Vì sao đổi tên đcs Việt Nam thành đcs Đông Dương

Đảng Cộng sản Đông Dương giải thích về sách lược mới của Đảng

(ĐCSVN) - Thắng lợi của Mặt trận Nhân dân Pháp trong cuộc tổng tuyển cử tháng 5-1936 đã có những ảnh hưởng tích cực đến tình hình Đông Dương. Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra sách lược mới thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế, tập hợp rộng rãi quần chúng đấu tranh trong tình hình mới.

Ngày 30-10-1936, Đảng xuất bản tài liệu Chung quanh vấn đề chiến sách mới để giải thích cho đảng viên và quần chúng hiểu rõ hơn về sách lược mới của Đảng.

Trong lời nói đầu, Đảng giải thích về “chiến lược” và “chiến sách" của Quốc tế Cộng sản của Đảng Cộng sản Đông Dương trong tình hình mới. Cách mạng vận động phải có chiến lược và chiến sách, không có chiến lược nhất định, không biết tình thế, lực lượng địch nhân và của mình đặng quyết định chiến sách khôn khéo thì không bao giờ đánh được địch nhân". Chiến lược của Quốc tế Cộng sản là đánh đổ chế độ tư bản, thiết lập chuyên chính vô sản đi tới xã hội cộng sản. Chiến lược không bao giờ thay đổi. Còn chiến sách thì tuỳ tình hình và lực lượng giai cấp mà có thể thay đổi.

Tuy nhiên, tuỳ theo trình độ kinh tế, chính trị và xã hội ở từng nước mà đề ra chiến lược cách mạng. “Theo đúng chiến lược của Quốc tế Cộng sản thì chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương là phải làm cách mạng tư sản dân quyền - phản đế và điền địa - lập chính quyền của công nông bằng hình thức Xôviết, để dự bị điều kiện đi tới cách mạng xã hội chủ nghĩa". Để đạt được mục tiêu ấy cần phải có chiến sách.

Trước tình hình thế giới và Đông Dương có nhiều thay đổi, chiến sách của Đảng Cộng sản Đông Dương có sửa đổi như vấn đề lập Mặt trận Nhân dân phản đế, vấn đề đối với Chính phủ phái tả ở Pháp, cách tổ chức quần chúng…. Một số đảng viên chưa hiểu rõ sự khác nhau giữa chiến sách và chiến lược cho rằng chiến sách mới của Đảng là “cải lương". Đảng nhấn mạnh, “một số chính đảng không biết tuỳ theo hoàn cảnh mà thay đổi chiến sách thì không bao giờ làm xong mục đích của cuộc cách mạng”.

Về sách lược trong giai đoạn này, Đảng nhận thấy trình độ chính trị và tổ chức quần chúng chưa đạt tới trình độ trực tiếp đánh đổ đế quốc Pháp lập chính quyền công nông, nên chiến sách của Đảng là lập Mặt trận Nhân dân phản đế rộng rãi bao gồm các giai cấp, đảng phái, đoàn thể chính trị, tín ngưỡng tôn giáo khác nhau "để cùng nhau tranh đấu để đòi những điều dân chủ đơn sơ". Với chiến sách mới, Đảng có thể tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân đấu tranh chống đế quốc.

Về chủ trương liên hiệp với phái quốc gia cải lương, Đảng nêu rõ “đứng về mặt phản đế, Đảng hết sức liên lạc các lực lượng phản đế”. Đảng Cộng sản Đông Dương luôn chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất phản đế với các Đảng quốc gia cách mạng, song Đảng cũng hết sức chống sự không triệt để của các Đảng quốc gia cách mạng. Đảng nhấn mạnh, ở Đông Dương nhiệm vụ quan trọng của người cộng sản là giải phóng dân tộc, nên Đảng phải liên hệ mật thiết với các đảng quốc gia. Nhưng Đảng cũng không bao giờ bỏ tranh đấu giai cấp trong xây dựng Mặt trận thống nhất với tư sản bản xứ.

Đảng nêu rõ chính sách của Đảng Cộng sản Đông Dương không phải là chống người Pháp mà "chỉ chống đế quốc Pháp". Một số người thấy khẩu hiệu ủng hộ Chính phủ Bơlum thì cho rằng đó là chính sách “Pháp - Việt đề huề”. Đảng giải thích Chính phủ Bơlum chưa phải là Chính phủ Mặt trận Nhân dân theo đúng ý nghĩa trong nghị quyết của Quốc tế Cộng sản, nhưng là một Chính phủ phái tả có các Đảng trong Mặt trận Nhân dân tham gia và được Đảng Cộng sản Pháp ủng hộ để thực hiện bản chương trình của Mặt trận Nhân dân. Đảng lên tiếng ủng hộ, mong Chính phủ Bơlum thực hiện những quyền dân chủ cho nhân dân Đông Dương.

Đảng còn đề cập tới vấn đề Mặt trận Nhân dân với cách mạng giải phóng dân tộc, với đấu tranh cho các tổ chức công khai tồn tại, với phương pháp tuyên truyền.

Đảng Cộng sản Đông Dương kết luận: Sách lược mới của Đảng dựa trên cơ sở vận dụng linh hoạt chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể Việt Nam. “Chiến sách mới của Đảng là chiến sách theo điều kiện hiện thực ở xứ Đông Dương, theo kinh nghiệm tranh đấu của Đảng, học kinh nghiệm của Quốc tế Cộng sản và kinh nghiệm của cuộc vận động cộng sản thế giới, không phải đem kinh nghiệm xứ này sang xứ khác một cách như máy”. Trong khi thực hiện chiến sách, cần nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm riêng từng địa phương, giúp công tác lý luận Đảng phát triển.

--------------

Xem thêm tài liệu tham khảo TẠI ĐÂY

Nguồn: Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 2, tr.468-471, NXB Chính trị Quốc gia, 2008.

Nhận xét nào dưới đây về chính quyền Xô Viết Nghệ- Tĩnh là không đúng?

Mục tiêu đấu tranh chính trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 là gì?

Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới sự bùng nổ phong trào 1930 -1931 ở Việt Nam?

Ý nào sau đây là hạn chế lớn nhất của Luận cương chính trị (tháng 10-1930)?

Sự kiện nào sau đây đánh dấu khối liên minh công - nông được hình thành?

Phong trào 1930 - 1931 phát triển đến đỉnh cao vào thời gian nào?

Kinh tế Việt Nam trong những năm 1929 - 1933 có đặc điểm như thế nào?

Thành quả lớn nhất của phong trào cách mạng 1930 – 1931 là

Điểm nổi bật của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là gì?

Đề thi THPTQG-2021-mã đề 302

Trong thời kì 1919-1930, kinh tế Việt Nam

Bài đăng Đảng Cộng sản Đông Dương tự ý giải tán trên báo Dân ý.

(Stxdd.thanhuytphcm.vn) - Ngày 11/11/1945, Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố “tự ý giải tán” nhưng thực chất là rút vào hoạt động bí mật. Với mô hình một đảng duy nhất cầm quyền, việc Đảng “giải tán” có thể nói là quyết định táo bạo, khôn khéo và cần thiết của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ. Giải thích rõ hơn về sự kiện quan trọng này, tại Đại hội toàn quốc lần thứ II (diễn ra từ ngày 11 đến ngày 19/2/1951), Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: Lúc này, Đảng ta không thể do dự, Đảng phải quyết đoán mau lẹ, phải sử dụng những biện pháp, dù là biện pháp đau đớn để cứu vãn tình thế.

Tại thời điểm Đảng lui vào hoạt động bí mật, chính quyền mới chỉ vừa thành lập được 2 tháng và phải đối mặt với tình cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”, vừa củng cố lực lượng, khôi phục sản xuất, vừa chống thù trong, giặc ngoài. Một trong những lý do “giải tán” được Đảng Cộng sản Đông Dương nêu trên báo Dân ý năm 1945, là “để phá tan tất cả những hiểu nhầm ở ngoài nước và ở trong nước có thể trở ngại cho tiền đồ giải phóng của nước nhà”. Thực tế, sau Cách mạng tháng Tám, theo chân quân Tưởng vào giải giáp quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, hai đảng phái chính trị Việt Nam Quốc dân đảng (Việt Quốc) và Việt Nam Cách mạng đồng minh hội (Việt Cách) từ nước ngoài trở về Việt Nam. Chúng ra mặt công khai chống phá chính quyền mới. Xét mối tương quan lực lượng giữa ta và địch lúc bấy giờ, việc đưa Đảng vào hoạt động bí mật là biện pháp cần thiết để bảo vệ hệ thống tổ chức đảng, tránh mũi nhọn chống phá, khủng bố của kẻ thù.

Không chỉ là hạn chế đến mức thấp nhất tình cảnh bị tấn công, đây là sách lược tình thế mang tính nhân nhượng, hòa hoãn. Chính quyền mới của ta có thêm thời gian để giải quyết những vấn đề cấp bách hơn như giặc đói, giặc dốt… Sách lược nhân nhượng được Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh áp dụng triệt để trong 2 năm 1945 và 1946, tiêu biểu là việc ký Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946. Người từng căn dặn các cán bộ rằng: “Nguyên tắc của ta thì phải vững chắc, nhưng sách lược của ta thì linh hoạt”, tức là “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Tuy nhiên, “nhân nhượng có nguyên tắc”. Việc Đảng rút vào hoạt động bí mật cũng là một phần của “nhân nhượng có nguyên tắc” đó.

Tiếp nối sứ mệnh của tờ Cờ Giải phóng, báo Sự thật (1945 - 1951) trở thành cơ quan ngôn luận của Đảng dưới danh nghĩa là cơ quan ngôn luận của Hội Nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương. (Ảnh tư liệu)

Tiếp theo, việc rút vào hoạt động bán công khai giúp cho Đảng thuận lợi hơn trong việc kêu gọi nhiều thành phần trong xã hội hình thành khối đại đoàn kết dân tộc. Trong Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc ngày 25/11/1945, Trung ương Đảng xác định: “Đảng phải duy trì hệ thống tổ chức bí mật và nửa công khai của Đảng, tuyển thêm đảng viên; giữ vững sinh hoạt của Đảng; thành lập đảng đoàn trong các cơ quan hành chính và các đoàn thể quần chúng; xây dựng hệ thống tổ chức đảng trong quân đội”.

Thực hiện đúng theo định hướng, năm 1946 - 1950, dưới danh nghĩa của “hội”, “đoàn thể”, Đảng tiếp tục thực hiện vai trò lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc và ghi nhận những thành công quan trọng.

Về tuyên truyền tư tưởng cách mạng, sau khi “tự ý giải tán”, Đảng cho ra đời Hội Nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương. Đây là nơi công khai tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lê nin và đường lối, chủ trương của Đảng. Ngày 5/12/1945, tờ Sự thật xuất bản số đầu tiên dưới danh nghĩa công khai là cơ quan ngôn luận của Hội, nhưng thực tế tiếp nối sứ mệnh là cơ quan ngôn luận của Đảng thay cho tờ Cờ Giải phóng.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (từ ngày 11 đến 19/2/1951), Đảng ra hoạt động công khai với tên Đảng Lao động Việt Nam. (Ảnh tư liệu)

Cùng ngày, lấy vai trò của những người mác xít Đông Dương, Đảng đã gửi thư ngỏ tới Việt Nam Quốc dân đảng trong nhóm “Việt Nam”. Theo đó, Đảng bóc trần những luận điệu tuyên truyền lừa bịp, hô hào “vì dân, vì nước, đoàn kết, hợp tác”; những hành động “phản dân, hại nước” của bọn phản động tự xưng là “những người cách mạng hải ngoại”[1]. Với quan điểm “vận mệnh nước nhà định đoạt trong giờ phút này”, thư ngỏ đanh thép khẳng định: “Chúng ta làm một việc, nói một lời, đều phải hết sức thận trọng. Nên phải đặt quyền lợi quốc gia dân tộc lên trên hết thảy. Nếu vì danh vọng và địa vị của cá nhân mình hay đảng phái mình mà di hại cho Tổ quốc thì nhất định chúng ta phải chịu trách nhiệm trước lịch sử, mang tội với đồng bào”. Nhân dịp này, Đảng của kêu gọi đoàn kết các đảng phái, đoàn thể người Việt yêu nước vào “Mặt trận Dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược”.

Về phát triển lực lượng, Đảng tập hợp đã được nhiều thành phần tham gia vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Số đảng viên vì thế mà tăng nhanh chóng. Tại thời điểm lãnh đạo Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945, Đảng chỉ có hơn 5.000 đảng viên, đến cuối năm 1945, số đảng viên đã là 20.000. Vào thời điểm diễn ra Đại hội II (tháng 2/1951), số đảng viên đã lên hơn 766.000. Như vậy, sau 6 năm, số đảng viên đã tăng hơn 153 lần so với Cách mạng tháng Tám và tăng hơn 38 lần so với cuối năm 1945. Ngoài ra, hệ thống tổ chức của Đảng từ Trung ương xuống các địa phương được củng cố và xây dựng.

Về lãnh đạo cuộc kháng chiến kiến quốc, dù hoạt động nửa công khai, nhưng dưới sự chỉ đạo của Đảng, chính quyền cách mạng đã gặt hái được những kết quả quan trọng, thể hiện rõ nhất là trong củng cố chính quyền mới, cơ bản giải quyết nạn đói, nạn dốt… Dưới sự chỉ đạo linh hoạt, mềm dẻo, chúng ta đã ký Hiệp định Sơ bộ, Tạm ước để có thêm thời gian xây dựng lực lượng, chuẩn bị cho cuộc đấu tranh lâu dài với thực dân Pháp.

Báo Cứu quốc đăng bài chào mừng và tuyên ngôn của Đảng Lao động Việt Nam khi ra hoạt động công khai năm 1951. (Ảnh tư liệu)

Ngày 19/12/1946, toàn quốc chính thức bước vào cuộc chiến trường kỳ suốt 9 năm với thực dân Pháp. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, quân dân ta giành được những chiến thắng quan trọng trong chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm 1947, làm thất bại hoàn toàn chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của địch; chiến thắng chiến dịch Biên giới năm 1950 khai thông biên giới Việt - Trung, căn cứ Việt Bắc được củng cố và mở rộng. Hai thắng lợi quan trọng này giúp cho cuộc kháng chiến chống Pháp bước sang giai đoạn mới. Bối cảnh này đòi hỏi mỗi quốc gia cần có một chính đảng lãnh đạo sự nghiệp cách mạng riêng biệt và phù hợp với từng quốc gia.

Mốc lịch sử trọng đại gắn liền với Đảng Cộng sản Đông Dương chính là Đại hội lần thứ II (năm 1951), từ bí mật, Đảng trở lại hoạt động công khai với tên gọi Đảng Lao động Việt Nam. Trong suốt 21 năm hoạt động (từ năm 1930 đến năm 1951), Đảng Cộng sản Đông Dương đã hoàn thành tốt sứ mệnh của tổ chức lãnh đạo cách mạng 3 nước anh em Việt Nam, Lào, Campuchia. Hoạt động công khai với tên gọi mới, Đảng Lao động Việt Nam đánh dấu bước trưởng thành về tư tưởng, đường lối chính trị của Đảng. Trong giai đoạn này, Đảng xác định xác định nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng Việt Nam là tiêu diệt thực dân Pháp xâm lược và đánh bại bọn can thiệp Mỹ. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, quân ta liên tục giành những thành tựu quan trọng, đưa đến thắng lợi cuối cùng là thống nhất đất nước vào năm 1975. Tại Đại hội toàn quốc lần thứ IV tổ chức vào tháng 12/1976, Đảng Lao động Việt Nam được đổi lại thành Đảng Cộng sản Việt Nam - tên gọi khai sinh vào ngày 3/2/1930.

Trong bài viết Chuyện Đảng tuyên bố “tự ý giải tán”, kế sách khéo léo trước kẻ thù đăng trên báo Dân Việt ngày 3/2/2020, PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), nhận định: Đảng Cộng sản Đông Dương “tự ý giải tán” là “kế sách rất khôn khéo, linh hoạt của Đảng và Hồ Chủ tịch”. Những thành quả cách mạng từ năm 1945 đến năm 1975 chứng minh cho quyết định rút Đảng vào hoạt động bí mật là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với yêu cầu của lịch sử. Sự “khôn khéo”, “linh hoạt” đó một lần nữa khẳng định biệt tài ứng dụng phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh…

Nguyễn Trần Hồng Diễm

__________________

[1] Thời điểm này, bọn phản động chủ yếu dựa vào quân đội Tưởng Giới Thạch. Với việc ra báo Việt Nam, Thiết thực, Đồng tâm, chúng rải truyền đơn công kích Chính phủ, gây hoang mang lòng dân nhằm chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, đồng thời chúng tiến hành bắt cóc cán bộ tống tiền, ám sát…

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ đề