Vi khuẩn Helicobacter pylori -- thủ phạm gây viêm loét dạ dày -- kí sinh ở đâu

Vi khuẩn HP (hay H.pylori, Helicobacter pylori) là một xoắn khuẩn sinh trưởng bên trong đường tiêu hóa và có khả năng gây bệnh trên niêm mạc dạ dày. Nhiễm khuẩn Hp thường vô hại, tuy nhiên nó lại là nguyên nhân chủ yếu gây ra loét dạ dày tá tràng.

Vi khuẩn Helicobacter pylori -- thủ phạm gây viêm loét dạ dày -- kí sinh ở đâu

Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây bệnh đau dạ dày cấp tính và mãn tính, gây nên tình trạng viêm loét hành tá tràng. Hầu hết các loại vi khuẩn khác không thể gây ra bệnh đau dạ dày do những loại vi khuẩn này thường bị tiêu diệt bởi lượng axit do dạ dày tiết ra. Riêng vi khuẩn HP có khả năng tiết ra một chất phân giản dịch nhầy có trong dạ dày và tạo ra những phân tử trung hòa lượng axit có trong dạ dày. Với khả năng này, vi khuẩn HP sống được trong dịch nhầy của dạ dày và gây nên bệnh đau dạ dày mãn tính hay cấp tính.

Vi khuẩn Hp là gì?

Vi khuẩn HP có tên khoa học là Helicobacter pylori. Đây là một loại vi khuẩn có ảnh hưởng lớn nhất đến hệ tiêu hóa, gây ra tình trạng viêm dạ dày, loét dạ dày và có thể gây nên bệnh Ung thư dạ dày. Vi khuẩn HP xâm nhập vào cơ thể qua đường thức ăn, nước uống và trực tiếp từ người sang người. Tình trạng nhiễm khuẩn HP thường gặp nhiều hơn ở những cá nhân sinh sống ở nơi có mật độ dân số cao, điều kiện sống và vệ sinh không tốt.

Vi khuẩn HP có khả năng gây ra bệnh đau dạ dày rất cao với tỷ lệ 1/6. Khuẩn HP không chỉ là nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày, hành tá tràng, điều nguy hiểm hơn, khuẩn HP có liên quan đến Ung thư dạ dày và một loại u đặc biệt (U Malt) liên quan đến các tế bào Lympho.

Dấu hiệu khi bị nhiễm vi khuẩn HP

Hầu hết những người mắc khuẩn HP thường không có triệu chứng gì rõ rệt. Một vài cá nhân có thể bị đau bụng, buồn nôn nhưng triệu chứng này sẽ hết nhanh. Sau thời gian nhiễm vi khuẩn HP, dẫn đến những biến chứng viêm loét, bệnh nhân có một số dấu hiệu sau:

  • Đau bụng
  • Buồn nôn và nôn
  • Cảm giác mệt mỏi
  • Ăn không ngon, đầy bụng
  • Phân đen dính nếu có chảy máu
  • Thiếu máu thiết sắt không rõ nguyên nhân

Tác hại khi bị nhiễm khuẩn HP

Do tỉ lệ nhiễm khuẩn khá cao và thường gây ra tình trạng đau dạ dày, viêm loét dạ dày và hành tá tràng. Có thể tồn tại và phát triển trong dịch nhầy của dạ dày, không có vi khuẩn khác cạnh tranh nên khuẩn HP phát triển mạnh. Vi khuẩn HP là nguyên chính dẫn đến bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày mạn tính và có thể gây ra ung thư dạ dày có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Việc điều trị chứng nhiễm khuẩn HP rất khó khăn và tình trạng kháng thuốc cao hiện nay đặc biệt đối với đối tượng trẻ nhỏ. Việc điều trị bệnh đau dạ dày phải điều trị nhiễm khuẩn HP và đây là liệu pháp chính của y học hiện đại nhằm chữa bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày có vi khuẩn Hp. Tuy nhiên, tỷ lệ tái phát cao do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị nhiễm khuẩn một cách tùy tiện, không đúng phác đồ điều trị dẫn đến trình trạnh kháng thuốc. Khi tình trạng kháng thuốc gia tăng, đồng nghĩa với tỷ lệ thất bại trong điều trị bệnh cũng tăng lên nhanh chóng và bệnh nhân phải sống chung với căn bệnh này cả đời, nếu như không có giải pháp mới chống lại vi khuẩn Hp kháng thuốc.

Tại sao phải điều trị nhiễm vi khuẩn HP?

Nhiễm vi khuẩn HP mãn tính sẽ làm hệ thống bảo vệ chống lại acid dạ dày bị yếu đi. Và tình trạng kháng thuốc ở vi khuẩn HP là rất cao. Do đó, tình trạng loét dạ dày có thể tái phát lại nhiều lần sau khi ngưng thuốc. Người bệnh phải sử dụng thuốc hàng ngày trong nhiều năm để ngăn chặn việc tái phát tình trạng loét và những biến chứng như chảy máu, thủng và hẹp môn vị.

Vi khuẩn Hp thực sự là mối nguy hại với sức khỏe của cộng đồng bởi vì nó là nguyên nhân làm cho bệnh dạ dày trở nên nguy hiểm, dai dẳng, khó điều trị hơn. Do đó, nếu bạn có bệnh dạ dày và có vi khuẩn Hp trong cơ thể, bạn nên tuân thủ tốt phác đồ điều trị của bác sỹ, theo dõi chặt chẽ để chống bệnh do vi khuẩn Hp gây ra, đồng thời tránh lây nhiễm cho người thân yêu của mình. Điều trị triệt để tình trạng nhiễm khuẩn HP cũng được cho là phương pháp ngăn ngừa tác động xấu gây ung thư dạ dày do vi khuẩn HP gây ra.

Xem thêm: Phác đồ điều trị đau dạ dày do vi khuẩn HP

Theo gastimunhp.vn

  • Kháng sinh (các phác đồ khác nhau) cộng với một thuốc ức chế bơm proton

  • Để khẳng định việc điều trị khỏi, sử dụng xét nghiệm hơi thở ure, xét nghiệm kháng nguyên trong phân, hoặc nội soi đường tiêu hóa trên

Bệnh nhân có biến chứng (ví dụ: loét, ung thư) cần phải được điều trị diệt vi khuẩn. Diệt vi khuẩn H. pylori thậm chí có thể chữa khỏi được một số trường hợp u lympho thể MALT (nhưng không phải với các bệnh ung thư liên quan đến nhiễm trùng khác). Điều trị nhiễm trùng không triệu chứng vẫn còn nhiều tranh cãi, tuy nhiên vẫn khuyến nghị điều trị do phát hiện vai trò của H. pylori trong ung thư. Vắc xin, trong cả phòng ngừa và điều trị (tức là dưới dạng bổ trợ cho điều trị bệnh nhân bị nhiễm bệnh) đang được phát triển.

  • Thuốc ức chế bơm proton (lansoprazole 30 mg 2 lần mỗi ngày, omeprazole 20 mg 2 lần mỗi ngày, pantoprazole 40 mg 2 lần mỗi ngày, rabeprazole 20 mg 2 lần mỗi ngày, hoặc esomeprazole 40 mg mỗi ngày một lần)

  • Bismuth subsalicylate (524 mg 4 lần mỗi ngày)

  • Metronidazole 250 mg 4 lần mỗi ngày

  • Tetracycline 500 mg 4 lần mỗi ngày

Liệu pháp bộ ba loại thuốc là phác đồ thường được kê đơn thường xuyên nhất để điều trị nhiễm trùng H. pylori. Các loại thuốc uống sau đây được sử dụng trong 10 đến 14 ngày:

  • Thuốc ức chế bơm proton (lansoprazole 30 mg 2 lần mỗi ngày, omeprazole 20 mg 2 lần mỗi ngày, pantoprazole 40 mg 2 lần mỗi ngày, rabeprazole 20 mg 2 lần mỗi ngày, hoặc esomeprazole 40 mg mỗi ngày một lần)

  • Amoxicillin (1 g 2 lần mỗi ngày) hoặc metronidazole 250 mg 4 lần mỗi ngày

  • Clarithromycin (500 mg 2 lần mỗi ngày)

Tuy nhiên, ở nhiều vùng trên thế giới, tỷ lệ kháng clarithromycin đang tăng lên và khả năng thất bại của liệu pháp bộ ba loại thuốc ngày càng cao. Do đó, phác đồ này không được khuyến cáo để điều trị ban đầu, trừ khi ≥ 85% các chủng H. pylori tại địa phương được xác định là nhạy cảm hoặc phác đồ này được biết là vẫn có hiệu quả trên lâm sàng ở khu vực địa phương đó.

Những bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn này có loét dạ dày hoặc tá tràng cần phải tiếp tục dùng thuốc ức chế axit trong ít nhất 4 tuần. Diệt vi khuẩn có thể được xác nhận bằng xét nghiệm hơi thở urea, xét nghiệm kháng nguyên trong phân, hoặc nội soi đường tiêu hóa trên được thực hiện sau khi kết thúc điều trị ≥ 4 tuần. Việc xác định là đã loại bỏ vi khuẩn cần phải tiến hành ở tất cả các bệnh nhân được điều trị nhưng bắt buộc ở những bệnh nhân có biểu hiện nghiêm trọng của nhiễm H. pylori (ví dụ: loét chảy máu). Loét chảy máu tái phát rất có thể xảy ra nếu nhiễm trùng không được loại bỏ.

Điều trị được lặp lại nếu H. pylori không được diệt trừ. Nếu hai liệu trình điều trị không thành công, một số tác giả khuyên dùng nội soi để lấy bệnh phẩm nuôi cấy nhằm kiểm tra độ nhạy.

  • 1. Yang JC, Lin CJ, Wang HL, et al: Liệu pháp kép liều cao ưu việt hơn liệu pháp đầu tay hoặc liệu pháp cứu hộ tiêu chuẩn đối với nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. Clin Gastroenterol Hepatol 13(5):895–905.e5, 2015. doi: 10.1016/j.cgh.2014.10.036.

  • 3. Fiorini G, Zullo A, Vakil N, et al: Liệu pháp bộ ba Rifabutin có hiệu quả ở những bệnh nhân có các chủng Helicobacter pylori đa kháng thuốc. J Clin Gastroenterol 52(2):137–140, 2018. doi: 10.1097/MCG.0000000000000540.