Về sơ đồ khối và nêu chục năng các khối trong máy thu thanh

Bài 19: Máy thu thanh – Câu 1 trang 78 SGK Công nghệ 12. Trình bày các khối cơ bản của một máy thu thanh AM.

Trình bày các khối cơ bản của một máy thu thanh AM.

Về sơ đồ khối và nêu chục năng các khối trong máy thu thanh

+ Khối chọn sóng : điều chỉnh cộng hưởng chọn sóng cao tần cần thu.

+ Khối khuếch đại cao tần : khuếch đại tín hiệu cao tần nhận được.

+ Khối dao động ngoại sai : Tạo sóng cao tần trong máy fd > ft sóng định thu là 465kHzhoặc 455kHz

+ Khối trộn sóng : Trộn sóng ft và fd cho ra sóng fd – ft gọi sóng trung tần.

Quảng cáo

+ Khối khuếch đại trung tần : khuếch đại tín hiệu trung tần.

+ Khối tách sóng : Tách, lọc tín hiệu âm tần ra khỏi sóng mang trung tần.

+ Khối khuếch đại âm tần : khuếch đại tín hiệu âm tần để phát ra loa.

+ Khối nguồn : cung cấp điện cho máy.

3. Luyện tập Bài 19 Công Nghệ 12 

Như tên tiêu đề của bài Máy thu thanh, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

  • Hiểu rõ được sơ đồ khối của máy thu thanh.

  • Biết được nguyên lý của khối khuếch đại cao tần.

  • Vẽ được sơ đồ khối của máy thu thanh.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 12 Bài 19 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1: Khối nào của máy thu thanh thực hiện nhiệm vụ cung cấp điện cho máy thu?

    • A. Khối trộn sóng
    • B. Khối khuếch đại trung tần
    • C. Khối khuếch đại âm tần
    • D. Khối nguồn
  • Câu 2: Trong điều chế biên độ:

    • A. Trong điều chế biên độ, biên độ sóng mang thay đổi, chỉ có tần số sóng mang không thay đổi theo tín hiệu cần truyền đi.
    • B. Trong điều chế biên độ, biên độ sóng mang biến đổi theo tín hiệu cần truyền đi.
    • C. Trong điều chế biên độ, biên độ sóng mang không thay đổi, chỉ có tần số sóng mang thay đổi theo tín hiệu cần truyền đi.
    • D. Trong điều chế biên độ, biên độ sóng mang không biến đổi theo tín hiệu cần truyền đi.
  • Câu 3: Trong điều chế tần số: 

    • A. biên độ sóng mang không thay đổi, chỉ có tần số sóng mang thay đổi theo tín hiệu cần truyền đi.
    • B. biên độ sóng mang thay đổi, chỉ có tần số sóng mang không thay đổi theo tín hiệu cần truyền đi.
    • C. cả 2 đáp án đều sai
    • D. cả 2 đáp án đều đúng

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 12 Bài 19 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 78 SGK Công nghệ 12

Bài tập 2 trang 78 SGK Công nghệ 12

4. Hỏi đáp Bài 19 Chương 4 Công Nghệ 12

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công Nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Câu hỏi:Vẽ sơ đồ khối của một máy thu thanh đơn giản và giải thích tác dụng của từng bộ phận trong sơ đồ

Lời giải:

Sơ đồ khối của một máy thu thanh đơn giản, vẽ như hình sau. Trong đó: Anten thu (1); mạch khuếch đại dao động điện từ cao tần (2); mạch tách sóng (3); mạch khuếch đại dao động điện từ âm tần (4) và loa (5)

Tác dụng của các bộ phận:

- Anten thu (1): Có thể thu được tất cả các sóng điện từ truyền tới nó

- Mạch khuếch đại dao động điện từ cao tần (2): Làm cho sóng điện từ cao tần thu được có năng lượng (biên độ) lớn hơn

- Mạch tách sóng (3): Tách sóng âm tần ra khỏi sóng mang.

- Mạch khuếch đại dao động điện từ âm tần (4): Làm cho dao động âm tần vừa tách ra có năng lượng (biên độ) lớn hơn

- Loa (5): Biến dao động điện âm tần thành âm thanh (tái tạo âm thanh)

Cùng Top lời giải đi tìm hiểu chi tiết về máy thu thanh nhé.

1. Khái niệm về máy thu thanh

1.1. Khái niệm:

Âm thanh muốn truyền đi xa phải được biến thành tín hiệu điện. Tín hiệu này có tần số thấp, nên không có khả năng bức xạ thành sóng điện từ.

Chỉ có sóng điện ở tần số cao (> 10 kHz) mới có khả năng bức xạ sóng điện từ

Để truyền được tín hiệu âm tần đi xa phải gửi nó vào một sóng cao tần (sóng mang), thực hiện bằng cách điều chế biên độ (AM) hoặc điều chế tần số (FM).

Trong điều chế biên độ, biên độ sóng mang biến đổi theo tín hiệu cần truyền đi.

Trong điều chế tần số, biên độ sóng mang không thay đổi, chỉ có tần số sóng mang thay đổi theo tín hiệu cần truyền đi.

Máy thu thanh là một thiết bị điện tử thu sóng điện từ do các đài phát thanh phát ra trong không gian, sau đó chọn lọc, khuếch đại thông tin và phát ra âm thanh. Máy thu sóng phải tương thích với máy phát sóng.

1.2. Phân loại:

- Máy điều biên (AM)

- Máy điều tần (FM)

2. Sơ đồ khối và nguyên lí làm việc của máy thu thanh

2.1. Sơ đồ khối máy thu thanh

Sơ đồ khối máy thu thanh

2.2. Nguyên lí làm việccủa máy thu thanh

-Khối chọn sóng:Có nhiệm vụ điều chỉnh cộng hưởng, để lựa chọn sóng cần thu.

-Khối khuếch đại cao tần:khuếch đại tín hiệu cao tần để tăng độ nhạy.

-Khối dao động ngoại sai:Tạo ra sóng cao tần (fd) trong máy với quy luật là luôn cao hơn sóng định thu (ft) một trị số không đổi 465 kHz (hoặc 455 kHz)

-Khối trộn sóng:Trộn sóng thu của đài phát thanh (ft) với sóng cao tần trong máy fd cho ra tần số trung tần fd– ft= 465 kHz

-Khốikhuếch đạitrung tần: Khuếch đại tín hiệu trung tần

-Khối tách sóng:có nhiệm vụ tách, lọc tín hiệu ậm tần ra khỏi sóng mang trung tần 465 kHz, để đưa tới khối khuếch đại âm tần.

-Khốikhuếch đạiâm tần: Khuếch đại tín hiệu âm tần lấy từ đầu ra của tầng tách sóng phát ra loa

-Khối nguồn:Cung cấp điện cho máy thu.

3.Nguyên lí làm việc của khối tách sóng trongmáy thu thanh AM

3.1. Sơ đồ khối tách sóng trongmáy thu thanh AM

3.2. Dạng sóng vào, ra củakhối tách sóng trongmáy thu thanh AM:

3.3.Nguyên lí làm việc

-Điốt Đ cho dòng điện đi qua theo một chiều nên sóng vào là sóng xoay chiều, còn sóng ra là sóng một chiều.

-Tụ lọc sẽ lọc thành phần có tần số cao và giữ lại đường bao có tần số thấp là âm tần.

3.4. Ưu và nhược điểm của phát thanh trên sóng AM

-Ưu điểm của sóng AM là có thể truyền đi xa tới hàng nghìn km

-Nhược điểm của sóng AM là dễ bị can nhiễu, dải tần âm thanh bị cắt xén do đặc điểm của mạch tách sóng điều biên, do đó chất lượng âm thanh bị hạn chế.

3.5.Ưu và nhược điểm của sóng FM

-Ưu điểm: tần số, dải tần âm thanh sau khi tách sóng điều tần có chất lượng rất tốt, cho âm thanh trung thực và có thể truyền âm thanh Stereo, sóng FM ít bị can nhiễu hơn so với sóng AM.

-Nhược điểm: cự ly truyền sóng ngắn, chỉ truyền được cự ly từ vài chục đến vài trăm km, do đó sóng FM thường được sử dụng làm sóng phát thanh trên các địa phương