Uống nhiều viên sủi giảm đau có tốt không

Tuy nhiên dù tiện ích đến đâu, cũng như các loại thuốc khác, thuốc sủi cũng có những tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy cần hết sức lưu ý khi sử dụng thuốc dạng sủi?

Một số ưu điểm

Thuốc dạng sủi, ngoài thành phần chính là dược chất còn có nhiều chất khác không có tác dụng điều trị, hay còn gọi là tá dược như chất tạo màu và tạo hương (hương chanh, hương cam) với mục đích giúp cho việc uống thuốc dễ dàng hơn; chất tạo sủi natri bicacbonat có tính kiềm, khi gặp chất có tính acid như vitamin C hòa trong nước, nó sẽ tạo phản ứng hóa học, trở thành muối ăn và các bọt khí CO2. Nhờ những hoạt chất này cùng với một số tá dược khác sẽ làm thúc đẩy quá trình tan các hoạt chất chính được nhanh hơn, đồng thời cũng giúp khả năng hấp thu của thuốc vào cơ thể tốt hơn.

Thuốc sủi cũng phải được dùng đúng cách

Viên sủi thích hợp cho người bệnh khó nuốt, đặc biệt trẻ em và người cao tuổi. Viên sủi khi dùng đã được hòa tan sẵn với lượng lớn nước nên sẽ đến dạ dày nhanh, đặc biệt hấp thu nhanh vào máu cho tác dụng. Vì thế, dạng thuốc viên sủi được xem là tăng nhanh độ hấp thu, kể cả tác dụng của thuốc.

Những lưu ý khi dùng

Dù tiện ích đến đâu, cũng như tất cả các thuốc khác, thuốc sủi cũng có những tác dụng phụ không mong muốn. Để dùng thuốc thật an toàn, người bệnh cần lưu ý:

Thuốc phải giữ nguyên vẹn viên, phải bảo quản thật tốt để tránh hút ẩm. Không sử dụng nếu thuốc đã ẩm, đã rách khỏi vỏ thiếc.

Chỉ uống sau khi thuốc đã hòa tan hoàn toàn trong lượng nước sôi để nguội vừa đủ. Không bao giờ được bẻ nhỏ viên sủi bọt hoặc bỏ nguyên viên vào miệng để uống.

Thuốc có thể gây cảm giác ậm ạch do có nhiều hơi trong bụng, táo bón hoặc tiêu chảy, vì thế không nên dùng viên thuốc sủi sau khi đã uống các loại nước giải khát có gas.

Người suy thận, tăng huyết áp đang dùng thuốc để kiểm soát tăng huyết áp không nên dùng viên sủi UPSA C, vì ngoài vitamin C còn có lượng muối ăn được hình thành sau phản ứng sủi bọt, lượng muối này sẽ khiến bệnh nặng thêm.

Người bình thường cũng không dùng quá 1g vitamin C/ngày, vì liều cao (trên 2g/ngày) có thể ảnh hưởng đến các xét nghiệm cận lâm sàng. Không dùng thuốc cho trẻ dưới 2 tuổi. Thận trọng khi dùng viên UPSA C cho phụ nữ có thai và cho con bú. Nên tránh uống thuốc vào cuối ngày vì thuốc có tác dụng kích thích nhẹ.

Các viên sủi giảm đau hạ sốt không dùng chung với các loại thuốc khác có chứa paracetamol vì sẽ gây quá liều điều trị. Không dùng chung với các loại thuốc có rượu. Liều thuốc được chia đều cách nhau ít nhất 4 giờ, người suy thận mỗi lần uống cách nhau ít nhất 8 giờ. Nếu dùng thuốc trong 3 ngày mà bệnh không thuyên giảm, nên đi khám bác sĩ vì dùng thuốc trong thời gian dài có nguy cơ xuất huyết. Viên sủi efferalgan codein (vỉ màu xanh có vạch đỏ) dành cho người lớn và trẻ em cân nặng trên 15kg, được chỉ định dùng trong các trường hợp đau vừa và đau nặng khi dùng các thuốc khác không kết quả.

Những người bị sỏi thận, bị canxi cao trong máu, nước tiểu có nhiều cặn sỏi… không nên dùng viên sủi UPSA C calcium hay viên calcium sadoz forte do loại thuốc này có 500mg muối khoáng canxi nên sẽ làm cho việc kết sỏi nặng hơn. Vitamin C là chất dinh dưỡng hàng ngày chỉ cần bổ sung từ 60 – 100mg là đủ, với viên sủi vitamin C 1.000mg chỉ cần uống mỗi ngày 1 viên là đủ. Vậy mà rất nhiều người uống viên sủi loại này hàng ngày và coi như một loại nước giải khát. Họ không biết rằng, uống vitamin C quá nhiều có khả năng gây tiêu chảy, loét đường tiêu hóa và có nguy cơ bị sỏi thận (sỏi oxalat).

Những người có tiền sử bệnh đau dạ dày, tá tràng, suy thận, hen suyễn… không dùng viên aspirin UPSA (thuốc giảm đau, hạ nhiệt) vì hoạt chất aspirin có thể làm bệnh nặng hơn.

Thuốc viên sủi có thể gây hại đối với người bệnh tăng huyết áp.

Thuốc cần được bảo quản trong điều kiện tránh ẩm. Phải giữ thuốc ở nơi khô ráo, chưa dùng thì không mở lọ đựng hoặc bóc vỏ nhôm bao kín viên thuốc. Cần để thuốc xa tầm tay của trẻ, để tránh việc trẻ tự ý dùng khi bố mẹ đi vắng. Giữ thuốc ở nhiệt độ dưới 25 độ C, tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Khi thấy có hiện tượng khác thường hoặc điều gì nghi ngờ thì cần hỏi lại ngay bác sĩ, dược sĩ.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau đầu. Các cơn đau đầu có thể xuất hiện đột ngột trong vài phút hoặc kéo dài trong nhiều ngày. Một cơn đau đầu sẽ làm bạn mệt mỏi, làm việc không có hiệu quả. Vậy đau đầu nhẹ có nên uống thuốc không, đau đầu thì uống thuốc gì, uống thuốc giảm đau có hại không, thuốc giảm đau nào không hại dạ dày? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết này nhé.

1. Đau đầu nhẹ có nên uống thuốc không?

Câu trả lời là vẫn nên uống vì các loại thuốc này giúp giảm đau đầu nhanh, lấy lại sự tỉnh táo. Vậy đau đầu thì uống thuốc gì? Khi bị đau đầu nhẹ, bạn có thể sử dụng một số thuốc giảm đau như:

a) Thuốc giảm đau thông thường paracetamol: 

Khi được hỏi đau đầu thì uống thuốc gì, mọi người thường nghĩ ngay đến paracetamol. Thuốc giảm đau chứa paracetamol được dùng để điều trị tạm thời chứng đau đầu nhẹ và vừa. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc này được bào chế dưới dạng viên nén, viên sủi, gói thuốc bột, và dạng viên đạn đặt hậu môn đối với người không uống được thuốc. 

Trước khi sử dụng, cần đọc kỹ hướng dẫn về liều lượng cho từng đối tượng, nhất là đối với trẻ em. Khoảng cách an toàn giữa các lần uống thuốc là 4-6 giờ. Ngoài ra, không được dùng paracetamol để tự điều trị cơn đau quá 10 ngày ở người lớn hoặc quá 5 ngày ở trẻ em, trừ khi có chỉ định của bác sĩ, vì cơn đau kéo dài trong nhiều ngày có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý khác cần được chẩn đoán và điều trị y tế. 

Không uống rượu trong khi dùng thuốc có chứa hoạt chất paracetamol vì uống rượu có thể gây tăng độc tính với gan của paracetamol. Ngưng dùng thuốc ngay khi xuất hiện các tác dụng phụ không mong muốn như ban đỏ, mày đay…

Uống nhiều viên sủi giảm đau có tốt không
Uống nhiều viên sủi giảm đau có tốt không

Thuốc giảm đau đầu

b) Thuốc giảm đau aspirin (acid acetyl salicylic): 

Đây là thuốc dùng để giảm các cơn đau đầu nhẹ và vừa. Không sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 16 tuổi, người mẫn cảm với các thành phần của thuốc thuốc, người bị loét dạ dày tá tràng… 

Khoảng cách an toàn giữa các lần uống thuốc là 5-6 giờ. Thuốc được uống trong hoặc sau bữa ăn. Ngưng dùng thuốc ngay khi xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, ù tai, giảm thính lực hoặc thương tổn gan. Lưu ý khi bắt đầu sử dụng thuốc, nên dùng ở liều thấp nhất có hiệu quả và trong thời gian ngắn nhất có thể.

c) Thuốc giảm đau không steroid như ibuprofen: 

Thuốc có tác dụng hiệu quả trong việc làm giảm cơn đau đầu nhẹ và vừa. Nên dùng thuốc trong hoặc sau bữa ăn (để tránh rối loạn nhẹ về tiêu hóa). Có thể sử dụng thuốc dạng viên đạn đặt hậu môn khi người bệnh không uống được thuốc.

  TẤT TẦN TẬT VỀ BỆNH GIAO MÙA VÀ 3 BƯỚC TÌM MUA THUỐC GIẢM ĐAU HẠ SỐT ĐÚNG CHUẨN

2. Uống thuốc giảm đau có hại không?

Nhiều người băn khoăn không biết uống thuốc giảm đau có hại không, và đáp án là uống thuốc giảm đau không có hại, trừ khi bạn lạm dụng chúng và sử dụng quá mức cho phép. Theo các bác sĩ, người bệnh nên tránh dùng thuốc giảm đau không kê đơn nhiều hơn 2-3 lần mỗi tuần. Sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên có thể gây ra tác dụng phụ như viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết đường tiêu hóa,… hoặc thậm chí dẫn đến đau đầu nhiều hơn do lạm dụng thuốc. Nếu bệnh nhân cần dùng thuốc không kê đơn nhiều hơn một vài lần mỗi tuần, họ nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Có các loại thuốc kê đơn có thể được dùng hàng ngày để giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của cơn đau đầu. Những thông tin trên đã trả lời “thuốc giảm đau có hại dạ dày không?” rồi. Mua thuốc giảm đau ở đâu để đảm bảo đúng chất lượng? Đây cũng là câu hỏi nhiều người quan tâm. Câu trả lời là bạn nên chọn mua thuốc ở những nhà thuốc có uy tín, và đọc kỹ hạn sử dụng cũng như thông tin nhà sản suất trên bao bì nữa nhé.

3. Mẹo giúp kiểm soát cơn đau đầu

Ngoài việc sử dụng thuốc giảm đau thì có những cách giảm đau đầu khác mà bạn có thể thử sau đây:

  • Ghi chép lại từng cơn đau đầu và lưu ý những yếu tố có thể gây ra cơn đau đầu như thức ăn, đồ uống, giấc ngủ hoặc…
  • Hạn chế uống rượu, bia và sử dụng chất kích thích vì chúng có thể là tác nhân gây ra chứng đau đầu.
  • Kiểm soát những tác động từ việc căng thẳng bằng phương pháp hồi phục sinh học, thiền hoặc thư giãn bằng yoga. Trong đó, tập yoga là một cách giảm đau đầu tuyệt vời vì nó giúp giảm căng thẳng, tăng độ dẻo dai, giảm đau và cải thiện chất lượng cuộc sống.
  • Không bỏ bữa ăn.
  • Tránh ăn các thực phẩm có chứa histamine. Histamine là một chất hóa học được tìm thấy tự nhiên trong cơ thể, có vai trò trong hệ thống miễn dịch, tiêu hóa và thần kinh. Nó cũng được tìm thấy trong một số loại thực phẩm như pho mát lâu năm, thực phẩm lên men, bia, rượu, cá hun khói và thịt đã qua xử lý. Các nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ histamine có thể gây ra chứng đau đầu ở những người nhạy cảm với nó.
  • Ngủ đủ giấc. Thiếu ngủ có thể gây hại cho sức khỏe của bạn theo nhiều cách, thậm chí có thể gây đau đầu ở một số người. Vì vậy, một trong những cách giảm đau đầu là ngủ đủ giấc, từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm. Ngoài ra, hãy đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ, và không xem TV hoặc sử dụng máy tính trước khi ngủ. 

Uống nhiều viên sủi giảm đau có tốt không
Uống nhiều viên sủi giảm đau có tốt không

Ngủ đủ giấc giúp giảm đau đầu

  • Uống đủ nước. Đây là một cách giảm đau đầu hiệu quả vì cơn đau đầu sẽ giảm dần trong 30 phút đến 3 giờ, ở hầu hết đối tượng bị mất nước. Do đó, hãy cố gắng uống đủ nước theo nhu cầu hàng ngày và ăn nhiều thực phẩm có nhiều nước.