Vì sao chế linh hát hay

Thành phố buồn từng nổi đình đám qua giọng hát của Chế Linh

Trên kênh YouTube cá nhân, danh ca Chế Linh đăng tải đoạn clip chia sẻ về hành trình theo đuổi nghệ thuật của mình. Từ một cậu bé nghèo rời quê vào Sài Gòn lập nghiệp, giọng ca sinh năm 1942 trải qua nhiều khó khăn để trở thành một ca sĩ đình đám, thậm chí còn được ưu ái xếp vào "tứ trụ nhạc vàng" cùng với Duy Khánh, Nhật Trường và Hùng Cường.

Nhắc đến sự nghiệp của danh ca Chế Linh, nhiều khán giả nhớ đến ca khúc Thành phố buồn. Ca khúc được viết năm 1970, khi mà nhạc sĩ Lam Phương lên Đà Lạt trình diễn. Ông lồng ghép câu chuyện không thành của một đôi tình nhân trong sáng tác đình đám này.

Danh ca Chế Linh nhớ về khoảng thời gian hợp tác với nhạc sĩ Lam Phương, Vinh Sử

Chia sẻ về cơ duyên được thể hiện ca khúc, Chế Linh cho biết nhạc sĩ Lam Phương cùng kịch sĩ Túy Hồng có đến gặp và gửi ông bài hát này kèm theo lời nhắn nhủ: “Anh chị tự in bài như em kêu gọi. Anh giao hết tất cả ý tứ trong bài hát cho em". Trước tình cảm của đàn anh, nam ca sĩ nhận lời. Theo lời kể, khi Chế Linh mang đến hãng đĩa để thu, nhạc sĩ Lam Phương cũng đến xem, nếu cần sửa hay góp ý sẽ nói. “Nhưng anh ấy có kiểm soát được đâu, cứ cầm bài hát mà khóc thôi”, danh ca Chế Linh cho hay.

“Tôi thấy rất thương anh Lam Phương. Anh hiền và viết bài rất hay. Bài đó trúng rất nhiều, tái bản riết đến mức nhà sản xuất bán không kịp. Tôi thấy vui khi làm được điều đó. Tôi được vinh dự, được sự thương mến của các anh em nhạc sĩ đã viết bài cho tôi. Từ anh Song Ngọc đến Hoài Linh, Trúc Phương… và nhiều anh em khác nữa. Tôi làm không hết việc”, Chế Linh kể thêm.

Nhắc đến sự nghiệp sáng tác của mình, Chế Linh tiết lộ ông từng "bắt tay", giúp đỡ nhạc sĩ Vinh Sử. Nếu như trước đó, các nhạc sĩ sáng tác xong sẽ bán cho trung tâm phát hành thì ở thời của giọng ca sinh năm 1942, nhiều nhạc sĩ bắt đầu tự thu. Và Chế Linh cũng chấp nhận hát các ca khúc của Vinh Sử vì "đó là một người bạn rất dễ thương". "Bài nào tôi hát cho Vinh Sử đều ăn hết. Sau đó, các trung tâm phát hành nhạc mới biết tới Vinh Sử và bằng lòng gọi cậu ấy bỏ nhạc cho họ bán. Lúc đó tôi cảm thấy rất vui", ông kể lại.

Tin liên quan

Danh ca Chế Linh mới thực hiện series "Chế Linh với dòng hồi ức". Theo đó, danh ca sinh năm 1942 chia sẻ về chuyện đời, chuyện nghề của mình.

Chế Linh thú nhận với ông khán giả là trên hết. Họ có quyền phê bình, bình phẩm thậm chí đôi khi chất vấn hống hánh, hách dịch thì ông cũng phải chấp nhận. ''Không cau có, khó chịu, đó là lý lẽ sống của tôi khi xác định là người nghệ sĩ'' - Chế Linh trải lòng. 

Nam danh ca lý giải việc đến giờ vẫn chưa có đệ tử chính thức nào vì bởi sợ họ không chịu nổi áp lực từ báo chí, từ khán giả. Chế Linh nói: "Nếu nhận đệ tử mà họ không chịu nổi áp lực sẽ lên tiếng bừa bãi, nóng giận, không kiểm soát được lời nói thì lúc đó tôi là người mang tiếng.

Vì thế tôi luôn nhắc con mình rằng mình khán giả có quyền phê phán điều gì cũng phải sẵn sàng chấp nhận. Bởi họ sẵn sàng bỏ tiền bạc, thời gian ra để theo dõi và cầu chúc nghệ sĩ bình an. Mình không được khiến khán giả phật ý''.

Danh ca Chế Linh cũng cho biết, bản thân đã trải qua rất nhiều biến cố và dù là danh ca có tên tuổi nhưng ông cũng từng bị nhiều người chế nhạo là "hèn" vì đổi lời ca khúc khi về Việt Nam diễn. Tuy nhiên, ông không quá bận tâm với những lời nói đó. Nam danh ca chỉ nghĩ đơn giản rằng mình trở về quê hương, phục vụ đồng bào, khán giả của mình là điều đúng đắn. Đối với Chế Linh khi nào còn hát,biểu diễn được thì còn phải phục vụ khán giả. 

Bên cạnh sự nghiệp thành công, cuộc sống riêng của Chế Linh cũng rất đặc biệt khi nắm giữ "kỷ lục" nghệ sĩ có đông vợ con nhất showbiz Việt. Ông trải qua 4 đời vợ, 14 người con gồm 7 con trai, 7 con gái cùng rất đông các cháu. Trong số những người con có niềm đam mê âm nhạc giống Chế Linh như Chế Phi, Chế Kha, Chế Phong thì Chế Phong là người được đánh giá có giọng hát, phong cách biểu diễn giống bố nhất. Anh cũng là ca sĩ thành công nhất trong gia đình chỉ sau danh ca Chế Linh.

Chế Linh hiện có sống bình yên cùng người vợ thứ tư tại Canada sau nhiều thăng trầm trong hôn nhân. Ông tái hôn với bà xã kém 10 tuổi là Vương Nga vào cuối năm 1975. Sau 46 năm chung sống, vợ chồng danh ca Chế Linh vẫn được ngưỡng mộ bởi những cử chỉ tình cảm dành cho nhau. 

Nam danh ca tiết lộ, bà Vương Nga không chỉ là một người vợ, người mẹ mà còn trở thành nguồn động lực to lớn để ông duy trì niềm đam mê âm nhạc. Chế Linh bày tỏ sự tự hào, mãn nguyện khi bà Vương Nga đã giúp ông quản lý tài chính, vun vén cuộc sống chung và dành sự hy sinh lớn lao cho gia đình.

Thuý Ngọc

Chế Linh tiết lộ kỷ niệm khó quên khi đi lưu diễn cùng danh ca Thanh Tuyền ở Nga trong cuộc gặp gỡ mới đây.

Chế Linh là một trong các ca sĩ, nhạc sĩ tiêu biểu của nền âm nhạc Việt Nam trước năm 1975 và đối với cộng đồng người Việt hải ngoại. Ông được mệnh danh là một trong "Tứ Trụ Nhạc Vàng" (cùng với Duy Khánh, Nhật Trường (tức nhạc sĩ Trần Thiện Thanh) và Hùng Cường) của miền Nam Việt Nam ngày ấy bởi tài năng ca hát và sáng tác nhạc xuất chúng đặt nền móng cho thể loại nhạc vàng, và hiện nay ông vẫn còn nổi tiếng khi vẫn tiếp tục sự nghiệp ca hát dù đã ở tuổi gần 80.

Jamlen/Chà-len (tên khai sinh)Lưu Văn Liên (tên tiếng Việt)Tú Nhi (bút danh dùng khi sáng tác)

Lưu Trần Lê (bút danh dùng khi sáng tác)

Nhạc trữ tình, nhạc quê hương (trước 1975)

Paris By Night Đặc Biệt (số 13)

Paris By Night 129 - Dynasty

PBN TNMB Live Khác
16 0 5 0

- Người vợ thứ nhất họ Trần (kết hôn năm 1963, ly hôn năm 1967)- Người vợ thứ hai họ Trần (kết hôn năm 1967, ly hôn năm 1971)- Thúy Hằng (người vợ thứ ba, kết hôn năm 1972, kết thúc hôn nhân năm 1973)- Vương Nga (người vợ thứ tư, kết hôn năm 1975)- Chế Phong (con trai, sinh năm 1973)- Lệ Thi (con gái)- 6 người con trai chưa rõ tên- 6 người con gái chưa rõ tên

- Các cháu nội, ngoại chưa rõ tên

Tiểu sử

Thời niên thiếu

Chế Linh, tên thật là Jamlen (Chà-len), là người dân tộc Chăm, sinh ngày 3 tháng 4 năm 1942 tại Paley Hamu Tanran, gần Phan Rang (nay thuộc làng Hữu Đức, xã Phước Hữu, Ninh Phước - Ninh Thuận) trong một gia đình có 3 anh em. Cha ông mất sớm, khi ông chỉ mới 4 tuổi. Ông học hết bậc tiểu học chương trình Pháp ở trường làng và được các linh mục Pháp trong trường hướng dẫn cơ bản về nhạc lý, sau đó ông học tiếp bậc trung học tại trường Bồ Đề Phan Rang. Mãi tới năm 17 tuổi, Chế Linh tự thân chuyển xuống Sài Gòn để tìm con đường sinh nhai, mặc dù khi đó ông chưa thông thạo tiếng Kinh.

Ông kể rằng, ba ngày đầu sống lay lắt xứ Sài thành, tới ngày thứ tư ông được một người đạp xích lô chở đến một gia đình người Hoa để nhận trông con giúp. Ban ngày làm việc, tối tự học bằng đèn dầu do chính mình bỏ tiền túi để mua. Gia đình nhận nuôi ông vì sợ cháy nhà và cũng có chút lòng thương nên đã mua đèn điện, bàn và đầu tư cho ông tiếp tục ăn học. Mặc dù được đối xử tốt nhưng vì sẵn một lòng đam mê âm nhạc, mà việc ở nhờ và làm thuê lại không liên quan đến niềm đam mê của ông, và ông sẽ không thể tiến thân nếu cứ tiếp tục cuộc sống như thế này, ông lại ra đi. Năm tiếp theo, tức năm 1960, ông quyết tâm đi theo nghề ca hát khi nghĩ rằng chỉ có âm nhạc mới giúp ông hòa đồng được với vùng đất mới.

Sự nghiệp ca hát trước năm 1975

Năm 1962, Chế Linh gặp lại vị linh mục năm xưa đã từng chỉ dạy nhạc lý cho ông, và được ngài nhận nuôi, khuyến khích ông tiếp tục học. Cùng năm đó, ông tham dự cuộc thi tuyển lựa ca sĩ của đoàn văn nghệ Biệt Chính và đoạt giải "Nam ca sĩ xuất sắc nhất". Kể từ đó, ông trở thành đồng nghiệp với các ca sĩ/nhạc sĩ cùng thời như Trúc Phương, Bằng Giang và Châu Kỳ, và cuộc đời ông đã thay đổi kể từ đó. Năm 1963, ông kết hôn với người vợ đầu tiên, sinh ra năm người con (tính đến năm 1967).

Một năm sau, đoàn nhạc tan rã, ông cùng Bằng Giang lên núi Bửu Long thuộc Biên Hòa để làm thuê và luyện thanh khi rảnh rỗi - tất cả nhằm để chuẩn bị cho con hướng đi riêng của họ. Tại đây, hai người đã cùng sáng tác nhiều bản nhạc, bao gồm Đêm Buồn Tình Lẻ, Bài Ca Kỷ Niệm, Đoạn Tái Bút,... tất cả đều ký tên Bằng Giang - Tú Nhi. Cái tên Tú Nhi, mang ý nghĩa là "một cậu bé khôi ngô tuấn tú", cũng chính là bút hiệu sau này của Chế Linh khi ông tiếp tục sáng tác nhạc một cách độc lập. Một thời gian khá lâu sau đó, khi đã thấy giọng ca của Chế Linh đã trưởng thành và đủ sức cạnh tranh, Bằng Giang đã khuyên ông trở lại Sài Gòn nhưng lúc ấy Chế Linh vẫn còn lưỡng lự, chưa sẵn sàng. Ông chỉ về lại Sài Gòn khi những người đồng nghiệp cũ (Trúc Phương và Châu Kỳ) tìm đến núi Bửu Long, gặp trực tiếp và mời ông theo họ tiếp tục con đường nghệ thuật ở đô thành, và ông còn đề nghị hai người sáng tác thêm những ca khúc đặc biệt dành riêng cho tiếng hát của mình, và kết quả là ông được họ sáng tác cho mình những ca khúc nhạc lính.

Cuối năm 1964, khi ông trở lại Sài Gòn, hãng đĩa Việt Nam đã ký hợp đồng với ông nhiều năm, ngoài ra ông còn ký hợp đồng với nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông - giám đốc của hãng đĩa Continental lúc bấy giờ. Kể từ đó, tiếng tăm của ông ngày càng được nâng cao trong giới âm nhạc Việt, ông trở thành một trong "Tứ Trụ Nhạc Vàng" cùng với Hùng Cường, Nhật Trường và Duy Khánh. Trong thời gian này, ông có kết hợp với ca sĩ Thanh Tâm.

Khoảng năm 1967, ông được nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông cho kết hợp với học trò của mình là Thanh Tuyền, khi ấy cô khoảng 20 tuổi. Lý do là vì nhạc sĩ muốn phát triển những nhạc phẩm song ca và tránh đi sự nhàm chán do các nhạc phẩm đơn ca mang lại nên đã cho hai người thực hiện chung những ca khúc viết về tình yêu đôi lứa. Đĩa hát đầu tiên của hai người, trong đó có thu nhạc phẩm Hái Hoa Rừng Cho Em do nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân sáng tác đã thành công ngoài sức tưởng tượng. Cũng từ đó, nhiều hãng đĩa khác đã bắt cặp cặp đôi này và tên tuổi của hai người liên tục thăng tiến. Cũng trong năm này, Chế Linh lại ly dị người vợ đầu để kết hôn với em gái của người vợ ấy.

Năm 1970, nhạc sĩ Lam Phương viếng thăm Chế Linh và đưa cho ông bản nhạc ca khúc Thành Phố Buồn sau một chuyến đi lên Đà Lạt. Ông đã thể hiện rất thành công ca khúc này và chính nó đã mang lại cho tác giả của nó tới 12 triệu đồng Việt Nam Cộng hòa. Đến năm 1971, ông lại tiếp tục cuộc sống độc thân một lần nữa.

Năm 1972, ông đoạt giải Kim Khánh - Huy chương vàng đệ nhất hạng nam ca do nhật báo Trắng Đen tổ chức. Tuy nhiên, chính phủ lại giới hạn cấp phép hát cho ông vào thời điểm Mùa hè đỏ lửa trong cùng năm ấy vì giọng hát của ông không phù hợp với tâm thế của một người lính. Một năm sau, người vợ thứ ba của Chế Linh tự tử.

Sau năm 1975

Từ sau năm 1975, ông bị chính quyền cộng sản Việt Nam hạn chế hát những ca khúc nhạc lính và nhạc vàng. Ba năm sau, ông bị bắt tại Sông Mao, Mỹ Đức vì tội "phản động" (ông đã hát bài Thành Phố Buồn theo yêu cầu của những người lính bộ đội yêu thích bài ca này và đã bị bắt) và bị biệt giam 18 tháng. Mãn hạn tù, ông cùng gia đình vượt biên sang Malaysia, sau đó định cư tại Toronto, Canada (sau này nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn cũng định cư tại đó). Tại đó, ông mở một phòng thu và một số cơ sở kinh doanh mà nay đã ngừng hoạt động. Kể từ khi ông vượt biên sang Canada thành công, ông có nhiều lần góp mặt tại nhiều buổi nhạc hội do cộng đồng người Việt hải ngoại tổ chức và trong đó có một số chương trình Paris By Night.

Năm 1984, Chế Linh bắt đầu thực hiện một dự án về văn hóa với trường đại học Sorbonne ở Pháp, nằm trong dự án nghiên cứu văn hóa Á Đông, nhằm để nghiên cứu về văn hóa Chàm. Năm 1991, ông xuất hiện lần đầu trong chương trình Paris By Night Đặc Biệt thu hình tại Pháp. Năm 2005, ông xuất hiện trở lại trong chương trình Paris By Night số 78 cùng với bậc đàn anh thân thiết là nhạc sĩ Châu Kỳ, và trong chương trình Paris By Night tiếp theo với người học trò cũ là nam ca sĩ Trường Vũ.

Mười ba năm sau kể từ ngày Chế Linh thực hiện dự án nghiên cứu văn hóa Á Đông nói trên, ông theo một đoàn văn nghệ của UNESCO về Việt Nam trình diễn, mặc dù ông chỉ trình diễn với người Chăm vì lúc đó ông chưa được cấp phép để biểu diễn. Mãi đến năm 2011, ông được cấp phép biểu diễn chính thức ở Việt Nam và đã nhiều lần về nước để du lịch và biểu diễn, trong đó có một lần biểu diễn tại Hà Nội, nhưng không ở lại trong nước lâu - cho đến giờ ông vẫn định cư tại Canada cùng người vợ hiện tại là Vương Nga.

Việc ông trình diễn nhạc vàng tại Hà Nội là điều mà ít người có thể ngờ tới được, vì tại show diễn ở Hà Nội ông đã biểu diễn ca khúc Thành Phố Buồn vốn là ca khúc đã từng khiến ông vướng vào vòng lao lý ở ngay tại thành trì vững chắc nhất của chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam.

Chế Linh (giữa) cùng với Trần Nhật Phong và Trương Quốc Huy vào cuối năm 2021

Từ chương trình Paris By Night 119 - Nhạc Vàng Muôn Thuở năm 2016, ông được trung tâm Thúy Nga chiếu cố trở lại, mời ông xuất hiện nhiều hơn trên sân khấu Paris By Night, trong đó có một lần ông được hát chung với nữ ca sĩ Như Quỳnh trong Paris By Night 121. Năm 2019, ông xuất hiện trong Paris By Night 129 - Dynasty và liveshow Thanh Tuyền - Một Đời Cho Âm Nhạc. Cuối năm 2020, hay tin nhạc sĩ Lam Phương qua đời, Chế Linh tự quay một video trong phòng thu của mình, gửi lời chia buồn tới tang quyến với ca khúc top hits của ông là Thành Phố Buồn. Tháng 10 năm 2021, được tin Phi Nhung qua đời, ông cũng quay một video kể lại ấn tượng của ông về Phi Nhung cũng như lời chia buồn đến tang quyến. Hiện tại, ông đã sở hữu một kênh Youtube của riêng mình và hoạt động trên nền tảng này là chủ yếu khi không có show.

Phong cách biểu diễn

Chế Linh có một phong cách biểu diễn rất riêng đối với những ca khúc nhạc buồn - thanh âm của ông thay đổi theo nội dung của ca khúc, từ tiếng hát nỉ non như lời tâm sự đến tiếng hát như oán trách sao người bội tình,... Ông phát triển trường phái này trong thời gian "luyện tập" trên núi Bửu Long.

Theo như nhận xét của những tờ báo chuyên về nhạc vàng, giọng ca của ông có những nét trầm buồn đặc trưng, khi kết hợp với giọng ca thanh và vút cao Thanh Tuyền đã tạo nên sự hài hòa và đồng điệu với nhau - chính vì vậy nên cặp đôi Chế Linh - Thanh Tuyền luôn là một trong những cặp song ca được yêu thích nhiều nhất của nền tân nhạc Việt Nam.

Sự nghiệp ca hát

Xuất hiện trong các chương trình Paris By Night

STT PBN số Tên phần trình diễn Tác giả Thể hiện với Ghi chú
1 Đặc Biệt Mười Năm Tình Cũ Trần Quảng Nam solo
2 14 Con Đường Xưa Em Đi Châu Kỳ, Hồ Đình Phương Hương Lan
3 15 Ngày Vui Qua Mau Nhật Ngân solo
4 20 Bài Hát Cho Người Kỹ Nữ
5 22 LK Thành Phố Buồn, Buồn Không Em Lam Phương
6 78 Túy Ca Châu Kỳ, Trương Minh Dũng Chế Linh được xuất hiện trên sân khấu Paris By Night sau nhiều năm vắng bóng.
7 79 LK Trong Tầm Mắt Đời, Thương Hận Tú Nhi Trường Vũ
8 85 Cảm Ơn Nhật Ngân Hương Lan
Mùa Xuân Của Mẹ Trịnh Lâm Ngân
9 88 LK Thành Phố Buồn, Tình Như Mây Khói Lam Phương Mai Quốc Huy
10 96 Một Cõi Đi Về Trịnh Công Sơn Khánh Ly
Thành Phố Buồn Lam Phương
Như Cánh Vạc Bay Trịnh Công Sơn
11 119 Có Thế Thôi Thông Đạt, Tiến Tài solo
12 120 Thuở Ấy Có Em Huỳnh Anh
13 121 Tình Đời Minh Kỳ, Vũ Chương Như Quỳnh
14 123 Nối Lại Tình Xưa Ngân Giang, Vinh Sử Hương Lan
15 128 Tình Lỡ Thanh Bình Thanh Tuyền
Tôi Đưa Em Sang Sông Nhật Ngân - Y Vũ
16 129 Tiếng Ca Đó Về Đâu Châu Kỳ, Nguyễn Tiến Thịnh solo

Xuất hiện trong các liveshow

STT Tên liveshow Tên phần trình diễn Tác giả Thể hiện với
1 Paris By Night Divos Xót Xa Tô Thanh Tùng Mai Quốc Huy
2 Đưa Em Vào Hạ Trầm Tử Thiêng solo
3 Thanh Tuyền - Một Đời Cho Âm Nhạc Tình Bơ Vơ Lam Phương Thanh Tuyền
4 Chuyện Chúng Mình Trúc Phương solo
5 LK Chiều Mưa Biên Giới & Hải Ngoại Thương Ca Nguyễn Văn Đông Thanh Tuyền, Anh Khoa, Phương Hồng Quế, Sơn Tuyền, Như Quỳnh, Ngọc Huyền, Mai Thiên Vân

Album

  • TNCD023 - Người Xa Người (hát với Hương Lan)

Thông tin bên lề

  • Nghệ danh của Chế Linh là ghép từ tên vị vua nổi tiếng của nước Chăm-pa ngày trước là Chế Bồng Nga và chữ "Linh" trong tên khai sinh của mình (Jamlen, âm len phát âm gần giống chữ "lin"). Ngoài ra, bút danh Tú Nhi của ông trong một số ca khúc do chính ông sáng tác có ý nghĩa là "cậu bé khôi ngô tuấn tú".
  • Khi còn ở Pháp, Chế Linh từng từ chối lời đề nghị của Tô Văn Lai và cả nhạc sĩ Lam Phương muốn ông hát ca khúc Lầm, vì bài hát đó không phù hợp với tôn chỉ sống của bản thân là không bao giờ được nói chữ lầm.[1]
  • Nhạc sĩ Từ Công Phụng có nhiều đặc điểm giống với Chế Linh như sau:
    • Cả hai người cùng sinh năm 1942: Chế Linh sinh ngày 3 tháng 4, Từ Công Phụng ngày 27 tháng 7.
    • Cả hai đều là người dân tộc Chăm.
    • Cả hai đều nổi tiếng trong khi bản thân họ đều có một sự thật liên quan đến Đà Lạt: tên tuổi của Chế Linh nổi lên rất nhanh chóng nhờ ca khúc Thành Phố Buồn mà nhạc sĩ Lam Phương đã sáng tác ở Đà Lạt, Từ Công Phụng và Từ Dung là cặp song ca nổi tiếng cùng với Trịnh Công Sơn - Khánh Ly, Lê Uyên - Phương nổi tiếng từ Đà Lạt.
    • Cả hai đều là ca sĩ kiêm nhạc sĩ, đồng thời tự trình bày những ca khúc do chính mình sáng tác.
    • Cả hai đều có một hay những cuộc hôn nhân đầu không được trọn vẹn: Chế Linh đã phải trải qua ba đời vợ liên tục từ năm 1967 đến năm 1975, Từ Công Phụng sớm ly hôn với người vợ đầu vào sau năm 1975.
    • Cả hai đều vượt biên ra nước ngoài sinh sống sau một thời gian sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975.
    • Cả hai đều đã và đang sinh sống ở những khu vực phía Bắc của châu Mỹ: Chế Linh hiện đang sống tại Canada, Từ Công Phụng sống ở tiểu bang Oregon vốn nằm ở phía Tây Bắc của Hoa Kỳ.

Chú thích

  1. //www.youtube.com/watch?v=fFlNdMrDJyA

Video liên quan

Chủ đề