Truyền máu nghĩa là gì

Truyền máu là nhận máu hoặc nhận các chế phẩm máu được hiến từ người khác, bao gồm hồng cầu lắng, tiểu cầu hoặc huyết tương. Máu được lưu trữ trong một túi nhựa và máu được truyền qua dây truyền có kim tiêm gắn vào tĩnh mạch cánh tay.

Để đảm bảo sự an toàn trong quá trình truyền máu cơ bản, tránh tình trạng tai biến có thể xảy ra, quá trình truyền máu cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:

Để tránh kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau gây nên hiện tượng các hồng cầu ngưng kết phải truyền cùng nhóm máuBên cạnh việc xác định đúng nhóm máu của người hiến và người nhận, cần thực hiện thêm phản ứng chéo tức là trộn huyết thanh của người nhận với hồng cầu của người hiến và trộn huyết thanh của người hiến với hồng cầu của người nhận. Máu sẽ chỉ được truyền cho người khi không xảy ra hiện tượng hồng cầu ngưng kếtNhững tai biến nghiêm trọng có thể sẽ xảy ra cho người nhận máu thậm chí là người nhận có thể tử vong nếu máu được truyền không hòa hợpĐối với những trường hợp cấp cứu cần truyền máu mà không có máu cùng nhóm, nguyên tắc tối thiểu bắt buộc phải tuân theo khi bắt buộc phải truyền máu khác nhóm đó là “hồng cầu người cho không bị ngưng kết với huyết thanh của người nhận”. Khi thực hiện truyền máu chỉ truyền máu với số lượng ít (250ml) với tốc độ truyền rất chậm

Để tránh những tai biến trầm trọng, thậm chí là có thể tử vong có thể xảy ra, quá trình truyền máu cơ bản phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản khi truyền máu. Cần thực hiện xét nghiệm nhóm máu phù hợp và kiểm tra các mầm bệnh trước khi truyền máu bởi mỗi một nhóm máu sẽ mang những đặc trưng riêng biệt và nếu không được truyền đúng nhóm máu tương thích thì kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ.

Ít khi có nhiễm khuẩn khối hồng cầu, có thể là do kỹ thuật không đủ vô trùng trong quá trình thu gom hoặc người cho có nhiễm khuẩn không triệu chứng tạm thời. Làm lạnh khối hồng cầu thường hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trừ các sinh vật đông lạnh như Yersinia, có thể sản xuất ra nội độc tố.

Tất cả các khối hồng cầu được kiểm tra trước khi phát tán sự phát triển của vi khuẩn, được thấy bằng sự thay đổi màu sắc. Bởi vì khối tiểu cầu được lưu giữ ở nhiệt độ phòng, chúng có tiềm năng lớn hơn cho sự phát triển của vi khuẩn và sinh nội độc tố nếu nhiễm khuẩn. Để giảm thiểu sự phát triển của vi khuẩn, lưu trữ được giới hạn trong 5 ngày. Nguy cơ nhiễm bẩn vi khuẩn trong tiểu cầu là 1:2500. Do đó, khối tiểu cầu thường được kiểm tra về vi khuẩn.

Virus 1 hướng lympho T của người (HTLV-1) có thể gây ra u lympho tế bào T/lơ xê mi và bệnh tủy liên quan đến HTLV-1/liệt cứng nhiệt đới gây ra sự chuyển đổi huyết thanh sau truyền máu ở một số người nhận. Tất cả máu của người cho đều được kiểm tra kháng thể HTLV-1 và HTLV-2. Nguy cơ ước tính kết quả âm tính giả khi xét nghiệm máu người hiến là 1:641.000.

Máu và các chế phẩm từ máu giống như “phao cứu sinh” giúp bệnh nhân có thể thoát khỏi cơn nguy kịch. Tuy nhiên, khi thực hiện truyền máu và các chế phẩm máu, cần phải thực hiện đúng quy trình và tuân theo chỉ định của bác sĩ. Nếu có sai sót trong quy trình truyền máu, dù là sai sót nhỏ nhất cũng khiến cho bệnh nhân gặp nguy hiểm tới sức khỏe, thậm chí tử vong. Vậy chỉ định truyền máu trong những trường hợp nào?

1. Chỉ định truyền máu trong những trường hợp nào?

Dưới đây là những trường hợp cần chỉ định truyền máu:

Trường hợp thiếu máu cấp

Bệnh nhân được chỉ định truyền máu khi xảy ra tình trạng thiếu máu cấp ở mức độ nặng hoặc thiếu máu cấp ở mức độ trung bình, nhưng hiện tượng chảy máu vẫn đang tiếp diễn hoặc vẫn còn hiện tượng tán huyết. Cụ thể, thiếu máu cấp được chia thành những mức độ sau:

Mất máu cấp mức độ nhẹ: Bệnh nhân bị mất máu ít hơn 500ml máu được xếp vào tình trạng mất máu nhẹ. Trong khi đó, mạch và huyết áp của bệnh nhân hoàn toàn bình thường, người bệnh tỉnh táo và tiếp xúc tốt.

Khi thực hiện truyền máu và các chế phẩm máu, cần phải thực hiện đúng quy trình

Mất máu cấp tính ở mức độ trung bình: Những trường hợp này bệnh nhân bị mất từ 500 ml đến 1.000ml máu. Đồng thời, mạch của bệnh nhân đập 100 - 120 lần/phút và huyết áp có thể cao hơn 90 mmHg. Tình trạng của bệnh nhân là mệt mỏi, không tỉnh táo và nước tiểu ít hơn bình thường.

Mất máu cấp tính ở mức độ nặng: Là những trường hợp bệnh nhân bị mất máu trên 1.000ml máu. Kèm theo đó là dấu hiệu mạch đập hơn 120 lần/phút, đôi khi không thể bắt mạch và huyết áp có thể bằng 0. Bệnh nhân có biểu hiện choáng, thiểu niệu và thậm chí vô niệu.

Trường hợp thiếu máu mạn tính

Đối với những bệnh nhân mắc phải tình trạng thiếu máu mạn tính thì bác sĩ thường chỉ định truyền máu khi người bệnh ở trạng thái thiếu máu nặng không bù trừ và khi truyền máu chỉ cần nâng Hb lên để bệnh nhân có thể cải thiện triệu chứng bệnh, không nâng Hb như mức bình thường. Đối với một số trường hợp huyết sắc tố lớn hơn 7 g% có thể không cần truyền máu.

2. Chỉ định truyền máu hợp lý với các chế phẩm của máu

Chỉ định truyền máu toàn phần và các chế phẩm của máu như sau:

Máu toàn phần

Máu toàn phần là máu được lấy từ người hiến máu, không qua xử lý và được lưu trữ trong điều kiện tiêu chuẩn. Hiện nay, chỉ định truyền máu toàn phần rất ít khi được chỉ định, để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh. Phần lớn những trường hợp được chỉ định truyền máu toàn phần là những trường hợp mất máu cấp ở mức độ nặng có đi kèm với biểu hiện tụt huyết áp, những bệnh nhân phải truyền thay máu hoặc tình trạng thiếu máu tan huyết ở trẻ sơ sinh.

Khối hồng cầu

Truyền khối hồng cầu làm tăng lượng hemoglobin trong máu và từ đó làm tăng khả năng vận chuyển oxy của máu. Những trường hợp được chỉ định truyền hồng cầu là những bệnh nhân mất máu mạn tính, nguy cơ quá tải tuần hoàn cao, bệnh nhân cần được truyền máu để bổ sung hemoglobin phục vụ quá trình vận chuyển Oxy nhưng phải hạn chế tối đa việc tăng thể tích máu.

Bệnh nhân phải trải qua phẫu thuật có thể được chỉ định truyền khối hồng cầu

Cụ thể đó là những trường hợp trẻ em và người già, bệnh nhân mắc bệnh tim, bệnh nhân phải trải qua phẫu thuật, bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa gây ra tình trạng mất đến 25% thể tích máu, những người mắc bệnh thận và thiếu máu mạn tính nhưng lại không thể điều trị bằng một số chất tạo máu, những bệnh nhân bị chảy máu nặng nghiêm trọng do chấn thương,...

Khối hồng cầu rửa

Là tình trạng khối hồng cầu đã được rửa bằng dung dịch nước muối đẳng trương và loại bỏ được hết huyết tương, đồng thời bổ sung thêm dung dịch muối sinh lý. Khối hồng cầu rửa thường được chỉ định với những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với huyết tương hoặc những trường hợp bệnh nhân đã từng bị bệnh tan máu miễn dịch (huyết tán kháng thể lạnh IgM), bị thiếu hụt bẩm sinh IgA, bệnh nhân đã từng bị ban xuất huyết sau mất máu, truyền máu.

Khối hồng cầu loại bỏ bạch cầu

Là khối hồng cầu đã được loại bỏ bạch cầu. Chế phẩm từ máu này thường được dùng trong những trường hợp phòng ngừa phản ứng sốt run lạnh có thể do kháng nguyên hệ HLA và phòng ngừa bệnh truyền qua bạch cầu, trường hợp bệnh nhân truyền tiểu cầu nhưng không mang lại hiệu quả, các bệnh nhân có nguy cơ phản ứng thải mảnh ghép trong trường hợp phải ghép tạng,…

Bác sĩ thường chỉ định truyền khối tiểu cầu trong một số trường hợp sinh thường hay sinh mổ lấy thai

Khối tiểu cầu

Khối tiểu cầu là một chế phẩm từ máu phù hợp với những trường hợp bệnh nhân bị bị giảm số lượng cũng như chất lượng tiểu cầu.

Đối với lĩnh vực nội khoa, truyền khối tiểu cầu có thể phòng ngừa tình trạng xuất huyết ở những người vừa bị giảm tiểu cầu nhưng chưa có những biểu hiện lâm sàng khác thường

Đối với lĩnh vực ngoại khoa, truyền khối tiểu cầu được chỉ định dựa trên những triệu chứng lâm sàng và tình trạng bệnh lý của bệnh nhân. Nếu có nguy cơ xuất huyết thì cần truyền tiểu cầu, nhất là những bệnh nhân phẫu thuật cần gây tê tủy sống, phẫu thuật phần sau của mắt hoặc ở thần kinh.

Đối với lĩnh vực sản khoa, bác sĩ thường chỉ định truyền khối tiểu cầu trong một số trường hợp sinh thường hay sinh mổ lấy thai.

Huyết tương tươi đông lạnh

Huyết tương tươi đông lạnh có hạn sử dụng đến 1 năm nếu bảo quản ở môi trường tốt, khoảng âm 20 độ C. Huyết tương tươi đông lạnh cần phải phù hợp với nhóm máu của người bệnh và được chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh lý đông máu, thiếu hụt các yếu tố đông máu, xuất huyết cấp tính nghiêm trọng, xuất huyết do thiếu vitamin K ở trẻ sơ sinh, bệnh nhân phải truyền máu với lượng lớn trong vòng 24 giờ.

Cần thực hiện một số xét nghiệm cần thiết trước khi truyền máu

Tủa lạnh

Là chế phẩm máu được điều chế từ huyết tương tươi đông lạnh, giã đông ở nhiệt độ 40 độ C. Chế phẩm từ máu này chỉ dùng với bệnh nhân bị bệnh Willebrand, bệnh Hemophilia, thiếu hụt fibrinogen bẩm sinh, bệnh đông máu rải rác trong lòng mạch.

Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã có thể tìm ra câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi “Chỉ định truyền máu trong những trường hợp nào”. Nếu bạn muốn tư vấn thêm về một số vấn đề sức khỏe hoặc muốn đặt lịch khám sớm. Hãy gọi cho Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số 1900 56 56 56, để được các chuyên gia tư vấn chi tiết.

Video liên quan

Chủ đề