Vacxin covid thời hạn bao lâu

Cập nhật: 16:04 - 23/12/2021 | Lần xem: 277372

Với sự hỗ trợ của Nhóm Chuyên gia Tư vấn Chiến lược (SAGE) về Tiêm chủng và Nhóm Công tác về vắc xin COVID-19, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiếp tục xem xét các bằng chứng mới về sự cần thiết và thời điểm tiêm liều nhắc lại vắc xin phòng COVID-19. Đặc biệt cần quan tâm đánh giá tác động của việc xuất hiện biến thể mới Omicron trong thời gian gần đây lên hiệu quả của vắc xin.

Cho đến nay, các bằng chứng cho thấy mức độ bảo vệ của vắc-xin chống lại bệnh nặng sẽ giảm trong vòng 6 tháng sau khi tiêm đầy đủ liều cơ bản. Trong đó, thời gian bảo vệ chống lại biến thể Omicron có thể bị thay đổi và vẫn đang được nghiên cứu. Bằng chứng về hiệu quả của vắc xin đang suy giảm, đặc biệt là sự suy giảm khả năng bảo vệ chống lại bệnh nặng ở các nhóm dân số có nguy cơ cao. Do đó, đòi hỏi phải có sự phát triển  và tối ưu hóa các chiến lược tiêm chủng để phòng ngừa bệnh nặng, bao gồm cả việc sử dụng có mục tiêu tiêm chủng các liều tăng cường vắc xin phòng COVID-19.

Đa số các trường hợp nhiễm COVID-19 hiện tại được quan sát thấy nằm ở những người chưa được tiêm phòng vắc xin COVID-19. Đối với những trường hợp đã tiêm ngừa nhưng vẫn nhiễm COVID-19 sau đó thì trong hầu hết các trường hợp, các biến cố này ít nghiêm trọng hơn so với những người chưa được tiêm chủng. Tuy nhiên, dữ liệu mới liên tục cho thấy sự suy giảm về hiệu quả của vắc xin chống lại sự lây nhiễm COVID-19 theo thời gian kể từ khi tiêm chủng và sự suy giảm đáng kể hơn ở người lớn tuổi. Cụ thể, hiệu quả của vắc xin chống lại bệnh nặng COVID-19 giảm khoảng 8% (khoảng tin cậy 95% (KTC 95%): 4 - 15%) trong thời gian 6 tháng ở tất cả các nhóm tuổi. Ở người lớn trên 50 tuổi, hiệu quả của vắc xin chống lại bệnh nặng giảm khoảng 10% (KTC 95%: 6 - 15%) so với cùng kỳ. Hiệu quả của vắc xin chống lại bệnh có triệu chứng giảm 32% (KTC 95%: 11 - 69%) đối với những người trên 50 tuổi.

Theo thống kê của WHO cho thấy hiện nay có ít nhất 126 quốc gia trên toàn thế giới đã đưa ra khuyến nghị về tiêm chủng liều nhắc lại hoặc bổ sung vắc xin phòng COVID-19 và có hơn 120 quốc gia đã bắt đầu triển khai theo chương trình. Đối tượng mục tiêu được ưu tiên phổ biến nhất đối với liều nhắc lại là người lớn tuổi, nhân viên y tế và người bị suy giảm miễn dịch. Các quyết định đề xuất và triển khai về liều tăng cường vắc xin phòng COVID-19 rất phức tạp. Ngoài dữ liệu lâm sàng và dịch tễ học, cần phải xem xét các chiến lược, chương trình quốc gia và quan trọng là đánh giá mức độ ưu tiên của nguồn cung cấp vắc xin trên toàn cầu. Một số nước trên thế giới như Philippines, Anh, Đức, Hàn Quốc, Thái Lan, … đã cắt giảm khoảng thời gian sử dụng liều nhắc lại vắc xin phòng COVID-19 từ 6 tháng xuống còn ít nhất 3 tháng sau khi tiêm đủ liều thứ hai của liều vắc xin cơ bản, nhằm mục đích cố gắng ngăn chặn sự gia tăng các ca bệnh mới, đặc biệt là kiềm chế khả năng lây nhiễm của biến thể Omicron.

Tương tự, ngày 17/12/2021, Bộ Y tế cũng đã ban hành văn bản số 10722/BYT-DP. Cụ thể quy định:

+Tiêm liều bổ sung vaccine COVID-19 cho người từ 18 tuổi trở lên và đảm bảo bao phủ cho toàn bộ người từ 50 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản (tiêm 1 hoặc 2 hoặc 3 mũi tùy theo loại vaccine) với khoảng cách sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến 3 tháng bao gồm: người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người ghép tạng, ung thư, HIV;… người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine của hãng Sinopharm hoặc vaccine Sputnik V.  Loại vaccine tiêm bổ sung cùng loại với liều cơ bản hoặc vaccine mRNA.

+Tiêm liều nhắc lại vắc xin COVID-19 cho đối tượng người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung với khoảng cách sau mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 3 tháng.

Qua đó đặc biệt chú ý việc rút ngắn thời gian tiêm liều nhắc lại vắc xin phòng COVID-19 còn 3 tháng thay vì 6 tháng theo văn bản số 10225/BYT-DP ngày 01/12/2021 của Bộ Y tế trước đây để phù hợp với tình hình Việt Nam hiện tại. Từ đó, góp phần phòng dịch hiệu quả để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19 cho những người đã được tiêm chủng đủ liều cơ bản.

Thủy Tiên – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM

Nguồn:

[1] https://www.who.int/news/item/22-12-2021-interim-statement-on-booster-doses-for-covid-19-vaccination---update-22-december-2021

[2] https://www.reuters.com/world/asia-pacific/philippines-cuts-covid-19-booster-shot-interval-three-months-2021-12-21/

Vacxin covid thời hạn bao lâu

Các chuyên gia cảnh báo, đại dịch Covid-19 sẽ còn kéo dài, bên cạnh chủng ngừa Covid-19, người dân chủ động tiêm các loại vắc xin khác sẵn có, không để tình trạng “dịch chồng dịch”. Người lớn đã tiêm vắc xin Covid-19 cần tiêm thêm vắc xin gì? Khoảng cách an toàn giữa vắc xin Covid-19 và vắc xin khác là bao lâu?

Vacxin covid thời hạn bao lâu

Khoảng cách an toàn giữa vắc xin Covid-19 và vắc xin khác là bao lâu?

Việc tiêm chủng vắc xin sẽ tuân theo nguyên tắc: hai vắc xin sống giảm độc lực (vắc xin sởi – quai bị – rubella, thủy đậu,…) có thể tiêm cùng thời điểm ở 2 vị trí khác nhau trong cùng một buổi tiêm. Nếu không tiêm đồng thời thì khoảng cách giữa 2 mũi tiêm tối thiểu là 4 tuần.

Đối với các vắc xin bất hoạt như viêm gan B, vắc xin cúm,… thì có thể tiêm chủng cùng một thời điểm hoặc cách nhau 2 tuần. Điều này đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khoa học nhằm đảm bảo người được tiêm chủng có đủ nồng độ kháng thể cần thiết để phòng bệnh. Nhìn chung, vắc xin phải được tiêm theo đúng lịch, đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm để bảo đảm hiệu quả bảo vệ tối đa. Khoảng cách giữa các mũi tiêm không được dưới khoảng cách quy định và không được sớm hơn thời điểm tiêm.

Riêng với vắc xin Covid-19, đã có nhiều câu hỏi thắc mắc của các mẹ bầu, người trưởng thành, người lớn tuổi như: “Mới tiêm vắc xin uốn ván 3 ngày có thể tiêm vắc xin Covid-19 được không?”, “Tiêm vắc xin phế cầu khuẩn và Covid-19 cùng một ngày được không?”,… Hiện nay chưa có nghiên cứu đầy đủ về việc tiêm đồng thời các vắc xin khác với vắc xin Covid-19 nhưng dữ liệu hiện tại cho thấy không có mối lo ngại nào về an toàn và hiệu quả khi tiêm đồng thời hoặc khoảng thời gian gần nhau. Với tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện tại, bên cạnh tiêm vắc xin Covid-19 càng sớm càng tốt, theo khuyến cáo của Bộ Y tế và các quốc gia trên thế giới người dân có thể thực hiện tiêm vắc xin Covid-19 và vắc xin khác mà không cần duy trì khoảng cách nào.

Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết: “Với một loại vắc xin mới, cần có một khoảng thời gian đầu để đánh giá các tác dụng phụ cũng như đáp ứng miễn dịch. Không chỉ riêng vắc xin Covid-19, mà tất cả các vắc xin khác cũng vậy đều khuyến cáo nên có khoảng cách 14 ngày sau khi tiêm một loại vắc xin.

Tuy nhiên, Quy định mới nhất 4355 của Bộ Y tế vừa ban hành ngày 10/9/2021 không quy định rõ vấn đề khoảng cách này nữa, đối với trường hợp vừa tiêm vắc xin khác như: cúm, thủy đậu, uốn ván,… vẫn có thể tiêm được vắc xin Covid-19 bình thường, đặc biệt trong tình hình dịch đang căng thẳng như hiện nay. Việc tiêm sát ngày cũng không làm ảnh hưởng đến hiệu quả, an toàn của các loại vắc xin, vắc xin Covid-19 không phải là vắc xin sống giảm độc lực nên không cần giữ đúng khoảng cách 28 ngày với vắc xin khác”.

Độ bao phủ vắc xin Covid-19 cộng đồng vẫn còn hạn chế, người đã chủng ngừa Covid-19 hoặc chờ đợi vắc xin Covid-19 cần chủ động tiêm ngừa đầy đủ các vắc xin phòng các bệnh như: Cúm, viêm phổi, viêm màng não, thủy đậu, bạch hầu – ho gà – uốn ván, sởi – quai bị – rubella… để tối đa hóa khả năng bảo vệ bản thân, gia đình và chặn đứng các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ bùng phát cộng đồng do tỷ lệ trì hoãn tiêm chủng cao.

Vacxin covid thời hạn bao lâu
Người lớn có thể tiêm đồng thời vắc xin Covid-19 và các loại vắc xin khác trong cùng thời điểm mà không cần duy trì khoảng cách.

Vì sao người lớn cần tiêm những vắc xin cần thiết khác?

Trong bối cảnh chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 lớn nhất lịch sử đang bước vào giai đoạn then chốt, người dân đang tập trung sự chú ý vào vắc xin Covid-19, trong khi đó, nhiều bệnh từng là đại dịch toàn cầu nay đã có vắc xin phòng hiệu quả, an toàn thì lại bị trì hoãn, bỏ qua hoặc thậm chí từ chối.

Mặc khác, thời tiết giao mùa, trời lạnh vào buổi sáng và buổi chiều mưa dông kéo dài khiến người lớn dễ mắc các bệnh hô hấp như cúm, viêm mũi họng, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi,… Thời điểm này, nếu để đồng nhiễm các bệnh truyền nhiễm khác và Covid-19, nguy cơ diễn tiến nặng, suy hô hấp gây tử vong rất cao, khó khăn và tốn kém trong việc điều trị.

Thực tế đã cho thấy, bất cứ một vấn đề sức khỏe nào xảy ra trong thời điểm dịch Covid-19, người bệnh đều dễ gặp rắc rối trong quá trình được khám, chữa trị và hồi phục sức khỏe hiện nay. Đặc biệt, các chuyên gia y tế nhấn mạnh, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định người lớn tuổi, người mắc các bệnh lý nền có nguy cơ bị Covid-19 tấn công và gây tổn thương cao gấp nhiều lần so với người bình thường. Do vậy, tiêm chủng là cách tối ưu để bảo vệ lá phổi, phòng ngừa và giảm các bệnh lý nền này.

Nguy cơ từ dịch bệnh luôn tồn tại, ngay cả với các dịch đã từng được kiểm soát trong quá khứ. Điều này cho thấy, việc người lớn chủ động bảo vệ bản thân và người thân khỏi các bệnh nguy hiểm bằng cách tiêm phòng là rất cần thiết và cần thực hiện nghiêm ngặt. Chỉ có vắc xin mới tạo được vỏ kén vững chắc, bảo vệ sức khỏe mỗi người dân. Mỗi liều vắc xin, chính là cơ hội cứu sống 1 người. Nếu không tuân thủ lịch chủng ngừa hay bỏ mũi tiêm nhắc do e ngại Covid-19 hay giãn cách xã hội sẽ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như: cúm, viêm phổi, thủy đậu, bạch hầu – ho gà – uốn ván,…

Vacxin covid thời hạn bao lâu
Ngoài Covid-19, người lớn cần phải chủng ngừa các loại vắc xin phòng bệnh hô hấp như cúm, ho gà, bạch hầu… bảo vệ lá phổi, tránh nguy cơ biến chứng nặng do Covid-19.

Ngoài vắc xin Covid-19, người lớn nên tiêm vắc xin gì?

Càng trong dịch bệnh, tính quan trọng và cấp thiết của vắc xin càng được khẳng định. Bản chất việc tiêm vắc xin là đưa vật chất hoặc các protein vô hại từ virus vào cơ thể để kích thích cơ thể sinh ra kháng thể nhằm chống lại virus đó. Các kháng thể sẽ duy trì hoạt động trong cơ thể người được tiêm, từ đó sẵn sàng chống lại các loại virus, vi khuẩn nếu tấn công trong tương lai.

Thực tế do Covid-19 là bệnh mới, ai cũng phải quan tâm đến sự tồn tại và lây nhiễm của virus SARS-CoV-2 mà quên mất những bệnh đã từng “đại dịch” trong quá khứ. Mỗi năm, có nhiều trường hợp tử vong vì cúm, các bệnh do phế cầu xâm lấn, ho gà,… nhưng vì không phải là “đại dịch” ở thời điểm hiện tại nên nhiều người đang đánh giá thấp mức độ nguy hiểm. Mỗi liều vắc xin là “lá chắn thép” bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân, tránh nguy cơ “đồng nhiễm” nhiều bệnh gây nguy hiểm hơn. Người dân cần phá vỡ tư tưởng chần chừ tiêm chủng và tự bảo vệ mình bằng cách tiếp cận những nguồn vắc xin đang có.

Hiện nay, đã có hơn 40 vắc xin phòng hơn 50 bệnh truyền nhiễm, các chuyên gia y tế khuyên, ngoài vắc xin Covid-19, để tăng cường miễn dịch chéo với Covid-19 cũng như giảm thiểu tối đa nguy cơ chăm sóc y tế khẩn cấp, người lớn, đặc biệt là người già, người mắc bệnh nền, người có hệ miễn dịch yếu… cần chủ động tiêm ngay các loại vắc xin quan trọng sau:

1. Vắc xin phòng các bệnh do phế cầu khuẩn xâm lấn

Phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) là nguyên nhân gây ra các bệnh nguy hiểm gồm: viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết,… Vi khuẩn này trú ngụ trong hầu họng ở tất cả người khỏe mạnh, chỉ chờ điều kiện thuận lợi để gây bệnh. Điều may mắn, hiện nay người trưởng thành, người cao tuổi, người mắc bệnh nền,… chỉ cần tiêm một mũi duy nhất vắc xin Prevenar 13 (Bỉ) để có thể bảo vệ lá phổi trọn đời khỏi các tuýp phế cầu nguy hiểm.

Nghiên cứu cho thấy: Bệnh nhân bị mắc đồng thời Covid-19 và bệnh phế cầu xâm lấn có tỷ lệ tử vong cao gấp 7 lần ở nhóm mắc đồng thời 2 bệnh so với nhóm chỉ mắc bệnh phế cầu xâm lấn. Ngăn ngừa được việc đồng mắc 2 bệnh này sẽ giảm được tỷ lệ tử vong và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Vacxin covid thời hạn bao lâu
Vắc xin phòng phế cầu khuẩn là vắc xin ưu tiên hàng đầu mà người lớn cần tiêm để bảo vệ hệ hô hấp.

2. Vắc xin phòng Cúm mùa

Tại Việt Nam, cúm mùa có thể xảy ra quanh năm, tuy nhiên, đỉnh dịch bùng phát mạnh mẽ vào tháng 10 – 11 khi thời tiết giao mùa. Ai cũng phải tiêm vắc xin cúm, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và CDC Hoa Kỳ khuyến cáo trẻ em từ 6 tháng tuổi và người lớn chủ động chủng ngừa cúm nhắc lại hàng năm – đây được coi là giải pháp hiệu quả ngăn chặn lây nhiễm và các biến chứng nguy hiểm do cúm.

Trước đại dịch Covid-19, tiêm ngừa vắc xin cúm có thể coi là một giải pháp tiềm năng giảm gánh nặng lên hệ thống y tế. Lợi ích lớn nhất đối với sức khỏe từ vắc xin cúm là ngăn ngừa bệnh cúm hữu hiệu, lợi ích tiềm năng là hỗ trợ dự phòng Covid-19, giúp người bệnh không nhầm lẫn triệu chứng giữa cúm và Covid-19 để có hướng điều trị đúng và kịp thời.

Hiện nay, Việt Nam đang lưu hành 4 loại vắc xin cúm: Influvac (Hà Lan), GC Flu (Hàn Quốc), Vaxigrip (Pháp), Ivacflu-S (Việt Nam). Lịch tiêm 1 mũi, khuyến cáo tiêm nhắc lại hàng năm.

3. Vắc xin phòng Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván

Dù đã chủng ngừa, nhưng theo thời gian, sự miễn dịch của cơ thể với các bệnh này sẽ dần suy giảm, nếu không được tiêm nhắc lại, nguy cơ nhiễm bệnh và lây lan cho cộng đồng là rất cao.

Trong đại dịch, nỗi lo của bệnh Ho gà, Bạch hầu càng hiện hữu. Đây là bệnh truyền nhiễm trùng đường hô hấp cực kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đe dọa tính mạng ở tất cả các nhóm đối tượng, đặc biệt ở người cao tuổi. Tiêm nhắc phòng bệnh ngay lúc này là việc cấp thiết không nên trì hoãn, chậm trễ.

Hiện nay, có 2 loại vắc xin phòng Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván là Adacel (Pháp) và Boostrix (Bỉ) cho người lớn tạo đáp ứng kháng thể cao. Chỉ định tiêm tiêm nhắc 1 mũi mỗi 10 năm 1 lần.

4. Vắc xin phòng Sởi – Quai bị – Rubella

Sởi – Quai bị – Rubella là bộ ba bệnh gây ra bởi siêu vi trùng và rất dễ lây lan. Mẹ bầu nếu chẳng may mắc bệnh, trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ cao gặp các biến chứng nguy hiểm như: điếc, mù, bệnh tim bẩm sinh hoặc kém phát triển,…

Vắc xin MMR II (Mỹ) là vắc xin “3 trong 1” chỉ định phòng 3 bệnh trong 1 mũi tiêm, cho hiệu quả bảo vệ cao lên đến 95% cho cả người lớn. Đặc biệt, phụ nữ có ý định mang thai cần tiêm vắc xin phòng 3 bệnh này để ngăn ngừa các tổn thương nghiêm trọng đến thai nhi.

Lịch tiêm chủng vắc xin MMR II (Mỹ) cho người lớn như sau:

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.

Phụ nữ nên hoàn tất phác đồ tiêm chủng vắc xin phòng Sởi – Quai bị – Rubella trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.

5. Vắc xin Uốn ván

Gánh nặng bệnh tật do uốn ván gây ra vẫn luôn hiện hữu từng ngày, rất nhiều trường hợp uốn ván nguy kịch từ vết thương bị nhiễm đất, qua vết rách, bỏng, vết cắt dây rốn,… Uốn ván nếu không điều trị kịp thời, nhanh chóng sẽ gây suy hô hấp, trụy tim mạch, rối loạn thần kinh thực vật,… tỷ lệ tử vong đến 95% ở trẻ sơ sinh.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, trẻ em, người lớn, đặc biệt phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản (có thai hoặc không có thai) đều cần được tiêm phòng uốn ván để tạo ra kháng thể giúp cả mẹ và trẻ sơ sinh được bảo vệ trong trường hợp không may bị vi khuẩn uốn ván xâm nhập, ngăn chặn tối đa biến chứng khó lường.

Lịch tiêm vắc xin VAT (Việt Nam) gồm 3 mũi cơ bản như sau:

  • Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1.
  • Mũi 3: 6 tháng sau mũi 2.

Sau đó, tiêm nhắc mỗi 5 – 10 năm.

Xem thêm video: Người lớn cần tiêm bao nhiêu loại vắc xin?

6. Vắc xin viêm gan A, B

Theo thống kê, Việt Nam thuộc “top” những nước mắc ung thư gan cao nhất thế giới. Trung bình cứ 100.000 người thì có 23,2 người bị ung thư gan, ở cả hai giới, nguy cơ ở đàn ông gấp ba lần phụ nữ. Bệnh khó phát hiện sớm nên tỷ lệ chữa khỏi thấp.

Viêm gan A (Hepatitis A) là bệnh truyền nhiễm cấp tính tại gan, bệnh có thể gây biến chứng dẫn đến suy tim, xơ gan. Trong khi đó, viêm gan B được xem là nguyên nhân gây ung thư hàng đầu, xếp thứ 2 chỉ sau thuốc lá.

Là vắc xin duy nhất trên thế giới phòng được bệnh viêm gan A và viêm gan B chỉ trong 1 mũi tiêm, vắc xin Twinrix (Bỉ) mang đến nhiều công dụng vượt trội với hiệu quả bảo vệ cao và lâu dài. Người lớn cần tiêm vaccine Twinrix đầy đủ, đúng lịch để bảo vệ bản thân, gia đình khỏi tác nhân gây bệnh viêm gan A+B.

Lịch tiêm vắc xin Twinrix (Bỉ) đối với người lớn:

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1.
  • Mũi 3: 5 tháng sau mũi 2.

7. Vắc xin phòng Viêm màng não do não mô cầu khuẩn ACYW

Bệnh viêm màng não do não mô cầu khuẩn tiến triển rất nhanh và khó phát hiện trong giai đoạn sớm vì triệu chứng giống với các bệnh do nhiễm siêu vi thông thường. Nếu không được can thiệp và điều trị tích cực, bệnh có thể gây tử vong trong vòng 24h nếu không điều trị kịp thời, 21% người sống sót sau viêm màng não bị mất thính lực.

Vắc xin Menactra (Mỹ) là vắc xin cộng hợp thế hệ mới có nhiều ưu điểm vượt trội, bảo vệ trẻ em và người lớn khỏi viêm màng não do não mô cầu khuẩn ACYW, tạo kháng thể sớm, hiệu quả bảo vệ cao hơn đồng thời hạn chế được nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Người trưởng thành chỉ cần tiêm duy nhất 1 liều vắc xin Menactra (Mỹ) cho hiệu quả bảo vệ khỏi viêm màng não do mô cầu khuẩn. Liều nhắc lại có thể được áp dụng cho nhóm tuổi từ 15 – 55 tuổi có nguy cơ mắc bệnh do não mô cầu khuẩn, nếu liều vắc xin trước đây đã được tiêm ít nhất 4 năm.

Vacxin covid thời hạn bao lâu
Trì hoãn, bỏ qua cơ hội tiêm chủng sẽ khiến bản thân người lớn, trẻ nhỏ, gia đình và cộng đồng gặp những hiểm họa lâu dài.

8. Vắc xin phòng Thủy đậu

Thủy đậu tuy lành tính, nhưng lại rất dễ bùng phát trong cộng đồng, đặc biệt vào thời tiết giao mùa và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: suy gan, suy tạng, viêm não, bại não, nằm liệt giường… Nguy hiểm hơn, mẹ bầu bị thủy đậu là mối đe dọa “kép” cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi vì có thể gây biến chứng nặng như: bại não, đầu nhỏ, co gồng tay chân, thiểu sản tiểu não, bất thường nhãn cầu, bất thường về hệ thần kinh, đa dị tật ở tim,…

Chủ động tiêm vắc xin thủy đậu là cách phòng bệnh tối ưu nhất. Hai liều vắc xin thuỷ đậu có hiệu quả bảo vệ cao trong việc ngăn ngừa bất kỳ dạng nào của bệnh, bảo vệ hoàn toàn – không để bệnh tiến triển sang mức độ nghiêm trọng. Bất cứ người nào chưa từng bị bệnh thủy đậu hay chưa được tiêm phòng đều có nguy cơ cao mắc bệnh.

Hiện nay, có 3 loại vắc xin phòng Thủy đậu đang được lưu hành gồm: Varivax (Mỹ), Varicella (Hàn Quốc), Varilrix (Bỉ).

Đọc thêm: Tiêm ngừa vắc xin Thủy đậu khi nào, ở đâu, giá bao nhiêu?

9. Vắc xin Viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản là căn bệnh nguy hiểm, rất khó nhận biết do triệu chứng ban đầu dễ nhầm lẫn các bệnh viêm nhiễm khác. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể khiến bệnh nhân tử vong chỉ trong 24h. Nếu được điều trị kịp thời, bệnh cũng có thể để lại nhiều di chứng nghiêm trọng như như di chứng vận động, thần kinh, hô hấp, nguy cơ trẻ phải sống nhờ máy móc suốt đời… trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Chủ động tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản là giải pháp phòng ngừa và đẩy lùi bệnh hiệu quả nhất. Đặc biệt, vắc xin Imojev (Thái Lan) là vắc xin thế hệ mới, được sử dụng sớm cho trẻ ngay từ 9 tháng tuổi, giúp phòng ngừa viêm não Nhật Bản và giảm nhẹ nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.

Lịch tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản:

Đối với vắc xin Imojev (Sanofi Pasteur): Người trên 18 tuổi chỉ cần tiêm một liều duy nhất.
Đối với vắc xin Jevax (Việt Nam): phác đồ gồm 3 mũi cơ bản:

  • Mũi 1: liều đầu tiên khi tiêm.
  • Mũi 2: sau mũi 1 khoảng 2 tuần.
  • Mũi 3: sau mũi 2 là 1 năm.

Sau 3 năm tiêm nhắc lại 1 liều để duy trì miễn dịch.

10. Vắc xin ung thư cổ tử vong và các bệnh do HPV

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh phổ biến thứ hai ở phụ nữ trên thế giới. 80% phụ nữ có nguy cơ nhiễm HPV ít nhất một lần trong đời. Trung bình, mỗi ngày có khoảng 7 phụ nữ tử vong và 14 trường hợp mắc mới do UTCTC. Chủ động tiêm vắc xin Gardasil (Mỹ) phòng ung thư cổ tử cung và các bệnh do virus HPV là biện pháp tối ưu, chặn đứng bệnh kịp thời.

Lịch tiêm vắc xin Gardasil (Mỹ) gồm 3 mũi cơ bản như sau:

  • Mũi 1: ngày tiêm mũi đầu tiên.
  • Mũi 2: 2 tháng sau mũi 1.
  • Mũi 3: 4 tháng sau mũi 2.

Vắc xin Covid-19 có thể tiêm đồng thời với các vắc xin khác mà không cần khoảng cách nào. Đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến khó lường và phức tạp, hơn lúc nào hết người lớn cần nhanh chóng tiêm nhiều loại vắc xin cần thiết để kịp thời bảo vệ bản thân và gia đình trước các bệnh mà cơ thể chưa có miễn dịch.