Trong vẽ kỹ thuật ứng dụng thiết kế là gì

Bản vẽ kỹ thuật là tác phẩm "ngôn ngữ riêng" của ngành vẽ kỹ thuật, ngôn ngữ phổ biến đề họa viên, kỹ sư, nhà thiết kế mô tả vật liệu, hình dáng, kích thước, đặc tính kỹ thuật... các chi tiết, vật thể, các kết cấu dễ hiểu và chi tiết để chế tạo ra sản phẩm đúng với thiết kế.

Bản vẽ kỹ thuật là phương tiện giao tiếp bao gồm các hình biểu diễn (hình cắt, hình chiếu,...) sử dụng sản phẩm, thiết kế, thi công trong kỹ thuật, các số liệu ghi các yêu cầu kỹ thuật, kích thước,... được kiến trúc sư vẽ nhưng phải đảm bảo theo một quy tắc chung thống nhất (iso) nhằm thể hiện kết cấu, hình dạng, độ lớn... của vật thể.

Bản vẽ kỹ thuật cũng được mua bán, trao đổi, đăng ký bản quyền và là một loạt tài sản trí tuệ.

 

2. Quy định về đường nét trên bản vẽ kỹ thuật

Để biểu diễn vật thể một cách rõ ràng trên bản vẽ, người ta dùng các loại đường nét khác nhau. Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) quy định các loại đường nét, cách vẽ và các ứng dụng của chúng trong các bản vẽ kỹ thuật của tất cả các ngành công nghiệp, xây dựng và cơ khí.

Trong các loại đường nét, có đường sẽ thể hiện đường bao thấy được và có đường thể hiện đường bao khuất của bề mặt thực, có đường thể hiện đường kích thước và thể hiện mặt phẳng đối xứng của vật thể đó là những nét quy ước không có trên vật thể.

  • Nét cơ bản (Nét liền đậm): để biểu diễn đường bao thấy của vật thể, ta dùng nét cơ bản. Bề rộng của nét cơ bản bằng 0,5 đến 1,4 mm tùy theo độ lớn và mức độ phức tạp của hình biểu diễn. Bề rộng của nét phải thống nhất trên tất cả các hình biểu diễn trong cùng một bản vẽ.
  • Nét đứt: để thể hiện đường khuất của vật thể, ta dùng nét đứt. Nét đứt gồm những gạch ngắn cùng một độ dài từ 2 đến 8 mm. Độ dài của nét đứt phải thống nhất trong cùng một bản vẽ. Bề rộng của nét đứt phụ thuộc vào bề rộng của nét cơ bản đã chọn và có giá trị bằng 1/2 đến 1//3 bề rộng nét cơ bản.
  • Nét chấm gạch mảnh: Để vẽ các đường trục cũng như các đường tâm, để xác định tâm của đường tròn hay tâm cung tròn, ta dùng nét chấm gạch mảnh. Nét vẽ bao gồm những gạch mảnh và chấm giữa các gạch đó. Độ dài gạch từ 5 đến 30 mm và bề rộng của nét chấm gạch mảnh có giá trị bằng 1/2 đến 1/3 bề rộng nét cơ bản.
  • Đường trục và đường tâm vẽ qua đường bao của hình biểu diễn từ 2 đến 5 mm và kết thúc bằng nét gạch. Vị trí tâm cung tròn được định bằng giao điểm của hai gạch cắt nhau. Nếu đường kính của đường tròn bé hơn 12 mm thì nét chấm gạch thể hiện đường tâm được thay bằng nét mảnh.

Để vẽ các chi tiết, trước hết cần vạch các đường trục và đường tâm, xem đó là những đường cơ sở của bản vẽ. Căn cứ vào các đường đó mà vẽ các hình đối xứng và đặt các kích thước, từ đó vẽ các đường bao của vật thể.

  • Nét liền mảnh: ngoài các đường nét đã nếu ở phía trên, nét liền mảnh được sử dụng để ghi kích thước và đường gióng.

Đường gióng liên kết giữa hình biểu diễn và đường kích thước và được vẽ từ đường bao. Để vẽ đường kích thước và đường gióng ta dùng nét liền mảnh có giá trị bề rộng bằng 1/2 đến 1/3 bề rộng nét cơ bản. Nét liền mảnh còn được dùng để vẽ các đường gạch thể hiện mặt cắt.

  • Nét cắt: để vẽ các vết của mặt phẳng cắt, ta dùng nét cắt. Bề rộng của nét cắt giá trị từ 1 đến 1,5 bề rộng nét cơ bản và độ dài của nét từ 8 đến 20 mm.

 

3. Bản vẽ kỹ thuật 2D và 3D

Bản vẽ kỹ thuật truyền thống thường được biết đến với các bản vẽ biểu diễn dạng 2D. Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ cho ra đời các bản vẽ hiện đại, dễ hình dung hơn ở dạng 3D, có khả năng mô tả vật thể trực quan hơn.

- Bản vẽ hình chiếu 2 chiều (2D)

  • Bản vẽ hình chiếu hai chiều (2D) là kết quả của phép chiếu vuông góc vật thực - phép chiếu trực phương trong không gian xuống mặt phẳng 2D.
  • 2D là kiểu vẽ kỹ thuật truyền thống được xem là "ngôn ngữ kỹ thuật" giao tiếp chính giữa kỹ sư, các nhà kỹ thuật ở những năm trước đây, ngôn ngữ 2D dùng chuyên cho những ai hểu về lĩnh vực chuyên môn và có khả năng đọc bản vẽ dựa trên những quy chuẩn chung đã định sẵn.
  • Nhờ vào bản vẽ hình chiếu 2D với tỉ lệ chuẩn, công nhận trong các xưởng sản xuất sản phẩm, nhà máy, xí nghiệp,... dễ dàng nắm bắt thông số của các chi tiết, thành phần có trong một quy trình sản xuất để thực hiện và kiểm tra, giám sát các hoạt động thực hiện đó.

- Bản vẽ hình chiếu 3D

  • Bản vẽ hình chiếu 3D được xây dựng trực quan hơn khi tạo ra bằng phpes chiếu song song trong không gian 3 chiều.
  • Những bản vẽ 3D trước đây thường được dùng với mục đích chính là để giải thích cho những người không chuyên môn, giờ đây sự bùng nổ và phát triển vượt bậc của ngành khoa học máy tính và hiện đại hóa của ngành máy công cụ mà bản vẽ 3D ngày càng được dùng phổ biến trong sản xuất, trong tương lai sẽ dần thay thế bản vẽ 2D.

 

4. Phân loại bản vẽ kỹ thuật

- Phân loại bản vẽ kỹ thuật dùng trong các lĩnh vực

Mỗi lĩnh vực kĩ thuật có loại bản vẽ riêng của ngành mình, trong đó có 2 loại bản vẽ thuộc hai lĩnh vực quan trọng là:

  • Bản vẽ cơ khí: gồm các bản vẽ liên quan đến thiết kế, chế tạo, lắp ráp, sử dụng ... các máy và thiết bị.
  • Bản vẽ xây dựng: gồm các bản vẽ liên quan đến thiết kế, thi công, sử dụng ... các công trình kiến trúc và xây dựng.

- Phân loại chi tiết các bản vẽ kỹ thuật

  • Bản vẽ chi tiết: Bản vẽ chi tiết là bản vẽ riêng từng chi tiết, thường được dùng đi kèm với một bản vẽ chính tổng thể nào đó giúp người đọc hình dung cụ thể về chi tiết đó để lắp ráp, sửa chữa hoặc chế tạo. Bản vẽ chi tiết cũng được vẽ đảm bảo những tiêu chuẩn, những yêu cầu riêng về công nghệ và sẵn sàng đem gia công thành chi tiết thật.
  • Bản vẽ lắp ráp hay bản vẽ kết cấu: Bản vẽ lắp được thiết kế và vẽ bao gồm các hình biểu diễn thể hiện kết cấu và hình dạng và của nhóm bộ phận hay nhìn chung về sản phẩm. Bản vẽ lắp ráp cũng thể hiện những số liệu cần thiết để lắp ráp và kiểm tra. Bản vẽ lắp là tài liệu kỹ thuật chủ yếu, đóng vai trò rất quan trọng của nhóm, bộ phận hay sản phẩm dùng trong chế tạo, thiết kế và sử dụng.
  • Bản vẽ tháo rời: Bản vẽ tháo rời thường được thể hiện bằng kiểu vẽ 3D trong không gian 3 chiều, được sắp xếp ở đúng vị trí cần lắp ráp, có trong các tài liệu kỹ thuật để giải thích, quảng cáo, dùng trình bày cho những người không chuyên về kỹ thuật, công nhân lắp ráp hiểu được cách thức thực hiện, quy trình lắp các bộ phận với nhau.
  • Bản vẽ sơ đồ: Bản vẽ sơ đồ là loại bản vẽ phẳng đã bao gồm những ký hiệu đơn giản trong bảng quy ước chuẩn nhằm thế hiện nguyên lý hoạt động như sơ đồ mạch điện động lực, sơ đồ cơ cấu nguyên lý máy, sơ đồ gải thuật của chương trình tin học, điều khiến động cơ, điều khiển PLC.

 

5. Ứng dụng của bản vẽ kỹ thuật

Bản vẽ kĩ thuật dùng trong thiết kế, trong quá trình chế tạo, sản xuất, thi công đến kiểm tra, lắp ráp, sửa chữa, vận hành, trao đổi,...

- Bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất

  • Bản vẽ kĩ thuật do nhà thiết kế tạo ra có ứng dụng to lớn trong sản xuất, nhờ bản vẽ kỹ thuật, các chi tiết máy được chế tạo, các công trình được thi công chính xác chuẩn đúng với yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ.
  • Bản vẽ kỹ thuật cũng ứng dụng để kiểm tra, giám sát đánh giá được chất lượng hoàn thiện của sản phẩm hay công trình.
  • Bản vẽ kĩ thuật là "ngôn ngữ chung" của các nhà kỹ thuật, vì nó được vẽ theo quy tắc chuẩn quy định thống nhất, các nhà kỹ thuật trao đổi thông tin kỹ thuật với nhau qua bản vẽ.
  • Một số bản vẽ kỹ thuật là phát minh quan trọng để mua bán, trao đổi và phát minh chất xám quan trọng có tính chất là tài sản trí tuệ của cá nhân, nhóm kỹ sư thực hiện.

- Bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống

  • Trong đời sống các sản phẩm, công trình nhà ở khi xây dựng thường dễ dàng bắt gặp kèm theo sơ đồ hình vẽ hay bản vẽ kĩ thuật.
  • Bản vẽ kỹ thuật trong công trình xây dựng giúp hoàn thiện kết cấu của ngôi nhà, tòa nhà theo đúng bản vẽ đã thiết kế sẵn.
  • Ứng dụng để lắp ghếp hoàn thành sản phẩm.
  • Sử dụng sản phẩm hay công trình đúng khoa học và kỹ thuật.
  • Biết cách khắc phục, sửa chữa các chi tiết, điện dân dụng hoặc các khu vực kết cấu công trình.

- Bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất

  • Bản vẽ kĩ thuật là một ngôn ngữ, phương tiện thông tin dùng trong đời sống và sản xuất.
  • Ứng dụng trong sản xuất hàng loạt sản phẩm, thiết bị dụng cụ phục vụ cho đời sống.

Trên đây là toàn bộ bài viết tham khảo của Luật Minh Khuê về Bản vẽ kỹ thuật là gì? Bản vẽ kỹ thuật dùng để làm gì? Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn bạn đã theo dõi!