Ưu thế lai là gì nguyên nhân và cơ chế phát sinh ưu thế lai

Ưu thế lai là gì nguyên nhân và cơ chế phát sinh ưu thế lai

Song Ngư

- Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1 khỏe hơn, sinh trưởng phát triển mạnh, chống chịu tốt các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội hơn cả hai dạng bố mẹ.

- Cơ sở di truyền của hiện tượng trên được giải thích như sau: Về phương diện di truyền, các tính trạng số lượng (chỉ tiêu về hình thái, năng suất…) do nhiều gen trội quy định. Khi lai giữa hai dòng thuần có kiểu gen khác nhau, ở con lai F1 chỉ có các gen trội có lợi mới được biểu hiện (gen trội át gen lặn), đặc tính xấu không được biểu hiện, vì vậy con lai F1 có nhiều đặc điểm tốt như mong muốn.

- Người ta không dùng con lai F1 làm giống vì con lai F1 là cơ thể dị hợp, nếu đem các con lai F1 giao phối với nhau thì các gen lặn sẽ được tổ hợp lại tạo thể đồng hợp lặn → các tính trạng có hại sẽ được biểu hiện ra kiểu hình, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm của các thế hệ tiếp theo.

- Muốn duy trì ưu thế lai phải dùng biện pháp nhân giống vô tính (giâm, chiết, ghép...)

Trả lời hay

8 Trả lời 20:50 22/10

  • Ưu thế lai là gì nguyên nhân và cơ chế phát sinh ưu thế lai

    Bờm

    – Hiện tượng con lai F1 khỏe hơn, sinh trưởng phát triển mạnh, chống chịu tốt các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội hơn cả hai dạng bố mẹ được gọi là ưu thế-lai.

    – Người ta không dùng con lai F, làm giống vì nếu làm giống thì ở đời sau, qua pháu li, sẽ xuất hiện các kiểu gen đồng hợp về các gen lặn có hại, ưu-thếlai giảm.

    – Muốn duy trì ưu-thế-lai phải dùng biện pháp nhân giống vô tính (băng giảm, chiết, ghép,…)

    0 Trả lời 20:50 22/10

    • Ưu thế lai là gì nguyên nhân và cơ chế phát sinh ưu thế lai

      Biết Tuốt

      - Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ.

      - Cơ sở di truyền của hiện tượng trên được giải thích như sau: Về phương diện di truyền, các tính trạng số lượng (chỉ tiêu về hình thái, năng suất…) do nhiều gen trội quy định. Khi lai giữa hai dòng thuần có kiểu gen khác nhau, ở con lai F1 chỉ có các gen trội có lợi mới được biểu hiện (gen trội át gen lặn), đặc tính xấu không được biểu hiện, vì vậy con lai F1 có nhiều đặc điểm tốt như mong muốn.

      - Ví dụ: lai một dòng thuần mang hai gen trội, 1 gen lặn với dòng thuần mang 1 gen trội, 2 gen lặn sẽ được con lai F1 mang 3 gen trội.

      Sơ đồ: P: AAbbCC x aaBBcc

      F1: AaBbCc

      - Trong các thế hệ sau, ưu thế lai giảm dần do qua phân li tỉ lệ gen dị hợp giảm, gen đồng hợp tăng, trong đó có gen đồng hợp lặn gây bệnh.

      - Muốn duy trì ưu thế lai, khắc phục hiện tượng trên người ta dùng phương pháp nhân giống vô tính (bằng giâm, triết, ghép, vi nhân giống…).

      Tham khảo thêm: Giải bài tập trang 104 SGK Sinh lớp 9: Ưu thế lai

      0 Trả lời 20:49 22/10

      • Giải Vở Bài Tập Sinh Học 9 – Bài 35: Ưu thế lai giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

        Trả lời:

        Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, sức chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ.

        Ví dụ:

            + Ưu thế lai ở ngô: cây ưu thế lai sinh trưởng tốt hơn, thân cây cao hơn, cho bắp to và nhiều hạt hơn ở hai dòng tự thụ phấn

            + Lai tạo giữa gà Đông Cảo và gà Ri, giữa vịt và ngan tạo các giống lai ưu thế cho năng suất cao

        a) Tại sao khi lai hai dòng thuần, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất?

        b) Tại sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở thế hệ F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ?

        Trả lời:

        a) Các tính trạng số lượng thường do nhiều gen trội quy định. Bố mẹ thuần chủng mang nhiều gen lặn ở trạng thái đồng hợp, sẽ biểu hiện tính trạng xấu. Khi lai các dòng thuần với nhau các gen trội có lợi sẽ được biểu hiện ở cơ thể lai F1, tạo nên ưu thế lai

        b) Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở đời F1 vì các gen trội được biểu hiện. ở các thế hệ sau, tỉ lệ thể đồng hợp lặn tăng lên, các tính trạng xấu được biểu hiện làm ưu thế lai giảm dần

        Trả lời:

        Lai kinh tế là cho giao phối giữa hai bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau để tạo ra con lai F1.

        Không dùng con lai kinh tế để nhân giống vì ở thế hệ tiếp theo sẽ xuất hiện nhiều gen ở trạng thái đồng hợp lặn, làm giảm hiệu xuất kinh tế.

        A. Cơ thể lai F1 có sức sống cao, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt hơn bố mẹ

        B. Cơ thể lai F1 có tính trạng cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội hơn cả hai bố mẹ

        C. Cơ thể lai F1 có đời sống kéo dài hơn bố mẹ

        D. Cả A và B

        Trả lời:

        Chọn đáp án D. Cả A và B

        Giải thích: dựa vào nội dung SGK mục I trang 102

        Sự tập trung các …………….. có lợi ở cơ thể lai F1 là một nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai.

        Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó ………….. qua các thế hệ.

        Để tạo được ưu thế lai ở cây trồng, người ta chủ yếu dùng phương pháp lai khác dòng còn trong chăn nuôi thường dùng …………….. để sử dụng ưu thế lai.

        Trả lời:

        Sự tập trung các gen trội có lợi ở cơ thể lai F1 là một nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai.

        Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ.

        Để tạo được ưu thế lai ở cây trồng, người ta chủ yếu dùng phương pháp lai khác dòng còn trong chăn nuôi thường dùng lai kinh tế để sử dụng ưu thế lai.

        Trả lời:

        Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai: về mặt di truyền, các tính trạng số lượng do nhiều gen quy định. Các dòng thuần có nhiều gen lặn ở trạng thái đồng hợp biểu hiện nhiều gen xấu. Thông qua thụ tinh, các gen trội có cơ hội được biểu hiện do chúng ở trạng thái đồng hợp trội hoặc dị hợp, từ đó tạo nên các đặc điểm vượt trội của con lai F1.

        Không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống vì ở các thế hệ sau, tỉ lệ gen ở trạng thái đồng hợp tăng, tỉ lệ dị hợp giảm, các tính trạng lặn được biểu hiện nhiều, làm mất đi tính ưu thế của cơ thể bố mẹ.

        Muốn duy trì ưu thế lai cần cho các bố mẹ thuần chủng giao phối với nhau và có các biện pháp giúp tăng số lượng con lai trong mỗi lần sinh.

        Trả lời:

        Trong chọn giống cây trồng, người ta tạo ưu thế lai bằng các phương pháp lai khác dòng (tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho chúng giao phấn với nhau) hoặc lai khác thứ (tổ hợp giữa hai hay nhiều thứ của cùng một loài).

        Trả lời:

        Hiện nay, lai kinh tế được thực hiện tại nước ta bằng cách cho lai con cái thuộc giống trong nước với con đực cao sản thuộc giống thuần nhập nội.

        Ví dụ: Lai kinh tế giữa lợn Đại Bạch với lợn Ỉ Móng Cái, sinh ra lợn con có sức sống cao, tăng trọng nhanh , chất lượng cao hơn bố mẹ.