Vì sao bé bị bong da tay chân

Khi thấy tay chân con bị bong tróc da, phụ huynh thường nghĩ là thiếu vitamin C. Thực ra, đó có thể là một loại bệnh da liễu rất khó điều trị.

Ăn nhiều rau quảcũng không ăn thua

Bé Khánh Thu (con chị Thảo, nhà ở ngõ 86 Tô Vĩnh Diện,Thanh Xuân,Hà Nội) năm nay lên 5 tuổi. Da tay và chân bé rất khô, không mềm mại, thường xuyên bị bóc thành từng lớp. Bé hay dùng tay bóc, dứt ra, nhiều lúc còn gây chảy máu. Cả da đầu bé cũng bị đóng những lớp vảy màu trắng giống như gầu ở người lớn nhưng dày hơn. Chị Thảo đã gội đầu rất kỹ cho con nhưng vẫn không làm những lớp da này hết đi được. Hiện tượng này xuất hiện từ khiKhánh Thu một tuổi.Nhiều người bảo là do cháu thiếu vitamin C nên chị Thảo cho con ăn tăng cường các loại hoa quả nhưng không cải thiện được tình hình.Càng lớn, hiện tượng này càng nặng hơn.

CháuNguyễn ViếtThanh 10 tuổi, con trai anh Nguyễn Thanh Giang ở xã Yên Đông, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định cũng được mẹ đưa lên khám tại bệnh viện Da liễu với tình trạng tương tự. Thanh thường xuyên bị bong da tay và da chân theo từng mảng lớn. Ở quê, cậu béhay theo các bạn đi tắm sông nên mỗi lần tắm về, các vùng da khô nàycàng mở rộng, bóc ra hết lượt này đến lượt khác. Bàn tay Thanh trông nhăn nheo, thô ráp rất xấu. Anh Giang cho biết,thấy tay chân Thanh như vậy, các bạn thường trêu chọc cậu bé làbị… hủi và không chịu chơi cùng. "Nó tủi thân quá,đòi bỏ học nên vợ chồng tôi phảiđưa lênđâykhám,hy vọngcó thuốc điều trị khỏi để cháu tự tin đến lớp học cùng các bạn", anh Giang nói.

Sau khi khám cho hai bệnh nhi trên, bác sĩ Nguyễn Thành,Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Quốc gia, chẩn đoán đây là dạng viêm da cơ địa mà trước đây dân gianvẫn quen gọi làá sừng. Đây là một bệnh ngoài da khá phổ biến, có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau, nhưng rõ rệt nhất là ở các đầu ngón tay, chân, gót chân và trên da đầu. Lớp da ở những vị trí này thường khô ráp, bong tróc, nứt nẻ. Ở thể nhẹ, bệnh nhânkhông có cảm giác gì, nhưng nếu nặng có thể gây đau đớn do các vết bong tróc, nứt da quá sâu. Nguyên nhân gây bệnh làcơ thể mẫn cảm với các loại hóa chất (có trong sữa tắm, nước gội đầu, xà phòng rửa tay…). Người bình thường tiếp xúc với chúngthì không sao nhưng với người có cơ địa nhạy cảm, da sẽ ngay lập tức phản ứng lại. Các lớp tế bào sừng trên bề mặt da sẽ bị bong đi. Lớp tế bào bên trong còn non, chưa đủ “khỏe” để hoàn thành chức năng bảo vệ sẽ tiếp tục bị lão hóa nhanh chóng và bong theo. Tình trạng ấy cứtiếp diễn khiến da bị bong hết lớp này đến lớp khác, dẫnđến tình trạng dathô ráp, nhăn nheo, mất thẩm mỹ.

Một số nghiên cứu cho thấy căn bệnh này cũng chịuảnh hưởng của yếu tố gia đình. Nếucha mẹ bị thì con cũng có thể mắc bệnh.

"Bệnh này không phải do thiếu vitamin C như nhiều người lầm tưởng,nên dù chế độ ăn có đầy đủ dưỡng chất,dồi dàohoa quả cũng không hạn chế được bệnh nếu vẫn để cho trẻtiếp xúc với hóa mỹ phẩm", bác sĩ Thành nói.Sở dĩ trẻ em thường bị tróc da liên tục và khó trị lành là dokiêng giữ không tốt. Trẻ thấyda bong thìthường lấy tay bóc đi, gây tổn thương nặng hơn. Việctrẻ chơi nghịch, để da tiếp xúc với nước, các đồ chơi không đảm bảo vệ sinh... cũng là một yếu tố làm bệnh phát triển.

Đối với trẻ em nông thôn, việc tắm bằng nước không sạch như tắm ao, tắm sông thậm chí có thể dẫn đến tình trạng mắc bệnh “kép”. Nấm hay vi khuẩn ở nước rất dễ xâm nhập vào vùng da đang bị bệnh, gây viêm nhiễm. Nếu để lâu ngày,tổn thương có thể xâm nhập sâu hơn vào các tổ chức biểu bì, việc điều trị càng gặp khó khăn.

Cần kiên trì chữa bệnh
Với bệnh viêm da cơ địa này, theo bác sĩ Thành,rất khó để điều trị dứt điểm hoàn toàn. Bệnh nhân chỉ có thể dùng thuốc để khống chế bệnh tạm thời. Nếu kiêng tốt, tránh tuyệt đối tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh thì có thể khiến bệnh tạm lui nhưng cũng rất dễ tái phát.

Nếu bệnh có yếu tố gia đình thì lại càng khó điều trị hơn và có thể phát bất cứ lúc nào. Trường hợp này, bệnh nhân cần có chế độ ăn uống tốt để tăng sức đề kháng của cơ thể, tăng khả năng chống lại bệnh. Bác sĩ Thành khuyên, nếu conmắc bệnh trên, cha mẹ nên tắm gội cho bé bằng nước bồ kết, chanh. Không dùng dầu gội, sữa tắm, đặc biệt là các loạichứa nhiều chất tẩy. Hạn chế cho bé tiếp xúc với nước, kể cả nước sạch. Tuyệt đối tránh tự bóc vảy da hay chà xát, kỳ cọ quá mạnh bằng bàn chải, đá kỳ. Cách làm đó tuycó thể khiến da tạm thời trông nhẵn nhụinhưng rất nhanh sau đó, da lại tiếp tục bong tróc với tình trạng nặng hơn. Nếu bề mặt da quá khô, nên thường xuyên bôi kem giữ ẩm, đặc biệt là vào mùa đông.

Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác có phải viêm da cơ địa không, bệnh nhân cần đến cơ sở y tếđể được các bác sĩ khám, hướng dẫn và cho thuốc điều trị. “Với bệnh này, cần phải kiên trì điều trị từng bước và tuân thủ tốt chế độ kiêng giữ, tránh tiếp xúc tác nhân gây bệnh thì việc điều trị mới đạt kết quả”, bác sĩ Thành nói.

1. Nguyên nhân trẻ bong da tay da chân

Trẻ bong tróc da tay, chân

- Trẻ mẫn cảm với các loại hóa chất có trong sữa tắm, dầu gội, dầu massage, xà phòng rửa tay. Tuy nhiên, hầu hết những trẻ bình thường không bị bong tróc da bởi các loại hóa chất này, chủ yếu là do da trẻ quá nhạy cảm nên bị dị ứng.

- Theo gen di truyền: Nếu trong nhà, bố hoặc mẹ có bệnh về bong tróc da tay, chân, da khô, tróc vẩy vào mùa lạnh hoặc nhạy cảm với các thành phần hóa học thì nguy cơ trẻ bị là rất cao.

- Trẻ thiếu vitamin C cũng được coi là 1 trong những nguyên nhân gây bong tróc da tay, da chân.

- Trẻ bị viêm nấm do môi trường sống, nguồn nước bị ô nhiễm dẫn tới bệnh nấm và bong tróc da tay chân. Một số trẻ cũng có thể mắc bệnh á sừng do cơ địa dị ứng.

2. Tác hại của việc bong tróc da tay, da chân

Lớp da là lớp bảo vệ mạch máu của cơ thể, giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh. Khi da bị tổn thương, cụ thể là bị bong tróc da tay, da chân nếu không điều trị kịp thời có thể gây đau đớn cho trẻ. Đặc biệt, khi lớp da vừa bong, lớp da trong còn non lại bong tróc tiếp gây chảy máu.

Ngoài ra, với các bệnh về nấm, á sừng, bong tróc da tay sẽ khiến trẻ ngứa ngáy, đau, ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng sống của trẻ.

3. Cách xử lý khi trẻ bị bong da tay

Với những bệnh viêm da cơ địa sẽ rất khó điều trị và cha mẹ cần phải kiên trì để giúp trẻ chấm dứt tình trạng bệnh này. Tuy nhiên, loại trừ viêm da cơ địa cần điều trị dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ, mẹ có thể điều trị bệnh bong tróc thông thường cho trẻ với cách sau:

- Bổ sung thêm vitamin C từ trái cây, rau củ qua cho trẻ. Các loại trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi cần được cho trẻ ăn thường xuyên.

- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ tăng cường sức đề kháng chống lại các bệnh về dị ứng.

- Tránh cho trẻ sử dụng các loại xà bông, dầu gội chứa hóa chất. Thay vào đó, bạn có thể tắm cho trẻ bằng các loại thảo dược tự nhiên như lá cây chẳng hạn. Massage cho trẻ bằng tinh dầu tự nhiên như dầu oliu, dầu dừa.

- Tránh kỳ mạnh khi tắm cho trẻ vì có thể làm bong lớp da ngoài có thể gây đau cho trẻ. Nên massage nhẹ nhàng bằng tinh dầu để lớp da mềm và tự bong.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hiện tượng da trẻ sơ sinh bong tróc khiến không ít mẹ bỉm sữa lo lắng. Đây có thể vừa là tình trạng bình thường nhưng cũng đồng thời trở thành dấu hiệu cho một số bệnh về da ở trẻ em.

Chăm sóc trẻ sơ sinh có thể khiến nhiều người cảm thấy hứng thú nhưng cũng kèm theo không ít căng thẳng, đặc biệt nếu là lần đầu có con. Thêm vào đó, một trong những điều khiến nhiều người lo lắng là hiện tượng trẻ sơ sinh bị khô da bong tróc.

Tại sao da trẻ sơ sinh bong tróc?

Bề ngoài của trẻ sơ sinh, kể cả làn da, sẽ thay đổi rất nhiều trong vài tuần đầu đời. Tóc của bé có thể thay đổi màu sắc và da chuyển sang đậm hoặc nhạt màu hơn. Do đó, tình trạng da trẻ sơ sinh bị bong tróc là hoàn toàn bình thường. Hiện tượng này có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, chẳng hạn như bàn tay, lòng bàn chân và mắt cá chân.

Khi vừa chào đời, da của con bao phủ một lớp sáp trắng giúp bảo vệ làn da con. Khi lớp sáp này biến mất, bé sẽ bắt đầu lột lớp da bên ngoài trong vòng 1 – 3 tuần. Lượng da bong ra phụ thuộc vào việc bé sinh non, sinh đúng tuổi thai hoặc lớn hơn.

Bé càng có nhiều lớp sáp trắng vernix trên da khi sinh thì càng ít bong tróc. Trẻ sinh non thường có nhiều sáp vernix nên da của trẻ bong ít hơn bé sinh ra sau 40 tuần. Hiện tượng trẻ sơ sinh bong da thường sẽ tự biến mất và không cần chăm sóc nhiều.

>>> Bạn có thể quan tâm: Bạn biết gì về lớp sáp trắng trên cơ thể trẻ sơ sinh?

Các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tróc da

Một số lý do khiến trẻ sơ sinh bị tróc da gồm:

1. Bệnh chàm làm cho trẻ sơ sinh bị tróc da

Trong một số trường hợp, tình trạng da trẻ sơ sinh bong tróc còn do bị bệnh chàm. Chàm có thể gây ra trên da em bé các hiện tượng như vẩy, đỏ da, ngứa. Tình trạng này rất hiếm trong giai đoạn ngay sau khi sinh, nhưng có thể phát triển sau đó. Chàm ở trẻ sơ sinh không nguy hiểm nhưng lại khiến bé yêu khó chịu. Do đó, bạn nên biết cách điều trị bệnh này.

2. Trẻ sơ sinh da bị bong tróc do bệnh vảy cá

Hiện tượng da trẻ sơ sinh bong tróc còn có thể đến từ một loại bệnh lạ là vảy cá. Bệnh này sẽ khiến da bé nổi vẩy, ngứa, bong ra. Để xác định được đúng nguyên nhân, bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách khám lâm sàng và dựa vào bệnh sử của gia đình.

Tuy vẫn chưa có thuốc trị bệnh vảy cá nhưng việc sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên có thể làm giảm tình trạng da khô và cải thiện làn da của bé.

Yếu tố môi trường khiến da đầu ngón tay trẻ sơ sinh bị bong tróc thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số các nguyên nhân như: rửa tay quá mức, thay đổi thời tiết, tác động tia cực tím có thể khiến da bé bị khô, bong tróc, thậm chí dẫn đến nứt nẻ da. Bên cạnh đó, thói quen mút ngón tay ở trẻ có thể dẫn đến tróc da đầu ngón tay hoặc lở loét da, đặc biệt là phần ngón cái.

Ngoài ra, một số các bệnh lý tự miễn như bệnh Kawasaki hay bệnh vảy nến có thể khiến da trẻ bị viêm, đỏ và bong tróc. Mặc dù bệnh phổ biến ở khuỷu tay và đầu gối, nhưng các triệu chứng vẫn có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, kể cả đầu ngón tay.

Trẻ sơ sinh bị tróc da đầu ngón tay có thể bắt nguồn từ các bệnh lý truyền nhiễm như: nhiễm nấm Candida, bệnh sởi, bệnh bạch cầu đơn nhân,…

Cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bị tróc da

Dù bạn không cần quá lo ngại hiện tượng bong da ở trẻ sơ sinh nhưng da bé vẫn có thể bị nứt hoặc khô ở một số khu vực nhất định. Do đó, bạn vẫn nên cải thiện tình trạng này bằng cách:

Hơi ẩm có trong không khí sẽ giúp ngăn ngừa hiện tượng da trẻ sơ sinh bị khô và ngứa, từ đó giảm thiểu tình trạng bé bị tróc da.

  • Không mở điều hòa nhiệt độ quá thấp

Không khí lạnh thường khá khô và có thể khiến da bị khô, dẫn đến việc trẻ sơ sinh bị tróc da ngày càng nặng hơn. Do đó bạn không nên chỉnh nhiệt độ xuống quá thấp.

Bố mẹ nên tắm cho con bằng nước ấm thay vì nước nóng, bởi nhiệt độ cao sẽ càng khiến da của con mất đi độ ẩm cũng như lớp dầu tự nhiên, khiến trẻ sơ sinh bị tróc da. Ngoài ra, không dùng xà phòng có độ kiềm mạnh vì sẽ làm da bé sơ sinh bị khô bong tróc nhiều hơn.

Bên cạnh đó, hãy sử dụng kem dưỡng ẩm dành riêng cho trẻ sơ sinh ngay sau khi bé vừa tắm xong bạn nhé.

  • Tắm yến mạch để giảm tình trạng da trẻ sơ sinh bong tróc

Nghiên cứu cho thấy rằng bột yến mạch sẽ hỗ trợ làm giảm viêm và ngứa, có thể ngăn trẻ cào lên vùng da bong tróc. Do đó, bạn có thể cho con tắm bột yến mạch nếu da trẻ sơ sinh bong tróc.

  • Cho bé bú mẹ để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bị lột da

Khi gặp tình trạng bong da ở trẻ sơ sinh, bên cạnh việc cấp ẩm cho da từ bên ngoài, bạn cũng nên bổ sung nước cho bé thông qua sữa mẹ hoặc sữa công thức cũng là cách cải thiện tróc da ở trẻ sơ sinh.

  • Lựa chọn quần áo cho bé sơ sinh bị lột da

Để giúp con yêu thoải mái hơn khi bé sơ sinh bị bong tróc da, bạn nên chọn lựa quần áo có chất liệu mềm mại, phù hợp với làn da non nớt của con yêu.

>>> Bạn có thể quan tâm: 4 vấn đề thường gặp ở làn da trẻ sơ sinh mẹ không nên xem thường

Trên đây là những nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh bị khô da bong tróc và cách chăm sóc bé sơ sinh bị bong tróc da. Hãy cố gắng tuân thủ những phương pháp điều trị trên để có được hiệu quả tốt nhất, bạn nhé!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ đề