Ví dụ về tính cẩn thận của giáo viên mầm non

MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiChúng ta đều biết rằng, chăm sóc cho trẻ dưới 5 tuổi là nền tảng đểphát triển nhân cách cho một con người trong tương lai. Nếu chúng ta khôngchăm sóc cho lứa tuổi này thì nhân cách của các em sau này sẽ có nhiều sựlệch lạc.Việt Nam hiện có đủ cơ quan, đơn vị và nhiều văn bản pháp luật đề cậpđến việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Ngành giáo dục cũng đã yêu cầu cáctỉnh, thành phố thực hiện phổ cập cho trẻ 5 tuổi với những nhiệm vụ cụ thểnhư: trẻ ở mọi vùng, miền đều được đến lớp 2 buổi/ngày, được chuẩn bị tốtnhất về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mĩ, ngôn ngữ và tâm lý để sẵn sàngbước vào lớp 1.Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều vụ bạo hành đối với trẻ emmầm non liên tiếp xảy ra đã gây bức xúc trong dư luận xã hội. Phần lớnnhững vụ bạo hành xảy ra đối với trẻ em ở các trường hay nhóm lớp tự phátvới những giáo viên không đủ trình độ, kĩ năng, nhưng có trường hợp cònxuất hiện ở những cơ sở có giáo viên đã trải qua quá trình học hành và đượccấp bằng. Vụ việc chính cô giáo đã có bằng cấp sư phạm bạo hành trẻ mầmnon thời gian gần đây cho thấy, họ chưa được huấn luyện đủ năng lực nghềnghiệp để xử lý những tính huống như trẻ hay khóc, biếng ăn, nghịchngợm...Thay vì phải sử dụng những biện pháp chăm sóc, dỗ dành và những kĩnăng khác, cô giáo lại dọa nạt, đánh đập trẻ để giải quyết tình huống.Từ trước đến nay, nhiều người có quan niệm trông trẻ mầm non là dễdàng nhưng thực sự công việc này đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức, kĩnăng và hiểu biết tâm lý trẻ một cách rất bài bản. Ngoài ra, tiêu chuẩn củamột giáo viên mầm non còn là phải có phẩm chất đạo đức tốt, thực sự yêuthương trẻ.1Ở nhiều nước trên thế giới, các cơ sở giáo dục mầm non đều tuyểndụng những giáo viên tốt nghiệp đại học chính quy, thạc sĩ. Việc xác địnhsinh viên tốt nghiệp ngành mầm non hết sức ngặt nghèo, trải qua nhiều côngđoạn. Nếu sinh viên nào không có đủ trình độ, đạo đức nghề nghiệp, kĩ năngchăm sóc trẻ thì nhà trường không cấp bằng tốt nghiệp cho người đó.Ở Việt Nam, trong những năm qua, ngành GDMN đã đạt được nhữngthành tựu cơ bản trong đào tạo bồi dưỡng đội ngũ. Đội ngũ GVMN được pháttriển cả về số lượng và chất lượng. Trình độ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩnngày một tăng. Tuy nhiên, trước yêu cầu mới của sự nghiệp giáo dục trongthời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đội ngũ GVMN đã bộc lộnhững hạn chế, bất cập. Tỉ lệ GVMN đạt chuẩn và trên chuẩn cao, nhưngnăng lực chuyên môn chưa tương xứng với trình độ đào tạo. Một bộ phậnGVMN chưa gương mẫu, chưa thực sự yêu thương các cháu. Một số giáo viêncòn lúng túng về phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, chưa cókĩ năng giải quyết các tình huống trong CS - GD trẻ. Thậm chí, trong thời giangần đây, tại các cơ sở GDMN tư thục còn để xảy ra tình trạng mất an toàn chotrẻ. Vì vậy, Bộ GD và ĐT đã có công văn số 13003 ngày 11/12/2007 yêu cầutăng cường công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện chăm sóc sức khoẻ, đảm bảo antoàn cho trẻ trong các cơ sở GDMN. Gần đây nhất, ngày 22/01/2008 Bộ trưởngGD và ĐT cũng đã ban hành Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT quy địnhChuẩn nghề nghiệp GVMN. Do đặc điểm đối tượng của GDMN là trẻ nhỏ vớimột cơ thể hoàn toàn non nớt, nhạy cảm với mọi tác động bên ngoài và cũng làlúc cơ thể trẻ phát triển nhanh cả về thể chất và tinh thần, vì vậy lao động củaGVMN không những mang chức năng hình thành và phát triển mà còn có chứcnăng chăm sóc bảo vệ, nuôi dưỡng. Để xứng đáng với vai trò quan trọng đó,người GVMN phải có những phẩm chất và năng lực, có kiến thức, KN phù hợpmới có thể hoàn thành tốt công tác chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ, nhằm thực2hiện có hiệu quả Công ước của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em, làm tiền đềvững chắc cho giáo dục tiểu học.Hiện tượng trẻ MN chưa được chăm sóc chu đáo có thể do nhiềunguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân là ở giáo viên có sự thiếuhụt kĩ năng giải quyết tình huống xảy ra trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡngvà giáo dục trẻ. Vì vậy, với mong muốn giúp sinh viên ngành GDMN nắmvững các kĩ năng giải quyết tình huống trong chăm sóc - giáo dục trẻ ngay từkhi còn học ở trường sư phạm và vận dụng những kĩ năng đó khi công tác ởtrường mầm non, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Rèn luyện kĩ năng giảiquyết tình huống trong chăm sóc - giáo dục trẻ cho sinh viên ngành Giáo dụcMầm non Trường Đại học Hải phòng”.2. Mục đích nghiên cứuĐề tài muốn nghiên cứu một số biện pháp rèn luyện kĩ năng giải quyếttình huống trong chăm sóc - giáo dục trẻ cho sinh viên ngành GDMN TrườngĐại học Hải Phòng.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình đào tạo GVMN tại Trường Đại họcHải Phòng.3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp rèn luyện kĩ năng giải quyết tìnhhuống trong CS - GD trẻ cho sinh viên ngành GDMN.4. Giả thuyết khoa họcNếu xây dựng được các biện pháp rèn luyện KN giải quyết tình huốngtrong CS - GD trẻ cho sinh viên ngành GDMN thì sẽ giúp sinh viên nhanhchóng tiếp cận với thực tế GDMN và có thể xử lý tốt các tình huống xảy ratrong chăm sóc và giáo dục trẻ ở các trường MN sau này.5. Nhiệm vụ nghiên cứu5.1. Nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.35.2. Đánh giá thực trạng KN giải quyết tình huống của sinh viên và việc rènluyện kĩ năng giải quyết tình huống trong CS - GD trẻ cho sinh viên ngànhGDMN.5.3. Đề xuất một số biện pháp rèn luyện KN giải quyết tình huống trong CS GD trẻ cho sinh viên ngành GDMN.6. Phạm vi nghiên cứu6.1. Về nội dung: Biện pháp rèn luyện kĩ năng giải quyết tình huống trong CS GD trẻ cho sinh viên mầm non thông qua quá trình đào tạo ở trường sư phạm.6.2. Địa bàn nghiên cứu: Trường Đại học Hải Phòng.6.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4 năm 2015 đến tháng 4 năm 2016.7. Phương pháp nghiên cứu7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận- Phân tích các văn bản đào tạo GVMN.- Phân tích, tổng hợp, khái quát hoá lịch sử nghiên cứu rèn kĩ năng giảiquyết tình huống trong CS - GD trẻ cho sinh viên mầm non.7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn7.2.1. Quan sát sư phạmQuan sát hoạt động học tập của sinh viên MN, hoạt động rèn luyệnnghiệp vụ sư phạm cho sinh viên.7.2.2. Điều tra giáo dục- Trao đổi, đàm thoại với giảng viên, sinh viên, cán bộ quản lý vàGVMN.- Sử dụng phiếu điều tra.7.3. Phương pháp thống kê toán họcDùng phương pháp này để kiểm chứng độ tin cậy của các số liệu thuđược.8. Cấu trúc đề tàiNgoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụlục, nội dung đề tài được viết thành 3 chương:4Chương 1: Một số vấn đề lý luận liên quan đến rèn luyện KN giải quyếttình huống trong CS - GD trẻ cho sinh viên ngành GDMN.Chương 2: Thực trạng KN giải quyết tình huống và việc rèn luyện KNgiải quyết tình huống trong CS - GD trẻ cho sinh viên ngành GDMN.Chương 3: Một số biện pháp rèn luyện KN giải quyết tình huống trongCS - GD trẻ cho sinh viên ngành GDMN.5Chương 1MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN RÈN LUYỆN KĨ NĂNGGIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG TRONG CHĂM SÓC – GIÁO DỤC TRẺCHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đềViệc rèn luyện kĩ năng được coi là yêu cầu tất yếu của đào tạo bất kỳngành nghề nào trong xã hội. Mức độ thành thạo kĩ năng nghề, trong đó có kĩnăng giải quyết tình huống sư phạm được coi là chỉ số quan trọng để đánh giáchất lượng đào tạo. Trong quá trình đào tạo GVMN, việc rèn kĩ năng giảiquyết tình huống trong hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ là nhiệm vụ rấtquan trọng.Trong lĩnh vực nghiên cứu tình huống sư phạm và kĩ năng giải quyếttình huống sư phạm có rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Các tác giả nêura một số tình huống sư phạm thường xảy ra trong hoạt động sư phạm của giáoviên với học sinh như: Tác giả Nguyễn Ngọc Hiếu trong đề tài “Quy trình hìnhthành kỹ năng thực hành sư phạm theo tiếp cận năng lực thực hiện” [6] đã xâydựng quy trình hình thành kĩ năng tổ chức thực hành sư phạm theo tiếp cậnnăng lực thực giúp cho các cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên có cơ sở lýluận và thực tiễn để tổ chức thực hành sư phạm theo tiếp cận năng lực thựchiện nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình đào tạo giáo viên.Trong luận văn “Kỹ năng giao tiếp của sinh viên sư phạm Trường Cao đẳngCần Thơ ”[ 9 ], tác giả Châu Thúy Kiều đã nghiên cứu về kĩ năng giao tiếp vàđưa ra nhiều biện pháp để rèn kĩ năng giao tiếp cho sinh viên.Trong l nh v c ào t o giáo viên, nhi u tác gi ã xây d ng tình hu ngd i d ng th c hành tâm lý h c và c s d ng làm tài li u gi ng d y giúpcho ng i h c hình thành k n ng gi i quy t tình hu ng trong quá trình d yh c, giáo d c…Trong ó, ph i k n “bài t p th c hành tâm lý h c” do Tr nTr ng Th y [13] ch biên. Các tác gi ã nh n m nh vi c gi i quy t tìnhhuống sư phạm d i d ng các bài t p th c hành tâm lý h c và giáo d c h c sgiúp ng i h c c ng c , ào sâu nh ng ki n th c lý lu n, t p v n d ng nh ng6tri th cx lý các tình huống sư phạm, qua đó hình thành kĩ năng, kĩ xảogiáo dục, phát triển tính tích cực và tư duy sư phạm sáng tạo, nâng cao lòngyêu nghề, mến trẻ.Trong công trình “Những tình huống trong GDMN” được Nguyễn ÁnhTuyết viết năm 1997 [15], tác giả đã nêu một số tình huống trong GDMN vàcách giải quyết tình huống đó. Tuy nhiên tác giả chưa đề cập đến rèn luyệnKN đó cho sinh viên và giáo viên ngành GDMN như thế nào.Nghiên cứu của Đoàn Minh Tỵ [16] đã chỉ ra 15 yếu tố tâm lý cá nhânvà mức độ ảnh hưởng của những yếu tố đó đến sự hình thành KN giải quyếttình huống sư phạm của sinh viên Đại học Hải Phòng. Các yếu tố tâm lý cánhân đó là:- Vốn tri thức về tâm lý học, giáo dục học, về giao tiếp sư phạm và trithức về các môn học liên quan.- Động cơ chọn nghề.- Hứng thú tham gia giải quyết các tình huống sư phạm trong giờ rènluyện nghiệp vụ sư phạm.- Nhu cầu hình thành kĩ năng giải quyết các tình huống sư phạm.- Khả năng tư duy linh hoạt, nhạy bén.- Óc tưởng tượng sư phạm.- Làm chủ trạng thái cảm xúc của mình.- Tính tích cực, chủ động trong giải quyết các tình huống sư phạm.- Ý chí vượt qua khó khăn trong học tập và luyện tập.- Khả năng tự kiểm tra, đánh giá và khả năng tự điều khiển, điều chỉnh.- Khả năng cố gắng vươn lên để tự khẳng định mình.- Khả năng diễn đạt ngôn ngữ.- Lòng yêu nghề, mến trẻ.- Năng lực học tập các môn khoa học chuyên ngành.7Ngoài ra, gần đây có một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu về vấn đềnày, điển hình như:- Nguyễn Thị Hạnh Ngọc (2007) với đề tài “Kỹ năng giải quyết tìnhhuống sư phạm của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh”[11] đãnghiên cứu việc hình thành kĩ năng giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên.- Trong đề tài “Tìm hiểu kĩ năng giải quyết tình huống sư phạm củasinh viên Trường Đại học An Giang”[4], Trần Thanh Hải đã tìm hiểu thựctrạng kĩ năng giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên khoa sư phạmTrường Đại học An Giang, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp sinhviên rèn luyện kĩ năng giải quyết tình huống sư phạm.Các tác giả của những luận văn trên đều có chung nhận định là KN giảiquyết tình huống sư phạm của sinh viên hiện nay còn yếu. Tuy nhiên, nhữngnhận định này đều do các tác giả đưa ra khi dựa trên kết quả giải quyết các bàitập thực hành tâm lý học - giáo dục học của sinh viên.Hiện nay, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về rèn luyện KNgiải quyết tình huống sư phạm cho sinh viên ngành giáo dục mầm non, vì vậyđề tài của chúng tôi hướng tới vấn đề này.1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài1.2.1. Tình huốngTình huống là hoàn cảnh có vấn đề nảy sinh khi có mâu thuẫn giữa điềukiện khách quan với đòi hỏi của con người, cần được giải quyết để tồn tại vàhoạt động [15, tr. 3].Trong GDMN, tình huống thường xuyên xảy ra và muôn màu muôn vẻ:khi thì do mâu thuẫn giữa trẻ và điều kiện sống, khi thì do mâu thuẫn giữa đòihỏi của người lớn xung quanh với khả năng và tính nết của trẻ, hoặc đôi khilại do mâu thuẫn giữa chính trẻ em với nhau trong các hoạt động. Biết lợidụng tình huống, tạo ra tình huống và giải quyết khéo léo tình huống để giáodục trẻ có thể coi là một phương pháp đặc trưng của GDMN vì trẻ MN chưa8thể tiếp thu những bài răn dạy theo kiểu người lớn và chính trong hoàn cảnhtự nhiên trẻ càng dễ tiếp thu sự giáo dục.Tình huống trong GDMN rất đa dạng, phong phú, đa dạng bởi chính sựphát triển của trẻ rất khác nhau. Mỗi trẻ một tính cách riêng, một khả năngriêng, tình huống lại xảy ra trong những thời điểm và không gian khác nhau, dođó không có một giải pháp nào chung chung cho mọi trẻ. Tình huống thườnggặp trong đời sống của trẻ hết sức sinh động nên cách giải quyết cũng phải thậtlinh hoạt, tùy cơ ứng biến, không nên rập khuôn theo một khuôn mẫu cứngnhắc. Nếu chúng ta tìm được cách giải quyết tình huống một cách hợp lý thì sẽgợi cho trẻ hứng thú hoạt động, lòng tin và nhiều đức tính tốt đẹp khác.1.2.2. Kĩ năngKhi xem xét khái niệm KN trong công trình nghiên cứu của các nhàtâm lý giáo dục ta thấy có hai cách tiếp cận. Cách thứ nhất xem KN nghiêngvề mặt kĩ thuật hành động, còn cách thứ hai xem xét KN nghiêng về năng lựccủa con người.Theo cách tiếp cận thứ nhất, KN được xem như phương thức thực hiệnhành động phù hợp với mục đích và điều kiện hành động mà con người đãnắm vững. Người có KN hoạt động nào đó là người nắm được tri thức về hoạtđộng đó và thực hiện hành động theo đúng yêu cầu của nó mà không cần tínhđến kết quả của hành động. A.V.Petrovski và V.A.Crutetxki cho rằng: KN làphương thức thực hiện hành động đã được con người nắm vững, không cầntính đến kết quả hành động. Còn A.V. Côvaliov định nghĩa: KN là phươngthức thực hiện hành động thích hợp với mục đích và những điều kiện hànhđộng. Ông cũng không đề cập đến kết quả hành động. Theo ông, kết quả hànhđộng phụ thuộc vào năng lực của con người chứ không chỉ là nắm vững cáchthức hành động là có kết quả tương ứng.Theo cách tiếp cận thứ hai, gồm có N.Đ.Lêvitov, G.G.Golubev,X.I.Kixegov, K.K.Platônov, Nguyễn Quang Uẩn, Ngô Công Hoàn, Nguyễn9Ánh Tuyết, Trần Quốc Thành, KN được xem xét nghiêng về năng lực của conngười, là biểu hiện của năng lực con người chứ không đơn thuần là mặt kĩthuật hành động. Cách tiếp cận này chú ý tới kết quả hành động, coi KN lànăng lực thực hiện một công việc với kết quả nhất định trong một thời giannhất định trong điều kiện mới [10, tr. 23].Theo cách hiểu này, KN nghiêng về khả năng hành động, thực hiện cáchoạt động, các công việc, thao tác cụ thể trên cơ sở vận dụng tri thức, kinhnghiệm cụ thể, trực tiếp liên quan đến các hoạt động, hành động thực tiễn cụthể để đạt được kết quả mong đợi.Do tính chất đa dạng của các hoạt động và các hình thức thể hiện KNnên KN được phân thành nhiều loại khác nhau: KN tư duy như phân tích,tổng hợp, so sánh...; KN hành động với các hành động - thao tác - động tác...;KN giao tiếp, KN quản lý, KN thu nhận và xử lý thông tin; KN sống...Theo đặc tính thì KN cũng có thể phân thành 2 loại cơ bản:- KN chung: là các KN cơ bản làm cơ sở, nền tảng cho nhiều loại hìnhhoạt động, hành động như các KN tư duy, KN tính toán, KN giao tiếp, KNvận động...- KN chuyên biệt là các loại KN cần có trong các loại hình hoạt động,hành động, loại hình nghề nghiệp đặc thù như các KN điều khiển các thiết bịchuyên dụng, KN trong các lĩnh vực hội họa, âm nhạc...Quá trình hình thành KN là quá trình nhận thức - hành động, vận dụngcác khả năng, hiểu biết, kinh nghiệm của con người trong các hoạt động thựctiễn. Do đó có thể nói KN là tri thức trong hành động. KN được hình thành vàphát triển qua tập luyện trở nên thành thục, tự động hóa sẽ trở thành kĩ xảo.KN có năm cấp trình độ sau:- Cấp trình độ 1: Bắt chước được: Người học quan sát và làm đượctheo mẫu.- Cấp trình độ 2: Làm được: Người học tự hoàn thành công việc với saisót nhỏ.10- Cấp trình độ 3: Làm được chính xác: Người học hoàn thành công việcđạt chuẩn quy định.- Cấp trình độ 4: Làm được thuần thục: Người học hoàn thành công việcđạt chuẩn, thuần thục, điêu luyện.- Cấp trình độ 5: Biến hóa được: Hoàn thành được công việc đạt chuẩnvà có sáng tạo [10, tr. 24].Thuật ngữ kĩ năng được định nghĩa là “khả năng thực hiện đúng hànhđộng, hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hoạtđộng ấy” hay ở mức cao hơn là “khả năng thực hiện hành động, hoạt động mộtcách thành thạo, linh hoạt, sáng tạo phù hợp với những mục tiêu trong các điềukiện khác nhau”.Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng khái niệm KN theo quan điểm củacác nhà tâm lý học: Kĩ năng là sự thực hiện có kết quả một hành động nào đóbằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có để hànhđộng với điều kiện cho phép. Kĩ năng biểu hiện trình độ các thao tác tư duy,năng lực hành động và mặt kĩ thuật của hành động [10, tr. 23].1.2.3. Rèn kĩ năng giải quyết tình huống trong chăm sóc – giáo dục trẻTừ khái niệm về kĩ năng đã nêu ở trên, có thể hiểu kĩ năng giải quyếttình huống trong chăm sóc - giáo dục trẻ là sự thực hiện có kết quả hành độnggiải quyết tình huống trong CS - GD trẻ bằng cách vận dụng những tri thức,kinh nghiệm đã có để hành động với điều kiện cho phép nhằm nâng cao chấtlượng giáo dục trẻ.Theo Từ điển Tiếng Việt, rèn luyện là luyện tập nhiều trong thực tế đểđạt tới những phẩm chất hay trình độ vững vàng, thông thạo [17, tr. 826].Như vậy, có thể hiểu rèn luyện kĩ năng giải quyết tình huống trongchăm sóc - giáo dục trẻ là tổ chức cho sinh viên được tập giải quyết các tìnhhuống xảy ra trong CS - GD trẻ thông qua các hoạt động học tập ở trường sưphạm, các đợt THTX, TTSP, các hoạt động ngoại khóa.111.3. Giải quyết tình huống trong chăm sóc - giáo dục trẻ ở các trườngmầm non1.3.1. Phân loại tình huống trong chăm sóc - giáo dụctrẻTình huống trong GDMN rất đa dạng. Có thể phân loại thành các nhómtình huống sau:Các tình huống trong quá trình tổ chức hoạt động học (hoặc hoạt độngvới đồ vật)Ví dụ: Trong giờ chơi tập có chủ đích “Xếp ô tô tặng bạn”, cháu Côngkhông xếp ô tô mà lại xếp các khối gỗ thành hàng dài. Nếu là giáo viên tổchức hoạt động đó, chị sẽ xử lý thế nào?Gợi ý cách giải quyết:- Trò chuyện với trẻ xem trẻ đang xếp cái gì và giúp trẻ thực hiện ýđồ chơi.- Tạo tình huống để trẻ thực hiện ý đồ của giờ hoạt động đó.- Nếu trẻ không thực hiện được thì cô giúp trẻ.Các tình huống trong quá trình tổ chức hoạt động vui chơiVí dụ: Giờ hoạt động góc ở lớp mẫu giáo lớn đã diễn ra được khoảng 30phút. Ở góc chơi xây dựng trẻ đã xây xong công trình “Trường mầm non củabé”. Cô giáo đến gần và hỏi trẻ: “Các con xây xong chưa?, trẻ trả lời “xong rồiạ”. Cô đứng ngắm một lúc rồi bỏ đi làm việc khác. Trẻ ở góc chơi đó nhìn theocô, chờ đợi... Nếu là người tổ chức giờ chơi đó, chị xử lý thế nào?Gợi ý cách giải quyết: Nếu còn thời gian, cô gợi ý xem trẻ có xây dựngthêm gì không.Các tình huống trong chế độ sinh hoạtVí dụ: Trong giờ hoạt động ngoài trời ở lớp mẫu giáo bé, cô tổ chức chotrẻ chơi với cát, nước. Hết giờ, cô yêu cầu trẻ rửa tay, nhưng cháu Hùng khôngnghe, cứ ngồi ì ra đó. Nếu là người tổ chức giờ chơi đó, chị xử lý thế nào?12Giải thích: Đó là biểu hiện của tính bướng bỉnh của tuổi lên 3, trẻ đangmuốn tự khẳng định mình, trẻ rất thích chơi với cát, nước nên khi cô bảo rửatay thì trẻ thích làm ngược lại.Gợi ý cách giải quyết:- Cô nhẹ nhàng giải thích cho trẻ là thời gian đã hết và nói rằng hoạtđộng tiếp theo có nhiều đồ chơi đẹp và có nhiều điều thú vị.- Cô bảo với trẻ là buổi sau ra hoạt động ngoài trời, nếu trẻ thích chơivới cát, nước thì lại chơi tiếp.- Nếu trẻ vẫn không chịu, cô cho trẻ chơi thêm và hẹn khi nào cô rửatay xong cho bạn cuối cùng thì đến lượt cháu và cô cháu mình cùng thi xem airửa tay sạch hơn nhé.1.3.2. Một số nguyên tắc giải quyết tình huống trong chăm sóc, giáo dục trẻKhi gặp một tình huống xảy ra với trẻ mầm non, giáo viên cần:Hiểu trẻ: Trước mỗi tình huống xảy ra, cô giáo cần bình tĩnh, tìm hiểuthấu đáo về các mặt tâm lý, sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình trẻ...Trẻ mầm nonđang ở giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách. Trong hoạt động hàngngày, đôi khi trẻ còn có những nhược điểm mà cô giáo mầm non phải hiểuđúng, hiểu rõ để mỗi khi tình huống xảy ra cô đủ bình tĩnh để ứng xử theođạo lý nghề nghiệp.Thực hiện nguyên tắc “Lấy trẻ em là trung tâm”, giáo viên mầm nonphải tổ chức các hoạt động giáo dục xuất phát từ nhu cầu, hứng thú, kinhnghiệm của trẻ, không áp đặt theo ý muốn chủ quan của giáo viên; trẻ phải làchủ thể tích cực trong các hoạt động, còn giáo viên là thang đỡ, điểm tựa,định hướng tổ chức cho trẻ hoạt động, quan tâm gợi mở, dẫn dắt, tạo cơ hộiđể trẻ phát huy tính tích cực, tự lập và sáng tạo trong hoạt động. tránh áp đặt,nhồi nhét, hối thức, ra lệnh, quát mắng, tỏ thái độ giận giữ với trẻ; coi trọngsuy nghĩ, ý tưởng và quyết định của trẻ, không nhồi nhét áp đặt từ người lớnvà cô giáo, tuy nhiên cũng không buông lỏng và thả nổi cho trẻ tự do tuỳ tiện.13Giáo viên luôn đặt mình vào vị trí của trẻ, quan hệ cô và trẻ là sự đồng cảm,hợp tác thương yêu, tôn trọng nhau, công bằng với trẻ, đồng thời giáo viêncần tạo môi trường hấp dẫn giúp trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo trong môitrường đó.Giáo viên cần biết khẳng định cái đúng, cái sai, sự tiến bộ của trẻ.Đánh giá nhận xét về hành vi cụ thể của trẻ, không “chụp mũ” về con người;phải biết đánh giá đúng và khẳng định những mặt tốt, mặt tích cực của trẻ, kểcả khi trẻ đang mắc lỗi vì đó là điểm tựa tinh thần để trẻ nỗ lực khắc phụcnhững sai sót đã mắc. Khi giải quyết tình huống, cô phải biết đặt mình vào vịtrí của trẻ để hiểu trẻ, cảm thông với trẻ và như vậy sẽ tìm được giải phápthoả đáng để giải quyết vấn đề nảy sinh.Xem xét cẩn thận tình huống xảy ra như thế nào, đặc biệt cần phân tíchdiễn biến tâm lý của trẻ trong tình huống đó, không vội vàng phê phán trẻ.Trong khi xử lý tình huống, cô giáo cần thể hiện tình cảm để dỗ dành trẻ, đểtìm hiểu rõ nguyên nhân sự việc và có được giải pháp giải quyết thấu tình, đạtlý để tìm những nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra tình huống:nguyên nhân khách quan từ hoàn cảnh sinh hoạt hàng ngày hay từ phía ngườilớn, cũng có khi nguyên nhân xuất phát từ trẻ. Những thiếu sót của trẻ cầnđược nhắc nhở một cách nghiêm túc và giúp trẻ sửa chữa một cách có tìnhcảm vì đối với trẻ mầm non những tác động thông qua con đường tình cảmluôn được trẻ đón nhận dễ dàng hơn.Khi tình huống xảy ra, cô giáo phải biết kiềm chế, không có lời nói, ngữđiệu, cử chỉ xúc phạm đến trẻ; bình tĩnh, không vội vã, cố gắng tìm ra giải pháptối ưu phù hợp với khả năng và tính nết, với điều kiện sống của từng trẻ.Trong khi tổ chức các hoạt động, cô giáo cần dạy trẻ phải lưu ý đến cácbước tiến bộ trong học tập của các cá nhân trong một nhóm và phát triển sựtôn trọng lẫn nhau. Trẻ nên được cùng tham gia vào việc phân công côngviệc trong khi hoạt động. Trẻ nên giúp đỡ lẫn nhau trong nhóm khi giao tiếp.14Cô giáo cần sử dụng phương pháp nêu gương bởi đặc điểm trẻ mầm non làhay bắt chước.Giáo viên tạo ra một không khí hoạt động phù hợp, hấp dẫn và khônggây sợ hãi cho trẻ vừa là động lực đồng thời cũng là thách thức đối với trẻvà nâng cao sự sẵn sàng tham gia. Cô giáo hãy là người thay mẹ trẻ tiếp xúcvới trẻ bằng tình cảm yêu thương ruột thịt, tận tâm, khéo léo, dịu dàng trongCS - GD trẻ.1.3.3. Các bước tiến hành giải quyết tình huống trongchăm sóc, giáo dục trẻKhi giải quyết các tình huống xảy ra, cần tuân thủ cácbước sau:- Bước 1: Xem xét cẩn thận tình huống+ Thu thập đầy đủ thông tin qua con đường trực tiếp hoặc gián tiếp.+ Phân tích cẩn thận, khách quan diễn biến của tình huống, diễn biếntâm lý của đối tượng liên quan, xác định mức độ nghiêm trọng của tình huốngđể có cách giải quyết kịp thời.- Bước 2: Phân tích nguyên nhân gây nên tình huống.- Bước 3: Đưa ra các cách giải quyết khác nhau và chọn một cách giảiquyết phù hợp nhất với hoàn cảnh và đối tượng nhằm đạt hiệu quả, nhưngkhông hấp tấp, vội vàng.- Bước 4: Xác định kết quả và tiếp tục theo dõi.1.3.4. Các yếu tố giúp cho việc giải quyết thành công các tình huống trongchăm sóc, giáo dục trẻTrước mỗi tình huống xảy ra, mỗi người lại giải quyết theo các cáchkhác nhau, đạt hiệu quả không như nhau. Các nhà nghiên cứu cho rằng có mộtsố yếu tố ảnh hưởng đến kết quả giải quyết tình huống sư phạm.1.3.4.1. Kiến thức chuyên môn về tâm, sinh lý trẻ; kiến thức về chăm sóc,giáo dục trẻ15Để giải quyết thành công các tình huống trong CS - GD trẻ, GVMN cầnnắm vững kiến thức như:- Hiểu biết cơ bản về đặc điểm tâm lý, sinh lý trẻ lứa tuổi mầm non.- Có kiến thức về GDMN, bao gồm giáo dục hoà nhập trẻ tàn tật,khuyết tật.- Hiểu biết mục tiêu, nội dung chương trình GDMN.- Có kiến thức về đánh giá sự phát triển của trẻ.- Hiểu biết về an toàn, phòng tránh và xử lý ban đầu các tai nạn thườnggặp ở trẻ.- Có kiến thức về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và giáo dục kỹnăng tự phục vụ cho trẻ.- Hiểu biết về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm và giáo dục dinhdưỡng cho trẻ.- Có kiến thức về một số bệnh thường gặp ở trẻ, cách phòng bệnh và xửtrí ban đầu.- Kiến thức về phát triển thể chất.- Kiến thức về hoạt động vui chơi.- Kiến thức về tạo hình, âm nhạc và văn học.- Kiến thức môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và phát triển ngôn ngữ.- Kiến thức về phương pháp phát triển thể chất cho trẻ.- Kiến thức về phương pháp phát triển tình cảm - xã hội và thẩm mĩcho trẻ.- Kiến thức về phương pháp tổ chức hoạt động chơi cho trẻ.- Kiến thức về phương pháp phát triển nhận thức và ngôn ngữ của trẻ.- Có hiểu biết về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội và giáo dục của địaphương nơi giáo viên công tác.- Kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục an toàn giaothông, phòng chống một số tệ nạn xã hội.16- Kiến thức phổ thông về tin học, ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc nơi giáoviên công tác.- Kiến thức về sử dụng một số phương tiện nghe nhìn trong giáo dục.1.3.4.2. Kĩ năng chăm sóc - giáo dục trẻTheo Chuẩn Nghề nghiệp Giáo viên Mầm non, GVMN cần có các kĩnăng sau:- Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ, bao gồm các tiêu chí sau:+ Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ theo năm học thể hiện mục tiêuvà nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ của lớp mình phụ trách.+ Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ theo tháng, tuần.+ Lập kế hoạch hoạt động một ngày theo hướng tích hợp, phát huy tínhtích cực của trẻ.+ Lập kế hoạch phối hợp với cha mẹ của trẻ để thực hiện mục tiêuchăm sóc, giáo dục trẻ.- KN tổ chức các hoạt động CS - GD trẻ, bao gồm các tiêu chí sau:+ Biết tổ chức môi trường nhóm, lớp đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ.+ Biết tổ chức giấc ngủ, bữa ăn đảm bảo vệ sinh, an toàn cho trẻ.+ Biết hướng dẫn trẻ rèn luyện một số kĩ năng tự phục vụ.+ Biết phòng tránh và xử trí ban đầu một số bệnh, tai nạn thường gặpđối với trẻ.- Kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ, bao gồm các tiêu chí sau:+ Biết tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo hướng tích hợp, phát huytính tích cực, sáng tạo của trẻ.+ Biết tổ chức môi trường giáo dục phù hợp với điều kiện của nhóm, lớp.+ Biết sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi (kể cả đồ dùng, đồ chơi tựlàm) và các nguyên vật liệu vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ.+ Biết quan sát, đánh giá trẻ và có phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻphù hợp.17- Kĩ năng quản lý lớp học, bao gồm các tiêu chí sau:+ Đảm bảo an toàn cho trẻ.+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý nhóm, lớp gắn với kế hoạchhoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.+ Quản lý và sử dụng có hiệu quả hồ sơ, sổ sách cá nhân, nhóm, lớp.+ Sắp xếp, bảo quản đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm của trẻ phù hợp vớimục đích chăm sóc, giáo dục.- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộngđồng, bao gồm các tiêu chí sau:+ Có kĩ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ một cách gần gũi, tình cảm.+ Có kĩ năng giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp một cách chân tình, cởimở, thẳng thắn.+ Gần gũi, tôn trọng và hợp tác trong giao tiếp, ứng xử với cha mẹ trẻ.+ Giao tiếp, ứng xử với cộng đồng trên tinh thần hợp tác, chia sẻ.Theo một số tác giả khác, để đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN, thìGVMN cần có các nhóm kĩ năng sau:Nhóm A - Nhóm kĩ năng phân tích chương trình và lập kế hoạch CS-GD trẻ: Xác định mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình và tài liệuhướng dẫn để xây dựng chương trình cụ thể của lớp mình phụ trách; lập kếhoạch GD cho năm học thể hiện mục tiêu và nội dung chăm sóc, giáo dục trẻcủa lớp mình phụ trách; xây dựng kế hoạch giáo dục tháng, tuần, ngày theohướng tích hợp; xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với nhóm/lớp, cá nhântrẻ và điều kiện thực tế của địa phương; xây dựng kế hoạch theo chủ đề (mụctiêu, nội dung, mạng hoạt động...); xây dựng kế hoạch giáo dục thể hiện cáchoạt động phát huy tính tích cực và sáng tạo của trẻ.Nhóm B - Nhóm kĩ năng xây dựng môi trường giáo dục: Tổ chức môitrường hoạt động an toàn cho trẻ; tổ chức môi trường thẩm mĩ, thân thiện vớitrẻ, mang tính hợp tác giữa trẻ với trẻ và với giáo viên; tổ chức môi trường18học tập theo chủ đề; tổ chức môi trường hoạt động mang tính mở kích thíchtrẻ tích cực hoạt động và sáng tạo; tận dụng và khai thác các nguyên vật liệutự nhiên sẵn có, sản phẩm của trẻ để tổ chức môi trường hoạt động cho trẻ..Tổ chức góc cung cấp thông tin với phụ huynh về chủ đề giáo dục đang thựchiện và kiến thức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.Nhóm C - Nhóm kĩ năng nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ: Tổ chứccác hoạt động ăn uống, ngủ, vệ sinh hợp lý; tổ chức cân đo theo định kì vàđánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ; đề phòng, phát hiện và xử trí ban đầumột số bệnh thường gặp ở trẻ; phát hiện các nhu cầu cần chăm sóc đặc biệt ởtrẻ; đề phòng, xử lý ban đầu các tình huống tai nạn thường gặp ở trẻ, sơ cứukhi cần thiết; phối hợp với cha mẹ và cộng đồng để phòng chống suy dinhdưỡng, béo phì và các bệnh tật khác.Nhóm D - Nhóm kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ: Tổ chứchoạt động chơi; tổ chức hoạt động học; tổ chức hoạt động lao động; tổ chứchoạt động giáo dục theo hướng tích hợp; sử dụng các phương pháp để tổ chứchoạt động phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ và xử lý tình huống sưphạm; tận dụng và khai thác các điều kiện sẵn có để phục vụ cho hoạt độnggiáo dục.Nhóm E - Nhóm kĩ năng chuyên biệt: Hát, múa, đọc kể diễn cảm, sửdụng nhạc cụ phổ thông, làm đồ dùng đồ chơi và hướng dẫn trẻ làm đồ dùngđồ chơi, giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật.Nhóm G - Nhóm kĩ năng giao tiếp ứng xử sư phạm: Giao tiếp và ứngxử sư phạm với trẻ; giao tiếp và ứng xử đúng mực với đồng nghiệp; giao tiếpvà ứng xử đúng mực với phụ huynh và cộng đồng.Nhóm H - Nhóm kĩ năng quản lý nhóm, lớp trẻ: Bao quát lớp; quansát, đánh giá hoạt động và sự tiến bộ/phát triển của trẻ; thực hiện các loại sổsách, tài liệu, hồ sơ và sử dụng có hiệu quả.19Nhóm I - Nhóm kĩ năng phát triển năng lực chuyên môn nghiệp vụcủa bản thân: Tự học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụvà tham gia học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm; sử dụng côngnghệ thông tin trong thu thập tư liệu, trong soạn bài và sáng tạo các hoạt độngcho trẻ; phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong việc chămsóc giáo dục trẻ; nhận xét và tự đánh giá các hoạt động giáo dục của bản thân;nhận xét, đánh giá các hoạt động giáo dục của đồng nghiệp; sử dụng nhữngphương pháp nghiên cứu đơn giản.1.3.4.3. Phẩm chất đạo đứcKN giải quyết tình huống sư phạm là một KN phức hợp, đòi hỏi rènluyện đồng thời nhiều yếu tố khác nhau ở người giáo viên. Trong đó cần đặcbiệt coi trọng việc rèn luyện các phẩm chất nhân cách như: Tự trau dồi nghềnghiệp, tính kiên nhẫn, tính khách quan cảm xúc, sự đồng cảm,Công việc giáo dục và đào tạo con người là một hoạt động rất đặc thù, vừamang tính khoa học, vừa mang tính sáng tạo và nghệ thuật. Đặc trưng nghềnghiệp tạo nên những khó khăn nhất định đối với giáo viên và khiến cho nghềdạy học có những yêu cầu đặc biệt đối với người làm nghề. Giáo viên khôngchỉ là người am hiểu về khoa học giảng dạy mà còn là người nghệ sĩ. Vìvậy, công cụ quan trọng của nghề dạy học là toàn bộ nhân cách của ngườigiáo viên. Nhân cách của cô giáo MN có ảnh hưởng mạnh đến trẻ. Sức mạnhgiáo dục về nhân cách của GVMN đối với trẻ có ảnh hưởng ở mọi lúc, mọinơi, trong sinh hoạt của trẻ. Trẻ mầm non đang ở giai đoạn đầu của sự hìnhthành và phát triển nhân cách, việc tiếp thu kinh nghiệm lịch sử xã hội của trẻchủ yếu bằng con đường vô thức bên cạnh con đường ý thức chưa bền vững.Do đó, mọi hành động của người lớn xung quanh đều tác động đến trẻ và đểlại những dấu ấn trong tâm hồn non nớt của trẻ. Do đó, GVMN phải khôngngừng hoàn thiện nhân cách của mình. Trong quá trình tổ chức cuộc sống, tổ20chức các hoạt động cho trẻ, người lớn phải mẫu mực về nhân cách, vững vàngvề trình độ chuyên môn và nghệ thuật sư phạm.Một trong những khía cạnh thể hiện rõ nhất tính không rập khuôn củanghề dạy học là cách thức giáo viên ứng phó với những tình huống sư phạm.Trong giải quyết các tình huống sư phạm không có một công thức chung, mộtđáp án bất di bất dịch, bởi mỗi giáo viên tùy theo tri thức, vốn kinh nghiệm,mục đích, yêu cầu, hoàn cảnh sống, vị thế xã hội, nhân cách khác nhau…màcó cách giải quyết tình huống khác nhau. Các tình huống cũng rất đa dạng.Chính ở khía cạnh này, những phẩm chất tâm lý cần thiết đối với nghề dạyhọc được bộc lộ rõ nét nhất, là lúc người giáo viên thể hiện rõ nhất năng lựcnghề nghiệp của bản thân. Đồng thời, còn là lúc để người giáo viên tự rènluyện tư duy sư phạm linh hoạt, mềm dẻo, khả năng tự chủ, khả năng hiểu trẻ,khả năng ứng xử sư phạm... Thực tiễn giáo dục cho thấy, giáo viên thườngxuyên phải đối mặt với các tình huống sư phạm đa dạng, đòi hỏi có nhữngcách giải quyết hợp lý, hợp tình, qua đó thực hiện được chức năng giáo dụctrẻ. Một tình huống như nhau nhưng với các đối tượng khác nhau, ở nhữngthời điểm khác nhau sẽ có những cách giải quyết không hoàn toàn giốngnhau. Rèn luyện năng lực giải quyết tình huống sư phạm là rèn luyện toàn bộnhân cách. Vì vậy, người giáo viên cần thường xuyên tự trau dồi để phát triểnnghề nghiệp, chẳng hạn, cần bổ sung những kiến thức về khoa học hành vicon người. Trên thực tế, cho dù là tình huống loại nào, thì về cơ bản, trongcác tình huống sư phạm đều chứa đựng xung đột tâm lý ở mức độ khác nhau.Vì thế, nếu giáo viên có những kiến thức về các giai đoạn phát triển xung đột,về các cách giải quyết xung đột... thì mới có thể dễ dàng lựa chọn cho mìnhmột cách giải quyết có hiệu quả. Có thể bổ sung các kiến thức này vàochương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Tất nhiên, để duy trì được khoảngcách phù hợp với trẻ tại mỗi giai đoạn "lão hóa” của bản thân, thì luôn đòi hỏimột sự trưởng thành thích hợp về tính cách cá nhân ở giáo viên. Điều này cho21thấy tính liên tục của việc rèn luyện tính cách nhằm phát triển năng lực giảiquyết tình huống sư phạm.Người giáo viên cũng phải rèn luyện “tính kiên nhẫn” với tư cách làmột yếu tố quan trọng của nghề dạy học. Nếu đôi khi trẻ có làm gì có lỗi thìtrước tất cả các sự việc này, giáo viên phải tự kiềm chế được mình, đếm đến10, đợi cho cơn thịnh nộ qua đi, rồi khi bình tĩnh trở lại, giáo viên sẽ chỉ chotrẻ thấy những tác hại trong các hành vi đó mà không đối xử thô bạo với trẻ.Như vậy, ngay cả những hành vi ứng xử không phù hợp của trẻ cũng cóthể trở nên có tác dụng giáo dục nếu giáo viên kiềm chế được bản thân. Mộtgiáo viên có tác phong chững chạc, đằm tính, bình tĩnh có thể không phải lúcnào cũng dập tắt được những lộn xộn, nhưng sự bình thản trước lớp học luônluôn tốt hơn so với việc phải cất cao giọng. Điều này không có nghĩa làGVMN không uốn nắn trẻ, không nghiêm khắc với trẻ. Song, những lúc nhưvậy không nên xẩy ra nhiều và phải được coi là ngoại lệ. Sự kiên quyết cùngvới sự điềm tĩnh trong tính cách của giáo viên nói lên lòng tin tưởng ở giáoviên rằng: nếu chúng ta làm việc cật lực thì những trẻ thiếu tự tin, bất ổn cũngcó khả năng tiến bộ. Cùng với việc rèn luyện tính khách quan tình cảm nhằmtránh thái độ cực đoan trước trẻ, việc rèn luyện sự đồng cảm với tư cách làmột phẩm chất nhân cách không thể thiếu đối với người làm nghề dạy họccũng cần được quan tâm đúng mức. Giáo viên nhất định phải lưu tâm đến mọinhu cầu của trẻ cho dù phải trả giá bằng thời gian, tâm trí, sự thăng tiến nghềnghiệp. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả giải quyết tình huốngsư phạm bởi vì cho phép giáo viên hiểu được những khó khăn cũng như tiênđoán được phản ứng của trẻ. Sự đồng cảm còn đòi hỏi giáo viên phải đặt mìnhvào vị trí của trẻ; phải chân thực và công bằng trong việc đánh giá trẻ. Mộtyếu tố quan trọng là giáo viên cần thường xuyên tự trau dồi, tự bồi dưỡngphát triển tình cảm nghề nghiệp cho bản thân. Những người nghiên cứu vềnghề dạy học đều cho rằng, nói hay viết về nghề dạy học thì dễ hơn nhiều so22với việc dạy học, bởi đó là một công việc vất vả cả về trí óc lẫn thể chất, đòihỏi nhiều trách nhiệm, nhiều thử thách. Đặc biệt, công việc đứng lớp yêu cầuở người giáo viên cả về năng lực lẫn sự kiên nhẫn cùng ý chí.Tuy nhiên, dạy học, trong đó có chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non, cònlà một nghề có thể mang lại cho con người những niềm vui rất riêng, rất đặcbiệt mà không một nghề nào khác có thể có. Phần lớn các giáo viên nói rằng,họ dạy học vì nó mang đến cho họ sự hài lòng, sự mãn nguyện sâu sắc khi họđược nuôi dưỡng đời sống tâm hồn người khác bởi vì trong dạy học có tiếngcười, có chuyện vui và có trí tuệ. Niềm vui được xem là một yếu tố quantrọng của nghề dạy học, bởi thế, khi học sinh và giáo viên không cảm thấyđược niềm vui, niềm hạnh phúc thì chắc chắn đã có điều gì đó không ổn. Điềuđó cũng đặt ra cho công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên một vấn đề cần đượcquan tâm nhiều hơn. Đó là việc giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên sưphạm, theo đó, hiệu quả mà nghề dạy học mang lại trước hết là những giá trịtinh thần lớn lao đối với cả người dạy và người học.Tóm lại, cô giáo mầm non cần đạt được các yêu cầu sau:- Nắm chắc kiến thức về tâm sinh lý trẻ mầm non và các kiến thức về tổchức các hoạt động CS - GD trẻ.- Biết vận dụng các phương tiện giao tiếp ngôn ngữ, phi ngôn ngữ mộtcách hiệu quả.- Thông cảm, thấu hiểu từng trẻ, công bằng với trẻ.- Tránh sự phân biệt đối xử “vô thức” với trẻ, ví dụ như: cái vô thứcthường biểu hiện khi cô ứng xử nhanh, buột miệng nói ra, nhiều khi chưa kịpý thức thì cách ứng xử đã nảy sinh như một phản ứng tất yếu. Cái “vô thức”cũng có thể thể hiện khi cô giáo có cảm tình với một trẻ khôi ngô, con nhàkhá giả…23- Về ngôn ngữ sư phạm, cô giáo mầm non cần diễn đạt rõ ràng, mạchlạc, dễ hiểu; ngữ điệu vừa phải, biết điều tiết giọng nói của mình lúc to, lúcnhỏ, khi nhanh, khi chậm; không nói lắp, nói ngọng.- Trong quá trình giao tiếp với trẻ, cô cần chú ý lắng nghe trẻ, khích lệtrẻ nói hết những điều mong muốn; không quát mắng và dùng những từ xúcphạm trẻ; biết đặt vị trí của mình vào vị trí của trẻ để hiểu trẻ.1.3.4.4. Xu hướng nghề của sinh viênNghề nghiệp là một lĩnh vực tồn tại khách quan, muốn chiếm lĩnh nghềnghiệp, hình thành và phát triển xu hướng nghề của cả đời thì trước hết conngười phải nhận thức được nghề mà mình theo đuổi. Họ phải nhận thức đượcnhững yêu cầu đặc trưng của nghề, ý nghĩa xã hội của nghề và những đặcđiểm tâm, sinh lí cá nhân cần thiết của người lao động trong nghề ấy. Nhậnthức được nghề sư phạm là phải nhận thức được sự cao quý, quan trọng vàcần thiết của nghề trong xã hội, đó là nghề “trồng người”, quyết định cơ bảntới nguồn nhân lực của xã hội. Nghề GVMN là nghề tiếp xúc thường xuyênvới trẻ nhỏ, nếu người giáo viên không có hứng thú nghề nghiệp, không cólòng yêu nghề, mến trẻ, không say sưa nhiệt tình với công việc thì khó có thểkiên trì nhẫn nại, sáng tạo, nhân hậu với trẻ em trong quá trình giáo dục vàkhó có thể đạt kết quả cao trong hoạt động nghề nghiệp của mình. Vì vậyngười GVMN phải có những phẩm chất như: Lòng yêu nghề, yêu trẻ, tinhthần nghĩa vụ, trách nhiệm, tinh thần “mình vì mọi người”, sự tôn trọng, lòngtin, sự ân cần và đức tính kiên trì… Thực tế đã cho thấy, khi sinh viên cónhững tri thức về nghề sư phạm, có năng lực nhất định mà nghề yêu cầu… thìhọ sẽ có cảm xúc với nghề, thấy được sự lôi cuốn của cái nghề sư phạm đốivới bản thân và nó sẽ giúp họ tự giác say sưa học tập, phấn đấu tu dưỡng vàhoàn thiện mình. Nếu sinh viên nhận thức đúng đặc điểm nghề GVMN vàchuẩn bị những yếu tố cần thiết để lao động trong nghề, sinh viên sẽ có ý thức24phấn đấu rèn luyện những phẩm chất nghề nghiệp trong quá trình học tập ởtrường sư phạm để nhanh chóng tiếp cận với thực tiễn GDMN.1.3.4.5. Đội ngũ giảng viên sư phạm mầm nonTrong các trường sư phạm, yếu tố có vai trò quyết định hàng đầu làgiảng viên. Đội ngũ giảng viên có trình độ học vấn cao, có năng lực và nghiệpvụ sư phạm giỏi là điều kiện tiên quyết để đảm bảo chất lượng đào tạo. Do đó,việc xây dựng đội ngũ giảng viên sư phạm có nghề, biết nghề để dạy nghề làđiều rất cần thiết. Để đáp ứng yêu cầu rèn KN giải quyết tình huống sư phạmcho sinh viên MN, giảng viên sư phạm cần phải hiểu sâu sắc lĩnh vực chuyênmôn mà mình đảm nhiệm, đặc biệt lĩnh vực GDMN, có kiến thức vững vàngvề sự phát triển của trẻ, nắm được phương pháp dạy học phù hợp với đốitượng, có kinh nghiệm hướng dẫn sinh viên MN thực hành, thực tập, hướngdẫn sinh viên tự học tập, nghiên cứu để nâng cao năng lực chuyên môn củabản thân một cách tốt nhất.Trong điều kiện hiện nay, một giảng viên đại học được định nghĩatrong 3 chức năng chính: Nhà giáo, nhà khoa học và nhà cung ứng dịch vụ.Theo các nhà giáo dục thế giới, với vai trò là nhà giáo, một giảng viêncó 4 nhóm kiến thức/ kỹ năng sau: Kiến thức chuyên ngành, kiến thức vềchương trình đào tạo, kiến thức về môi trường giáo dục, hệ thống giáo dục,mục tiêu giáo dục, giá trị giáo dục, kiến thức và kỹ năng về dạy và học.Là nhà khoa học, giảng viên thực hiện chức năng giải thích và dự báocác vấn đề của tự nhiên và xã hội mà loài người và khoa học chưa có lời giải.Nghiên cứu khoa học, tìm cách ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vềthực tiễn đời sống và công bố các kết quả nghiên cứu cho cộng đồng.Giảng viên còn là nhà cung ứng dịch vụ cho xã hội. Cụ thể đối với nhàtrường và sinh viên, một giảng viên cần thực hiện các dịch vụ như tham gia25

Video liên quan

Chủ đề