Từ địa phương tía của Nam Bộ có nghĩa toàn dân là gì

Trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 bài: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1:Biệt ngữ xã hội là gì?

  • A. Là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một địa phương nhất định
  • B. Là từ ngữ được dùng trong tất cả các tầng lớp nhân dân
  • C. Là từ ngữ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định
  • D. Là từ ngữ được dùng trong nhiều tầng lớp xã hội

Câu 2:Những mặt khác biệt trong tiếng nói của mỗi địa phương thể hiện ở phương diện nào?

  • A. Ngữ âm
  • B. Ngữ pháp
  • C. Từ vựng
  • D. Cả A và C

Câu 3:Thế nào là từ ngữ địa phương?

  • A. Là từ ngữ toàn dân đều biết và hiểu
  • B. Là từ ngữ chỉ được dùng duy nhất ở một địa phương
  • C. Là từ ngữ chỉ được dùng ở một (một số) địa phương nhất định.
  • D. Là từ ngữ được ít người biết đến

Câu 4:Nhận xét nào không nói lên mục đích của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong tác phẩm văn học?

  • A. Để tô đậm màu sắc địa phương cho câu chuyện
  • B. Để tô đậm màu sắc giai tầng xã hội của ngôn ngữ
  • C. Để tô đậm tính cách nhân vật
  • D. Để thể hiện sự hiểu biết của tác giả về địa phương đó.

Câu 5:Khi sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội, cần chú ý điều gì ?

  • A. Không nên quá lạm dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội
  • B. Tùy hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp mà sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội cho phù hợp.
  • C. Không phải từ nào đối tượng giao tiếp cũng có thể hiểu được từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội.
  • D. Cả A, B, C là đúng.

Câu 6:Cho hai đoạn thơ sau:

Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cháobẹrau măng vẫn sẵn sàng.

(Hồ Chí Minh, Tức cảnh Pác Bó)

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm dang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắprây vàng hạt, dầy sân nắng đào.

(Tố Hữu, Khi con tu hú)

Hai từ “bẹ” và “bắp” có thể được thay thế bằng từ ngữ toàn dân nào khác?

  • A. Ngô
  • B. Khoai
  • C. Sắn
  • D. Lúa mì

Câu 7:Cho đoạn văn sau:

“Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà. Tôi cũng cười đáp lại cô tôi: - Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.”

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Tại sao trong đoạn văn này, có chỗ tác giả dùng từmẹ, có chỗ lại dùng từmợ?

  • A. Mẹ và mợ là hai từ đồng nghĩa
  • B. Vì trước Cách mạng tháng Tám 1945, tầng lớp thị dân tư sản thời Pháp thuộc gọi mẹ là mợ
  • C. Dùng mẹ vì đó là lời kể của tác giả với đối tượng là độc giả, dùng mợ vì đó là lời đáp của chú bé Hồng khi đối thoại với người cô, giữa họ cùng một tầng lớp xã hội.
  • D. Cả A, B, C là đúng.

Câu 8:Trong bài thơ sau đây, từ “cá tràu” là loại từ ngữ nào?

Canhcá tràumẹ thường hay nấu khế

Khế trong vườn thêm một tý rau thơm

Ừ, thế đó mà một đời xa cách mẹ

Ba mươi năm trở lại nhà, nước mắt xuống mâm cơm!

(Chế Lan Viên)

  • A. Từ ngữ địa phương
  • B. Biệt ngữ xã hội
  • C. Từ toàn dân
  • D. Cả A, S, C đều sai

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 9 – 10:

Đồng chí mô nhớ nữa,

Kể chuyện Bình - Trị - Thiên,

Cho bầy tui nghe ví,

Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí

- Thưa trong nớ hiện chừ vô cùng gian khổ,

Đồng bào ta phải kháng chiến ra ri.

(Hồng Nguyên)

Câu 9:Từ “mô” trong đoạn thơ trên có nghĩa là gì?

  • A. tập hợp những tế bào có cùng một chức năng
  • B. khối đất đá không lớn lắm, nổi cao hơn xung quanh
  • C. (Từ địa phương) nghĩa là “đâu”, “nào”
  • D. (Từ địa phương) nghĩa là “không phải”

Câu 10:Các từ in đậm trong đoạn thơ trên là từ ngữ ở vùng nào là chủ yếu?

  • A. Miền Bắc
  • B. Miền Trung
  • C. Miền Nam
  • D. Đây là từ ngữ toàn dân

Cho ví dụ sau đây:

Cá nó để ở dằm thượng áo ba đờ suy, khó mõi lắm.

(Nguyên Hồng)

Câu 11:Từ “dằm thượng” ở ví dụ trên có nghĩa là gì?

  • A. Túi áo trên
  • B. Vật nhọn, nhỏ được làm bằng thân cây tre
  • C. Vật nhọn, nhỏ được làm bằng kim loại để cài áo
  • D. Cả A, B, C đều sai

Câu 12:Từ “mõi” ở ví dụ trên có nghĩa là gì?

  • A. Lấy cắp, lấy trộm
  • B. Mắc bẫy, mắc lừa
  • C. Mệt mỏi
  • D. Cả A, B, C đều sai

Câu 13:Hai từ ở “dằm thượng”, “mõi” ở ví dụ trên là từ ngữ địa phương hay biệt ngữ xã hội?

  • A. Từ ngữ địa phương
  • B. Biệt ngữ xã hội

Câu 14:Cho đoạn văn sau:

Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.

(Trích SGK Ngữ văn 6, tập II, trang 3)

  • A. Vuốt
  • B. Vũ
  • C. Vuột
  • D. Khoeo

Câu 15: Từ địa phương "tía" của Nam Bộ có nghĩa toàn dân là gì ?

  • A. Lá tía tô
  • B. Bố
  • C. Màu đỏ
  • D. Quả na
Xem đáp án

=> Kiến thức Soạn văn bài:Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Từ khóa tìm kiếm google:

trắc nghiệm văn 8, câu hỏi trắc nghiệm văn 8, bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Từ địa phương trong tiếng Việt

17/11/2020 0 Comments

I. TỪ TOÀN DÂN VÀ TỪ ĐỊA PHƯƠNG

– Từ toàn dân là những từ được sử dụng phổ biến và thống nhất trong toàn thể nhân dân. Ví dụ: bố, mẹ, dứa, lợn, trâu, hoa,…

– Từ địa phương là những từ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định. Ví dụ: thầy, u, tía, má, thơm, heo, tru, bông,…

Top 5 Bài soạn "Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội" hay nhất

08-09-2021 5 17764 0 0

Soạn bài: Bài 13 - Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)

Posted in Soạn Văn Lớp 9 Tập 1

♦ Bài tập 1

Tìm những từ ngữ địa phương trong phương ngữ mà các em đang sử dụng hoặc trong các phương ngữ khác mà em biết:

a) Chỉ các sự vật, hiện tượng...không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.

Mẫu: sầu riêng, chôm chôm (phương ngữ Nam Bộ).

Nhút: Món ăn làm bằng xơ mít muối trộn với một vài thứ khác sử dụng phổ biến ở vùng Nghệ - Tĩnh.

Bồn bồn, kèo nèo: Hai thứ cây thân mềm, sống ở nước có thể làm dưa, ăn sống, luộc hoặc xào nấu được dùng phổ biến ở vùng Tây Nam Bộ.

b) Giống về nghĩa nhưng khác về câu với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc ngôn ngữ toàn dân.

Mẫu:

Phương ngữ Bắc Bộ

Phương ngữ Trung Bộ

Phương ngữ Nam Bộ

Cá quả

Cá trâu

Cá lóc

Lợn

Heo

Heo

Ngã

Bổ

- Mệ

(phương ngữ Trung Bộ);

- Mạ

(phương ngữ Trung Bộ):

Mẹ

- Bọ

(phương ngữ Trung Bộ):

Cha, bố

- Tía

(phương ngữ Nam Bộ):

Cha, bố

- Mô

(phương ngữ Trung Bộ):

Đâu

- Giả đò

(phương ngữ Trung Bộ, Nam Bộ):

Giả vờ

- Ghiền

(phương ngữ Nam Bộ):

Nghiện

c. Giống về âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc ngôn ngữ toàn dân.

Phương ngữ Bắc Bộ

Phương ngữ Trung Bộ

Phương ngư Nam Bộ

Ốm: bị bệnh

Ốm: gầy

Ốm: gầy

- Hòm (phương ngữ Bắc Bộ): thứ đồ đựng hình hộp bằng gỗ hay kim loại mỏng có nắp đậy kín còn trong phương ngữ Trung Bộ và Nam Bộ chỉ quan tài, áo quan (dùng để khâm liệm người chết)

- Nón (phương ngữ Trung Bộ và ngôn ngữ toàn dân): chỉ thứ dùng để đội đầu che nắng mưa, thường làm bằng lá và có hình một vòng tròn nhỏ dần lên đỉnh, còn trong phương ngữ Nam Bộ nghĩa như nón và mũ trong ngôn ngữ toàn dân.

♦ Bài tập 2

Vì sao có những từ ngữ địa phương như trong mục 1a và sự xuất hiện những từ ngữ đó thể hiện điều gì?

Sở dĩ có những từ ngữ địa phương như trong mục 1a là vì có những sự vật, hiện tượng chỉ xuất hiện ở vùng này, địa phương này mà ít hoặc không xuất hiện ở vùng khác, địa phương khác. Điều này cho thấy đất nước Việt Nam có sự khác biệt giữa các vùng miền về điều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lí, tập quán phong tục...Tuy nhiên sự khác biệt đó không nhiều, không đáng kể bởi vì những từ ngữ thuộc nhóm này ít ỏi.

♦ Bài tập 3

Quan sát hai bảng mẫu ở điểm b và c trong bài tập 1 và cho biết có từ ngữ nào (đối với trường hợp ở điểm b) và cách hiểu nào (đối với trường hợp ở điểm c) được coi là thuộc về ngôn ngữ toàn dân không. Từ đó rút ra nhận xét về phương ngữ được lấy làm chuẩn của tiếng Việt.

Học sinh quan sát và rút ra nhận xét theo yêu cầu cần lưu ý là phương ngữ được lấy làm chuẩn của tiếng Việt là phương ngữ Bắc Bộ trong đó có tiếng Hà Nội. Trên thế giới phần lớn các ngôn ngữ đều lấy phương ngữ có tiếng của thủ đô làm chuẩn cho ngôn ngữ toàn dân.

♦ Bài tập 4

Thảo luận về vấn đề có nên dùng từ ngữ địa phương hay không?

Thông thường trên các hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức, không được dùng từ ngữ địa phương.

Từ ngữ địa phương được dùng trong phạm vi giao tiếp gia đình, bè bạn nói cùng phương ngữ.

Từ ngữ địa phương rất phát huy tác dụng tích cực trong văn học nhằm khắc họa rõ nét những nét đặc trưng có tính chất địa phương của nhân vật.

Các bài học tiếp theo

Bài 13 - Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
Bài 14 - Lặng lẽ Sa Pa (trích)
Bài 14 - Ôn tập phần Tiếng Việt
Bài 14 - Viết bài làm văn số 3 - Văn tự sự
Bài 14 - Người kể chuyện trong văn bản tự sự

Các bài học trước

Bài 13 - Làng (trích)
Bài 12 - Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
Bài 12 - Tổng kết về từ vựng (luyện tập tổng hợp)
Bài 12 - Ánh trăng
Bài 12 - Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Viết bình luận Cancel reply

Họ tên

Địa chỉ email

Nội dung

Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt), siêu ngắn 1

Câu 1: Tìm những phương ngữ em đang sử dụng hoặc trong các phương ngữ khác những từ địa phương mà em biết.

a. Chỉ các sự vật, hiện tượng không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.
- Móm: lá cọ non, phơi tái dùng để gói cơm nắm, thức ăn các loại.
- Nhút: Món ăn làm bằng xơ mít với một số thứ khác, được dùng phổ biến ở Nghệ An – Hà Tĩnh.
- Đước: cây mọc ở vùng ngập mặn Tây Nam Bộ, có rễ chùm lớn, hạt nảy mầm ngay trên cây.

b. Giống về nghĩa nhưng khác nhau về âm với phương ngữ khác hoặc từ toàn dân.
Miền Bắc : Bát, Mẹ, Bố
Miền Trung : Đọi, Bố, Bọ
Miền Nam : Chén, Má, Ba

c. Giống âm khác nghĩa với phương ngữ khác hay ngôn ngữ toàn dân.
- Miền Bắc: Hòm làm bằng gỗ hoặc kim loại có đậy nắp.
- Miền Trung và Miền Nam: Hòm là quan tài

Câu 2:
- Có những từ địa phương vì có những sự vật hiện tượng xuất hiện ở địa phương này nhưng không xuất hiện ở địa phương khác.
- Sự xuất hiện từ ngữ địa phương cho thấy Việt Nam, là một đất nước có sự khác biệt giữa các vùng, miền về tự nhiên tâm lý, phong tục tập quán.

Câu 3:
- Giữa ngã – bổ - té, chọn ngã
- Giữa ốm – bệnh, ốm – gầy, chọn ốm là bệnh
Như vậy, phương ngữ Bắc dùng phổ biến nhất trong ngôn ngữ toàn dân.

Câu 4:
- Những từ ngữ địa phương có trong bài Mẹ Suốt là: chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ. Những từ này thuộc phương ngữ Trung, chủ yếu sử dụng ở vùng miền Bắc Trung Bộ.
- Việc sử dụng các từ ngữ địa phương này có tác dụng khắc họa rõ nét những đặc trưng có tính chất địa phương của nhân vật trong văn học. Do đó làm cho hình ảnh mẹ Suốt càng chân thực, sinh động.

Xem tiếp các bài soạn để học tốt môn Ngữ Văn lớp 9

- Soạn bài Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
- Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa

Bài 5. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (735.35 KB, 23 trang )

Giáo viên: Đàm Thị Luyến


Kiểm tra bài cũ
? Thế nào là Từ tượng hình, từ tượng thanh và
nêu tác dụng ?
*Trả lời:
- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự
vật. Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của
con người.
- Tác dụng: gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có
giá trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả và tự
sự.


Truyện cười:
Hiểu nhầm
Anh học trò người miền Nam đi vào cổng nhà kia, thấy
con chó xồ ra sủa, nhe răng dữ tợn, nên hoảng sợ thụt
lùi; chủ nhà thấy vậy bèn chạy ra vừa cười vừa nói:
- Con chó không có răng mô!
- Tôi thấy nó nhe nguyên cả hai hàm răng, mà bà lại bảo
nó không có răng!.


Thứ 4, ngày 21/9/2016
Tiết 17:


VD1: Sáng ra bờ suối tối vào hang.
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.



bẹ

ở vùng núi Tây Bắc

(Hồ Chí Minh - Tức cảnh Pác Bó)

VD2: Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào.
(Tố Hữu - Khi con tu hú)

từ ngữ được sử dụng

bắp

=>

từ ngữ được sử dụng
ở miền Nam.

Từ địa
phương

Từ toàn
dân

bẹ
bắp


ngô


Ghi nhớ 1- SGK/ 56

Khác với từ ngữ toàn dân, từ
ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử
dụng ở một (hoặc một số) địa
phương nhất định.


Bài tập nhanh:
? Các từ : mè đen, trái thơm, ba, má có nghĩa là gì?
Chúng là từ địa phương ở vùng nào?
- mè đen: vừng đen
- trái thơm: quả dứa
- ba: bố, cha
- má: mẹ
=> Từ ngữ địa phương Nam Bộ


1. Ví dụ:
* VDa:
Nhưng đời nào tình yêu thương và lòng
kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm
tanh bẩn xâm phạm đến...Mặc dầu non
một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi
lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy
một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.

Tôi cũng cười đáp lại cô tôi:
- Không! Cháu không muốn vào. Cuối
năm thế nào mợ cháu cũng về.
(Nguyên Hồng - Những ngày thơ ấu)

* VDb:
- Chán quá, hôm nay mình phải nhận con
ngỗng cho bài tập làm văn .
- Trúng tủ, hắn nghiễm nhiên đạt điểm
cao nhất lớp.

VDa:

- “mợ”: mẹ
-> Tầng lớp trung lưu, thượng lưu
trước Cách mạng Tháng Tám hay
dùng.

VDb)
- “ngỗng”:

điểm 2

- “trúng tủ”: đúng phần đã học
thuộc lòng.

-> Tầng lớp học sinh - sinh viên
hay dùng.

=> Biệt ngữ xã hội



Ghi nhớ 2 - SGK/T57
Khác với từ ngữ toàn dân, biệt ngữ xã hội chỉ
được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.


1. Ví dụ:
* Vd1: Đọc đoạn văn sau và cho biết có nên nói như vậy với mọi
người hay không? Vì sao?
- Con ơi! Con ra trước cươi lấy cho mệ cấy chủi. Đi cho khéo
không bổ cảy trục cúi đó nghe.
- Mệ ơi! Con có chộ cấy chủi mô mồ.

STT

Từ địa phương

Từ toàn dân

1

cươi

sân

2

mệ


mẹ

3

cấy chủi

cái chổi

4

bổ

ngã

5

cảy

sưng

6

trục cúi

đầu gối

7

chộ


8



thấy
đâu

9

mồ

nào


1. Ví dụ:

Đọc đoạn văn sau và cho biết có nên nói như vậy với mọi
người hay không?Vì sao?
* VD1:

-Con ơi! Con ra trước cươi lấy cho mệ cấy chủi.
Đi cho khéo không cứ bổ cảy trục cúi đó nghe.
-Mệ ơi! Con có chộ cấy chủi mô mồ.
=> Hai câu trên sử dụng những từ của địa
phương(Miền Trung) do đó khi nói với mọi
người không nên sử dụng những từ ngữ
như vậy khiến cho người nghe không hiểu.


* VD1:


- mô: nào
* VD1:
- bầy tui: chúng tôi
Đồng chí mô nhớ nữa
Kể chuyện Bình Trị Thiên
- ví: với
Cho bầy tui nghe ví
- nớ: đó
Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí
- Thưa trong nớ hiện chừ vô cùng gian khổ, - hiện chừ: bây giờ
- ra ri: như thế này
Đồng bào ta phải kháng chiến ra ri.
(Theo Hồng Nguyên, Nhớ)

* VD2:
- Cá nó để dằm thượng áo ba đờ suy, khó
mõi lắm.
(Nguyên Hồng, Bỉ vỏ)

* VD2:

- cá: ví tiền
- dằm thượng: túi áo trên
- mõi: lấy cắp


Ghi nhớ 3 - SGK/T58
• Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã
hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp. Trong

thơ văn, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ
thuộc hai lớp từ này để tô đậm màu sắc địa
phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ,
tính cách nhân vật.
• Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt
ngữ xã hội, cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có
nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết


Bài 1:Tìm một số từ ngữ địa phượng nơi em ở hoặc vùng khác mà
em biết. Nêu từ ngữ toàn dân tương ứng.
TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG

TỪ NGỮ TOÀN DÂN


Bài 1:Tìm một số từ ngữ địa phượng nơi em ở hoặc vùng khác mà
em biết. Nêu từ ngữ toàn dân tương ứng.
TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG

* Bắc Bộ:
- u, bầm
- giời
- gio, …
* Trung Bộ, Nam Bộ:
- má
- bọ, ba, tía
- đậu phộng
- chén
- quả tắc, …


TỪ NGỮ TOÀN DÂN

- mẹ
- trời
- tro, …
- mẹ
- cha, bố
- lạc
- bát
- quả quất, …


* Bài 2: Tìm một số từ ngữ của tầng lớp học sinh
hoặc của tầng lớp xã hội khác mà em biết và giải
thích nghĩa của các từ đó (cho ví dụ minh họa).
* Ví dụ: Từ ngữ của tầng lớp học sinh
+ xơi ngỗng: bị điểm hai
+ phao: tài liệu
+ ăn cháo lươn: bị ăn đòn
+ lệch tủ: học không đúng phần kiểm tra
+ cắn bút: không làm được bài
+ trúng tủ: học đúng phần kiểm tra
+ xơi ghế tựa: bị điểm bốn
+ xơi trứng: bị điểm không
+ xơi gậy: bị điểm một, …


Bài tập 2:
? Đây là hình ảnh của tầng lớp nào? Tìm những biệt ngữ của

tầng lớp đó ?

tan ca: hết giờ làm việc.
tăng ca: làm thêm giờ.
sản phẩm: của cải, vật chất mà họ làm ra.


Bài tập 3:
Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào nên dùng
từ địa phương, trường hợp nào không nên dùng từ ngữ địa phương ?
a. Người nói chuyện với mình là người cùng địa phương.
phương
b. Người nói chuyện với mình là người địa phương khác.
c. Khi phát biểu ý kiến ở lớp.
d. Khi làm bài tập làm văn.
e. Khi viết đơn từ, báo cáo gửi thầy, cô giáo.
g. Khi nói chuyện với người nước ngoài biết tiếng Việt.


Củng cố
Câu 1: Từ ngữ địa phương là:
a. từ ngữ được sử dụng rộng rãi trong cả nước.
b.
b từ ngữ được sử dụng chỉ ở địa phương nhất định.
c. từ ngữ có nhiều nghĩa giống nhau.
d. từ ngữ có nhiều nghĩa trái nhau.


Củng cố
Câu 2: Biệt ngữ xã hội chỉ được dùng:

a. trong một tầng lớp công nhân.
b. trong tầng lớp học sinh.
c. trong mọi tầng lớp xã hội nhất định.
d.
d trong một tầng lớp xã hội nhất định.


Bài tập 4: Sưu tầm một số câu thơ, ca dao, hò, vè
của địa phương em (hoặc địa phương khác) có sử
dụng từ ngữ địa phương.
- Tổ 1+ 2: Sưu tầm thơ, ca dao, hò vè miền Bắc
- Tổ 3: Sưu tầm thơ, ca dao, hò vè miền Trung.
- Tổ 4: Sưu tầm thơ, ca dao, hò vè miền Nam.


HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Sưu tầm một số câu ca dao, hò, vè, thơ, văn có sử
dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
- Đọc và sửa chữa các lỗi do lạm dụng từ ngữ địa
phương trong một số bài tập làm văn của bản thân
va bạn.
- Chuẩn bị bài mới: “ Tóm tắt văn bản tự sự”.
+ Đọc trước nội dung bài học.
+ Trả lời các câu hỏi trong SGK.
+ Tự giải quyết trước các bài tập phần luyện tập.