Tỷ lệ lãi gộp trên giá vốn

Lợi nhuận gộp là tổng lợi nhuận mà công ty kiếm được sau khi đã trừ đi mọi chi phí liên quan đến sản xuất và kinh doanh. Lợi nhuận gộp có vai trò quan trọng giúp chủ doanh nghiệp nắm bắt được hiệu quả kinh doanh và đề ra chiến lược hiệu quả.

1. Lợi nhuận gộp là gì?

Lợi nhuận gộp (Gross profit) hay còn gọi là lãi gộp là chỉ số vô cùng quan trọng trong báo cáo kinh doanh thường kỳ của doanh nghiệp. Lợi nhuận gộp là tổng lợi nhuận mà công ty kiếm được sau khi trừ đi mọi chi phí liên quan đến sản xuất, bán sản phẩm hoặc chi phí cung cấp dịch vụ.

Tỷ lệ lãi gộp trên giá vốn

Lợi nhuận gộp/lãi gộp là yếu tố đánh giá hiệu quả kinh doanh

Về bản chất, lãi gộp là lãi thu được sau khi lấy doanh thu thuần trừ đi giá vốn hàng bán, nó thể hiện tổng thu nhập của công ty khi kinh doanh sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó.

Dựa vào chỉ tiêu lợi nhuận gộp, nhà quản trị có thể xác định được mức độ hiệu quả của các chiến lược kinh doanh để có hướng lên các bước kế hoạch tiếp theo.

2. Tỷ suất lợi nhuận gộp là gì?

Chỉ số tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross profit margin) được sử dụng để đánh giá hoạt động kinh doanh chính và sức khỏe tài chính của một công ty. Bằng cách tính toán ra số tiền còn lại sau khi trừ đi giá vốn hàng hóa đã bán ra chiếm bao nhiêu tỷ lệ phần trăm trong doanh thu, cho thấy mức lợi nhuận này có đáp ứng được mục tiêu, mong muốn của doanh nghiệp.

Từ việc tính toán chỉ số này, nhà quản trị sẽ đưa ra các chính sách về giá sản phẩm cũng như chương trình bán hàng phù hợp với chi phí vốn bỏ ra để tối ưu lợi nhuận, mở rộng và phát triển thị trường.

Tỷ lệ lãi gộp trên giá vốn

Biên lợi nhuận gộp thể hiện mức lợi nhuận có đáp ứng được mong muốn không

Chỉ số này cũng được các chuyên gia sử dụng nhằm so sánh các doanh nghiệp cùng ngành, doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận gộp cao hơn nghĩa là đang kiểm soát chi phí tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh.

3. Đặc điểm của lợi nhuận gộp

Lãi gộp là thước đo sự hiệu quả của hoạt động kinh doanh, thể hiện hiệu quả trong việc sử dụng vốn để đạt được doanh thu.

Lợi nhuận gộp không chỉ xuất hiện trong báo cáo kết quả kinh doanh mà còn thường xuyên xuất hiện trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. 

Lợi nhuận gộp sẽ thay đổi theo các loại phí: giá vật liệu đầu vào, tiền thuê nhân công, chi phí cho thiết bị, dịch vụ ngân hàng, thuê kho bãi, vận chuyển…

Tỷ lệ lãi gộp trên giá vốn

Để tăng lợi nhuận gộp cần giảm chi phí không thiết yếu

4. Ý nghĩa và vai trò của việc tính lợi nhuận gộp

Dựa vào lợi nhuận gộp có thể đánh giá một công ty hay doanh nghiệp có đang hoạt động hiệu quả hay không. Các đối tượng tự doanh, bán hàng tự do thì thường khó khăn khi đo lường hiệu quả công việc do không tính được lợi nhuận gộp, từ đó không đánh giá chính xác hiệu quả, lãi lỗ.

Từ việc phân tích lãi gộp, doanh nghiệp có thể kiểm soát, điều chỉnh các chi phí cho hợp lý, cắt giảm những chi phí không cần thiết để thu về lợi nhuận cao hơn.

Đối với các công ty muốn mở rộng quy mô kinh doanh thì cần phải quan tâm đến chỉ số này và kiểm soát tốt yếu tố chi phí.

Xem thêm: 

Lợi nhuận ròng là gì? Cách tăng lợi nhuận ròng trong doanh nghiệp

5. Cách tính lợi nhuận gộp

Áp dụng công thức sau để tính lãi gộp:

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn bán hàng

Trong đó:

Doanh thu thuần là tổng doanh thu mà doanh nghiệp đạt được từ hoạt động bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ.

Doanh thu thuần = Doanh thu – Các khoản giảm trừ doanh thu

Giá vốn hàng bán là toàn bộ chi phí bao gồm: mua nguyên vật liệu, quản lý doanh nghiệp, sản xuất, kho hàng, quảng bá sản phẩm/dịch vụ…

Tỷ lệ lãi gộp trên giá vốn

Biên lợi nhuận càng lớn thì lãi càng cao

Các khoản giảm trừ doanh thu như: thuế xuất khẩu,  thuế tiêu thụ, thuế giá trị gia tăng và một số khoản chiết khấu, giảm giá, hàng đổi trả.

Khi tính ra lợi nhuận gộp, ta có thể tính ra tỷ suất lợi nhuận gộp theo công thức sau:

Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp / Doanh thu

Doanh nghiệp có hệ số biên lợi nhuận càng lớn thì lãi ròng của doanh nghiệp đó càng cao. 

6. Phân biệt lợi nhuận gộp và lợi nhuận thuần

Lợi nhuận thuần là lợi nhuận thu được sau khi trừ các khoản chi phí (chi phí hoạt động, thuế, lãi suất và cổ tức ưu đãi).

Nếu như lợi nhuận gộp là chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng giá trị vốn, chưa tính các chi phí hoạt động (chi phí tài chính, chi phí quản lý hay chi phí bán hàng) thì lợi nhuận thuần được tính bằng doanh thu thuần trừ đi chi phí hoạt động, bao gồm vốn của hàng hóa và các khoản chi phí hoạt động.

Lợi nhuận gộp có vai trò trong đánh giá tổng thể tình hình sản xuất kinh doanh, từ việc nhập hàng, lưu kho, vận chuyển đến tiêu thị, không tính các yếu tố gián tiếp. Trong khi đó, lợi nhuận thuần lại thể hiện tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp sau khi được tính cả các yếu tố gián tiếp. 

Tỷ lệ lãi gộp trên giá vốn

Không thể chỉ dùng lợi nhuận gộp để đánh giá doanh nghiệp

Có nghĩa là nếu hai doanh nghiệp có lợi nhuận gộp ngang nhau thì doanh nghiệp nào kiểm soát tốt các chi phí gián tiếp hơn thì lợi nhuận thuần cao hơn và sức khỏe tài chính của tốt hơn.

7. Các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận gộp

Giá trị của lợi nhuận gộp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

- Giá nhập nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển

- Lương nhân công

- Chi phí hao hụt trong quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ

- Phí nhập kho, lưu kho, vận chuyển chế phẩm…

Mặc dù lợi nhuận gộp có vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh, nhưng không nên chỉ dựa vào lợi nhuận gộp để đánh giá một doanh nghiệp. Cần kết hợp thêm nhiều yếu tố khác như lĩnh vực kinh doanh, quy mô hoạt động… để đánh giá đúng đắn.

Hãy theo dõi TOPI để bổ sung thêm nhiều kiến thức tài chính hữu ích và đầu tư hiệu quả, thành công các bạn nhé!