Trypanosoma cruzi là gì

Bệnh Chagas

3 years ago 0 bình luận

Mục lục

  • 1.Bệnh Chagas là gì?
  • 2.Nguyên nhân gây bệnh bệnh chagas
  • 3.Triệu chứng thường gặp của bệnh bệnh chagas
  • 4.Điều trị bệnh bệnh chagas
  • 5.Phòng tránh bệnh bệnh chagas

1. Bệnh Chagas là bệnh gì?

Bệnh Chagaslà một bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Trypanosomacruzi gây ra qua vết cắn của côn trùng bọ xít hút máu. Bệnh phổ biến ở Trung Mỹ, Nam Mỹ và Mexico nhất là những khu vực dân cư nghèo khó. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng suy tim và nguy cơ tử vong cao.

Bệnh nhân nhiễm bệnh Chagas do bị côn trùng mang ký sinh trùng cắn

2. Nguyên nhân gây bệnh Chagas

Tác nhân gây bệnh:

Do ký sinh trùng Trypanosoma cruzi gây ra.

Có hai dạng: ở trong máu có hình thể điển hình của trùng roi, roi dài và phần roi ngoài thân ngắn. Ở trong mô không có roi, có hình tròn hoặc hình trái xoan, kích thước khoảng 3-4µm

Côn trùng trung gian truyền bệnh cho người: có dạng Epimastigote và Promastigote.

Ổ bệnh:

Nguồn chứa mầm bệnh là người, động vật nuôi như chó, mèo, chuột,....và các loài động vật có vú khác.

Phương thức lây truyền: có 3 hình thức chủ yếu

Do loại bọ xít Triatoma hút máu và rệp đốt máu truyền bệnh. Kí sinh trùng xâm nhập vào cơ thể qua vết đốt, niêm mạc mắt hoặc da bị xước do gãi.

Mẹ truyền sang con.

Truyền máu, cấy ghép cơ quan nội tạng từ người hiến bị nhiễm bệnh. Tai nạn trong phòng thí nghiệm, thức ăn, nước uống có mang mầm bệnh.

Nguy cơ mắc bệnh Chagas:

- Vệ sinh môi trường sống kém.
- Nơi sinh sống có nhiều bọ xít mang ký sinh trùng gây bệnh.
- Người được truyền máu hoặc nhận tạng từ người nhiễm bệnh.

Ký sinh trùng Trypanosoma cruzi là nguyên nhân gây ra bệnh Chagas

3. Triệu chứng, dấu hiệu của bệnh Chagas

Bệnh Chagas có hai thể cấp tính và mãn tính với các triệu chứng khác nhau cho từng thể.

Thể cấp tính:

Xảy ra ngay sau khi nhiễm trùng, thời gian kéo dài từ vài tuần hoặc vài tháng.

Triệu chứng ban đầu kéo dài một tháng: ngay vết đốt phù nề do viêm, hạch bạch huyết trong vùng bị đốt sưng lên, vùng mặt với viêm mí mắt một bên.

Ký sinh trùng theo máu đi khắp cơ thể gây: sốt cao 38 - 40ºC, sốt không đều, đau đầu, mệt mỏi, kéo dài 2 tuần.

Ngoài ra còn có biểu hiện: viêm cơ tim cấp gây ra nhịp tim nhanh, tiếng tim nhỏ, huyết áp hạ, tim to. Hạch bạch huyết, gan, lách sưng to.

Bệnh nhân có thể tử vong vì viêm màng não, viêm cơ tim.

Nếu không được điều trị các triệu chứng lâm sàng giảm dần nhưng nhiễm trùng vẫn còn tồn tại vượt qua giai đoạn cấp tính bệnh nhân chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Thể mãn tính:

Bệnh tiến triển âm thầm và kéo dài hàng chục năm.

Các triệu chứng: tim đập thất thường, hồi hộp, choáng tim, đau vùng trước tim, suy tim với to nhĩ trái hoặc to toàn bộ, trụy tim mạch. Khó nuốt do giãn thực quản, đau bụng hoặc táo bón do phình đại tràng.

Chẩn đoán bệnh Chagas:

- Thăm khám triệu chứng lâm sàng.
- Xét nghiệm máu, mô làm tiêu bản nhuộm giemsa phát hiện ký sinh trùng Trypanosoma cruzi.
- Sử dụng phương pháp huyết thanh miễn dịch học để chẩn đoán bệnh.

Bệnh Chagas gây viêm cơ tim nếu không kịp thời cứu chữa bệnh nhân sẽ tử vong

4. Điều trị bệnh Chagas

Điều trị bệnh Chagas trong giai đoạn đầu có thể sử dụng hai loại thuốc Benzidazole hoặc Nifurtimox. Nếu được chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời người bệnh sẽ phục hồi nhanh.

Ở giai đoạn mãn tính thuốc có tác dụng làm chậm hoặc ngăn ngừa các triệu chứng ở giai đoạn cuối.

Benzidazole và Nifurtimox đều có gây ra tác dụng phụ nhất thời khoảng 40% số bệnh nhân: viêm da dị ứng, đau đầu, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa,...

5. Phòng ngừa bệnh Chagas

Một số biện pháp giúp phòng ngừa bệnh Chagas:

- Tại nơi có lưu hành bệnh Chagas: làm vệ sinh môi trường ở, phun thuốc diệt bọ xít hút máu, cải thiện chất lượng nhà ở tránh ở nhà được làm bằng bùn đất, tranh hoặc gạch để tránh nguy cơ truyền nhiễm.
- Phát hiện sớm và điều trị bệnh nhân.
- Kiểm tra kỹ máu được hiến.
- Kiểm tra kỹ các cơ quan, nội tạng, của người cho và người hiến trước khi phẫu thuật ghép.
- Bảo quản tốt thực phẩm và nguồn nước sinh hoạt.
- Những thai phụ có nhiễm bệnh Chagas cần kiểm tra trẻ sơ sinh để chẩn đoán và điều trị.

Nguồn video:Tiêu Điểm Y Tế

743 lượt xem

1. Bệnh Chagas là bệnh gì?

Bệnh Chagaslà một bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Trypanosomacruzi gây ra qua vết cắn của côn trùng bọ xít hút máu. Bệnh phổ biến ở Trung Mỹ, Nam Mỹ và Mexico nhất là những khu vực dân cư nghèo khó. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng suy tim và nguy cơ tử vong cao.

Bệnh nhân nhiễm bệnh Chagas do bị côn trùng mang ký sinh trùng cắn

2. Nguyên nhân gây bệnh Chagas

Tác nhân gây bệnh:

Do ký sinh trùng Trypanosoma cruzi gây ra.

Có hai dạng: ở trong máu có hình thể điển hình của trùng roi, roi dài và phần roi ngoài thân ngắn. Ở trong mô không có roi, có hình tròn hoặc hình trái xoan, kích thước khoảng 3-4µm

Côn trùng trung gian truyền bệnh cho người: có dạng Epimastigote và Promastigote.

Ổ bệnh:

Nguồn chứa mầm bệnh là người, động vật nuôi như chó, mèo, chuột,....và các loài động vật có vú khác.

Phương thức lây truyền: có 3 hình thức chủ yếu

Do loại bọ xít Triatoma hút máu và rệp đốt máu truyền bệnh. Kí sinh trùng xâm nhập vào cơ thể qua vết đốt, niêm mạc mắt hoặc da bị xước do gãi.

Mẹ truyền sang con.

Truyền máu, cấy ghép cơ quan nội tạng từ người hiến bị nhiễm bệnh. Tai nạn trong phòng thí nghiệm, thức ăn, nước uống có mang mầm bệnh.

Nguy cơ mắc bệnh Chagas:

- Vệ sinh môi trường sống kém.
- Nơi sinh sống có nhiều bọ xít mang ký sinh trùng gây bệnh.
- Người được truyền máu hoặc nhận tạng từ người nhiễm bệnh.

Ký sinh trùng Trypanosoma cruzi là nguyên nhân gây ra bệnh Chagas

3. Triệu chứng, dấu hiệu của bệnh Chagas

Bệnh Chagas có hai thể cấp tính và mãn tính với các triệu chứng khác nhau cho từng thể.

Thể cấp tính:

Xảy ra ngay sau khi nhiễm trùng, thời gian kéo dài từ vài tuần hoặc vài tháng.

Triệu chứng ban đầu kéo dài một tháng: ngay vết đốt phù nề do viêm, hạch bạch huyết trong vùng bị đốt sưng lên, vùng mặt với viêm mí mắt một bên.

Ký sinh trùng theo máu đi khắp cơ thể gây: sốt cao 38 - 40ºC, sốt không đều, đau đầu, mệt mỏi, kéo dài 2 tuần.

Ngoài ra còn có biểu hiện: viêm cơ tim cấp gây ra nhịp tim nhanh, tiếng tim nhỏ, huyết áp hạ, tim to. Hạch bạch huyết, gan, lách sưng to.

Bệnh nhân có thể tử vong vì viêm màng não, viêm cơ tim.

Nếu không được điều trị các triệu chứng lâm sàng giảm dần nhưng nhiễm trùng vẫn còn tồn tại vượt qua giai đoạn cấp tính bệnh nhân chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Thể mãn tính:

Bệnh tiến triển âm thầm và kéo dài hàng chục năm.

Các triệu chứng: tim đập thất thường, hồi hộp, choáng tim, đau vùng trước tim, suy tim với to nhĩ trái hoặc to toàn bộ, trụy tim mạch. Khó nuốt do giãn thực quản, đau bụng hoặc táo bón do phình đại tràng.

Chẩn đoán bệnh Chagas:

- Thăm khám triệu chứng lâm sàng.
- Xét nghiệm máu, mô làm tiêu bản nhuộm giemsa phát hiện ký sinh trùng Trypanosoma cruzi.
- Sử dụng phương pháp huyết thanh miễn dịch học để chẩn đoán bệnh.

Bệnh Chagas gây viêm cơ tim nếu không kịp thời cứu chữa bệnh nhân sẽ tử vong

4. Điều trị bệnh Chagas

Điều trị bệnh Chagas trong giai đoạn đầu có thể sử dụng hai loại thuốc Benzidazole hoặc Nifurtimox. Nếu được chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời người bệnh sẽ phục hồi nhanh.

Ở giai đoạn mãn tính thuốc có tác dụng làm chậm hoặc ngăn ngừa các triệu chứng ở giai đoạn cuối.

Benzidazole và Nifurtimox đều có gây ra tác dụng phụ nhất thời khoảng 40% số bệnh nhân: viêm da dị ứng, đau đầu, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa,...

5. Phòng ngừa bệnh Chagas

Một số biện pháp giúp phòng ngừa bệnh Chagas:

- Tại nơi có lưu hành bệnh Chagas: làm vệ sinh môi trường ở, phun thuốc diệt bọ xít hút máu, cải thiện chất lượng nhà ở tránh ở nhà được làm bằng bùn đất, tranh hoặc gạch để tránh nguy cơ truyền nhiễm.
- Phát hiện sớm và điều trị bệnh nhân.
- Kiểm tra kỹ máu được hiến.
- Kiểm tra kỹ các cơ quan, nội tạng, của người cho và người hiến trước khi phẫu thuật ghép.
- Bảo quản tốt thực phẩm và nguồn nước sinh hoạt.
- Những thai phụ có nhiễm bệnh Chagas cần kiểm tra trẻ sơ sinh để chẩn đoán và điều trị.

Nguồn video:Tiêu Điểm Y Tế

Video liên quan

Chủ đề