Tuổi thọ của người bệnh tiểu đường là bao nhiêu năm 2024

Nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí y khoa Lancet Diabetes & Endocrinology vào tháng 10, mục tiêu là tìm mối liên hệ giữa thời điểm chẩn đoán tiểu đường và tuổi thọ của mỗi người.

Kết luận được đưa ra sau quá trình phân tích dữ liệu từ 19 quốc gia thu nhập cao, với sự tham gia của 1,5 triệu người. Nhìn chung, đối với một người, mắc bệnh tiểu đường sớm hơn 10 năm có thể giảm khoảng 4 năm tuổi thọ.

Nhóm nghiên cứu nêu rõ: được chẩn đoán ở tuổi 30, tuổi thọ giảm 14 năm; chẩn đoán ở tuổi 40, tuổi thọ giảm 10 năm; chẩn đoán ở tuổi 50, tuổi thọ giảm 6 năm. Tỷ lệ giảm tuổi thọ ở phụ nữ cao hơn một chút so với nam giới.

"Bệnh tiểu đường tuýp 2 từng được coi là căn bệnh ảnh hưởng đến người lớn tuổi. Nhưng chúng ta thấy ngày càng nhiều người được chẩn đoán sớm hơn, khiến tuổi thọ của họ bị rút ngắn như chúng tôi đã chỉ ra trong nghiên cứu", giáo sư Emanuele Di Angelantonio, tác giả nghiên cứu cho biết.

Tuổi thọ của người bệnh tiểu đường là bao nhiêu năm 2024

Minh họa thiết bị đo đường huyết. Ảnh: Freepik

Theo tiến sĩ Stephen Kaptoge, đồng tác giả nghiên cứu, do ảnh hưởng lớn của bệnh tiểu đường tuýp hai đến cuộc sống, ngành y tế cần ưu tiên ngăn ngừa hoặc trì hoãn khởi phát bệnh.

Nguyên nhân số ca mắc tiểu đường ngày càng tăng là mức độ béo phì, chế độ ăn uống thiếu khoa học, lối sống lười vận động. Bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng khiến bệnh nhân có nguy cơ cao mắc các bệnh khác như tim mạch, đột quỵ, vấn đề về thận, bệnh ung thư.

Theo tiến sĩ Kaptoge, có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng cách xác định và hỗ trợ nhóm nguy cơ cao. Các chuyên gia cũng khuyến khích sử dụng phương pháp điều trị gồm thuốc kê đơn và thay đổi lối sống, thay đổi môi trường để khuyến khích hoạt động thể chất nhiều hơn.

Người bệnh tiểu đường sống được bao lâu và có những biện pháp nào để kéo dài tuổi thọ? Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.

Tuổi thọ của người bệnh tiểu đường tuýp 2 là bao lâu, ngắn hơn so với tuổi thọ người bình thường bao năm,... là nỗi băn khoăn, lo lắng của rất người bệnh. Tuy nhiên, con số này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như độ tuổi mắc bệnh, cơ thể có đang mắc các loại bệnh khác hay không, chế độ ăn uống, lối sống,...

Người bệnh hoàn toàn có thể chú trọng vào việc chăm sóc sức khỏe để nâng cao tuổi thọ.. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và lời khuyên bổ ích giúp cải thiện tình trạng bệnh.

Người bệnh tiểu đường tuýp 2 sống được bao lâu?

Theo ước tính của Diabetes UK, tuổi thọ của người bình thường có thể bị giảm tới 10 năm khi mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và giảm hơn 20 năm đối với người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Tuy nhiên, nhờ sự tiến bộ trong chăm sóc bệnh nhân tiểu đường vào những thập kỷ gần đây mà tuổi thọ của người bệnh đang tăng lên đáng kể.

So với tuýp 1, người bệnh tiểu đường tuýp 2 đa số có tuổi thọ kéo dài hơn và chỉ ngắn khoảng 5 – 10 năm tuổi thọ so với người bình thường. Bởi vì tiểu đường Túyp 1 thường mắc từ sớm và quá trình điều trị bệnh cũng sẽ dài hơn tiểu đường Túyp 2.

Con số tuổi thọ sẽ tùy thuộc vào cách mỗi người đối phó với tiểu đường. Người chủ động xét nghiệm đường huyết định kỳ và chẩn đoán sớm từ giai đoạn tiền tiểu đường có thể có tuổi thọ kéo dài hơn.

Điều quan trọng là bạn cần hiểu rõ những yếu tố nguy cơ làm giảm tuổi thọ của bản thân và chủ động ngăn ngừa các biến chứng để tăng tuổi thọ khi điều trị bệnh tiểu đường.

Một nghiên cứu trên 421 người khoảng 65 tuổi (trong đó 194 phụ nữ) công bố vào năm 2022 cho thấy người bệnh tiểu đường tuýp 2 có chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp đã tăng thêm khoảng 2,0 – 3,9 năm tuổi thọ; giảm huyết áp ở người bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể kéo dài tuổi thọ 1,1 – 1,9 năm; giảm cholesterol ở mức thấp kéo dài 0,5 – 0,9 năm.

Đáng chú ý, các nghiên cứu cho thấy chỉ số HbA1C giảm từ 9,9% xuống 7,7% giúp người bệnh đái tháo đường tuýp 2 sống thêm 3, 4 năm.

Như vậy, các nghiên cứu đã chỉ ra thực hiện một lối sống lành mạnh và quản lý tốt lượng đường trong máu sẽ giúp người bệnh đái tháo đường tuýp 2 khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ.

Nguyên nhân làm giảm tuổi thọ ở bệnh tiểu đường tuýp 2

Lượng đường trong máu cao trong một khoảng thời gian liên tục có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường như:

  • Bệnh võng mạc đái tháo đường
  • Bệnh thận
  • Bệnh tim mạch
  • Bệnh thần kinh đái tháo đường

Ngoài ra, lượng đường huyết cao còn gây ra các tình trạng sức khỏe liên quan như:

  • Huyết áp cao
  • Cholesterol cao gây bệnh tim mạch, đột quỵ,...

Cả hai tình trạng này đều góp phần làm giảm lưu thông máu và tăng thêm tổn thương đến các cơ quan như tim, thận, mắt và thần kinh khiến tuổi thọ bị suy giảm đáng kể.

Những lưu ý giúp người bệnh tiểu đường tuýp 2 kéo dài tuổi thọ

Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm còn tùy thuộc vào việc người bệnh có kiểm soát tốt bệnh để ngăn ngừa biến chứng hay không. Sau đây là một vài giải pháp có thể giúp người bệnh tiểu đường kéo dài tuổi thọ:

  • Kiểm soát tốt lượng đường trong máu để làm giảm nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực
  • Hoạt động thể chất thường xuyên để máu được lưu thông tốt
  • Có chế độ ăn uống phù hợp, hạn chế carbohydrate và các loại thực phẩm gây hại cho cơ thể
  • Kiểm soát tốt các bệnh lý kèm theo
  • Đi khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ

Biến chứng bệnh tiểu đường là mối đe dọa lớn tới tính mạng của người bệnh và là nguyên nhân chính dẫn tới tuổi thọ bị giảm nhanh chóng. Nếu bạn đang lo lắng về tình trạng sức khỏe hiện tại, hãy đi khám với các bác sĩ Nội tiết - Tiểu đường để được điều trị hiệu quả nhất.

tiểu đường type 1 sống được bao lâu?

Theo Hiệp hội Tiểu đường Anh quốc, người bệnh tiểu đường tuýp 1 có thời gian sống trung bình khoảng 63 – 65 năm, ít hơn 20 năm so với người bình thường. Tuy nhiên, những tiến bộ trong điều trị cùng sự gia tăng về nhận thức đã kéo dài đáng kể tuổi thọ của người bệnh tiểu đường.

Tiểu đường ăn gì nhanh chết?

Những người tham gia mắc bệnh tiểu đường loại 2 thường xuyên uống đồ uống có đường như soda hoặc nước chanh có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tử vong sớm hoặc cả hai cao hơn so với những người thường xuyên uống đồ uống lành mạnh hơn, bao gồm cà phê, trà, sữa ít béo, và nước lọc thông thường.

Bệnh tiểu đường bao lâu mọi biến chứng?

Các biến chứng mạn tính thường sẽ xuất hiện sau thời điểm chẩn đoán bệnh khoảng 5 – 10 năm. Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh muộn, bạn sẽ có nguy cơ gặp biến chứng ngay tại thời điểm chẩn đoán. Ngược lại, nếu bạn phát hiện sớm và điều trị tốt, thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường có thể trì hoãn tới vài chục năm.

tiểu đường tuýp 2 có ảnh hưởng gì không?

Đái tháo đường tuýp 2 có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm: - Mắt: khó nhìn, đục thủy tinh thể, nhạy cảm với ánh sáng, mù lòa. - Bàn chân đái tháo đường: Lở loét, nhiễm trùng, cắt cụt chi. - Tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.