Vệ sinh vùng kín sau sinh như thế nào năm 2024

Bởi lẽ, cơ quan sinh dục đang bị tổn thương trong quá trình sinh nở, rất dễ bị vi khuẩn tấn công và gây bệnh.

Các bệnh phụ khoa hay gặp sau sinh

1. Viêm âm đạo

Đây là căn bệnh thường gặp nhất ở phụ nữ sau sinh. Viêm âm đạo nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm khác. Âm đạo của sản phụ sau sinh có nhiều thay đổi, đặc biệt là với những sản phụ sinh thường.

Ngoài ra, việc tầng sinh môn bị rạch trong quá trình sinh cũng khiến cho môi trường âm đạo thay đổi và dễ bị nhiễm trùng, viêm nhiễm hơn nếu không giữ gìn cẩn thận.

Vệ sinh vùng kín sau sinh như thế nào năm 2024

Sau khi sinh nở, việc vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài thật sạch sẽ, đúng cách rất quan trọng. Ảnh minh họa

Do vùng kín lúc này còn tiết sản dịch, dịch âm đạo ra nhiều, còn sưng, đau nên những triệu chứng sẽ có phần khó chịu hơn, nghiêm trọng hơn. Bạn sẽ luôn có cảm giác ngứa ngáy, rát ở âm đạo. Kèm theo đó, có thể thấy đau do âm đạo vẫn còn sưng nề, bầm tím sau sinh. Dịch âm đạo ra nhiều, cùng với sản dịch, âm đạo luôn có cảm giác dính ướt, khó chịu, có mùi hôi.

2. Nhiễm trùng tử cung

Nguyên nhân chủ yếu là do sót rau, thời gian sinh nở kéo dài, sinh mổ, băng huyết hoặc dụng cụ đỡ đẻ không đảm bảo vô trùng tốt. Các triệu chứng thường gặp là ăn uống kém, mất ngủ, sốt cao, đau bụng dưới, đau vùng chậu, ra khí hư nhiều có khi lẫn máu, mùi hôi khó chịu… Nhịp tim nhanh. Tử cung sưng to, mềm và đau.

Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến viêm nhiễm lan rộng, gây khó khăn cho việc mang thai sau này. Nguy hiểm hơn là gây sảy thai, sinh non ở những lần mang thai tiếp theo, dẫn đến vô sinh hiếm muộn.

3. Viêm vòi trứng và ống dẫn trứng

Viêm vòi trứng là biến chứng nguy hiểm của bệnh phụ khoa sau sinh.Viêm vòi trứng là tình trạng vòi trứng bị các loại vi khuẩn, nấm, tạp khuẩn, ký sinh trùng… tấn công vào gây ra tình trạng viêm nhiễm. Phần lớn viêm nhiễm ở vòi trứng thường do tình trạng nhiễm trùng từ âm đạo và cổ tử cung lan đến vòi trứng.

Khi vòi trứng bị viêm, môi trường âm đạo mất cân bằng và làm ảnh hưởng tới chất lượng của trứng và tinh trùng, quá trình thụ thai ở nữ giới gặp khó khăn.

Những tổn thương và viêm nhiễm ở âm đạo nếu không được điều trị kịp thời sẽ phát triển mạnh. Từ đó lây lan sang buồng trứng, gây viêm buồng trứng, tắc vòi trứng. Các triệu chứng thường gặp là viêm phần phụ, đau tức bụng dưới, đau bụng kinh, khí hư ra nhiều, mệt mỏi, đau khi giao hợp…

4. Sa tử cung

Khi mang thai, tử cung của mẹ sẽ tăng dần kích thước để có đủ không gian cho thai nhi. Sau sinh, tử cung sẽ co lại nhưng không thể về lại kích thước ban đầu. Trong khi đó, hai bên đầu trên của cổ tử cung sẽ có một dây chằng. Nếu dây chằng bị lỏng do một số tác động nào đó sẽ không thể nâng được cơ hậu môn và làm cho cổ tử cung bị sa xuống.

Sa tử cung có nhiều mức độ. Nếu bệnh nhẹ thì tử cung vẫn nằm trong ống âm đạo. Nếu bệnh nặng, toàn bộ tử cung bị tụt xuống ngoài âm đạo. Khi đó tử cung dễ bị viêm nhiễm, thậm chí phải cắt bỏ vì không có khả năng tự co lên. Khi bị sa tử cung bạn sẽ gặp khó khăn khi đi lại, táo bón kéo dài, cam giác nặng, tức vùng xương chậu…

Vệ sinh vùng kín sau sinh như thế nào năm 2024

Cách vệ sinh vùng kín đúng cách cho sản phụ sau sinh

Bình thường, trong vòng 3 tuần sau khi sinh, tử cung phải thải ra ngoài các chất hỗn hợp qua đường âm đạo, bề mặt bị thương tổn của âm đạo, cổ tử cung, bộ phận sinh dục ngoài và bên trong tử cung còn chưa khỏi hẳn, phần xung quanh bộ phận sinh dục ngoài và hậu môn thường có cặn huyết, chỉ cần sản phụ không chú ý đến vệ sinh một chút là sẽ dẫn đến nhiễm trùng, viêm bộ phận sinh dục.

Vừa trải qua quá trình sinh nở, cơ thể người mẹ thường rất nhạy cảm, hơn nữa phần sản dịch vẫn chưa được đẩy hết ra ngoài. Đây là lúc các mẹ bỉm cần phải đặc biệt chú ý khi lựa chọn sản phẩm vệ sinh cơ thể. Bên cạnh các phương pháp dân gian như xông thuốc, đun lá tắm thì còn cách nào khác giúp đảm bảo “cô bé” trở lại sạch sẽ như ban đầu không? Các mẹ hãy cùng tham khảo qua bài viết sau đây nhé.

Tại sao không nên sử dụng dung dịch vệ sinh sau khi vượt cạn?

Dù là nước muối hay dung dịch vệ sinh phụ nữ thì tất cả đều không phù hợp sử dụng thường xuyên sau khi sinh em bé, sẽ làm thay đổi nồng độ pH trong vùng kín và chịu nhiều tổn thương.

Nước muối là một hỗn hợp có tính kiềm, vùng kín lại là môi trường axit sẽ dẫn đến tình trạng khô rát, khó chịu, thậm chí gây chảy máu ở vùng niêm mạc âm đạo. Bên cạnh đó, dung dịch vệ sinh cũng sẽ khiến cho nhiều vi khuẩn có lợi không thể phát triển, tạo cơ hội cho nhiều vi nấm xâm nhập gây bệnh.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/sau_sinh_bao_lau_thi_dung_dung_dich_ve_sinh_tot_nhat_chon_loai_nao_an_toan_cho_me_bim_1_d333fd37f5.png) Sau sinh bao lâu thì dùng dung dịch vệ sinh an toàn, các mẹ bỉm cần có sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa của mình. Thông thường để tránh nguy cơ viêm nhiễm sau sinh, mẹ bỉm đều có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh để làm sạch nhẹ nhàng vùng kín. Cần chú ý tần suất sử dụng tối đa hai lần một tuần và lựa chọn sản phẩm phù hợp với cơ địa để tránh các trường hợp ngứa ngáy sau khi sử dụng.