Tư tưởng lão trang là gì

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ
♦♦♦♦♦♦♦♦♦
TƯ TƯỞNG LÃO – TRANG TRONG
THƠ CHỮ HÁN CỦA NGUYỄN DU
GVHD: PGS.TS ĐOÀN LÊ GIANG
SV : LÊ THỊ THÚY NGA
MSSV : 1356010074
TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2014
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Nguyễn Du sinh ra trong thời đại nhiễu nhương ( cuối thế kỉ XIX ) , chứng kiến
bao nhiêu cảnh bọt bèo dâu bể. Triều Lê sụp đổ, 11 tuổi mồ côi cha, 13 tuổi mất mẹ, suốt
thời trai trẻ ăn nhờ ở đậu, có lúc làm con nuôi người ta, "Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán",
Nguyễn Du trải qua 10 năm gió bụi. Sau ra làm quan với triều Nguyễn, tâm hồn chàng
trai xứ Nghệ đã thuộc về những con người đáng thương trong xã hội. Tưởng như sống
trong hoàn cảnh đó, Nguyễn Du sẽ chán nản, bế tắc với thực tại, nhưng không, với một
tấm lòng mẫn cảm, dào dạt yêu thương và vô cùng tinh khiết, những vần thơ chữ Hán của
cụ Tiên Điền như những giọt lệ đầy bi tráng nhỏ xuống lòng đời trái đắng, vọng lên
những âm thanh thống thiết mà vẫn hiên ngang một nhân cách phi thường.Không thể phủ
nhận được,những bài thơ đó chứa đựng được những yếu tố tích cực nhưng lại chìm đi
trong một yếu tố tiêu cực, bi quan. Nguyễn Du đã nhìn thấy nỗi thống khổ của quần
chúng bị áp bức, đã vạch trần bộ mặt xấu xa, độc ác của giai cấp thống trị, nhưng khi
muốn tìm cho mình con đường giải thoát, ông lại bị lạc vào con đường mòn của Lý Bạch,
Đàm Tiên và tuy ông không đi theo gót Lão Trang nhưng trong thơ ông có ảnh hưởng tư
tưởng của họ khá nhiều. Điều này thấy rõ trong những bài thơ chữ Hán của ông, về
những biểu hiện, nguồn gốc kinh điển và giá trị nghệ thuật trong thơ Nguyễn Du . Thực
ra Nguyễn Du không muốn quên đời, Lão - Trang trong ông chỉ là cốt cách của một Nho
sĩ thức thời, và thường thì tư tưởng Lão Trang được thi nhân mượn để tỏ bày cái nội tâm
trong sáng, thanh khiết giữa cuộc đời ô nhược mà thôi.
GIẢI QUYẾT VẦN ĐỀ:

1. LÃO TỬ
Lão Tử là một nhân vật chính yếu trong Triết học Trung Quốc, sự tồn tại của ông
trong lịch sử hiện vẫn đang còn được tranh cãi. Theo truyền thuyết Trung Quốc, ông sống
ở thế kỉ 6 TCN. Nhiều học giả hiện đại cho rằng ông sống ở thế kỉ 4 TCN, thời Bách gia
chư tử và thời Chiến Quốc. Lão Tử được coi là người viết Đạo Đức Kinh - cuốn sách
của Đạo giáo có ảnh hưởng lớn, và ông được công nhận là Khai tổ của Đạo giáo
Tác phẩm của Lão Tử, cuốn Đạo Đức Kinh, là một trong những cuốn chuyên
luận đáng chú ý nhất trong lịch sử triết học Trung Quốc. Nó là kiệt tác được cho là của
ông, đụng chạm tới nhiều vấn đề của triết học trong quan hệ giữa con người và thiên
nhiên, "người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự
nhiên", rằng con người cần sống hòa hợp với thiên nhiên và tạo hóa, tuân theo quy luật
của thiên nhiên, tu luyện để sống lâu và gần với Đạo
Đạo Đức Kinh gồm có 81 chương với khoảng 5000 chữ Hán, chia làm 2 phần:
Thượng Kinh và Hạ Kinh.
• Thượng Kinh gồm 37 chương, bắt đầu bằng câu: "Đạo khả Đạo phi thường Đạo".
Thượng Kinh luận về chữ Đạo nên được gọi là Đạo Kinh.
• Hạ Kinh gồm 44 chương, bắt đầu bằng câu: "Thượng Đức bất Đức thị dĩ hữu
Đức". Hạ Kinh luận về chữ Đức nên được gọi là Đức Kinh.
2. TRANG TỬ
Trang Tử ( 365–290 trước CN), người nước Tống, là một triết gia và tác gia Đạo
giáo. Tên thật của ông là Trang Chu và tác phẩm của ông sau này đều được gọi Trang Tử.
Ông sống vào thời Chiến Quốc, thời kỳ đỉnh cao của các tư tưởng triết học Trung
Hoa với Bách Gia Chư Tử.
Trang Tử Nam Hoa kinh là cuốn sách triết học nổi tiếng của Trang Tử viết vào
thời Chiến Quốc. Cuốn sách ngoài giá trị triết lý còn có giá trị nghệ thuật rất cao,
được Kim Thánh Thán liệt vào hạng nhất trong lục tài tử thư của Trung Quốc. Tác phẩm
gồm 3 thiên: Nội thiên, Ngoại thiên, Tạp thiên.
3. NGUYỄN DU VÀ THƠ CHỮ HÁN CỦA ÔNG
3.1 VÀI NÉT VỀ NGUYỄN DU
Nguyễn Du (1765 - 1820) tên chữ Tố Như, hiệu Thanh Hiên, biệt hiệu Hồng Sơn

lạp hộ. Ông là một nhà thơ lớn của Việt Nam, được người Việt kính trọng gọi ông là "Đại
thi hào dân tộc". Năm 1965, Nguyễn Du được Hội đồng hòa bình thế giới công nhận
là danh nhân văn hóa thế giới và ra quyết định kỷ niệm trọng thể nhân dịp 200 năm ngày
sinh của ông.
3.2 THƠ CHỮ HÁN CỦA NGUYỄN DU
Thơ chữ Hán giữ một vai trò quan trọng trong sự nghiệp văn chương của Nguyễn
Du, bởi nó vừa là nhật ký tâm trạng, vừa là nhật ký có tính hành trình của chính đại thi
hào trong suốt một thời kỳ dài. Đó là mảng thơ ông sáng tác gần như trọn đời (khoảng
trên dưới 30 năm), qua nhiều vùng lãnh thổ khác nhau.
Thơ chữ hán của ông gồm có 3 tập thơ tiêu biểu:
• Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên) gồm 78 bài, viết chủ yếu trong
những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn.
• Nam trung tạp ngâm (Ngâm nga lặt vặt lúc ở miền Nam) gồm 40 bài, viết khi làm
quan ở Huế, Quảng Bình và những địa phương ở phía nam Hà Tĩnh.
• Bắc hành tạp lục (Ghi chép tản mạn trong chuyến đi sang phương Bắc) gồm 131
bài thơ, viết trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc.
Thơ chữ hán của Nguyễn Du theo Giáo sư Mai Quốc Liên, là những áng văn
chương nghệ thuật tác tuyệt, ẩn chứa một tiềm năng vô tận về ý nghĩa. Nó mới lạ và độc
đáo trong một nghìn năm thơ chữ hán của ông cha ta đã đành mà cũng độc đáo so với thơ
chữ hán của Trung Quốc nữa (Lời nói đầu, Nguyễn Du toàn tập, tập 1, NXB Văn học,
1996)
A. BIỂU HIỆN:
Thơ của ông bị ảnh hưởng bởi tư tưởng Lão Trang ở một số điểm sau đây :
Thứ nhất, Nguyễn Du muốn sống một cuộc sống nhàn hạ, bình thản, không vướng màng
đến danh lợi.
Thứ hai, cũng như nhiều nhà nho khác khi ở ẩn hoặc chờ thời, tư tưởng Lão Trang cũng
giúp cho Tố Như có được tư thái “an bần lạc đạo” nghĩa là sống yên ổn với cái nghèo và
vui thú với lẽ đạo.
Thứ ba, Tính cách tiêu dao và nhàn dật của tư tưởng Lão Trang đã giúp ông thanh thản
khi nhìn đời và trông lại mình.

Thứ tư, ông cũng chỉ ra tính cách bi đát và vô thường của đời người và người đời.

Cụ thể, nó được thể hiện rõ như sau :
1. Trong tập thơ Thanh hiên thi tập.
Thanh Hiên thi tập hay còn gọi là Thanh Hiên tiền hậu tập là một trong ba tập thơ
chữ Hán của Nguyễn Du còn để lại. Thanh Hiên Thi Tập gồm 78 bài thơ, là tập thơ chữ
Hán đầu tiên của Nguyễn Du. Tập thơ này Nguyễn Du làm trong thời kỳ hàn vi và có thể
phân chia ra làm ba giai đoạn:
• Mười năm gió bụi: (1786 - khoảng cuối 1795 đầu năm 1796): tức năm Tây
Sơn bắt đầu đưa quân ra Bắc Hà, cho đến năm Nguyễn Du trở về quê nhà ở Hồng
Lĩnh,
• Dưới chân núi Hồng (1796-1802): quãng thời gian ông về ẩn tại quê nhà (Hà
Tĩnh).
• Làm quan ở Bắc Hà (1802-1804): quãng thời gian ông bắt đầu ra làm quan
cho nhà Nguyễn.
Tâm sự của Nguyễn Du vào thời điểm lúc ông viết “Thanh Hiên thi tập” cũng
như tâm sự của bao nhiêu nhà thơ cổ Việt Nam và Trung Quốc dưới các triều đại phong
kiến suy tàn, xã hội loạn lạc. Nghĩa là buồn chán, sầu mộng, bất lực và muốn đi ở ẩn,
muốn xa lánh đời sống ô trọc để giữ lấy cái thanh cao trong nhân cách của mình. Nhưng
ở Nguyễn Du thì cái đó có phần sâu sắc hơn, dằn vặt hơn và được nói ra thành thật hơn,
xúc động.
Trong “10 năm gió bụi” Nguyễn Du là người chạy trốn “khứ quốc” và “cùng
đổ”. Hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ thật muôn phần thương cảm. Nghèo túng, ăn nhờ
ở đậu đã đành, nhưng cái chính là không biết làm gì, theo đường nào. Nhưng cái buồn
của Nguyễn Du, sự thất vọng, tuyệt vọng của Nguyễn Du không phải chỉ là cái buồn của
nhân thế, đó còn là cái buồn trước đất nước và thời cuộc. Một tất yếu lịch sử đã không thể
hiện thực, xã hội Việt Nam đã trì trệ và rên xiết trong gông xiềng phong kiến,và điều đó
là một bi kịch sâu sắc bao trùm lên toàn bộ xã hội. Cho nên nỗi buồn của Nguyễn Du trở
nên mênh mang đến vô cùng. Rồi cũng dễ hiểu là Nguyễn Du đã tìm đến Lão-Trang:
“Sinh vị thành danh nhân dĩ suy,

Tiêu tiêu bạch phát mộ phong xuy.
Tính thành hạc hĩnh hà dung đoạn?
Mệnh đẳng hồng mao bất tự tri.
Thiên địa dữ nhân truân cốt tướng,
Xuân thu hoàn nhữ lão tu mi.
Đoạn bồng nhất phiến tây phong cấp,
Tất cánh phiêu linh hà xứ quy?”
Dịch thơ:
Tấm thân sáu thước tuổi ba mươi
Cũng bởi thông minh chịu tội đời
Há phải văn chương ghen tính mệnh
Nào đâu trời đất ghét lầm người
Kiếm cung dang dở sinh cùng quẩn
Xuân hạ vèo qua bạc tóc vôi
Ước ẩn rừng sâu đầu cạo tóc
Nằm nghe tiếng hát giữa lưng trời.
(Tự thán – giai đoạn “Mười năm gió bụi 1786-1795”
Chặng đường mười năm xa nhà là mười năm của nỗi day dứt muộn phiền mà ông
muốn xua tan đi nhưng vẫn chưa thoát được. Ông than thân trách phận, cho rằng mình
thông minh nên phải “chịu tội trời” , cho rằng “văn chương ghen tính mệnh” , “trời đất
ghét nhầm người” … Cũng chính vì vậy mà ông muốn thoát khỏi cuộc sống phàm tục,
muốn được cạo tóc, vào sâu trong rừng và sống một cuộc sống ẩn dật, vui với thú vui của
cây cỏ, hoa lá và vạn vật.
Những câu thơ trên còn cho ta thấy nỗi day dứt, ám ảnh của tác giả về tuổi già. Nỗi
lo lắng, phiền muộn này của tác giả dường như xuyên suốt tập thơ. Một mặt nó thể hiện
những vất vả, khổ sở của tác giả trên đường đi tránh loạn, mặt khác nó thể hiện nỗi cảm
khái của tác giả trước quy luật của tự nhiên, một cảm quan mang tính nhân sinh mà
không phải bất cứ người nào cũng có được. Cái già đến với con người ta bất ngờ và tự
nhiên cũng như đông qua thì xuân đến, như bông hoa kia sớm nở tối tàn vậy. Duy chỉ có
con người biết tức cảnh mà sinh tình, mà cảm than cho thời thế. Cuộc đời nhiều sóng gió

của Nguyễn Du cùng với tình hình chính trị xã hội lúc bấy giờ không cho phép ông thực
hiện được những hoài bão, lí tưởng của mình một cách trọn vẹn. Ông cảm than cho số
phận không phải vì những lo sợ của một con người thế tục, chỉ biết hưởng thụ và hành
lạc. Nỗi lo sợ của Nguyễn Du ở chỗ sự nghiệp “chưa thành danh” mà “thõn đã già yếu
mất rồi”. Đó cũng là một bi kịch của một con người giàu hoài bão, lĩ tưởng. Thời gian cứ
trôi, tuổi già cứ đến, trong tận sâu thẳm tâm hồn, những bộn bề cảm xúc này luôn chực
trào ra qua.
Mặt khác cũng như nhiều nhà nho khác khi ở ẩn hoặc chờ thời, tư tưởng Lão
Trang cũng giúp cho Tố Như có được tư thái “an bần lạc đạo” nghĩa là sống yên ổn với
cái nghèo và vui thú với lẽ đạo.
“Môn tiền yên cảnh cận như hà,
Nhàn nhật khai song sinh ý đa.
Lục nguyệt bồi phong bằng tỉ địa,
N hất đình tích vũ nghỉ di oa.
Thanh chiên cựu vật khổ trân tích,
Bạch phát hùng tâm không đốt ta.
Tái bệnh thượng tu điều nhiếp lực,
Bất tri thu tứ đáo thùy gia.”
Dịch thơ:
Trước nhà phong cảnh hiện nay sao?
Mở cửa nhìn xem sinh ý nhiều.
Sáu tháng gió đưa bằng đổi chỗ
Một sân mưa đọng kiến bò cao.
Nệm xanh vật cũ lo gìn giữ,
Tóc bạc lòng hăng luống ngẹn ngào.
Còn bệnh hãy nên lo chạy chữa,
Chẳng hay thu tứ đến nhà nào?
( Khai song , Nguyễn Thạch Giang dịch)
Ngay dòng thơ đầu tiên, hồn thơ Nguyễn Du đã hé lộ, với một nội tâm đầy
mâu thuẫn:

“Cảnh khói mây trước cửa gần đây không biết thế nào?”
Con người khát khao hướng ngoại ấy quả luôn vọng tưởng những điều lớn lao:
cảnh khói mây trước cửa. Nghĩ đến cảnh khói mây cũng tức là trăn trở về vũ trụ, về sự
biến đổi của không gian và sự chảy trôi của thời gian. Cảnh tượng ấy chẳng đâu xa, ngay
trước cửa nhà mình, đang gợn lên trong tâm trí mình. Con người quan tâm cuộc đời đến
thế, lại có khi, trở nên lạc lõng, ngơ ngác với cả mây khói ngoài kia, đành phải tự hỏi
chính mình: gần đây không biết thế nào?
Có lẽ bấy lâu nay, nhà thơ tuyệt giao với cuộc sống bên ngoài căn nhà, tự khép
mình vào không gian mái che bé nhỏ. Tâm hồn ấy, chắc hẳn, đang mang một khối tâm sự
đầy u uẩn, luôn muốn biết tất cả, nhưng tự cách ly mình với tất cả. Thật lạ, một nho sĩ
dấn thân, từng mơ vung kiếm giữa trời xanh, từng ngược xuôi, am tường sáu cõi, vì sao
phải chịu ẩn mình trong nhà, lại còn gài chặt luôn cửa sổ? Xưa nay, cuộc đời bao kẻ sĩ
phong kiến, phần nhiều, đều dong ruổi theo chân trời góc biển, chỉ mong thỏa chí tang
bồng. Nguyễn Du, bình sinh đã là kẻ sĩ như thế! Phải chăng, nhà thơ đang trốn chạy một
cái gì ghê gớm bên ngoài cuộc đời? Hay đó là cách quay lưng, để không phải nhìn một
cái gì chán chường, chua chát lắm? Hay cũng vì mặc cảm thiếu cơm rách áo hàng ngày,
vì nỗi buồn đau bệnh triền miên, nhà thơ không muốn bắt gặp cái nhìn thương hại, mối từ
tâm của bất cứ một ai.
Nỗi khát khao hòa nhập với đời đã giục giã nhà thơ mở cửa:
“Ngày nhàn mở cửa sổ thấy nhiều sinh ý.”
May mà có ngày nhàn nên cửa mới được mở ra. Nhưng không phải là cửa chính!
Có lẽ, bởi chân người đâu muốn rời khỏi bậc thềm nhà, chưa muốn trở lại cuộc đời một
kẻ sĩ dấn thân. Nó chỉ là cửa sổ thôi, chỉ là khoảng không bé nhỏ, đủ cho hồn người thôi
khép kín, tạm gác những ngày tháng tuyệt giao cùng thế sự.
Lời thơ giản dị, tưởng mở hết nỗi niềm, ai ngờ, lại gói thêm bao ẩn ý. Hôm nay là
ngày nhàn! Vậy, những ngày qua, nhà thơ bận bịu, ưu tư, trăn trở điều gì nặng nề lắm
sao? Đã khép mình, khép lòng, xa lánh bao nhiêu rắc rối của đời, sao tâm hồn chẳng
được an vui? Mở cửa sổ, chợt thấy nhiều sinh ý! Hóa ra, bấy lâu, cái không gian mái che
bé nhỏ nầy chỉ chứa toàn ý tưởng buồn đau, u ám hay sao? May mà hôm nay, sinh ý đã
tràn về, bao nhiêu nặng nề, u uẩn, dần như tan biến.

Tính cách tiêu dao và nhàn dật của tư tưởng Lão Trang đã giúp ông thanh thản khi
nhìn đời và trông lại mình :
Y quan đạt giả chí thanh vân,
Ngô diệc lạc ngô my lộc quần.
Giải thích nhàn tình an tại hoạch,
Bính trừ dị loại bất phương nhân.
Xạ miên thiển thảo hương do thấp,
Khuyển độ trùng sơn phệ bất văn.
Phù thế vi hoan các hữu đạo,
Khu xa ủng cái thị hà nhân.
Dịch thơ :
Mặc ai chí ở đường mây
Còn ta vui thú cùng bầy hươu nai
Đi săn lòng để thảnh thơi
Điều nhân cốt giữ diệt loài khác sao
Núi sâu tiếng chó sủa mau
Mùi thơm hương xạ phất vào cỏ tươi
Thú vui âu cũng tùy người
Xe đưa lọng đón thôi thôi kệ đời.
( Liệt , Trương Việt Linh địch)
Ông quan niệm về cuộc sống thật nhẹ nhàng. Niềm vui thú của ông không phải
điều gì đó to tát, lớn lao mà đó là “vui thú với bầy hươu nai”. Điều đó có nghĩa là ông
dành khoảng thời gian còn lại của phần đời mình làm những điều mình thích, tránh xa
cuộc sống bon chen nơi thành đô xa hoa, tráng lệ và sống một cuộc sống tự do, tự tại, có
thể làm chủ bản thân. Những hình ảnh mộc mạc gần gũi của một vùng thôn quê hiện lên
trước mắt ta “ tiếng chó sủa” , “mùi thơm hương xạ”, “ cỏ tươi”. Ôi! Dù có phải đánh đổi
tất cả để làm những điều mà trước đây mình chưa bao giờ thực hiện được âu cũng không
phải là điều đáng tiếc.
Rồi, trong sáu năm ở quê nhà, tâm sự nhà thơ cũng không khác gì tâm sự trong
mười năm lưu lạc quê người. Cũng là tâm sự của người bất đắc chí, có điều sâu sắc hơn

mà thôi. Lòng chán nản của ông đã đến tột bực. Ông cảm thấy như người đi trong đêm tối
mù mịt, trơ trọi một thân trên con đường xưa cũ, gió lạnh. Nhất là từ khi về đây, người
càng suy yếu, và vẫn túng quẫn như những ngày ăn nhờ, ở đậu, cho nên chí khí lại càng
xuống nhiều. Ông chỉ còn niềm vui duy nhất là nghĩ rằng mình vẫn giữ được lòng trong
sạch, không để cát bụi bám vào. Thế rồi những ý nghĩ tiêu cực, thoát ly trần tục, có sẵn từ
hồi đầu, bây giờ lại có đất để nảy nở mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Và cũng như tất cả những
nhà Nho thuở trước ở vào cảnh thất chí, Nguyễn Du đi tìm trong Đạo giáo những liều
thuốc hòng làm dịu bớt vết thương lòng:
“Nhất niên xuân sắc cửu thập nhật,
Phao trịch xuân quang thù khả liên.
Phù thế công danh khan điểu quá,
Nhàn đình tiết tự đới oanh thiên.
Trắc thân bất xuất hữu hình ngoại,
Thiên tuế trường ưu vị tử tiền.
Phù lợi vinh danh chung nhất tán,
Hà như cập tảo học thần tiên ?”

(Một năm có chín chục ngày xuân,
Thấm thoắt xuân đi tiếc bội phần.
Cõi thế công danh qua vun vút,
Trước sân thời tiết đổi lần lần.
Chiếc thân không lọp vòng đào chú,
Nghìn thủa lo hoài lúc sống còn.
Danh lợi hão huyền chung cuộc trắng,)
Sao bằng sớm học đạo thần tiên?
(Mộ xuân mạn hứng – “giai đoạn làm quan ở Bắc Hà 1802-1804”)
2. Nam trung tạp ngâm
Nam trung tạp ngâm (Ngâm nga lặt vặt lúc ở miền Nam) là tập thơ chữ Hán thứ hai (sau
Thanh Hiên thi tập) của Nguyễn Du gồm 40 bài thơ làm từ năm 1805 đến cuối năm 1812,
tức là từ khi Nguyễn Du được thăng hàm Đông các điện học sĩ ở Huế cho đến hết thời kỳ

làm Cai bạ dinh Quảng Bình.Mở đầu tập thơ là bài Phượng hoàng lộ thượng tảo hành
(Trên đường Phượng Hoàng) và cuối tập là bài Đại tác cửu tư quy (Làm thay người đi thú
lâu năm mong về). “Nam trung tạp ngâm có tính chất nhật ký, bút ký của tác giả trong
những năm tháng làm quan ấy. Những bài thơ trong tập thơ này vẫn là những tiếng thở
dài của nhà thơ trước một thực trạng mà ông không thấy có gì gắn bó.
Trong một số bài, Nguyễn Du lại nói về sự nghèo túng, ốm đau của mình (Ngẫu
đề, Thủy Liên đạo trung tảo hành ) hay nói một cách mỉa mai và bóng gió về thói hay
chèn ép của các quan lại (Ngẫu đắc, Điệu khuyển ). Trong một số bài khác nữa, ông vẫn
cứ trở đi trở lại với cái tâm sự u uất, bế tắc của mình (Tạp ngâm, Thu chí, Giản Công bộ
Thiêm sự Trần, Thu nhật ký hứng, Y nguyên vận ký Thanh Oai Ngô Tứ Nguyên ). Và
đâu đó phải chăng ám ảnh tư tưởng Trang Tử, ông than thở việc ra làm quan là bị nhốt
vào lồng củi, không thôi khao khát tìm được những ngày phóng khoáng tự do (Tân thu
ngẫu hứng, Tặng nhân, Vọng Thiên thai tự…)
Với nhà Nguyễn, ông được trọng vọng, mà trong thơ ông có cái gì như chán chường nhà
Nguyễn. Và cũng giống như Thanh Hiên thi tập, trong Nam Trung tạp ngâm, chưa bao
giờ Nguyễn Du nói rõ cái tâm sự thật của mình, rải rác đây đó, trong thơ chỉ thấy ông
than thở cuộc đời là đáng buồn, đáng chán, là vô nghĩa, là bãi bể nương dâu…” (Theo
giáo sư Nguyễn Lộc).
Việc làm quan với Nguyễn Du chỉ là chuyện mưu sinh chứ không phải là chuyện
công danh. Đời sống của ông rất thanh bạch. Mặc dù vậy ông “thường bị quan trên quở
trách nên lấy làm uất ức, bất chí”: “Thử thân dĩ tác phàn lung vật/Hà xứ trùng tầm hãn
mạn du”
Giang thành nhất ngoạ duyệt tam chu,
Bắc vọng gia hương thiên tận đầu.
Lệ Thuỷ, Cẩm Sơn giai thị khách,
Bạch vân hồng thụ bất thăng thu.
Thử thân dĩ tác phàn lung vật,
Hà xứ trùng tầm hãn mạn du.
Mạc hướng thiên nhai thán luân lạc,
Hà Nam kim thị đế vương châu

Giang thành một đến ba xuân lụn
Ngoảnh lại gia hương nẻo mịt mù
Sông Lệ non Ngân đâu chẳng khách
Cây hồng mây trắng thảy đều thu
Chậu lồng vướng kiếp thôi đành đoạn
Sông nước vui chơi há dễ dầu
Luân lạc phương trời thôi chớ nghĩ
Bờ Nam đã thuộc đất Thần Châu.
(Bản dịch thơ của Quách Tấn)
Nguyễn Du nhấn mạnh sự đối lập giữa hôm nay và hôm qua, giữa việc làm quan
và cuộc sống tự tại, giữa sự bó buộc và tháng ngày lãng du. Vốn là người biết quý cuộc
sống tự do, đối với chuyện công danh, Nguyễn Du như đã bày tỏ thái độ ghê sợ không
giấu giếm khi phải bước chân vào vòng “bể hoạn” của Gia Long. Nguyễn Du chua chát
nghĩ rằng mình đã “vào tròng”
Trong tình cảnh làm quan không mấy toại ý, nên Nguyễn Du lại ao ước về nhà ăn
uống đạm bạc, làm bạn với hươu nai, quanh đi quẩn lại giống như thời ở Thái Bình và
làm quan ở Bắc Hà. Trong thời gian làm quan, Nguyễn Du không ít lần nghĩ đến chuyện
muốn về, nhưng phần vì vua nhà Nguyễn níu kéo, phần vì gia cảnh, ông không thể thực
hiện được mong muốn ấy. Thi nhân làm thơ tặng bạn nhưng lại thể hiện ước muốn của
chính mình: được sống một cuộc sống bình dị, làm bạn với hươu nai, vui vẻ cùng con
cháu, uống rượu với bạn bè:
Doanh doanh nhất thuỷ đối cô thôn,
Trung hữu cao nhân bất xuất môn.
Tiêu lộc mộng trường tâm bất cạnh,
Tần Tuỳ vãng sự khẩu năng ngôn.
Xuân vân mãn kính quần my lộc,
Thu đạo đăng trường đốc tử tôn.
Ngã dục quải quan tòng thử thệ,
Dữ ông thọ tuế lạc cầm tôn.
(Tặng nhân)

Quanh co dòng biếc chắn thôn côi
Đóng cửa ngồi cao một bóng người
Hươu lá mộng đời lòng nguội hẳn
Tần Tùy chuyện cũ miệng bàn chơi
Giục lòng con cháu mùa sai lúa
Chung thú hươu nai buổi đẹp trời
Cũng muốn từ quan theo nguyện cũ
Cùng ông tuổi thọ rượu đàn vui
(Bản dịch thơ của Quách Tấn)
2. Bắc hành tạp lục
Bắc hành tạp lục (Ghi chép tản mạn trên đường đi sứ phương Bắc) là tập thơ bao
gồm 131 bài thơ chữ Hán do Nguyễn Du sáng tác trong khoảng thời gian ông dẫn đầu
đoàn sứ bộ nhà Nguyễn sang Trung Quốc từ đầu năm Quý Dậu 1813 đến đầu năm Giáp
Tuất 1814. Đây là một tập thơ nói lên lòng thương cảm sâu xa những người trung nghĩa
bị hãm hại, những người tài hoa bị vùi dập, những người lao động cùng khổ bị đói rét
cùng nỗi khinh ghét giới thống trị kiêu căng, tàn bạo được Nguyễn Du nói lên bằng
những vần thơ hết sức sâu sắc.
Cùng những hoài niệm riêng tư cảm nhận trong chuyến hành trình của mình, Tập
thơ này cho thấy ở Nguyễn Du một khả năng quan sát chi tiết trung thực, kiến thức thâm
sâu về địa lý và lịch sử Trung Hoa cũng như một hệ thống suy tư đặc thù sâu sắc về nhân
sinh.
Ngoài ra, Bắc Hành Tạp Lục cũng cho thấy ít nhiều tâm tư của Nguyễn Du luôn
mơ ước một cuộc sống xa lánh những danh lợi phù phiếm, mong muốn có một cuộc sống
ẩn dật như ngày nào ở ngọn Hồng Lĩnh giờ chỉ còn trong giấc mộng:
( Nhiếp Khẩu Đạo Trung )
Thu mãn phong lâm sương diệp hồng
Tiểu oa hào xuất đoản ly đông
Sổ huề canh đạo kê đồn ngoại
Nhất đái mao từ dương liễu trung
Hồng Lĩnh cách niên hư túc mộng

Bạch đầu thiên lư tẩu thu phong
Mang nhiên bất biện hoàn hương lộ
Xúc mục phù vân xứ xứ đồng
Dịch thơ:
Trên Đường Đi Nhiếp Khẩu
Giữa thu rừng phong đỏ đượm sương
Chó sủa nghe từ giậu phương đông
Dăm con gà lợn ngoài đám lúa
Một dãy nhà tranh xuôi hàng dương
Mộng về Hồng Lĩnh quá năm rồi
Đầu bạc ngàn dặm hứng gió thu
Đường về quê cũ sao mờ mịt
Nhìn đâu cũng chỉ thấy mây trôi
Nhiếp Khẩu là một thị trấn ở cửa sông Nhiếp Giang, phía đông thành Vũ Hán.
Nguyễn Du qua đây vào lúc mùa thu chín. Những túp lều tranh, ruộng lúa, gà lợn, tiếng
chó sủa vang bên hàng giậu : cảnh làng mạc Trung Hoa ít nhiều mang hơi hướng Việt
Nam. Đó là một vùng quê thắng cảnh, thiên nhiên hùng vĩ, sông núi hữu tình, là nơi du
ngoạn thưởng lãm, vui thú của những bậc Bá Di, Thúc Tề muốn xa lánh cuộc đời gió bụi,
muốn rũ bỏ áo mũ công danh. Với ý nghĩa đó, Hồng Lĩnh là nơi Nguyễn Du tha thiết nhớ
thương và mong muốn trở về. Trở về với nơi cội nguồn xứ sở, vứt bỏ mọi danh lợi phù
hoa, chấm dứt cái hành trình lưu lạc, “thất cước” mấy chục năm. Bởi vậy, có thể nói, nếu
như trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du có một giấc mộng, thì đó là giấc mộng lớn Hồng
Lam, và giấc mộng đó càng cháy bỏng vì ngày tháng lưu lạc càng dài, tóc càng bạc thêm.
Tóc bạc thường đi đôi với giấc “hương quan” nhà:
“Hồng Lĩnh cách niên hư túc mộng
Bạch đầu thiên lý tẩu thu phong”
Thơ chữ hán của Nguyễn Du từ Thanh Hiên Tiền Hậu Tập đến Nam Trung Tạp
Ngâm và đặc biệt là Bắc Hành Tạp Lục đã giúp chúng ta thấy được phần nào con đường
của tâm tư Tố Như. Đó là một nhà nho chân chính luôn giữ tròn nhân cách giữa bao biến
chuyển của thời đại. Đồng thời, Tố Như cũng là người thấm nhuần sâu sắc tư tưởng Lão

Trang và nhất là tư tưởng thiền của đạo Phật. Trong cuộc sống xã hội, ông luôn làm tròn
chức trách và giữ được phẩm cách tốt đẹp khi còn là một nho sĩ nghèo khổ cũng như khi
bước chân vào chốn quan trường danh lợi đua chen.
Rải rác trong nhiều bài thơ, chúng ta cũng thấy được mong ước của một Tố Như
muốn xa lánh cuộc đời với nhiều phiền toái của danh lợi, lắm sự ô trọc không phù hợp
với ông, một nhà nho thấm nhuần tư tưởng đạo Lão. Nhân thế mà phần đông những kẻ
theo về với Đạo học, bao giờ cũng khởi đầu bằng cách lánh xa cuộc sống phồn hoa xã
hội, thích ở những nơi tịch mịch thiên nhiên. Nguyễn Du từ chỗ ảnh hưởng của Đạo lão,
nên ấy vậy mà mong ước đó của ông xuất phát cũng từ một phần tư tưởng của Lão Trang:
“Tuy là nghèo, mà lòng vẫn luôn luôn thanh cao, không bao giờ chịu bó thân trong cảnh
vinh hoa phú quý. Tài Trí ấy, nếu muốn lợi danh, ắt hẳn đã có lợi danh lập tức.”( Trang
Tử Nam Hoa Kinh)
Tuy nhiên, lánh đời có khi cũng chưa đủ để gọi là thoát được khỏi ảnh hưởng của
đời. Ở trong đời mà không để cho thân tâm lụy vì đời, mới thật là người làm chủ được
hoàn cảnh, mới thật là người tự do. Sự thản nhiên dứt bỏ đối với thế sự khởi nơi lòng giác
ngộ của mình trước nhất: đâu cần phải xa lánh cuộc đời mới dứt được lòng nô lệ quyến
luyến.
Tâm tư ấy chúng ta đã từng bắt gặp rõ nét trong Thanh Hiên Tiền Hậu Tập với
bài “Hành lạc từ” mà Tố Như đã nghiệm thấy nhiều lẽ vô thường qua cuộc đời mong
manh. Chính vì thế những bài thơ về sau chuyến sứ trình như “Vinh Khải Kỳ thập tuệ
xứ”, “Tiềm Sơn đạo trung”, “Đào hoa dịch đạo trung” … thấp thoáng hình ảnh của các
bậc ẩn sĩ vui với lẽ đạo và xa lánh cuộc đời phức tạp rõ ràng nhất ở trong bài thơ “Hoàng
Mai sơn thượng thôn” với hình ảnh của cuộc sống an nhàn, vui thú của các bậc ẩn sĩ vui
với lẽ đời mang chút ảnh hưởng của tư tưởng Lão Trang:
( Đồ Trung Ngẫu Hứng )
Sơn hạ kiều tùng, tùng hạ phần
Luy luy đô thị cổ thời nhân
Tự do tự tại bất tri tử
Hoa lạc hoa khai vô hạn xuân
Phục lạp tử tôn không loại tửu

Thế gian phú quí đẳng phù vân
Bách niên đáo để giai như thị
Hồ thủ mang mang nhất phiến trần.
Dịch thơ:
Chân núi thông cao, những dãy mồ
Ngổn ngang gò đống, thảy người xưa
Tự do tự tại, chết không biết
Hoa nở hoa tàn, xuân chẳng lo
Phục lạp cháu con uổng rượu tưới
Giàu sang thế cuộc thoảng mây đưa
Trăm năm rốt ráo đều như thế
Ngoảnh lại mênh mang áng bụi mờ
( Đặng Thế Kiệt dịch)
Phục là tiết phục màu hạ, lạp là tiết chạp mùa đông, hai ngày lễ của nhà nông
thời cổ người ta làm lễ tế ở mồ. mả gia tiên, khi tế thường tưới rượu xuống đất, để cầu
thần dưới đất, cũng như dâng hương để khói bốc, cầu thần trên trời. Ở Trung Hoa, hàng
năm, đến hai tiết này nguời ta thường làm lễ tế mồ mả tổ tiên, rót rượu xuống đất để xin
phù hộ. Nguyễn Du đã chứng kiến và ông thật sự vui thú với những nét văn hóa đậm chất
Trung Hoa như vậy. Và cũng chính vì chịu ảnh hưởng từ tư tưởng Đạo giáo, muốn được
cuộc sống an nhàn, rời xa danh lợi phù phiếm mà nhà thơ đã tạo nên những vần thơ nhẹ
nhàng tôn đậm nên những mảng màu cuộc sống.
B. NGUỒN GỐC KINH ĐIỀN
Thể hiện ở chỗ Nguyễn Du đã sử dụng một cách linh hoạt, khéo léo những hình ảnh:
nào là "hạc hĩnh", "mã đề", nào là "hoạn hữu thân", "dưỡng chuyết", nào là "ngọa thính
tùng phong hưởng bán vân", "sài môn trú tĩnh sơn vân bế"…

“ Đào hoa, đào diệp lạc phân phân,
Môn yểm tà phi nhất viện bần

Dị hương dưỡng chuyết sơ phòng tục,

Loạn thế toàn sinh cửu uý nhân…”
Hoa lá vườn đào rụng tả tơi,
Một nhà bần bạc cổng xiên

Đất khách giả ngây phòng kẻ tục,
Giữ mình thời loạn sợ lòng người
(U cư 2)
Nguyễn Du đã dùng hình tượng rút ra từ Lão Tử “dưỡng chuyết”- Đại xảo
nhược chuyết (Chương 45- Lão Tử đạo đức kinh). Toàn cảnh là hoa đào và lá đào rơi
rụng khắp nơi. Cánh cửa cổng nghiêng lệch với một căn nhà nghèo nàn . Ở chốn quê
người phải làm vẻ vụng về để đề phòng những kẻ tầm thường tục tằn thô lỗ. Sống thời
loạn lạc, muốn tính mạng lâu dài phải sợ người ta. Câu thơ có một chút gì đó như là mỉa
mai, thâm thuý, mỉa mai cho thói đời, cho thực tế loạn lạc và chiến tranh. Giữa lúc ấy,
những thói quen, phản ứng rất tự nhiên của con người đời thường cũng phải theo thế tục.
Không ít lần tác giả nhắc đến những câu kiểu như: “giả vụng về để phòng thói tục”, “vỡ
muốn giữ toàn sinh mạng nên luôn sợ người ta”. Tất cả những gì ông viết trong tập thơ
chỉ là một lớp váng nổi trên bề mặt, còn thực chất tâm sự của nhà thơ là gì, ông không
nói ra cụ thể và hình như ông cũng không nhận thức được một cách cụ thể. Đây cũng
chính là những tâm sự sâu xa trong lòng, những cảm xúc day dứt, ám ảnh tác giả xuyên
suốt tập thơ. Một nỗi buồn man mác, diệu vợi vượt lên trên những nỗi buồn thế tục, tuổi
già, cơm áo và bệnh tật. Nhà thơ ngoài cảm thức nhân sinh còn có cảm thức về thời thế.
Chỉ có điều, cảm thức về nhân sinh, cuộc sống thì được thể hiện rất rõ ràng, còn cảm thức
về thời thế thì chỉ gợi lên trong lòng người đọc cảm giác về một nỗi buồn, về những tâm
sự có phần bất đắc chí.
Hay trong bài thơ :
“Sinh vị thành danh nhân dĩ suy,
Tiêu tiêu bạch phát mộ phong xuy.
Tính thành hạc hĩnh hà dung đoạn?
Mệnh đẳng hồng mao bất tự tri.
Thiên địa dữ nhân truân cốt tướng,

Xuân thu hoàn nhữ lão tu mi.
Đoạn bồng nhất phiến tây phong cấp,
Tất cánh phiêu linh hà xứ quy?”
Dịch thơ:
Tấm thân sáu thước tuổi ba mươi
Cũng bởi thông minh chịu tội đời
Há phải văn chương ghen tính mệnh
Nào đâu trời đất ghét lầm người
Kiếm cung dang dở sinh cùng quẩn
Xuân hạ vèo qua bạc tóc vôi
Ước ẩn rừng sâu đầu cạo tóc
Nằm nghe tiếng hát giữa lưng trời.
(Tự thán – giai đoạn “Mười năm gió bụi 1786-1795”)
Nguyễn Du than thở về hoàn cảnh phiêu bạt không nhà không nghề nghiệp, sống
lang thang nghèo đói từ khi bắt đầu cơn binh lửa năm 1786. Đó là tâm trạng bi quan chán
nản của Nguyễn Du. Chặng đường mười năm xa nhà là mười năm của nỗi day dứt muộn
phiền mà ông muốn xua tan đi nhưng vẫn chưa thoát được. Ở đây ta bắt gặp hình ảnh
“hạc hĩnh” đậm chất Trang Tử: “Chân le dù ngắn, nối thêm thì nó lo; chân hạc dù dài, nối
thêm thì nó xót” ( Phù hĩnh tuy đoản, tục chi tắc ưu; hạc hĩnh tuy trường, đoạn chi tắc bi).
Ý nói không thể làm trái với quy luật của tự nhiên.
C. GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT
Một số điều đáng chú góp phần làm nên giá trị nghệ thuật trong thơ chữ Hán của
Nguyễn Du là việc sử dụng từ ngữ hàm xúc, cô đọng ; thể thơ thất ngôn bát cú uyển
chuyển kết hợp với việc sử dụng những hình ảnh được rút ra từ Lão Trang linh hoạt, khéo
léo. Hơn thế nữa, trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du còn sử dụng khá nhiều điển tích,
điển cố, điều này góp phần to lớn thể hiện rõ đặc trưng của Văn học thời kỳ Trung đại.
Một điểm dễ thấy nữa trong tập thơ chữ Hán là tâm sự của nhà thơ thường được
gợi lên từ những hình ảnh mang tính gián tiếp. Hình ảnh này thường mang một nỗi buồn
man mác, một khung cảnh tĩnh lặng, thê lương với những con người sống bàng bạc, lặng
lẽ qua ngày. Con người vốn đã thừa những khổ đau và buồn bã trong cuộc đời như

Nguyễn Du đứng trước cảnh này lại càng thấm thớa sâu sắc những gỡ mình đã phải trải
qua. Có thể cuộc sống lưu lạc nơi thôn dã, trở về, gần gũi với tự nhiên, với cuộc sống
giản dị của người nông dân, là thời điểm mà nhà thơ có điều kiện suy nghĩ, trải nghiệm
và ý thức về cuộc đời một cách sâu sắc và thấm thớa nhất. Đã hơn một lần trong Thanh
Hiên thi tập nhà thơ phải thốt lên, cảm khái cho thời thế, cho số phận, cho cuộc sống khổ
cực, tuổi già và bệnh tật.
Nhưng để có được những thành công đó, thì không phải chỉ có tài năng về trí
tuệ mà còn phải có một tấm lòng nhân đạo. Nếu như không có lòng yêu thương con
người, cảm thông với những số phận nghiệt ngã đang trong vòng bế tắc kia thì làm sao
Nguyễn Du có thể viết ra những áng thơ cao đẹp ấy. Đó không phải là một tác phẩm nghệ
thuật đơn thuần mà nó còn là tình người, là cách mà con người đối xử với nhau trong
cuộc sống.
KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Nói tóm lại, Nguyễn Du là một nhà thơ đại tài của dân tộc, không những có tài
năng xuất chúng mà ông còn làm lay động trái tim người đọc qua những trang thơ chữ
Hán của mình bằng sự đồng cảm sâu sắc với con người. Những vần thơ của ông là sự kết
tinh tất cả những gì cao quý, đáng chân trọng nhất của một con người. Tuy sống trong
hoàn cảnh khó khăn, loạn lạc, cũng có đôi khi ông chán nản thực tại, muốn sống một
cuộc sống tự do, ẩn dật, xa lánh cuộc sống phồn hoa nơi thành đô nhưng trong ông luôn
khát khao một cuộc sống tự do, bình đẳng cho mọi kiếp người. Ông đến với thơ ca để
vơi đi nỗi buồn thực tại mà ông phải gánh chịu nhưng qua đó cũng thể hiện được lòng
căm thù sâu sắc đối với những thế lực tàn bạo và thể hiện niềm tin mãnh liệt vào quần
chúng nhân dân. Như đã nói về các tác phẩm chữ Hán của Nguyễn Du ở trên, bao gồm :
Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục. Nguyễn Du đã bị ảnh
hưởng bởi tư tưởng Lão Trang trong các sáng tác của mình, điều đó được thể hiện qua
những biểu hiện thơ, nguồn gốc kinh điển và giá trị nghệ thuật của các tác phẩm.