Vì sao chơi tay phải thế đảo piano

Ở bài viết này, Ngọc sẽ giúp các bạn mở rộng thêm thế bấm đảo hợp âm trên piano cho 2 tay, để khi chạy ngón tay trái, hoặc tay phải trở nên phong phú hơn. Đặc biệt, thế bấm đảo của các hợp âm áp dụng rất phổ biến cho tay phải và chạy ngón tay phải.

Ở bài viết “14 hợp âm cơ bản trên piano”, các bạn đã hình dung ra được các thế bấm của các hợp âm trên piano. Nguyên tắc chung là mỗi hợp âm gồm 3 mỗi nốt cách nhau 1 quãng 3 bắt đầu từ nốt gốc.

Bằng cách vận dụng thế bấm đảo piano trong lúc chơi học học đàn piano, bản nhạc của bạn sẽ sống động hơn rất nhiều.

Kí hiệu hợp âm khi bấm thế bấm đảo hợp âm trên piano:

Quy tắc đọc kí hiệu thế bấm đảo: X/Y 

(X là tên hợp âm gốc, Y là nốt mà hợp âm gốc sẽ đảo lên vị trí đầu tiên). Khi gặp kí hiệu này, ta sẽ chơi bắt đầu là nốt Y (ngón út tay trái) và những nốt còn lại là những nốt có trong hợp âm X

*** Ví dụ:

  • C/G: hợp âm C gồm 3 nốt C – E – G, bây giờ phải chơi nốt G đầu tiên >> thế bấm trở thành G – C – E
  • Dm7/A: hợp âm Dm7 gồm D – F – A – C (7 là nốt thứ 7 đếm từ nốt D và cách nốt D 1 cung) >> đảo thế bấm xuất phát từ A thành: A – C – D – F
  • Dm7(b5): kí hiệu này ý nghĩa là hợp âm Dm7 giáng nốt thứ 5. Hợp âm Dm7 gồm D – F – A – C, nốt thứ 5 đếm từ D lên là nốt A >> D – F – Ab – C

Bạn cũng có thể xem hướng dẫn thế bấm đảo piano trên 14 hợp âm cơ bản bằng video của Bội Ngọc dưới đây:

Để ý, các bạn sẽ thấy, nguyên tắc chung rất đơn giản: hợp âm cơ bản gồm 3 nốt, bắt đầu từ nốt gốc. Thế bấm đảo nghĩa là bạn đổi vị trí, thứ tự bấm các nốt trong hợp âm đó.

Thử đàn thế bấm đảo hợp âm trên piano, các bạn có thể nhận ra sự khác biệt khi chơi thế bấm đảo.

Khuyến khích các bạn thuần thục chơi các thế bấm đảo cho cả 2 tay để bài đàn thêm phong phú, tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều cho tay trái.

Thế bấm đảo có thể áp dụng luyện chạy ngón cho tay phải, bằng cách bạn  chơi thế bấm đảo trên tất cả các quãng trên đàn đi từ trái sang phải, từ phải sang trái. Tập cho tới khi tay phải chơi thuần thục và đều đặn, nhịp nhàng.

Mong là bài viết hữu ích cho các bạn trong việc tập đàn piano.

>>  Nếu bạn đam mê đệm hát piano, hãy tham khảo Khoá Học Đệm Hát Piano do Bội Ngọc thiết kế dành cho người mới bắt đầu có thể chơi đệm hát piano trong vòng 8 tuần 

** Bài viết liên quan khác: 

Hợp âm màu thường dùng (hợp âm 7, sus2, sus4, major/manor7)

Cách ghi nhớ tất cả các hợp âm piano từ cơ bản đến nâng cao

  • Nếu bạn đã chơi được đệm piano Pop-Ballad cơ bản, hãy tham khảo các kỹ năng trong khoá học Đệm Piano Pop-Ballad Nâng Cao với những tiết tấu đệm phức tạp hơn & những kiểu fill-in, chạy ngón khó hơn nhé. 

> Xem thêm các video hướng dẫn của Bội Ngọc trên kênh Youtube 

> Tham gia Group Facebook | Theo dõi Livestream/thông báo trên Facebook Fanpage 

♫ Bội Ngọc ♫  “Your inspiration in my passion”

Trên bản nhạc thể hiện các vị trí các nốt như thế nào, người chơi sẽ thể hiện đúng như vậy.
Sau khi đọc được nốt nhạc khoá Sol (tay phải), và đọc được nốt nhạc khoá Fa (tay trái). Giờ đây việc kết hợp hai tay cũng sẽ được như vậy khi thể hiện trên bản nhạc.

Cách kết hợp 2 tay khi chơi piano theo quy tắc dóng hàng trên 2 khuông nhạc khoá Sol và khoá Fa:

• Khi đọc bản nhạc, lúc nào nốt nhạc của tay phải và tay trái nằm thẳng hàng nhau tức là bạn sẽ chơi 2 tay cùng một lúc nhấn xuống phím đàn. • Khi nốt tay phải và nốt tay trái không cùng thẳng hàng nhau, tức là 2 tay sẽ nhấn phím không cùng một lúc (tay phải nhấn trước hoặc tay trái nhấn trước, dựa vào nốt ở tay nào xuất hiện trước). Cách kết hợp 2 tay truyền thống như này cần đòi hỏi bạn sự kiên nhẫn và đầu tư thời gian chăm chỉ luyện tập, và khi nhìn một bản nhạc dài , chẳng chịt nốt nhạc 2 khuông nhạc như thế này, sẽ rất dễ khiến bạn nản và sợ khó.

Do vậy, bạn cần tập ngắn lại, và ít lại, mỗi lần tập 1 – 2 dòng nhạc là tốt nhất, nhưng cần lặp lại chơi cho nhuần nhuyễn. Cũng có thể tham khảo thêm các sách piano phổ biến cho người mới bắt đầu như Method Rose để hiểu được những kí hiệu trên khuông nhạc có ý nghĩa gì rồi tự tập đọc, chơi theo bản nhạc piano.

Ngoài ra khi muốn chơi được đàn Piano bằng 2 tay các bạn cũng lên cải thiện các vẫn đề sau đây:


1. Cải thiệt cách đọc nốt nhạc Những người mới học chơi đàn Piano đặc biệt là những người chưa có kiến thức về âm nhạc, nhạc lý thì việc đọc và học nốt nhạc cũng là phần rất khó khăn để có thể chơi được đàn Piano băng 2 tay thì bạn bắt buộc phải thành thạo kỹ năng đọc nốt nhạc thì mới có thể đọc được các bản nhạc và chơi nó trên đàn Piano được.

2. Thực hành đánh Piano bằng mỗi bàn tay cho thuần thục rồi tiến hành thực hành bằng 2 tay

Sau quá trình học nốt nhạc thành thạo là bạn có thể đọc được các bản nhạc để thực hành đánh trên đàn Piano rồi. Nhưng khi đọc được bản nhạc rồi bạn lại chưa thể nào kết hợp được 2 tay chơi đàn cùng 1 lúc thì các bạn nên thực hành đánh từng tay một cho thành thạo trược sau đó mới kết hợp chơi đàn Piano bằng 2 tay.

Xem thêm kiến thức về đàn Piano:

Làm thế nào để luyện ngón cho người mới bắt đầu tập nhanh hơn khi chơi đàn piano hay organ? Đây là câu hỏi mà nhiều người mới tập hay thắc mắc và thường theo các giáo trình dạy piano thông dụng nhất hiện nay...

Đầu tiên, Ngọc muốn nói về luyện ngón theo góc nhìn của mình: luyện ngón đối với người mới bắt đầu học piano, với mục đích là để tập di chuyển ngón tay trên đàn sao cho thuần thục, vì khi mới bắt đầu chơi piano, mọi người thường đặt bàn tay và nhấn phím quá gồng tay, hoặc khi bấm ngón này thì ngón khác vểnh lên khỏi phím đàn.

Một cách tư duy khác cho luyện ngón: là bạn hãy di chuyển ngón tay, bàn tay của mình đi lên, đi xuống, từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới, từ phím trắng này sang phím trắng khác, hoặc từ phím trắng lên phím đen, và xử lý đặt ngón tay sao cho di chuyển đi lên và đi xuống một cách thoải mái, thả lòng trên cây đàn piano của mình. Hãy xem cây đàn piano là một người bạn giúp bạn sẻ chia những cung bậc cảm xúc của bản thân.

Khi thả lỏng bàn tay của mình trên đàn piano, bạn sẽ thấy thoải mái và đỡ mỏi hơn khi đàn, cũng như chơi được nhanh hơn, vì càng gồng tay bao nhiêu, tốc độ chơi đàn piano sẽ càng chậm lại.

Bài tập luyện ngón không nhất thiết phải tập quá khó, cũng không cần thiết phải luyện ngón cả 3 tháng đầu học đàn piano vì rất mất thời gian đối với người mới chơi cũng như gây nhàm chán, chán nản cho người mới học.

Từ lúc học đàn organ tới giờ khi chơi piano, Ngọc chưa từng tập theo 1 bài luyện ngón trên sách vở nào, cách luyện ngón của Ngọc mọi người có thể tham khảo bằng các cách như sau: 

Cách 1: tập chơi trên các phím đàn piano liền kề nhau nhanh dần, từng tay từ nốt trắng này qua nốt trắng khác trên đàn, từ nốt trắng sang nốt đen liên tiếp sau trên đàn, đi lên, sau đó đi xuống, từng tay. Mỗi lần tập như vậy, bạn hãy cố gắng thả lòng tay, tập tốc độ nhanh dần lên coi như là một bài khởi động làm nóng ngón tay trước khi chơi đàn. Ngoài ra, khi nào bạn rảnh rỗi thì có thể tự đọc bản nhạc và luyện ngón theo bản nhạc.

Cách 2: chơi một bài hát mình đã biết chơi nhưng tốc độ mỗi lúc một nhanh dần, cho từng tay và cho cả 2 tay. Đối với người chơi piano để biểu diễn thì trước khi biểu diễn họ có thể luyện ngón hoặc tập thể dục ngón tay để bàn tay nóng lên, nó giống như một bài thể dục khởi động vậy. Khi khởi động tay bằng các bài tập luyện ngón, lâu dần sẽ là một thói quen tốt giúp tay bạn mềm hơn và uyển chuyển hơn khi bạn chơi piano.

Cách 3: chạy scale tức là chạy hợp âm 2 bàn tay nối đuôi nhau trên các quãng của đàn sao cho khi bàn tay này vừa dứt bàn tay kia phải nối tiếp và liền mạch. Ban đầu bạn sẽ tập chỉ được ở tốc độ chậm, từ từ tập hàng ngày mới có thể nhanh hơn được (đây là kiểu luyện ngón dùng cho chạy ngón – fill - in trong đệm hát hoặc piano solo mà bạn hay thấy những người chơi piano lâu lâu chạy những nốt nhạc rất nhanh bằng một tay hoặc hai tay.

Ví dụ: Tay trái chơi C – E – G trên tất cả các quãng trên đàn, hoặc đi xuống chơi G – E – C trên tất cả các quãng trên đàn. Chạy scale 2 tay: tay trái chơi C – E – G, tay phải nối tiếp chơi C – E – G ở quãng trên nó, cứ thế 2 tay nối tiếp (tương tự đi xuống 2 tay nối tiếp nhau đi G – E – C trên tất cả các quãng).

Có thể xem thế bấm của 14 hợp âm cơ bản và làm tương tự cho các hợp âm khác – đây cũng là 1 cách để nhớ thế bấm các hợp am.

Cách 4: tập chuyển hợp âm 2 tay cho 1 bài hát cũng là cách tập tốt cho người mới bắt đầu để di chuyển và nhớ vị trí hợp âm nhanh trên đàn piano, có thể tập nhắm mắt hoặc nhìn lên bảng hợp âm không nhìn xuống đàn, tập chuyển từng tay hoặc 2 tay từ hợp âm này sang hợp âm khác, từ chậm đến nhanh dần.

Bội Ngọc - Nghệ sĩ Piano

Video liên quan

Chủ đề