tư sản tự do mong muốn làm giàu đặc biệt là tư sản tài chính và công nghiệp. Thời kỳ này đánh dấu bằng chính sách chiếm thuộc địa: châu Phi, Viễn Đông, khu vực Thái Bình Dương. Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính 1846-1847 và chính sách bảo thủ của Lui Philip đã làm ngòi nổ cho cuộc cách mạng 1848.

3. Lịch sử lập hiến của Pháp đã trải qua 5 chế độ cộng hòa

3.1 Với nền cộng hòa thứ nhất 1792 - 1799

Nguyên tắc bất hủ được thiết lập: “tự do, bình đẳng, bác ái”. Các quyền cơ bản của con người và của công dân mà bản tuyên ngôn năm 1789 đã tuyên bố được ghi nhận vào Hiến pháp là sự khẳng định thành quả của cuộc cách mạng dân chủ tư sản 1789. Nền cộng hòa thứ nhất cũng đã xác lập chủ quyền dân tộc thuộc về toàn thể nhân dân Pháp, chủ quyền đó được nhân dân thực hiện thông qua chế độ dân chủ trực tiếp và gián tiếp. Không một ai, không một giai cấp nào, nhóm người nào có thể vi phạm chủ quyền đó. Đồng thời với nền cộng hòa thứ nhất nguyên tắc phân chia quyền lực: lập pháp, hành pháp, tư pháp cũng được thừa nhận và thiết lập trong hiến pháp.

3.2 Với nền cộng hòa thứ hai (1848-1851)

Chế độ cộng hòa tổng thống được thiết lập theo Hiến pháp năm 1848 Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp. Toàn bộ quyền hành pháp trao cho vị tổng thống do nhân dân bầu ra bằng bầu cử phổ thông đầu phiếu.

3.3 Nền cộng hòa thứ ba tồn tại từ năm 1870 đến năm 1940.

Dưới nền cộng hòa thứ ba Quốc hội đã thông qua 3 đạo luật Hiến pháp. Đó là đạo luật hiến pháp 25/2/1875 về tổ chức quyền lực Nhà nước; Đạo luật hiến pháp ngày 24/2/1875 về tổ chức Thượng nghị viện; Đạo luật hiến pháp ngày 16/7/1875 về mối quan hệ giữa các quyền lực Nhà nước: Lập pháp, hành pháp, tư pháp. Khác với nền cộng hòa thứ 2, nền cộng hòa thứ 3 thiết lập chế độ Cộng hòa lưỡng tính. Tổng thống không phải do nhân dân trực tiếp bầu ra mà là do Quốc hội bầu ra với đa số tuyệt đối. Nhiệm kỳ của tổng thống là 7 năm và có thể được bầu lại. Quốc hội lúc này khác với nền cộng hòa thứ 2 có hai viện. Hạ viện (Viện dân biểu) do bầu cử phổ thông trực tiếp, còn Thượng viện do bầu cử gián tiếp. Số lượng thượng nghị sĩ được luật Hiến pháp 24/2/1875 ấn định là 300 trong đó 225 đại biểu do các tỉnh của Pháp và các thuộc địa bầu ra, còn 75 đại biểu do Quốc hội bầu. Số lượng nghị sĩ do Quốc hội bầu thì sẽ là thượng nghị sĩ suốt đời, còn số thượng nghị sĩ do các tỉnh và các thuộc địa bầu ra thì có nhiệm kỳ là 9 năm và cứ 3 năm thì bầu lại 1/3. Với nền cộng hòa thứ 3, quyền lực của tổng thống rất lớn. Tổng thống đứng đầu cơ quan hành pháp và có quyền có sáng kiến luật công bố luật, có quyền đại xá, có quyền giải tán Hạ nghị viện, có quyền tổng chỉ huy quân đội, có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ cao cấp trong bộ máy Nhà nước. Tổng thống không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì ngoại tội phản quốc. Nền cộng hòa thứ 3 còn được đánh dấu bằng sự ra đời của nhiều đảng phái chính trị khác nhau. Do có nhiều đảng phái chính trị nên xã hội Pháp phân hóa sâu sắc. Sự đổi ngôi của đảng cầm quyền (đảng chiếm đa số ghế trong nghị viện) luôn luôn dẫn đến sự thay đổi Chính phủ.

3.4 Nền cộng hòa thứ tư từ năm 1946 đến năm 1958.

Với chế độ nhiều đảng phái tham gia bầu cử và sự đổi ngôi thường xuyên của đảng cầm quyền hoặc liên minh các đảng cầm quyền chính quyền của nền cộng hòa thứ 4 tỏ ra không ổn định. Trong 12 năm tồn tại nền cộng hòa này đã thay đổi Chính phủ 24 lần.

3.5 Nền cộng hòa thứ năm được thiết lập với Hiến pháp 1958.

Nước Pháp chuyển từ chế độ Cộng hòa nghị viện sang cộng hòa lưỡng tính. Chế độ cộng hòa này là sự kết hợp một số yếu tố của chế độ cộng hòa tổng thống với một số yếu tố của chế độ cộng hòa Nghị viện. Tổng thống Pháp do nhân dân trực tiếp bầu ra theo cách thức phổ thông đầu phiếu. Nhưng Tổng thống chỉ đứng đầu nhà nước chứ không đứng đầu Chính phủ. Chính phủ vừa chịu trách nhiệm trước Tổng thống vừa chịu trách nhiệm trước Nghị viện. Nghị viện có thể bỏ phiếu không tín nhiệm Chính phủ buộc Tổng thống phải giải tán Chính phủ. Ngược lại tổng thống cũng có thể giái tán Hạ nghị viện. Quyền hạn của Nghị viện trong lĩnh vực lập pháp bị hạn chế trong những lĩnh vực nhất định theo quy định của Hiến pháp. Với hiến pháp 1958 Tổng thống trở thành trung tâm của chính trị. Vị trí của Nghị viện bị đẩy lùi xuống hàng thứ 3 sau Tổng thống và Chính phủ.

Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật Minh Khuê, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hang còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật Minh Khuê 1900.6162 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email để được giải đáp thắc mắc.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật - Công ty Luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ đề