Vì sao ấn Độ bị thực dân Anh xâm lược

Quá trình anh xâm nhập Ấn Độ (1612-1805)

Show

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.6 KB, 74 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
Đề tài:
QUÁ TRÌNH ANH XÂM NHẬP ẤN ĐỘ (1612 – 1805)
- Đà Nẵng, 5/2014 -
SVTH: Nguyễn Thị Huyền
Lớp 10 SLS, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình phát triển của nhân loại, chủ nghĩa thực dân là một “vết
nhơ” của chủ nghĩa tư bản khi chính nó đã gây ra một giai đoạn đầy bi thương
đối với nhân dân các thuộc địa trên thế giới. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, chủ
nghĩa đế quốc thực dân đã tiến hành những cuộc xâm lược tàn bạo ở các nước
châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh. Trong suốt mấy thế kỉ ấy, chủ nghĩa
thực dân đã biến các thuộc địa thành nơi cung cấp nguyên liệu và nguồn nhân
công rẻ mạt, thành thị trường tiêu thụ hàng hóa thừa và hậu phương chiến lược
của chúng: “Sau những phát kiến địa lí, châu Âu tư bản đã choáng ngợp trước
những cảnh tượng mới bày ra trước mắt mình. Phương Đông xa xôi, cổ kính đầy
huyền bí và giàu có, vô cùng hấp dẫn đã lấp ló hiện ra bên kia bờ đại dương.
Biển cả mêng mông không thể ngăn cản bàn tay thèm khát của các nhà tư bản
non trẻ với tới được miền đất xa lạ ấy” [12, tr.65]. Trong hoàn cảnh đó, dưới
những con mắt thèm thuồng của các nhà tư bản, vì thế Ấn Độ đã hiện ra như một
vùng đất lí tưởng. Đó là phương Đông, là toàn bộ phương Đông mà bấy lâu
người ta hằng mong ước. Vì thế, Ấn Độ đứng trước sự đe dọa nghiêm trọng, là
trung tâm của sự tranh chấp giữa các đối thủ: Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp
nhằm độc chiếm Ấn Độ.
Trong các cường quốc phương Tây xâm nhập Ấn Độ, nước Anh vào thời
điểm bấy giờ là cường quốc hàng đầu. Với lợi thế xuất phát điểm là “công
xưởng của thế giới”, tư bản Anh đã đẩy mạnh công cuộc xâm lược, thu phục một


diện tích thuộc địa rất lớn nhằm hướng đến mục tiêu: “Mặt trời không bao giờ
lặn trên đế quốc”. Thời kì đầu, Anh cũng thông qua hoạt động buôn bán để từng
bước xâm nhập vào Ấn Độ. Sau khi dần gạt bỏ các đối thủ của mình và lợi dụng
sự suy yếu của Ấn Độ, Anh tiến hành đẩy mạnh các hoạt động xâm nhập và bước
đầu xâm chiếm tiến đến độc chiếm Ấn Độ: “Miếng mồi khổng lồ, thơm ngon đầy
hương vị Á Đông dã nằm gọn trong bụng sói. Giờ đây con thú dữ bắt đầu nghĩ
đến chuyện tiêu hóa miếng mồi đó” [12, tr.72]. Vì vậy, đến năm 1805, phần lớn
lãnh thổ Ấn Độ đã bị thực dân Anh xâm chiếm và đặt ách cai trị. Tình hình ấy đã
để lại những di chứng lâu dài cho Ấn Độ.
2
3
Với những hệ quả mà chủ nghĩa thực dân mang lại, nghiên cứu quá trình
xâm nhập của thực dân Anh đối với đất nước Ấn Độ, một mặt giúp ta hiểu sâu
sắc hơn về phương thức, thủ đoạn bành trướng của thực dân Anh ở Ấn Độ. Bước
đầu xâm nhập làm cơ sở dẫn đến những biến đổi về kinh tế, chính trị - xã hội,
văn hóa và giáo dục của Ấn Độ. Bên cạnh đó, Việt Nam và Ấn Độ đã có mới
quan hệ mật thiết với nhau từ nghìn năm nay, cũng bị thực dân phương Tây xâm
lược, thống trị. Vì vậy, nghiên cứu quá trình thực dân Anh xâm lược Ấn Độ giúp
chúng ta có thể hiểu sâu sắc hơn về lịch sử hai nước, cảm thông với những khó
khăn hiện nay mà hai dân tộc phải đối mặt với di chứng của thực dân để lại.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề: Quá trình Anh xâm
nhập Ấn Độ (1612 - 1805) làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ quá khứ đến hiện tại, Ấn Độ luôn có một vị trí quan trọng trong tiến
trình phát triển của lịch sử nhân loại. Chính vì thế, Ấn Độ là một một kho tàng bí
ẩn, là một đề tài vô cùng hấp dẫn, lí thú và đang được các nhà nghiên cứu tìm
hiểu, khám phá, trong đó có nghiên cứu lịch sử Ấn Độ buổi đầu thời cận đại.
Nghiên cứu về Ấn Độ buổi đầu thời cận đại, đặc biệt là quá trình Anh xâm nhập
Ấn Độ có các công trình nghiên cứu cơ bản sau:
- Các công trình nghiên cứu tổng quan về lịch sử Ấn Độ: Đầu tiên phải kể


đến tác phẩm Lịch sử Ấn Độ của Vũ Dương Ninh (chủ biên). Tác phẩm là công
trình chuyên khảo viết về lịch sử đất nước Ấn Độ từ thời khởi thủy đến thế kỉ
XX. Bên cạnh đó, nghiên cứu về lịch sử Ấn Độ còn được đề cập đến trong các
công trình: Các nước Nam Á của nhà xuất bản Sự thật, Ấn Độ qua các thời đại
của Nguyễn Thừa Hỷ… Kết quả của các công trình được nêu ở trên đã trình bày
lịch sử phát triển của Ấn Độ theo hệ thống cắt lát hoặc tiến trình theo hình thức
thông sử. Tuy nhiên, đặc điểm chung của các công trình nghiên cứu trên chưa coi
quá trình thực dân Anh xâm nhập Ấn Độ là đối tượng nghiên cứu chính. Mặc dù
vậy, những sử liệu được đề cập trong các công trình là cơ sở quan trọng để đề tài
nghiên cứu về quá trình thực dân Anh xâm nhập Ấn Độ một cách hoàn thiện và
hệ thống.
3
4
- Các công trình nghiên cứu về quá trình thực dân Anh xâm nhập Ấn Độ:
Một trong những công trình nghiên cứu được các học giả quan tâm khi nghiên
cứu về quá trình các nước thực dân phương Tây xâm nhập Ấn Độ là tác phẩm Ấn
Độ hôm nay và ngày mai (bản dịch tiếng Việt) của R.Panmơđớt từng là phó chủ
tịch Đảng cộng sản Anh là công trình nghiên cứu quý báu về lịch sử Ấn Độ.
Trong tác phẩm này, ông đã nghiên cứu tương đối sâu về quá trình xâm nhập của
thực dân phương Tây vào Ấn Độ và nền thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ.
Tác phẩm cũng đã nhấn mạnh đến sự biến đổi của xã hội thuộc địa Ấn Độ. Tiếp
đến, công trình Bán đảo Ấn Độ (từ đầu thế kỉ XVI đến năm 1857) của Phạm Cao
Dương cũng đã nghiên cứu về “cuộc giao tiếp với Tây phương” của Ấn Độ cũng
như những biến đổi trong xã hội Ấn Độ thời kì thuộc địa. Tác phẩm Bán đảo Ấn
Độ từ 1857 đến 1947 là công trình đề cập khá sâu sắc sự biến đổi xã hội của Ấn
Đô dưới thời thuộc địa và các phong trào quốc gia Ấn Độ và sự đấu tranh giành
độc lập của nhân dân Ấn Độ cũng như sự trao trả độc lập cho Ấn Độ của thực
dân Anh. K.Marx, người sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học, ngay từ năm
1853 đã có những bài viết đăng trên báo “Diễn đàn hàng ngày của New York”,
nghiên cứu về Sự thống trị của Anh ở Ấn Độ, trong các bài viết, Mác đã nêu


lên những hành động mang tính chất thực dân của công ty Đông Ấn Anh trong
giai đoạn đầu của nền thống trị thực dân.
Các công trình nghiên cứu về Ấn Độ ngày càng phong phú, góp phần bổ
sung, hoàn thiện bức tranh lịch sử Ấn Độ qua các thời kì. Tuy nhiên, những công
trình tiếp cận được các tác giả đều chưa coi quá trình Anh xâm nhập Ấn Độ là
đối tượng nghiên cứu chính nên vấn đề này chưa được phản ánh đúng mức.
Trong khi đó, quá trình Anh xâm nhập Ấn Độ đã để lại cho Ấn Độ nói riêng và
các nước thuộc địa nói chung những bài học sâu sắc, đồng thời những hậu quả
mà chủ nghĩa thực dân đã để lại cho các nước thuộc địa trong lịch sử và ngày
nay. Mặc dù vậy, nhưng những nguồn sử liệu trước đó là cơ sở, là tiền đề quan
trọng để đề tài kế thừa, phát triển trong quá trình nghiên cứu.
4
5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề quá trình Anh xâm nhập Ấn Độ, chúng tôi hướng đến
các mục đích sau:
- Thứ nhất: Làm rõ cơ sở tác động đến sự xâm nhập của thực dân Anh vào
Ấn Độ bao gồm các yếu tố như tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Ấn Độ trước
khi thực dân Anh xâm lược, các yếu tố nội tại của nước Anh và quốc tế tác động
đến Anh xâm nhập Ấn Độ.
- Thứ hai: Nghiên cứu quá trình thực dân Anh xâm nhập Ấn Độ từ năm
1612 đến năm 1805.
- Thứ ba: Đánh giá đặc điểm, tác động mà quá trình Anh xâm nhập Ấn Độ
đối với Ấn Độ, Anh và quan hệ quốc tế.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Thứ nhất: Nghiên cứu tình hình Ấn Độ trước khi thực dân Anh xâm nhập
cũng như các nhân tố tác động Anh xâm nhập Ấn Độ.
- Thứ hai: Phân tích quá trình xâm nhập Ấn Độ của thực dân Anh qua các


giai đoạn trên phương diện chính trị, kinh tế, quân sự.
- Thứ ba: Trên cơ sở phân tích quá trình Anh xâm nhập Ấn Độ để đánh
giá đặc điểm, tác động của quá trình xâm nhập của thực dân Anh vào Ấn Độ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Xét ở phương diện tổng thể, đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình
Anh xâm nhập Ấn Độ từ năm 1612 đến năm 1805. Bên cạnh đó đề tài còn nghiên
cứu tình hình Ấn Độ trước khi thực dân phương Tây xâm lược cũng như các
nhân tố tác động dẫn đến quá trình Anh xâm nhập vào Ấn Độ và đặc điểm, của
quá trình này để từ đó góp phần làm rõ đối tượng nghiên cứu chính.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình Anh xâm nhập Ấn Độ từ năm 1612
đến năm 1805. Nghiên cứu trong khoảng thời gian đó, đề tài tiếp cận quá trình
5
6
Anh xâm nhập Ấn Độ và đặc điểm, tác động của quá trình xâm nhập đó đối với
Anh cũng như đối với Ấn Độ và quan hệ quốc tế.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận nghiên cứu: Nghiên cứu của đề tài được thực hiện
dựa trên cơ sở vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng hai phương pháp cơ bản là
phương pháp lịch sử và phưng pháp lôgic. Sử dụng phương pháp lịch sử và
phương pháp logic, đề tài đặt các sự kiện, quá trình, hiện tượng trong bối cảnh
lịch sử, gắn với thời gian cụ thể và nằm trong mối quan hệ biện chứng với các sự
kiện khác để thấy được sự tác động, mối quan hệ. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng
một số phương pháp liên nghành khác như: Phân tích - tổng hợp; so sánh - đối
chiếu; thống kê - mô tả,… để làm rõ mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài
đặt ra.
6. Đóng góp của đề tài


Đề tài nghiên cứu quá trình xâm nhập Ấn Độ của Anh từ năm 1612 đến
năm 1805. Cho nên, đóng góp quan trọng của đề tài là đã chỉ ra được các giai
đoạn, đặc điểm của quá trình Anh xâm nhập Ấn Độ và đánh giá được tác động
của quá trình xâm nhập đó đối với sự phát triển của nước Anh cũng như những
hệ quả đối với đất nước Ấn Độ.
Việt Nam và Ấn Độ có mối quan hệ từ lâu đời và cùng bị chủ nghĩa thực
dân phương Tây xâm lược. Vì vậy, việc tìm hiểu quá trình Anh xâm nhập Ấn Độ
giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về lịch sử hai nước và cảm thông trước những
khó khăn mà hai dân tộc phải đối mặt với di chứng thực dân để lại, từ đó phát
triển mối quan hệ thâm tình Ấn - Việt lên một tầm cao mới trong giai đoạn toàn
cầu hóa như hiện nay.
Kết quả của đề tài có thể giúp cho việc nghiên cứu, tìm hiểu cũng như việc
giảng dạy về lịch sử Ấn Độ nói riêng, lịch sử châu Á nói chung và phục vụ nhu
cầu tham khảo của những ai quan tâm.
6
7
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung đề
tài gồm 3 chương:
- Chương 1: Ấn Độ trước sự xâm nhập của thực dân Anh.
- Chương 2: Quá trình thực dân Anh xâm nhập Ấn Độ (1612 - 1805).
- Chương 3: Một số nhận xét, đánh giá về quá trình thực dân Anh xâm
nhập Ấn Độ (1612 – 1805).
7
8
NỘI DUNG
Chương 1:
ẤN ĐỘ TRƯỚC SỰ XÂM NHẬP CỦA THỰC DÂN ANH
1.1. Ấn Độ trước khi thực dân Anh xâm nhập
1.1.1. Tình trạng cát cứ ở Ấn Độ


Cuối thế kỉ XVI đầu thế kỉ XVIII, những cuộc khủng hoảng trong nội bộ
triều đình Môgôn liên tiếp xảy ra. Những cuộc li khai của các tiều vương quốc
diễn ra ngày một nhiều và các cuộc đấu tranh chống phong kiến bùng nổ ở khắp
nơi trên đất Ấn Độ. Một vài quan lại cao cấp có khả năng cố gắng duy trì sự
thống nhất nhưng vô hiệu. Điều này làm cho đế quốc Môgôn ngày một tan rã mất
hết tính thống nhất như ban đầu. Đây là cơ sở để Anh xâm nhập Ấn Độ.
Sau thời kì trị vì của Acơba các vị vua tiếp theo đã thực hiện những chính
sách sai lầm trong việc trị nước. Điều này đã khơi sâu thêm chia rẽ dân tộc đã tồn
tai từ lâu trong lòng xã hội Ấn Độ. Do vậy, những phong trào chống đối phong
kiến Môgôn và các cuộc li khai đã làm cho tình trạng cát cứ ở Ấn Độ ngày một
sâu sắc. Một phong trào phản phong rộng lớn của người Dojat bùng nổ ở Tây
Bắc Ấn Độ trong những năm cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ XVIII. Sau nhiều lần
nổi dậy tấn công vào chính quyền Môgôn, năm 1671 - 1672, họ đã đánh chiếm
Đêli, đuổi cổ bọn phong kiến và bọn thầu thuế. Tuy bị đàn áp, họ vẫn không
ngừng đấu tranh và tiến tới thành lập một vương quốc độc lập ở phía Nam Đêli.
Mở đầu cho cuộc li khai là của Asaf Jah với xứ Dekan. Asaf Jak nguyên là tể
tướng của triều đình Đêli và năm 1722 nhưng vì bất lực trước thời cuộc nên ông
từ chức và năm 1724 ông được cử làm tổng đốc Dekan: “Tại đây ông đã cai trị
như một vị tiểu vương độc lập đối với triều đình Môgôn” [9, tr.54], tiểu quốc
Hyderabab đã hình thành từ đó với một triều đại tồn tại cho mãi đến năm 1949.
Tiếp theo là xứ Audh ở miền trung lưu Hằng Hà: “Xứ này cũng tự xưng độc lập
vào năm 1724” [9, tr.54]. Mấy năm sau đến lượt xứ Bengan, viên tổng đốc ở đây
là Alivardi Khan đã lợi dụng tình thế, không chịu nộp cống phẩm và không nhận
chủ quyền của hoàng đến Môgôn nữa. Xa hơn nữa, về phía Bắc sông Gange,
“một số các tay giang hồ Rohilla từ A Phủ Hãn kéo sang cũng chiếm cứ một
phần lãnh thổ lập ra xứ Rohilkkhand” [9, tr.55]. Cuộc đấu tranh của các dân tộc
8
9
Ấn Độ chống nền thống trị Môgôn cũng diễn ra khắp nơi. Đáng chú ý nhất là
phong trào khởi nghĩa của người Marat ở miền nam Ấn Độ. Từ khi bị phong kiến


Môgôn chinh phục, đất nước của người Marat là Maharaxra bị phân chia thành
những thái ấp lớn trao cho bọn địa chủ Hồi giáo. Vì vậy, họ đã nổi dậy chiến đấu.
Năm 1674, một phần lớn đất đai của người Marat được giải phóng và thành lập
một vương quốc mới Maharaxra. Cũng trong thời gian này, nhiều vương quốc
độc lập khác dần dần xuất hiện ở vùng Bengan, Aodơ, Haiderabat, Rajatxtan
Hoàng đế Môgôn vẫn tự coi mình là kẻ thống trị tối cao, nhưng thực tế quyền
hạn bị thu hẹp khá nhiều. Tình trạng cát cứ và sự phức tạp của xã hội Ấn Độ dẫn
đến sự suy yếu của đất nước này suốt một thời gian dài. Các tiểu vương tồn tại
độc lập đã ảnh hưởng rất lớn đến cục diện thống nhất và tiềm lực đất nước. Điều
này đánh dấu quá trình suy tàn của chế độ phong kiến Ấn Độ và đất nước này đã
trở thành miếng mồi béo bở cho tham vọng xâm nhập của các nước thực dân.
Tình trạng cát cứ ở Ấn độ giai đoạn này diễn ra khá sôi nổi, liên tiến các
tiểu vương quốc tuyên bố độc lập. Điều này đã bộc lộ rõ rệt sự suy tàn của đế
quốc Môgôn cũng như tiềm lực đất nước. Nó đánh dấu giai đoạn mạt kì của chế
độ phong kiến ở Ấn Độ. Giữa lúc đó, thực dân phương Tây đã đặt chân lên Ấn
Độ và từng bước tiến hành cuộc “chiến tranh ăn cướp” trên bán đảo rộng lớn
này.
1.1.2. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội của Ấn Độ
Thế kỉ XVI, lịch sử thế giới đã bước sang một thời kì mới - thời kì cận đại
với những phát minh sáng tạo của loài người và đã đạt được những thành tựu rực
rỡ làm chuyển biến cả đời sống xã hội. Cùng với sự chuyển biến đó nhiều quốc
gia dân tộc đã tự thân vận động, cố gắng vươn lên để hòa nhịp chung vào đời
sống kinh tế - chính trị thế giới. Trong khi châu Âu đang chuyển mình thì châu Á
vẫn mang vẽ tĩnh lặng và im lìm, dường như họ “cam chịu” để tiếp tục đi theo
những truyền thống cũ. Lịch sử Ấn Độ vẫn lê từng bước viết tiếp trang sử của
chế độ phong kiến, nhưng có sự chuyển biến theo cả hai chiều hướng tích cực và
tiêu cực.
Ấn Độ là một quốc gia rộng lớn và đông dân nằm ở phía Nam châu Á.
Đầu thế kỉ XVI, lợi dụng sự suy yếu về quân sự do những cuộc chiến tranh liên
miên giữa các vương quốc ở Ấn Độ, một quý tộc người Udơbếch ở Cabun là


9
10
Babua đã dẫn quân xuống miền Bắc Ấn. Năm 1526, Babua đánh chiếm Đêli và
các vùng lân cận ở phái Bắc Ấn Độ, tự xưng là hoàng đế của đế quốc Đại
Môgôn. Những người kế tục Babua tiếp tục mở mang bờ cõi, nhất là dưới thời
người cháu của ông là Acơba (1556 - 1605), đất đai của đế quốc được mở rộng.
Đến nửa sau thế kỉ XVII, biên giới của triều đại Môgôn lan tới tận phía Nam
sông Gônđaviri. Tuy nhiên, một số vương quốc ở miền Nam bán đảo vẫn giữ
được độc lập.
Sau sự suy yếu của vương triều Hồi giáo Đêli, đất nước Ấn Độ bị chia làm
nhiều công quốc lớn nhỏ, cùng với nó là sự tranh giành quyền lực diễn ra hết sức
quyết liệt và đẫm máu. Chính vì thế đã tàn phá nền kinh tế Ấn Độ vốn đã bị suy
yếu từ mấy thế kỉ trước. Đến thời trị vì của vương triều Môgôn, cùng với nỗ lực
của triều đình và sự hợp tác của nhân dân đã khôi phục lại sản xuất, đưa nền kinh
tế đất nước đi vào ổn định và chuyển sang giai đoạn mới - giai đoạn manh nha và
phát triển những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, vương triều
Môgôn thịnh đạt chưa được bao lâu thì lâm vào khủng hoảng sâu sắc, sự cường
thịnh, phát triển của đế quốc Môgôn chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định.
Đế quốc đại Môgôn đã không đưa lại sự thay đổi gì căn bản trong quan hệ
kinh tế xã hội của Ấn Độ, những người kế vị vua Acơba đã không làm tròn trách
nhiệm gánh vác giang sơn một cách xứng đáng. Một trong những nguyên nhân
dẫn đến sự tan vỡ của đế quốc Môgôn chính là sự rạn nứt của cơ sở kinh tế, với
chế độ ruộng đất phức tạp dựa trên sự phân chia đẳng cấp xã hội gây ra sự mâu
thuẫn phá vỡ đi cơ cấu xã hội của nền kinh tế. Tuy ở một số vùng tồn tại chế độ
tư hữu về ruộng đất nhưng cũng như đa số các nước châu Á quyền lực tối cao về
ruộng đất thuộc về nhà nước. Nhà vua đại diện cho giai cấp phong kiến được
xem là người sở hữu mọi ruộng đất trong nước, nhà nước thu tô dưới hình thức
thuế gồm phần hoa lợi của nông dân tô thuế, không chỉ thu phần thừa mà cả
những sản phẩm cần thiết cho đời sống nhân dân. Ruộng đất tuy là sở hữu của
nhà nước phong kiến nhưng trên thực tế công xã nông thôn vẫn là đơn vị sản xuất


và đóng thuế cơ bản trong xã hội. Ruộng đất của công xã được chia cho nông dân
theo từng hộ và có quyền lưu truyền cho con cháu, mỗi nông hộ phải đóng thuế
và gánh vác nhiều nông vụ khác, công xã thì giữ đồng cỏ, ao hồ, rừng núi làm
của chung. Trong công xã các hộ nông dân ngoài việc canh tác còn làm thêm thủ
10
11
công nghiệp như: kéo sợi, dệt vải chủ yếu để dùng trong gia đình. Ngoài ra,
mỗi công xã có khoảng 10 đến 12 thợ thủ công chuyên sản xuất đồ dùng cung
cấp mọi nhu cầu phục vụ trong sinh hoạt đời sống. Dưới thời đế quốc Môgôn,
các vương quốc cũng chiếm hữu nhiều ruộng đất, mỗi tiểu vương quốc cũng
chiếm hữu nhiều ruộng đất, mỗi tiểu vương quốc có tổ chức quân đội riêng, thu
thuế trong phạm vi lãnh thổ của mình và bắt nông dân gánh vác mọi nghĩa vụ
phong kiến, một phần ruộng đất nằm trong tay các nhà thờ. Do đó, nông dân bị
những đại biểu của giai cấp phong kiến bóc lột, hơn một nửa hoa lợi của họ phải
nộp tô thuế, non một nữa còn lại họ phải nộp cho những người đứng đầu công xã,
nhà thờ, thợ thủ công chung của công xã.
Quan hệ nói trên đã kìm hãm sự phát triển của xã hội Ấn Độ. Tuy nhiên,
vào thế kỉ XVI và nửa đầu thế kỉ XVII nền kinh tế có những bước tiến bộ nhất
định. Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, từ thời cổ đại ở Ấn Độ nghề nông đã phát
triển khá sớm gồm nhiều các loại cây như: lúa, bông và các loại hoa quả. Trong
nông nghiệp đã đạt được trình độ tương đối cao, mỗi năm đất trồng trọt tăng từ 2
đến 3 vụ, mặc dù nông cụ căn bản còn thô sơ song đất được cày bừa kĩ, phân bón
khá nhiều, các loại cây trồng như: lúa, bông, thuốc lá, chàm được chăm sóc tốt
và cho sản lượng cao hơn nhiều và một số vùng đã xuất hiện lối chuyên canh:
“Người ta trồng bông vải ở Dekan, trồng chàm ở miền Bắc, trồng mía ở Bihar, ở
Bengan, lúa gạo ở các miền ẩm ướt hạ lưu Hằng Hà hay các đồng bằng duyên
hải phía Đông” [9, tr.64].
Phạm vi phát triển mạnh mẽ nhất của Ấn Độ dưới thời các hoàng đế
Môgôn là phạm vi công kỹ nghệ. Nổi tiếng nhất là ngành dệt, người ta dệt đủ mọi
loại vải bông, một số lớn đã trở thành nổi tiếng trên thị trường thế giới. Bên cạnh


ngành dệt là ngành luyện kim và ngành làm đồ châu báu cũng phát triển: “Ấn Độ
ở thời này đã sản xuất được nhiều loại thép quý, súng ống, tàu bè và một vài
phương tiện có thể so sánh với sản phẩm của Tây phương” [9, tr.65]. Nhà nước
đã quan tâm đến sự phát triển các ngành kỹ nghệ của đất nước: “Kể từ thời
Akbar, triều đình Môgôn đã để tâm tới hình thức quốc doanh trong kỹ nghệ. Một
số các xí nghiệp thuộc loại này đã được thành lập với những số thợ đông đảo và
người ta đã tìm cách hợp lí hóa các hoạt động sản xuất” [9, tr.66].
11
12
Mặc dù nền kinh tế tự nhiên vẫn còn giữ địa vị thống trị tuy nhiên thương
nghiệp và quan hệ hàng hóa tiền tệ đã phát triển và có liên quan chặt chẽ với
phương thức sản xuất phong kiến: “Các hoạt động buôn bán các sản phẩm nông
nghiệp này rất sầm uất, đặc biệt là từ khi các đường giao thông được mở mang
nhiều” [9, tr.64]. Những con đường giao lưu kinh tế được mở rộng ngày càng
sầm uất hơn, nhờ vậy, thương nghiệp đã có những bước tiến vượt trội, sự giao
lưu giữa thành thị và nông thôn được mở rộng, việc trao đổi hàng hóa trở nên
nhộn nhịp.
Như vậy, những hình thức phân công lao động lâu đời giữa nghề nông và
nghề thủ công trong nội bộ công xã bị phá vỡ dần, việc sản xuất ngày càng mang
tính chất của quan hệ hàng hóa - tiền tệ, nghề thủ công gia đình biến thành sản
xuất hàng hóa nhỏ, người thợ thủ công bị lệ thuộc vào tầng lớp thương nhân, một
số xưởng lớn và công trường thủ công ra đời góp phần làm tan rã chế độ công xã
nông thôn. Điều này chứng tỏ rằng ở Ấn Độ đã bắt đầu xuất hiện một số điều
kiện để sau này dẫn tới sự tan rã của chế độ phong kiến và sự ra đời của chủ
nghĩa tư bản.
Một vấn đề khá quan trọng trong đời sống xã hội Ấn Độ là tình trạng phức
tạp về dân tộc, tôn giáo và đẳng cấp. Trong khoảng 100 dân cư có rất nhiều dân
tộc với trình độ phát triển khác nhau. Bên cạnh những bộ phận đang ở thời kì
phong kiến trong những vương quốc độc lập thì vẫn còn không ít bộ lạc sống rải
rác khắp các vùng biên giới phía bắc trong tình trọng rất lạc hậu. Những cuộc


chiến tranh liên miên giữa các tập đoàn phong kiến càng khơi sâu sự chia rẽ dân
tộc và làm suy yếu đất nước. Hai tôn giáo lớn của Ấn Độ là Ấn Độ giáo và Hồi
giáo. Có khoảng 2/3 dân số theo Ấn Độ giáo, nhưng đạo Hồi được coi là tôn giáo
chính thống của đế quốc đại Môgôn. Ngoài ra còn có đạo Phật và nhiều thứ tôn
giáo nguyên thủy khác. Sự khác nhau về tôn giáo thường gắn liền với sự cách
biệt về đẳng cấp. Bọn bóc lột thường lợi dụng điều đó để tăng cường áp bức bóc
lột. Đồng thời sự phân chia đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ diễn ra khá phức tạp.
Dưới vua có tăng lữ và quý tộc quân sự được coi là đẳng cấp cao nhất, những nhà
buôn, bọn cho vay lãi, thợ thủ công, nông dân và binh lính là đẳng cấp tiếp theo,
thấp nhất là đẳng cấp gồm nông dân và thợ thủ công nghèo khổ. Ngoài ra, những
người Paria bao gồm những người bị khinh rẻ nhất, không ai đụng tới, đến cái
12
13
bóng của họ cũng bị coi làm uế tạp các nhà quyền quý, đi ngoài đường họ phải
đeo chuông để những người ở đẳng cấp khác xa lánh. Ranh giới giữa các đẳng
cấp được bảo về rất nghiêm ngặt. Người thuộc đẳng cấp trên không được kết hôn
với người đẳng cấp dưới. Chế độ đẳng cấp dẫn đến tình trạng bất công và chia rẽ.
Sự khác biệt về dân tộc, tôn giáo và đẳng cấp cùng với những thành kiến sâu sắc,
những lễ nghi phức tạp, những tập tục lạc hậu làm trở ngại sự thống nhất và
phát triển của Ấn Độ.
Như vậy, toàn cảnh Ấn Độ đã bộc lộ, phơi bày ra trước mắt chúng ta
một sự suy tàn, kiệt quệ rõ rệt. Nó đánh dấu giai đoạn mạt kì của chế độ phong
kiến Ấn Độ. Một đất nước như thế, một xã hội như thế là miếng mồi được
định đoạt trước cho sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân, chính giữa thời điểm
ấy, thực dân phương Tây đã không ngần ngại từng bước tiến hành cuộc chiến
tranh ăn cướp, giành giật, cướp đoạt lẫn nhau trên bán đảo rộng lớn đầy quyến
rũ này.
1.1.3. Sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân ở Ấn Độ
Từ thế kỉ XV, thực dân phương Tây đã dòm ngó và từng bước xâm
nhập vào thị trường phương Đông, đặc biệt là Ấn Độ. Trong đó, tư bản Bồ


Đào Nha là đại biểu đầu tiên ở châu Âu đặt chân lên Ấn Độ ngay từ cuối thời
kì trung đại: “Người Bồ Đào Nha đã rất thích hợp để lãnh đạo các cố gắng
của châu Âu khai thác nền thương mại của Ấn Độ Dương. Họ đã rất có kinh
nghiệm trong hàng loạt các chuyến đi thám hiểm dài ngày và được chủ nghĩa
dân tộc cuồng nhiệt thôi thúc họ” [21, tr. 14].
Năm 1498 có thể được coi là năm mở đầu cho một kỉ nguyên mới trong
lịch sử Ấn Độ. Năm đó, Vasco de Gama đã cầm đầu bốn chiến hạm của Bồ
Đào Nha đi vòng qua mỏm phía Nam châu Phi, tới được miền duyên hải Tây
Nam Ấn Độ và đổ bộ lên đô thị Calicut. Giao tiếp giữa Ấn Độ và thế giới Tây
phương từ đó trở nên đều đặn, mật thiết hơn trên cả hai phương diện thương
mại và tinh thần. Sự xâm nhập của các thế lực phương Tây vào Ấn Độ đã diễn
ra trong khoảng thời gian ba thế kỉ: “Thế kỉ XVI là thời kì của việc lập thương
điếm. Thế kỉ XVII là thời kì lập ra các vùng đất thực dân và thế kỉ XVIII là
thời kì chinh phục các vương quốc Ấn Độ” [12, tr.66]. Sau Vasco de Gama,
13
14
nhiều phái bộ khác đã được quốc vương Bồ Đào Nha cử sang Ấn Độ nhằm
thiết lập những cơ sở thường trực cho các hoạt động thương mại và truyền
giáo. Những chuyến buôn vượt biển này thường thực hiện theo những đợt gió
mùa. Các lái buôn phải ở lại địa phương để tìm hàng, mua hàng và chờ đợi
chừng vài tháng đến nữa năm để chờ gió mùa căng buồm về nước. Vì vậy, họ
đã phải lập ra các thương điếm, một thứ trụ sở thường trực để tiến hành những
việc giao dịch và cũng là nơi tích trữ hàng hóa: “Năm 1510, người Bồ do
Albulkecco chỉ huy đã chiếm đóng và lập thương điếm ở Goa, sau đó là ở
Đamao và Điu, tất cả đều nằm ở vùng biển Tây Ấn” [12, tr.67]. Goa đã được
mệnh danh là “thành phố Vàng” trước sự ngưỡng mộ của người châu Âu. Vào
lúc thế lực của người Bồ Đào Nha suy yếu ở Ấn Độ Dương, đến cuối thế kỉ
XVI, một số đại thương gia Hà Lan đã hợp nhau thành lập một công ty để phái
tàu tìm đường sang Ấn Độ. Năm 1602, công ty Đông Ấn của Hà Lan được
thành lập, đến năm 1663, Hà Lan đã chiếm thương điếm Côchin của người Bồ


ở bờ biển Tây Nam Ấn Độ: “Trong hơn một thế kỉ, Côchin đã trở thành một
hải cảng tấp nập. Thuyền tàu cập bến chen chúc, chất lên đầy khoang những
gia vị và sản vật quý như hồ tiêu,đậu khấu, dược liệu, xơ dừa và củi dừa khô”
[12, tr.67]. Tiếp theo sau người Hà Lan, từ năm 1599 - 1600 một công ty Đông
Ấn cũng được của Anh thành lập. Buổi đầu các hoạt động của người Anh cũng
chỉ giới hạn trong phạm vi thương mại thuần túy. Họ lập các thương điếm ở
Surat, Masulipatam, Armagaon và Madrat. Nhưng hoạt động buôn bán của
người Anh ở bất cứ nơi đâu cũng vấp phải sự chống đối và cản trở của người
Bồ Đào Nha. Ngoài ra, ở phía Đông vào năm 1560, người Anh cũng tới lập
nghiệp ở Hugli trên bờ sông Hằng.
Vì do bận bịu với các vấn đề ở châu Âu, đặc biệt là trong cuộc chiến
tranh 100 năm, người Pháp đã tới lập nghiệp ở Ấn Độ trễ hơn các người châu
Âu khác. Năm 1664, công ty Đông Ấn của Pháp được thành lập với những
mục tiêu tương tự như những mục tiêu của các công ty V.O.C hay East India
Company nhưng rộng rãi hơn ở chỗ công ty này còn nhằm thiết lập một bên
một thuộc địa cư trú là Madagascar, một bên các thuộc địa khai thác là các xứ
Ấn Độ: “Pháp là tên thực dân đến Ấn Độ sau cùng, nhưng lại có tham vọng
14
15
lớn. Nam 1664, Công ty đông Ấn Pháp thành lập đặt dưới sự kiểm soát của
Côlbe, một đại thần của vua Louis XIV và là một tín đồ của chủ nghĩa trọng
thương . Ngay từ đầu công ty Đông Ấn Pháp đã nuôi những tham vọng lớn.
Chính phủ đã trao cho công ty những quyền hạn rất lớn đối với miền đất
chinh phục: được quyền tuyên chiến, đình chiến. Công ty được chính phủ bảo
trợ, bảo vệ tàu thuyền chống lại mọi địch thủ” [12, tr.70]. Trong khoảng từ
năm 1666 đến năm 1670, sau những hoạt động tích cực, người Pháp đã lập
được một số những cơ sở ở Ấn Độ Dương cho đến tận quần đảo Moluques,
đặc biệt là ở Sugat và Bengan. Đồng thời, Đan Mạch, Thụy Điển, Áo và nhiều
nước khác cũng lần lượt đặt chân lên mảnh đất phì nhiêu này. Các nước châu
Âu đều thực hiện mưu đồ xâm lược thông qua hoạt động của các công ty Đông


Ấn Độ - một tổ chức nắm độc quyền của mỗi nước trong việc buôn bán với
phương Đông. Đến giữa thế kỉ XVIII, hoạt động của các công ty được đẩy
mạnh, Pháp chiếm được một số ưu thế nhất định ở Ấn Độ, nhưng do những
cuộc chiến tranh ở châu Âu và cuộc xung đột vũ trang giữa Anh - Pháp diễn ra
ở Ấn Độ (1746 - 1763) Pháp bị thất bại nên Pháp chỉ giữ được Pongdiseri và 4
thành phố vùng ven biển. Tuy nhiên Anh cũng chưa chiếm được nhiều đất đai
lắm.
Như vậy, với sức quyến rũ của mình, Ấn Độ trở thành điểm đến hấp dẫn
của các nước thực dân phương Tây. Sự có mặt của các nước này không tránh
khỏi một cuộc đọ sức diễn ra chính trên đất nước này. Điều này khiến Ấn Độ trở
thành trung tâm của mọi tranh chấp và đưa lịch sử Ấn Độ bước sang một thời kì
mới với mọi đau thương do chủ nghĩa thực dân để lại.
1.2. Các nhân tố tác động đến quá trình Anh xâm nhập Ấn Độ
1.2.1. Vị trí của Ấn Độ trong hoạt động thương mại thế giới
Ấn Độ là một thế giới đầy huyền bí, kì diệu, và là một cái nôi của một
nền văn minh lớn, phong phú và lâu đời. Đặc biệt, Ấn Độ còn là một quốc gia
rộng lớn - một tiểu lục địa có vị trí quan trọng trong hoạt động thương mại của
thế giới.
Với vị trí hết sức đặc biệt khi có đến ba mặt giáp biển, Ấn Độ đã lấp ló
hiện ra trước con mắt thèm thuồng của chủ nghĩa tư bản Anh khi sự phát triển
15
16
của kĩ thuật đi biển đạt đến đỉnh cao: “Người ta đã có những thuyền đi biển lớn
ba cột buồm với độ vững bền có thể vượt qua được mọi sóng gió đại dương, lại
có la bàn đưa đường chỉ lối một cách chính xác và an toàn cho những chuyến đi
trên biển. Và thế là cánh cửa nhìn sang phương Đông đã mở” [12, tr. 65]. Nhờ sự
phát triển của kỹ thuật hàng hải, hoạt động buôn bán được được đẩy mạnh và
hình thành những trục đường thương mại mới trên bản đồ thương mại thế giới.
Có thuyền buồm vững chắc và la bàn chỉ lối cùng với vị trí giáp biển thuận lợi,
Ấn Độ trở thành mục tiêu để các nhà tư bản Anh đổ xô đến ngày một nhiều với


mục đích đi buôn lấy lãi: “Nếu các nhà thám hiểm với đầu óc thơ mộng và phiêu
lưu đã đặt nhiều mục đích có tính chất hiếu kì và thỏa mãn hiểu biết cho những
chuyến đi xa sang phương Đông thì ngược lại, các nhà tư bản đã rất tỉnh táo và
thực tiễn, không hề bị những tình cảm lãng mạn đối với miền đất xa lạ kia quyến
rũ và lung lạc. Đối với họ đi sang phương Đông có nghĩa là đi buôn lấy lãi” [12,
tr.65].
Từ lâu giữa phương Đông và phương Tây đã có những con đường liên lạc
quan trọng và kể từ sau những cuộc thập tự chinh thì quan hệ giữa hai bên càng
mở rộng hơn. Sau các cuộc phát kiến địa lí, cánh cửa nhìn sang phương Đông đã
mở. Ấn Độ hiện ra là một đất nước rộng lớn cùng với sự giàu có về nguyên liệu,
hương liệu đã hấp dẫn cơn thèm khát của các nhà tư bản Anh: “Những sản phẩm
đầy rẫy ở phương Đông lại là những món hàng hết sức hiếm quý đối với thì
trường châu Âu” [12, tr.65]. Những ông hoàng bà chúa và những nhà buôn lớn
giàu có thừa tiền đã chán ngấy với các món thịt cừu hun khói một cách quê mùa
và nhạt nhẽo. Họ cần ăn sang và ăn ngon, cần đến những kích thích của hồ tiêu,
ớt và gia vị. Trong hoàn cảnh đó, Ấn Độ trở thành miền đất lí tưởng cho thương
nhân Anh đặt chân: “Đó là phương Đông, là toàn bộ phương Đông mà bấy lâu
người ta hằng mong ước” [12, tr.66]. Thế là hồ tiêu, món đặc sản phương Đông
đã tăng giá vọt lên, trở thành cơn sốt trên những thị trường quý tộc châu Âu. Nó
được quý như ngọc vàng hoặc còn quý hơn cả ngọc vàng, nên người ta chẳng
quản sóng gió biển khơi: “Người ta ra đi, người ta đánh nhau, người ta sẳn sàng
chết vì cái món gia vị cay thơm đó” [12, tr.66]. Ấn Độ trở thành một vùng đất đầy
hứa hẹn cho các đoàn thương nhân đi vào buôn bán, trao đổi khi sự giàu có về
16
17
nguyên liệu và hương liệu và cả những sản phảm công nghệ “đã làm cho các du
khách Âu châu ngạc nhiên hết sức” [9, tr.65].
Trong các thế kỉ XVI, XVII các thương gia Anh đã tới Ấn Độ để mua
hương liệu, trao đổi hàng hóa trao đổi rất phong phú, đa dạng: “Thực sự bên
cạnh hương liệu, các sản phẩm công nghiệp của Ấn, nhất là các hàng tơ lụa,


bông vải đã có một hấp lực rất lớn trên thì trường thời đó” [9, tr.66]. Ấn Độ từ
lâu đã nổi tiếng với các sản phẩm thủ công nghiệp đặc biệt là ngành dệt. Các
trung tâm hoạt động được thấy ở rất nhiều nơi ở khắp xứ Bengan, nhiều nơi ở
Orisa, ở Bihar, ở Benares, tiêu biểu là ở Khandesh, trung tâm chính của ngành
dệt bông vải: “Tại những nơi này người ta dệt đủ mọi loại vải bông, một số lớn
đã trở thành nổi tiếng trên thị trường thế giới như nansuk, percale, lampas
Riêng miền Dacca thì nổi tiếng về những hàng vải mỏng, mềm nhẹ và hàng lụa”
[9, tr.65]. Kĩ thuật in màu lên các hàng vải, lụa cũng đạt tới trình độ tinh vi và có
thể sản xuất hàng loạt. Ngành dệt thảm ở Cachemire cũng rất nổi tiếng. Những
xưởng thủ công không chỉ sản xuất cho nhu cầu trong nước mà còn xuất cảng
một phần đáng kể ra nước ngoài. Cho nên, bên cạnh hồ tiêu, hương liệu, hàng
hóa trở thành điểm hấp dẫn thương nhân Anh đến với Ấn Độ.
Ngoài ra, Ấn Độ là một quốc gia rộng lớn và đông dân, bước vào thời cận
đại của lịch sử thế giới, dân cư ở Ấn Độ có chừng 100 triệu người, bao gồm
nhiều dân tộc khác nhau, có nền kinh tế phát triển có sự phân công lao động và
nền văn hóa lâu đời phong phú đã trở thành một thị trường hấp dẫn cho giới
thương nhân tìm đến thông thương: “Hiện tượng đặc biệt trong nền kinh tế Ấn
Độ lúc này là sự phân công xã hội trong lao động đã phát triển đến một mức độ
nhất định, nó biểu hiện ở chỗ vai trò trung tâm thương nghiệp, thủ công nghiệp
của các thành phố tăng lên, nhiều thành phố mới xuất hiện quan hệ buôn bán
trong và ngoài nước rộng lớn như đối với các nước: Ai Cập, Xrilanca, Trung
Quốc, Lưỡng Hà, các nước Trung Á và Đông Nam Á” [13, tr.24]. Những sản
phẩm hàng hóa của các nước ngoại quốc được đưa đến Ấn Độ tiêu thụ ngày một
nhiều. “Đi sang Ấn Độ” đã trở thành một khẩu hiệu hấp dẫn đối với con người
mong muốn làm giàu. Thế là một cuộc thập tự chinh mới bắt đầu, các tín đồ của
chủ nghĩa trọng thương lần này ra đi không phải vì hình ảnh của chúa thiêng
liêng mà chính vì hình ảnh của những đồng tiền vàng lấp lánh đang chờ đón họ.
17
18
Chính những điều đó đã làm cho Ấn Độ trở thành trung tâm điểm những


chuyến đi sang phương Đông của các nhà trọng thương Anh. Đây trở thành một
miền đất đầy hứa hẹn cho những giấc mơ “lấp lánh tiền vàng” của những đoàn
thương gia. Với vị trí địa lí thuận lợi cũng như sự giàu có về hương liệu, sản
phẩm thủ công và là một thị trường hấp dẫn đã thu hút những đoàn thương nhân
tìm đến Ấn Độ thông thương. Do vậy, Ấn Độ có một vị trí rất quan trọng trong
hoạt động thương mại của thế giới lúc bấy giờ. Điều này khiến Ấn Độ trở thành
mục tiêu trong sự dòm ngó của chủ nghĩa thực dân Anh.
1.2.2. Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí
Năm 1498 được xem là mốc quan trọng trong lịch sử đất nước Ấn Độ khi
một hạm đội Bồ Đào Nha do hai anh em Vasco de Gama và Paul de Gama chỉ
huy tới được hải cảng Calicut thuộc miền duyên hải Malabar phía Tây Nam Ấn
Độ. Người châu Âu đã choáng ngợp trước những cảnh tượng mới bày ra trước
mắt mình. Phương Đông xa xôi, cổ kính, đầy huyền bí và giàu có, vô cùng hấp
dẫn đã lấp ló hiện ra bên kia bờ đại dương. Dưới con mắt thèm thuồng của các
nhà tư bản phương Tây, Ấn Độ đã hiện ra như một vùng đất lí tưởng.
Sau Vasco de Gama, nhiều phái bộ khác đã được quốc vương Bồ Đào
Nha cử sang Ấn Độ nhằm thiết lập những cơ sở thường trực cho các hoạt động
thương mại và truyền giáo: “Tháng 3 năm 1500 một hạm đội hùng hậu gồm 33
tàu lớn và 1500 binh sĩ do Pedro Alvarez Cabral chỉ huy rời cảng Lisbonne sang
Ấn Độ với sứ mạng thiết lập quyền bá chủ của Bồ Đào Nha trên các biển Ấn Độ”
[12, tr.94]. Bước theo sau Bồ Đào Nha, các nước châu Âu tư bản trẻ trung như
Hà Lan, Anh, Pháp đã đổ xô sang Ấn Độ phong kiến già cỗi ngày một đông
như một cuộc chạy đua cuồng nhiệt có một không hai trong lịch sử: “Một hệ quả
quan trọng của những phát kiến địa lí là sự thúc đẩy giao lưu thương mại giữa
các vùng miền trên Trái Đất. Trước đây, hoạt động buôn bán đã được mở mang,
tạo nên thị trường trong nước hay thị trường khu vực, kết nối các quốc gia lân
bang. Địa Trung Hải chính là một trung tâm thương mại lớn thời cổ đại nối liền
các thị trường Nam Âu, Bắc Phi và Trung Đông. Các phát kiến địa lí đã mở rộng
phạm vi hoạt động hàng hải, chuyển dần trung tâm thương mại sang Đại Tây
Dương, hình thành hai tuyến đường buôn bán lớn trên phạm vi thế giới: 1. Con


18
19
đường nối liền châu Âu với thị trương phương Đông, ra đời các công ty Đông Ấn
Độ của Hà Lan, của Anh, của Pháp : 2. Con đường đi sang châu Mĩ, tạo nên
“tam giác thương mại Đại Tây Dương” qua lại giữa ba châu lục Âu – Phi – Mĩ.
Nhờ vậy, thị trương rộng lớn đã hình thành trên quy mô thế giới” [25, tr.12].
Đồng thời, những sản phẩm ở Ấn Độ lại là những món hàng hết sức quý
hiếm với thị trường châu Âu. Những món hương liệu như hồ tiêu, ớt và gia vị ở
Ấn Độ có giá rất cao trên thị trường châu Âu. Với sức hấp dẫn của thị trường Ấn
Độ, những người theo chủ nghĩa trọng thương cũng theo gót chân những nhà
thám hiểm để tìm đến vùng đất giàu có này với mục đích tìm kiếm thị trường. Là
một quốc gia có truyền thống hàng hải lâu đời, thương nhân Anh khó có thể chấp
nhận việc Bồ Đào Nha độc quyền các tuyến buôn bán với miền Đông Ấn. Mục
tiêu thương mại luôn là động lực thôi thúc người Anh tìm đường sang buôn bán
với phương Đông mà trung tâm điểm chính là Ấn Độ: “Trong hai thập niên 80 và
90 của thế kỉ XVI, việc nghiên cứu về thế giới phương Đông của người Anh được
tổ chức một cách ráo riết và hệ thống. Có thể nói rằng, đến năm 1600 người Anh
đã khá tường tận về con đường sang phương Đông qua mũi Hảo Vọng” [33,
tr.35]. Sự tiến bộ trong nhận thức về phương Đông trong nửa cuối thế kỉ XVI đã
thôi thúc các thương nhân Anh tiến hành các chuyến đi tiên phong về miền Đông
Ấn.
Như vậy, từ sau những cuộc phát kiến địa lí cuối thế kỉ XV, đầu thế kỉ
XVI lịch sử hàng hải thế giới có những bước phát triển và thay đổi không ngừng.
Hoạt động buôn bán đã chuyển dần từ những vùng biển nhỏ, ven bờ ra đại
dương, từ buôn bán theo khu vực lên thành trao đổi toàn cầu và hình thành những
trục đường thương mại mới trên bản đồ thương mại thế giới. Vì vậy, các nước
thực dân châu Âu đã tìm đến Ấn Độ ngày một đông với mong muốn độc chiếm
thị trường giàu có này và chủ nghĩa thực dân Anh cũng không nằm ngoài quỹ đạo
đó.
1.2.3. Cách mạng tư sản và cách mạng công nghiệp Anh


Sau cuộc cách mạng tư sản giữa thế kỉ XVII, nước Anh đã có những
chuyển biến căn bản về mặt chính trị và kinh tế. Trong suốt thế kỉ XVIII và 30
19
20
năm đầu thế kỉ XIX, ở Anh đã diễn ra một quá trính cách mạng, tuy không sôi
nổi như những ngày nội chiến, nhưng đánh dấu một bước ngoặt trong sự phát
triển sản xuất. Đó là cuộc cách mạng công nghiệp tư bản chủ nghĩa đầu tiên trong
lịch sử. Thành công của hai cuộc cách mạng mang ý nghĩa lớn lao này đã tác
động rất lớn đến tiềm lực kinh tế cũng như xác lập vị thế nước Anh vào buổi đầu
thời cận đại.
Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến, cuộc cách mạng tư sản
Anh đã xóa bỏ được những trở ngại đối với sức sản xuất mới. Chế độ quân chủ
lập hiến được thiết lập, quốc hội Anh - cơ quan đại diện cho quyền lợi của liên
minh cầm quyền, gồm giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới có quyền lực rất
lớn. Chính điều này đã giúp những yếu tố kinh tế tư bản chủ nghĩa có điều kiện
thuận lợi, phát triển mạnh mẽ. Chế độ chính trị mới là một lực lượng tích cực,
một mặt thì tiếp tục xúc tiến việc thủ tiêu những quan hệ kinh tế cũ còn lại, mặt
khác củng cố và phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Hệ thống bảo hộ mậu
dịch, chế độ thuế khóa mới, việc thành lập đế quốc thuộc địa là những biểu hiện
sự hoạt động của bộ máy chính quyền mới nhằm mở đường cho chủ nghĩa tư bản
phát triển trong mọi ngành kinh tế và hình thức tư bản chủ nghĩa thắng lợi về mọi
mặt. Điều này cho phép Anh đẩy mạnh việc xâm nhập vào Ấn Độ.
Không những thế, sau các cuộc cách mạng tư sản hoàn thành vào cuối thế
kỉ XVII thì đến giữa thế kỉ XVIII, Anh dần dần trở thành một cường quốc thương
nghiệp và thực dân, có một nền công nghiệp phát triển. Đạo luật hàng hải năm
1651 đã trợ giúp rất nhiều cho sự phát triển của thương nghiệp Anh. Đội thương
thuyền và hạm đội Anh đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Anh đánh bại các
đối thủ cạnh tranh lớn hơn là Hà Lan và Pháp. Sau cuộc cách mạng tư sản có tầm
ảnh hưởng lớn ở châu Âu, cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh đã nhanh chóng
đưa nước này trở nên giàu mạnh và đi đầu trong việc chế tạo vũ khí và phương


tiện vận chuyển: “Những tiến bộ kĩ thuật được vận dụng vào ngành công nghiệp
chiến tranh đã sản xuất ra nhiều loại vũ khí tối tân, những phương tiện vận
chuyển hiện đại , những mạng lưới thông tin liên lạc nhanh đã làm cho những
cuộc chiến tranh trở nên khốc liệt hơn với khả năng sát thương và sức tàn phá
nặng nề gấp nhiều lần so với trước đây” [25, tr.58]. Đồng thời, với cuộc cách
mạng công nghiệp lần đầu tiên trong lịch sử này, nước Anh đã tạo cho mình một
20
21
bứt phá trong “bảng xếp hạng” các nước lớn ở châu Âu: “Vào đầu thời phát kiến
địa lí, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là các quốc gia làm chủ đại dương, phát tài
nhờ các con đường buôn bán với phương đông và khai phá Tân lục địa thì khi đi
vào quá trình công nghiệp hóa, các nước này đã chậm chân, phải lùi xuống hàng
thứ yếu” [25, tr.58]. Đến giai đoạn này, nước Anh đã đẩy vị thế của các nước này
lùi về một bước trước sự lớn mạnh của quốc gia công nghiệp Anh. Sau khi hoàn
thành cuộc cách mạng tư sản và cách mạng công nghiệp, nước Anh đã khẳng
định được sự thắng thế của chủ nghĩa tư bản đối với chế độ phong kiến đã trở nên
lỗi thời. Nhờ vậy, nếu như vào thế kỉ XVII Anh còn thua kém Pháp, Hà Lan, Tây
Ban Nha, thì đến những năm đầu thế kỉ XIX Anh không chỉ trở thành cường
quốc công nghiệp hàng đầu, được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”, mà
còn làm bá chủ về hàng hải, xâm chiếm được nhiều thuộc địa rộng lớn và giàu có
khắp mọi nơi.
Sau khi cách mạng tư sản và cách mạng công nghiệp thành công cùng với
hệ thống thuộc địa rộng lớn, nước Anh đã chiếm được vị trí hàng đầu trên mặt
biển. Chính nhờ những lợi thế này Anh đã không ngần ngại tiến sang phương
Đông, trung tâm điểm là Ấn Độ nhằm thực hiện tham vọng của mình, mặc dù ở
đây đã có mặt của những vị khách phương Tây như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp.
1.2.4. Nhu cầu thị trường và nguyên liệu
Bước sang thế kỉ XVI, tình hình thế giới đã có những chuyển biến rõ rệt.
Đây là thời kì các quốc gia phong kiến châu Âu đang bước vào giai đoạn suy tàn
và song song với nó là mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện. Các cuộc


cách mạng tư sản liên tiếp nổ ra và giành thắng lợi như cách mạng tư sản
Nêđéclan, cách mạng tư sản Anh. Trong đó cách mạng tư sản Anh là cuộc cách
mạng có ý nghĩa lớn đối với quá trình hình thành chủ nghĩa tư bản trên phạm vi
châu Âu và thế giới. Đấy chính là sự chuyển mình của châu Âu để bước qua một
giai đoạn mới trong lịch sử nhân loại. Đồng thời các cuộc cách mạng công
nghiệp đã thu được nhiều thành quả rực rỡ, mở đường cho kinh tế tư bản chủ
nghĩa phát triển mạnh mẽ. Trong cuộc vận động ấy, các nước tư bản phương Tây
đã chuẩn bị hành trang cho mình bằng những cuộc xâm nhập và xâm lược các
thuộc địa. Hệ thống thuộc địa là nơi cung cấp rất lớn nguồn nguyên nhiên liệu,
21
22
nguồn nhân công và là thị trường tiêu thụ sản phẩm cho sự phát triển của ngành
công nghiệp của chính quốc. Thước đo sức mạnh của chủ nghĩa tư bản thực dân
chính là các thuộc địa. Do đó, các nước tư bản phương Tây đã dựng mọi biện
pháp, thủ đoạn “đầm đìa những máu và bùn nhơ” xâm chiếm các thuộc địa trên
thế giới để tăng sức mạnh cho mình.
Trong khi đó, ở phương Đông, từ thế kỉ XVI trở đi chế độ phong kiến đã
đi vào giai đoạn suy tàn, khủng hoảng bằng những dấu ấn mờ nhạt cuối cùng của
nó. Ở đây, mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện, tuy nhiên nó chưa
có vị trí và những điều kiện thuận lợi để phát triển, bị chế độ phong kiến kìm
hãm, cản trở. Vì thế nên sự khủng hoảng diễn ra ngày càng trầm trọng hơn.
Trong khi đó, ở phương Tây các nước tư bản ở giai đoạn công nghiệp hóa. Chính
điều này đã đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Sự phát triển của nó đã tạo ra một khối lượng hàng hóa đồ sộ và yêu cầu bước
thiết đặt ra lúc này là phải tìm kiếm nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản
phẩm: “Yếu tố thị trường được kích thích trong phạm vi từng địa phương đến thị
trường quốc gia và quốc tế. Điều đó tăng cường sự ràng buộc giữa các thị
trường với nhau, giữa các quốc gia với nhau. Vấn đề thị trường trong nước và
thị trường thế giới trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà nước với sự
ủng hộ của giai cấp tư sản. Vấn đề xâm chiếm lãnh thổ qua các cuộc chiến tranh


bao hàm một nội dung rộng hơn trước là chiếm các vùng giàu tài nguyên phục
vụ cho nền công nghiệp trong nước, chiếm những thị trường có sức mua hầu như
chưa khai thác và chiếm nguồn lao động rẻ mạt của người dân bản địa phục vụ
những công trình đầu tư tại chỗ” [25, tr.58].
Sự chênh lệch giữa phương Đông và phương Tây hiện lên rõ nét, song
song với sự phát triển như vũ bão của phương Tây thì nhìn sang phương Đông
người ta vẫn thấy “đêm trường trung cổ” được hiện lên với tất cả sự lạc hậu và trì
trệ của nó. Mặc dù vậy, người ta không thể phủ nhận những tiềm năng vốn có nơi
đây và họ không dễ gì bỏ qua. Sau những cuộc phát kiến địa lí, châu Âu tư bản
đã chóng ngợp trước những cảnh tượng đầy hấp dẫn hiện ra trước mắt mình, đó
chính là phương Đông huyền bí, giàu có đã được hiện ra bên kia bờ Đại Dương.
Do đó, các nước tư bản phương Tây đua nhau tìm kiếm thị trường và xâm lược
22
23
thuộc địa ở nhiều nơi. Trong đó, châu Á được xem là thị trường chính với sự trù
phú về nguyên, nhiên liệu ở vùng đất giàu có này. Vì vậy, khoảng cách địa lí
không thể ngăn cản nổi cơn sốt thèm khát của các nhà tư bản non trẻ châu Âu.
Trong thời gian này, những sản phẩm đầy rẫy ở phương Đông lại là những món
hàng hết sức quý hiếm đối với thị trường châu Âu. Hương liệu, gia vị và những
đặc sản phương Đông đã tăng giá vọt lên một cách dễ sợ trên thị trường quý tộc
châu Âu.Vì vậy, lý tưởng thương mại thực dân hóa đó ngày càng thắng thế trước
động cơ tôn giáo và phù hợp với sự phát triển nội tại của xã hội châu Âu hậu kỳ
phong kiến. Thế là một cuộc thập tự chinh mới bắt đầu, các tín đồ của chủ nghĩa
trọng thương đã ra đi vì hình ảnh của những đồng tiền vàng đầy lấp lánh đang
chờ đón họ.
Trong những hoàn cảnh đó, dưới con mắt của các nhà tư bản phương Tây
thì phương Đông, đặc biệt là vùng đất Ấn Độ hiện ra như một miền đất lý tưởng:
“Đó là phương Đông, là toàn bộ phương Đông mà bấy lâu người ta hằng mong
ước” [12, tr.66]. Điều này thôi thúc các nước phương Tây trong đó có Anh đến
với Ấn Độ.


1.2.5. Chiến tranh kế vị Áo Hoàng (1740 - 1748) và cuộc chiến tranh Bảy
năm (1758 - 1763)
Cho tới giữa thế kỉ XVIII, người Âu châu đến Ấn Độ chủ yếu hoạt động
trên lĩnh vực hàng hải và thương mại. Do vậy, sự can thiệp của họ vào nội bộ của
Ấn Độ không đáng kể. Nhưng từ giữa thế kỉ XVIII trở đi, do ảnh hưởng của các
biến cố xảy ra ở Âu châu như cuộc chiến tranh kế vị Áo Hoàng (1740 - 1748) và
cuộc chiến tranh Bảy năm (1758 - 1763) nên chính sách của họ đã có những thay
đổi rõ rệt.
Những mưu toan xâm nhập vào lục địa Ấn nhằm thiết lập đế quốc đã bắt
đầu được thực hiện. Người Pháp và người Anh đã tranh chấp với nhau kịch liệt:
“Trong đàn thú dữ thực dân, Anh và Pháp là những con thú đến muộn hơn,
nhưng hung hăng và xảo quyệt hơn. Chúng đã tranh mồi và hất cẳng hai địch
thủ trước đó là Bồ Đào Nha và Hà Lan. Đến lượt chúng, một cuộc cắn xé dữ dội
tranh ăn lại xảy ra, cuối cùng thực dân Anh đã hợm hĩnh cất lên bài ca chiến
thắng” [12, tr.68]. Vào thế kỉ XVIII, các hoạt động thương mại của người Pháp ở
Ấn Độ đã đạt được sự thịnh vượng rất đáng kể. Những hàng hóa từ Ấn Độ được
23
24
chở về châu Âu như vải bông, các hàng vải mỏng, tơ lụa, các hương liệu, đã đem
lại cho họ những món lời quan trọng, có thể lên tới 100%. Trong hoàn cảnh đó
mọi sự can thiệp vào nội bộ của Ấn Độ để chiếm đoạt đất đai là không cần thiết.
Tuy nhiên, do cuộc chiến tranh kế vị Áo Hoàng (1740 - 1748) và cuộc chiến
tranh Bảy năm (1758 - 1763) đã làm thay đổi tất cả.
Hai cuộc chiến tranh này diễn ra ở châu Âu nhưng đã làm cho tranh chấp
Anh - Pháp tái diễn trên đất Ấn. Trong lúc Áo - Phổ kịch chiến trên chiến trường
châu Âu, Anh - Pháp cũng tranh giành nhau ác liệt trên chiến trường Bắc Mỹ và
Ấn Độ. Năm 1759, Anh đánh bại hải quân Pháp ở Raguxo và vịnh Quebec đoạt
của Pháp vùng Quebec, Luyxanna và Ohaio ở Bắc Mỹ, độc chiếm hoàn toàn
Canada. Trong thời gian chiến tranh kế vị Áo Hoàng diễn ra, từ năm 1743 đến
năm 1748, Dupleix - một vị Tổng giám đốc các thương điếm của Pháp ở Ấn Độ,


đã phải hoạt động tích cực để bảo vệ các quyền lợi của công ty Đông Ấn của
Pháp và đã nhận thấy được những điều kiện thuận lợi cũng như sự cần thiết của
việc thiết lập một đế quốc ở Ấn Độ. Một đối thủ lợi hại của Dupleix và cũng là
người chiến thắng ở Ấn Độ là Robert Clive (1725 - 1774). Clive tới Ấn Độ tự
hồi còn nhỏ tuổi và là một sĩ quan ưu tú của quân đội Anh: “Tên thực dân hung
hăng đặt nền móng thống trị đầu tiên của Anh ở Ấn Độ là R. Clive, một sĩ quan
có đầu óc phiêu lưu, võ biền, đã từng đến Ấn Độ từ năm 18 tuổi. Còn tên thực
dân xảo quyệt nuôi mộng lập một đế quốc Pháp ở Ấn Độ là Duppleix, kẻ đã xây
dựng những đơn vị quân đội đánh thuê người Ấn Độ (xipay) đầu tiên và đã từng
lấy một người vợ lai Ấn” [12, tr.71]. Nhưng do không phù hợp với chính sách của
chính phủ Anh và Pháp khi đặt chân đến Ấn Độ chỉ nhằm mục đích thương mại
lương thiện nên số phận của hai nhân vật này đều có cái kết thương tâm: “Số
phận của hai tên thực dân đó đều kết thúc không may mắn. Dupleix bị triệu hồi
về nước và phá sản, còn Clive bị gọi ra tòa và cuối cùng đã phải tự sát” [12,
tr.71]. Tuy không được công ty Đông Ấn của Anh và chính quyền Anh đồng ý về
chính sách bành trướng lãnh thổ của ông ở Ấn, nhưng Clive đã may mắn hơn
Dupleix ở chỗ là người Anh trong chiến tranh Bảy năm đã chú trọng nhiều tới
các hoạt động trên mặt biển và ở hải ngoại trong khi người Pháp chỉ chú trọng tới
lục địa Âu châu mà thôi. Chiến tranh Bảy năm đã làm cho tranh chấp Anh - Pháp
24
25
tái diễn trên đất Ấn nhưng thoạt đầu chỉ diễn ra dưới hình thức gián tiếp. Hai bên
đã nâng đỡ các đồng minh người Ấn để chống lại nhau. Sau đó mới ra mặt trực
tiếp để chống lại nhau: “Việc hai tên thực dân kẻ cướp cùng có mặt ở Ấn Độ và
cùng nuôi dưỡng những mưu đồ chinh phục đất nước này đã không thể không
dẫn đến mâu thuẫn và xung đột. Một cuộc chiến tranh sống mái đã diễn ra giữa
Anh và Pháp trong hơn 20 năm trời giữa thế kỉ XVIII trên đất Ấn Độ. Duyên cớ
bắt nguồn từ những cuộc tranh chấp giữa Anh và Pháp ở châu Âu và những mâu
thuẩn trong việc ủng hộ các phe phái đối lập ở Ấn Độ” [12, tr.70].
Chiến tranh xảy ra ở cả trên bộ lẫn trên biển. Pháp đã từng kéo quân đến


bao vây và đánh chiếm Madrat năm 1746 nhưng đã phải trả lại cho Anh hai năm
sau đó. Thế lực Anh mạnh hơn, nhất là khi chúng đã đánh bại được quân đội của
tiểu vương Bengan trong được Pháp ủng hộ trong trận Plassey (1757) và chiếm
được vùng này. Thực dân Anh bèn dùng Cancutta để tiếp viện trực tiếp cho
Madrat. Năm 1761, Anh tiến hành bao vây Pongdiseri của Pháp trong năm tháng.
Quân Pháp kiệt quệ, đói khát phải hạ vũ khí đầu hàng. Thực dân Anh tràn vào
triệt hạ toàn bộ thành phố, không để lại một viên gạch nguyên vẹn.
Tháng 2 năm 1763, Anh, Bồ Đào Nha, Pháp, Tây Ban Nha kí “hòa ước
Pari”, Phổ, Áo, Xacxong kí “hòa ước Hobendbo” kết thúc chiến tranh. Sau bảy
năm chinh chiến, cục diện chính trị châu Âu thay đổi. Với hòa ước Pari năm
1763, Anh đã vĩnh viễn đập tan được ý đồ của Pháp chinh phục Ấn Độ, chỉ còn
để lại cho Pháp năm thành phố ven biển. Trong cuộc chiến, Pháp đã thua Anh
chủ yếu vì không có hạm đội mạnh trên biển, thiếu quân và tài chính, chính phủ
Pháp lại ít quan tâm đến công ty so với chính phủ Anh và đặc biệt trong cuộc
chiến tranh Bảy năm ở châu Âu (1758 - 1763) - đây được coi là cuộc đọ sức với
quy mô lớn nhất tranh quyền bá chủ giữa Anh và Pháp ở thế kỉ XVIII, với chiến
thắng trong cuộc chiến tranh này Anh đã chiếm ưu thế tuyệt đối ở Ấn Độ.
Như vậy, Pháp - Anh là hai tên thực dân có tiếng ở châu Âu lúc bấy giờ đã
tiến hành các cuộc đụng đầu trực tiếp với nhau trên chiến trường châu Âu cũng
như ngay tại Ấn Độ. Cuộc chiến Kế vị Áo Hoàng và chiến tranh Bảy năm đã lôi
kéo hai nước này tham chiến. Vẻ bề ngoài của cuộc chiến là việc ủng hộ các bên
tham chiến nhưng thực chất là một cuộc đọ sức giành vị thế cũng như thị trường
ảnh hưởng giữa Anh và Pháp. Với những ưu thế có được, Anh đã đặt dấu chấm
25

Mục lục

  • 1 1. Sự xâm nhập bước đầu của thực dân phương Tây vào Ấn Độ
  • 2 2. Thực dân Anh tăng cường bành trướng và phong trào nhân dân đấu tranh chống xâm lược
  • 3 3. Thực dân Anh hoàn thành việc xâm chiếm Ấn Độ và phong trào chống Anh nửa đầu thế kỷ XIX
  • 4 4. Chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ
  • 5 Chú thích
  • 6 Tác phẩm, tác giả, nguồn

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch sử 8, bài 9: Ấn Độ thế kỉ XVII – đầu thế kỉ XX.

Thứ sáu - 08/12/2017 18:08

  • In ra

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch sử 8, bài 9: Ấn Độ thế kỉ XVII – đầu thế kỉ XX.

I. Sự xâm lược và chính sách thống trị của Anh

Câu hỏi. Nguyên nhân chủ yếu nào thực dân phương Tây, nhất là Anh, Pháp lại tranh giành Ấn Độ ?

Ấn Độ đất rộng, người đông, tài nguyên phong phú, có một nền văn hóa lâu đời và là những miếng mồi ngon không thể bỏ qua.

Câu hỏi. Thực dân Anh đã xâm lược Ấn Độ như thế nào?

Ngay từ thế kỉ XVII, các nước phương Tây đã tìm cách xâm nhập vào Ấn Độ. Đặc biệt, Anh và Pháp đụng nhau trong cuộc chiến tranh 1756-1763 trên đất Ấn Độ. Đến giữa thế kỉ XIX thực dân Anh hoàn thành việc thôn tính Ấn Độ và biến Ấn Độ thành thuộc địa.

Câu hỏi. Qua bảng thống kê sau đây, em có nhận xét gì về chính sách thống trị của thực dân Anh và hậu quả của nó đối với Ấn Độ ?

Giá trị lương thực xuất khẩu Số người chết đói
Năm Số lượng Năm Số người chết
1840 858.000 livrơ 1825-1850 400.000
1858 3.800.000 livrơ 1858 1850 5.000.000
1901 9.300.000 livrơ 1875-1900 15.000.000


- Các con số cho thấy, số lượng lương thực xuất khẩu tăng nhanh, tỉ lệ thuận với số người chết đói tăng nhanh. Chứng tỏ chính sách thống trị của thực dân Anh hết sức tàn bạo.

- Kinh tế: Bóc lột thậm tệ nhân dân Ấn Độ, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế Ấn Độ.

- Chính trị: Dùng chính sách chia để trị, chia rẽ tôn giáo, dân tộc

- Hậu quả: Quần chúng nông dân bị bần cùng hóa (người dân mất ruộng, thủ công nghiệp suy sụp, nền văn minh lâu đời bị phá hoại, mâu thuẫn giữa các sắc tộc, tôn giáo Ấn nảy sinh). Nhân dân Ấn Độ mâu thuẫn sâu sắc với thực dân Anh, vì thế cuộc đấu tranh chống thực dân Anh tất yếu sẽ nổ ra.

Câu hỏi. Bên cạnh chính sách khai thác, bóc lột Ấn Độ, thực dân Anh còn thi hành chính sách thâm độc gì?

Sau khi xâm chiếm Ấn Độ, thực dân Anh đã tăng cường áp bức, bóc lột và chia rẽ nhân dân Ấn Độ. Chính phủ Anh mua chuộc các chúa phong kiến, đại địa chủ và bọn cho vay lãi để làm cơ sở xã hội cho sự thống trị của mình. Lợi dụng sự khác biệt về đẳng cấp, tôn giáo, chủng tộc để khơi sâu mối hận thù, chúng áp dụng chính sách “chia để trị” về văn hoá, giáo dục chúng thực hiện chính sách “ngu dân”. Điều đó đã làm cho mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh.

Câu hỏi. Chính sách thống trị của Anh đã gây ra những hậu quả gì cho xã hội và nhân dân Ấn Độ?

Hậu quả tất nhiên của nó là tình trạng bần cùng và chết đói của quần chúng nhân dân, cơ sở ruộng đất công xã nông thôn bị phá vỡ nền thủ công nghiệp bị suy sụp, nền văn minh lâu đời bị phá hoại.

Sự xâm lược của thực dân Anh đã chà đạp lên quyền dân tộc thiêng liêng của nhân dân Ấn => mâu thuẫn xã hội phát triển đặc biệt là mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn và thực dân Anh hết sức sâu sắc => phong trào đấu tranh dân tộc của nhân dân Ấn Độ nhất định nổ ra.

II. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ.

Câu hỏi. Nguyên nhân nào dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ?

Do chính sách thống trị tàn bạo của thực dân Anh mâu thuẫn dân tộc ở Ấn Độ ngày càng sâu sắc. Nhân dân nhiều nơi đã nổi dậy chống thực dân nhưng đều bị đàn áp nhưng phong trào vẫn tiếp tục nổ ra.

Câu hỏi. Nguyên nhân nào dẫn tới cuộc khởi nghĩa Xi-pay?

Trong quân đội, những người lính Xi-pay đã bị sĩ quan Anh đối xử tàn tệ nên rất căm phẫn. Bọn Anh thường nhạo báng tôn giáo của họ. Hồi đó, các viên đạn đại bác được bọc bằng giấy tấm mỡ bò hay mỡ lợn để chống ẩm. Lính Xi-pay phải dùng răng để xé những mảnh giấy bọc. Theo tục lệ, người theo đạo Hồi kiêng thịt bò, người theo đạo Ấn kiêng thịt lợn. Họ cảm thấy bị xúc phạm nên tìm cách chống lại.

Câu hỏi. Tại sao gọi là “Khởi nghĩa Xi-pay”?

Xi-pay là tên gọi những đội quân người Ấn Độ đánh thuê cho đế quốc Anh. Họ là những người nghèo khổ phải đi lính để kiếm sống. Họ đã nổi dậy chống lại Anh nên gọi là khởi nghĩa Xi-pay.

Câu hỏi. Cuộc khởi nghĩa có ý nghĩa gì?

Tiêu biểu cho tinh thần bất khuất chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ, mở đầu cho sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc Ấn Độ.

Câu hỏi. Vì sao cuộc khởi nghĩa Xi-pay thất bại?

Vì lãnh đạo khởi nghĩa là những phần tử quý tộc phong kiến, vừa thiếu khả năng tinh thần chiến đấu, vừa dễ dao động. Nhân dân lại chưa kết thành một khối, thiếu vũ khí, không có người chỉ huy giỏi.

Câu hỏi. Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Xi-pay là cuộc khởi nghĩa dân tộc của Ấn Độ?

Vì lực lượng nòng cốt của khởi nghĩa là Xi-pay nhưng có sự tham gia của đông đảo nhân dân thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau, đông nhất là nông dân, thợ thủ công.

Câu hỏi. Đảng Quốc đại được thành lập nhằm mục tiêu gì?

Mục tiêu giành tự chủ, phát triển kinh tế dân tộc.

Câu hỏi. Đảng Quốc đại đã có những hoạt động như thế nào?

Năm 1885, Đảng Quốc đại được thành lập. Trong 20 năm đầu (từ năm 1885 đến năm 1905) Đảng Quốc đại đi theo đường lối ôn hòa, chỉ đưa ra yêu sách đòi hỏi một số biện pháp cải cách trong hệ thống chính quyền Anh mà chưa đặt vấn đề chống Anh để giành độc lập dân tộc.

Trong quá trình hoạt động, Đảng Quốc đại dã có sự phân hóa thành hai phái: phái “Ôn hoà” chủ trương thoả hiệp, phái “Cấp tiến” do Ti-lắc cầm đầu có thái độ kiên quyết chống Anh.

Câu hỏi. Vì sao có sự phân hóa đó?

Do bản chất thoả hiệp, bảo vệ quyền lợi của mình nên giai cấp tư sản đấu tranh chống thực dân Anh không triệt để.

Câu hỏi. Em hãy nêu những điểm khác biệt về đường lối dấu tranh giữa hai phái “Ôn hòa” và “Cấp tiến” trong Đảng Quốc đại Ấn Độ?

Phái “Ôn hòa” chủ trương thoả hiệp, chỉ yêu cầu chính phủ thực dân cải cách. Phái “Cấp tiến” do Ti-lắc cầm đầu, có thái độ kiên quyết chống Anh.

Câu hỏi. Nét mới của phong trào đấu tranh ớ Ân đầu thể kỉXX là gì?

Giai cấp công nhân tham gia ngày càng đông, có tổ chức, thể hiện tính giai cấp ngày càng cao.

Câu hỏi. Em có nhận xét gì về phong trảo giải phóng dân tộc ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX đến năm 1910? Tại sao các phong trào đều thất bại?

- Phong trào đấu tranh ở Ấn Độ diễn ra liên tục, mạnh mẽ với sự tham gia của nhiều giai cấp, tầng lớp, phản ảnh sự bất bình, mâu thuẫn sâu sắc giữa các tầng lớp nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh.

- Các phong trào thất bại vì:

+ Sự đàn áp, chia rẽ của thực dân Anh.

+ Chưa có sự lãnh đạo thống nhất, chưa có sự liên kết đấu tranh và chưa có đường lối đấu tranh đúng đắn.

Câu hỏi. Lập niên biểu về phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

Thời gian Phong trào dấu tranh
1857-1859 - Khởi nghĩa Xi-pay, binh lính cùng nhân dân đứng dậy.
- Khởi nghĩa vũ trang.
1875-1885 Phong trào đấu tranh của nông dân và công nhân Ấn thúc đẩy giai cấp tư sản Ấn đứng lên chống thực dân Anh.
7-1908 Tổng bãi công ở Bom Bay => là cuộc đấu tranh chính trị lớn đầu tiên của giai cấp vô sản Ấn => được xem là đỉnh cao nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn.

©Bản quyền thuộc vềBài kiểm tra.Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

Nêu những hậu quả của sự thống trị của Anh ở Ấn Độ?

Đề bài

Nêu những hậu quả sự thống trị của Anh ở Ấn Độ.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk trang 56 để trả lời.

Lời giải chi tiết

* Hậu quả sự thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ:

- Quần chúng nông dân bị bần cùng hóa: người dân mất ruộng đất, thủ công nghiệp suy sụp, nền văn minh lâu đời bị phá hoại, mâu thuẫn giữa các sắc tộc, tôn giáo Ấn nảy sinh.

- Nhân dân Ấn Độ mâu thuẫn sâu sắc với thực dân Anh, dẫn đến hàng loạt các cuộc đấu tranh chống thực dân Anh nổ ra.

Loigiaihay.com

  • Vì sao ấn Độ bị thực dân Anh xâm lược

    Đảng Quốc đại được thành lập nhằm mục tiêu đấu tranh gì?

    Giải bài tập 2 trang 58 SGK Lịch sử 8

  • Vì sao ấn Độ bị thực dân Anh xâm lược

    Lập niên biểu về phong trào chống Anh của nhân dân Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

    Giải bài tập 3 trang 58 SGK Lịch sử 8

  • Vì sao ấn Độ bị thực dân Anh xâm lược

    Trình bày diến biến cuộc khởi nghĩa Xi-Pay (1857-1859)

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 58 SGK Lịch sử 8

  • Vì sao ấn Độ bị thực dân Anh xâm lược

    Lý thuyết Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX

    Lý thuyết Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX

  • Vì sao ấn Độ bị thực dân Anh xâm lược

    Qua bảng thống kê trang 56, em có nhận xét gì về chính sách thống trị của thực dân Anh và hậu quả của nó đối với Ấn Độ?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 56 SGK Lịch sử 8

  • Vì sao ấn Độ bị thực dân Anh xâm lược

    Tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta?

    - Muốn chiếm nước ta, biến nước ta thành thuộc địa của chúng

  • Vì sao ấn Độ bị thực dân Anh xâm lược

    Lập bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương

    Lập bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương

  • Vì sao ấn Độ bị thực dân Anh xâm lược

    Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai như thế nào?

    Âm mưu, thủ đoạn của Pháp trong việc đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai.

  • Vì sao ấn Độ bị thực dân Anh xâm lược

    Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ (1884)

    Tóm tắt mục 3. Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ (1884)

Sự xâm lược và chính sách thống trị của Anh

Mục I

I. Sự xâm lược và chính sách thống trị của Anh

- Từ đầu thế kỉ XVII Chế độ phong kiến Ấn Độ suy yếu. Các nước phương tây từng bước xâm lược Ấn Độ.

- Giữa Thế kỉ XVIII Anh đặt cai trị Ấn Độ:

- Lợi dụng sự khác biệt về đẳng cấp, tôn giáo và sự tồn tại của nhiều vương quốc để áp dụng chính sách “chia để trị”, ”dùng người Ấn trị người Ấn”.

- Thực hiện chính sách ngu dân trong lĩnh vực tôn giáo.

- Tận lực vơ vét, bóc lột người dân, biến Ấn Độ thành nơi tiêu thụ hàng hóa.

- Đời sống nhân dân bần cùng và chết đói,...

- Thực dân Anh thi hành chính sách bóc lột nặng nề, chỉ trong vòng 25 năm ( 1875 - 1900) đã có 15 triệu người chết đói.

Giá trị lương thực xuất khẩu

Số người chết đói

Năm

Số lượng

Năm

Số người chết

1840

1858

1901

858 000 livrơ

3 800 000 livrơ

9 300 000 livrơ

1825 - 1850

1850 - 1875

1875 - 1900

400 000

5 000 000

15 000 000

ND chính

Nét chính về sự xâm lược và chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ.

Sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy Sự xâm lược và chính sách thống trị của Anh

Vì sao ấn Độ bị thực dân Anh xâm lược

Loigiaihay.com

  • Vì sao ấn Độ bị thực dân Anh xâm lược

    Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ

    Tóm tắt mục II. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ

  • Vì sao ấn Độ bị thực dân Anh xâm lược

    Qua bảng thống kê trang 56, em có nhận xét gì về chính sách thống trị của thực dân Anh và hậu quả của nó đối với Ấn Độ?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 56 SGK Lịch sử 8

  • Vì sao ấn Độ bị thực dân Anh xâm lược

    Lý thuyết Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX

    Lý thuyết Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX

  • Vì sao ấn Độ bị thực dân Anh xâm lược

    Trình bày diến biến cuộc khởi nghĩa Xi-Pay (1857-1859)

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 58 SGK Lịch sử 8

  • Vì sao ấn Độ bị thực dân Anh xâm lược

    Nêu những hậu quả của sự thống trị của Anh ở Ấn Độ?

    Giải bài tập 1 trang 58 SGK Lịch sử 8

  • Vì sao ấn Độ bị thực dân Anh xâm lược

    Tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta?

    - Muốn chiếm nước ta, biến nước ta thành thuộc địa của chúng

  • Vì sao ấn Độ bị thực dân Anh xâm lược

    Lập bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương

    Lập bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương

  • Vì sao ấn Độ bị thực dân Anh xâm lược

    Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai như thế nào?

    Âm mưu, thủ đoạn của Pháp trong việc đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai.

  • Vì sao ấn Độ bị thực dân Anh xâm lược

    Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ (1884)

    Tóm tắt mục 3. Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ (1884)