Vì sao châu Phi là cái nôi của loài người

"cái nôi" của loài người mới đây được xác định là một khu vực phía nam sông Zambesi  thuộc lãnh thổ Botswana (Ảnh: Getty)

Khu vực này, dù hiện tại phần lớn là các bãi muối, nhưng trước kia từng là một hồ nước khổng lồ. Và nó có thể là nơi phát tích của loài người từ cách đây 200.000 năm.

Theo các nhà nghiên cứu, tổ tiên của chúng ta định cư ở khu vực này trong suốt 70.000 năm, cho đến khi khí hậu nơi cư trú thay đổi và đất đai xung quanh trở nên màu mỡ hơn, thì họ đã di cư khỏi châu Phi.

Giáo sư Vanessa Hayes, nhà di truyền học tại Viện nghiên cứu y khoa Garvan ở Úc cho biết: "Đã có thời điểm rõ ràng rằng loài người hiện đại về mặt giải phẫu đã xuất hiện ở châu Phi từ khoảng 200.000 năm trước.

Điều từ lâu đã được đem ra tranh luận là vị trí chính xác của sự xuất hiện này và quá trình di cư của những tổ tiên đầu tiên của chúng ta."

Tuy nhiên, kết luận của giáo sư Hayes đã thu hút sự hoài nghi từ các nhà nghiên cứu khác trong lĩnh vực này.

Vùng hồ Thiên đường

Khu vực được xác định nằm trên lưu vực phía nam sông Zambesi, ở phía bắc lãnh thổ Botswana.

Các nhà nghiên cứu cho rằng tổ tiên của chúng ta đã định cư gần một hệ thống hồ lớn ở châu Phi, được gọi là Hồ Makgadikgadi, hiện chỉ còn là những bãi muối trải dài.

"Đó là một khu vực cực kỳ rộng lớn từng rất ẩm ướt và tươi tốt", giáo sư Hayes nói, "Và nó thực sự đã cung cấp một môi trường sống phù hợp cho người hiện đại và động vật hoang dã."

Sau khoảng 70.000 năm định cư ở khu vực trên, con người bắt đầu di tản. Sự thay đổi lượng mưa trên toàn khu vực đã dẫn đến 3 làn sóng di cư từ cách đây 130.000 và 110.000 năm, được thúc đẩy bởi sự xuất hiện của các vùng đất màu mỡ khác xung quanh.

Giáo sư Vanessa Hayes (ngồi giữa) và các thợ săn bộ lạc Jul'hoansi ở vùng Thượng Kalahari, Namibia (Ảnh: Chris Bennett)

Những di dân đầu tiên mạo hiểm tiến về phía đông bắc, tiếp theo là một làn sóng di cư thứ hai về phía tây nam, trong khi một số cư dân khác vẫn ở lại quê nhà của mình cho đến nay.

Kịch bản này có được dựa trên việc truy vết cây phả hệ của con người bằng cách sử dụng hàng trăm mẫu DNA ty thể (mảnh DNA truyền từ mẹ sang con) từ những người châu Phi còn sống.

Bằng cách kết hợp giữa di truyền học và việc mô phỏng những mô hình địa chất và khí hậu trên máy tính, các nhà nghiên cứu đã có thể vẽ ra một bức tranh gần giống với lục địa châu Phi từ cách đây 200.000 năm.

Tái thiết lịch sử loài người

Tuy nhiên, nghiên cứu trên, được công bố lần đầu trên tạp chí Nature, vẫn bị đón nhận một cách thận trọng bởi các chuyên gia, những người nói rằng rất khó có thể dựng lại câu chuyện về nguồn gốc loài người chỉ bằng các DNA ty thể.

Nhiều phân tích khác cũng đưa ra những lý giải khác nhau, dựa trên những hóa thạch được khám phá, về nguồn gốc của loài người ở phía đông châu Phi.

Giáo sư Chris Stringer của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, London, cho biết sự tiến hóa của loài người hiện đại là một quá trình phức tạp.

"Bạn không thể tự mình sử dụng các bản phân phối ty thể hiện đại để tái tạo một vị trí duy nhất cho nguồn gốc con người hiện đại", ông nói với BBC News, "Tôi nghĩ rằng việc tiếp cận dữ liệu này hơi quá tầm, vì bạn chỉ nhìn vào một phần nhỏ của bộ gen, nên điều này không thể cung cấp được toàn bộ câu chuyện về nguồn gốc của chúng ta."

Do đó, có thể có rất nhiều, chứ không phải một, nơi phát tích của loài người mà thế hệ ngày nay chưa thể khám phá hết.

Việc các nhà khảo cổ phát hiện di cốt người có niên đại 400 nghìn năm tại Israel có thể buộc giới khoa học viết lại toàn bộ câu chuyện tiến hóa của nhân loại.

>>> Chứng minh tổ tiên loài người có nguồn gốc châu Á


Một chiếc răng có niên đại 400 nghìn năm mà các nhà khảo cổ của Đại học Tel Aviv tìm thấy trong hang Qesem ở miền trung Israel. (Ảnh: AP).

Từ trước tới nay giới khoa học luôn tin người hiện đại (Homo sapien) tiến hóa tại châu Phi cách đây chừng 200 nghìn năm. Sau đó tổ tiên của chúng ta di cư về hướng bắc, qua vùng Trung Đông để tới châu Âu và châu Á. Do vậy châu Phi được ví như chiếc nôi của loài người.

Gần đây các nhà khảo cổ tìm được nhiều di cốt người cổ đại tại Trung Quốc và Tây Ban Nha - hai đất nước không thuộc châu Phi. Tuy nhiên, những bằng chứng đó chưa khiến giới khoa học thay đổi quan điểm đối với giả thuyết về cái nôi của nhân loại.

Mới đây, trong lúc khai quật một hang có tên Qesem gần thành phố Rosh Ha’Ayin ở miền trung Israel, các nhà khảo cổ của Đại học Tel Aviv tìm thấy 8 răng người có niên đại tới 400 nghìn năm, AP cho biết. Đây là những di cốt người có niên đại cao nhất mà giới khoa học từng biết.

8 răng mà các nhà khảo cổ Israel phát hiện có kích thước và hình dạng giống hệt răng của người hiện đại.

Ngoài răng, các nhà khảo cổ còn tìm thấy bằng chứng về sự tồn tại của một xã hội loài người phức tạp. Các thành viên của xã hội đó sử dụng nhiều công cụ của thời tiền sử, chẳng hạn như những mảnh đá sắc để cắt thịt hay chặt củi. Họ săn bắt thú rừng, hái lượm rau quả, khai thác đá để chế tác công cụ.


Hai nhà khảo cổ tìm kiếm di cốt người cổ đại trong hang Qesem. (Ảnh: AP).

Phát hiện này, được công bố trên tạp chí Physical Anthropology của Mỹ, cho thấy có thể châu Phi không phải là cái nôi của loài người như chúng ta vẫn tưởng. Thay vào đó người hiện đại tiến hóa ở Trung Đông rồi tỏa ra các nơi khác trên trái đất.

Giáo sư Avi Gopher, một nhà khảo cổ của Đại học Tel Aviv, nói rằng ông và các cộng sự sẽ tiếp tục nghiên cứu để xem liệu Trung Đông có phải là cái nôi của loài người hay không.

“Nếu điều đó được chứng minh là đúng, chúng ta sẽ phải viết lại toàn bộ lịch sử tiến hóa của nhân loại", Gopher nhận xét.

Paul Mellars, một chuyên gia về người tiền sử của Đại học Cambridge tại Anh, cho rằng phát hiện của nhóm Gopher rất quan trọng, song vẫn còn quá sớm để kết luận những chiếc răng thuộc về người hiện đại. Theo ông, chúng có thể thuộc về người Neanderthal, một chủng người có quan hệ họ hàng với tổ tiên của chúng ta.

Theo Vnexpress

Sự thật bất ngờ về nơi loài người sinh ra

(NLĐO)- Các viên đá và mảnh xương vừa được khai quật ở Algeria đã làm thay đổi những ghi chép về nơi loài người sinh ra.

  • NASA tấn công siêu núi lửa đe dọa quét sạch nhân loại

  • 20 phát minh kỳ dị nhất lịch sử nhân loại

  • 8 bí ẩn thách thức tri thức nhân loại

Một nhóm khảo cổ vừa khai quật ở Ain Boucherit (Algeria) hàng loạt công cụ bằng xương và đá cổ đại. Kết quả giám định dường như đã bác bỏ luận điểm cái nôi của loài người là khu vực Đông Phi.

Một số công cụ mới được phát hiện ở Bắc Phi - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp

Các công cụ bằng đá và xương được chế tạo rất kỳ công, ước tính có niên đại 2,4 triệu và 1,9 triệu năm trước, rất giống các công cụ 2,6 triệu năm tuổi được tìm thấy ở Ethiopia. Đây được cho là nơi đầu tiên trên thế giới con người ra đời, bắt đầu thoát khỏi thế giới động vật bằng hành động sử dụng công cụ lao động.

Tiến sĩ M. Sahnouni, tác giả chính của nghiên cứu, Giám đốc Dự án Ain Hanech, nói rằng bằng chứng từ Algeria đã thay đổi quan điểm trước đó về Đông Phi là cái nôi của nhân loại. Thực ra, toàn bộ châu Phi là cái nôi của nhân loại.

Các công cụ xương - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp

Theo đó, tổ tiên của chúng ta – loài hominin sớm - có vẻ đã lang thang khắp vùng Sahara, rải khắp nơi các dấu tích sơ khai của văn minh.

Nhiều công cụ được làm từ đá vôi và đá lửa có sẵn tại địa phương, có khả năng có nguồn gốc từ một dòng suối cổ gần đó, bao gồm mọi thứ từ đầu vũ khí, công cụ cắt và chế biến thịt. Các công cụ xương được chế tác từ xương ma mút, voi, ngựa, tê giác, hà mã, linh dương hoang dã, lợn, linh cẩu, cá sấu…

Địa điểm phát hiện di chỉ mới nhất - ảnh: DAILY MAIL

Ngoài ra, nhiều bằng chứng khác cho thấy các hominin cổ đại đã lang thang trên khắp châu Phi từ tận 2,8 triệu năm trước chứ không riêng gì thánh địa Ethiopia.

Các nhà khoa học đã theo đuổi nhiều cuộc khảo cổ kéo dài hàng năm ròng, chia làm 2 đợt: 2006-2008 và 2009-2016. Mất khá nhiều thời gian để từ những mảnh vụn bé nhỏ đó, lịch sử loài người được tái hiện sống động lần nữa.

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Science.

A. Thư (Theo Daily Mail, Science)

Video liên quan

Chủ đề