Vì sao giá cao su giảm mạnh

Vì sao giá cao su giảm mạnh

Giá cà phê hôm nay (29/8) trong khoảng 48.300 - 48.900 đồng/kg, đi ngang so với cùng thời điểm sáng hôm qua. Việc Fed dự kiến tăng lãi suất, cùng ...

Vì sao giá cao su giảm mạnh

Theo thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường, tính đến ngày 29/8 sẽ hoàn trả giấy phép cho 5/7 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu bị tước quyền ...

Vì sao giá cao su giảm mạnh

Giá lợn hơi hôm nay (27/8) đi ngang tại hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước, giao dịch trong khoảng 62.000 - 70.000 đồng/kg. Thay vì đẩy mạnh nhập ...

Vũ Long   -   Chủ nhật, 09/01/2022 09:15 (GMT+7)

Vì sao giá cao su giảm mạnh
Trong nhiều năm qua, xuất khẩu caosu mỗi năm mang về giá trị kim ngạch từ 3-3,3 USD. Ảnh: VRG

Dự báo giá xuất khẩu cao su thiết lập "đỉnh" mới trong năm 2022

Theo Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), giá xuất khẩu cao su sẽ bật tăng trong năm 2022, đặc biệt là ở 6 tháng cuối năm do nhu cầu nguyên liệu trên toàn cầu tăng cao và sản lượng cao su trên thế giới đang giảm bởi nhiều yếu tố, trong đó tác động nhiều nhất là tình hình biến đổi khí hậu khiến diện tích cao su trên thế giới sụt giảm, đi ngược lại với nhu cầu tăng của các nước sản xuất công nghiệp.

Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) cũng đưa ra dự báo, trong giai đoạn 2022-2024, cao su thế giới có thể sẽ bước vào chu kỳ tăng giá khá mạnh do nguồn cung đang giảm dần, vì thế xuất khẩu cao su của Việt Nam có thể tiếp tục được hưởng lợi về giá, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cao su năm 2022 có thể vượt mốc 3,5 tỷ USD. 

Điều đáng nói là, một trong những yếu tố hỗ trợ cho xuất khẩu cao su của Việt Nam trong năm 2022 là, tính đến nay, 55.000ha diện tích rừng cao su đã đạt chứng chỉ VFCS/PEFC (hệ thống chứng chỉ quản lý rừng bền vững) và dự kiến diện tích rừng cao su được cấp chứng chỉ sẽ đạt 100.000ha vào quý I/2022. Với diện tích đạt chứng chỉ hiện có này, 85.000 tấn cao su thiên nhiên và 300.000 tấn gỗ cao su có chứng nhận bền vững sẽ được khai thác và đưa vào sản xuất và thương mại.

Trong năm 2021, xuất khẩu cao su của Việt Nam đã được "hưởng lợi" khi giá thu mua mặt hàng này trên thế giới tăng cao. Cục Xuất nhập khẩu cũng cho biết, tháng 12.2021, mức giá xuất khẩu cao su bình quân đạt 1.720 USD/tấn, tăng 1,6% so với tháng 11.2021 và tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2020. Với 270.000 tấn caosu (tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước) được xuất khẩu đi trong tháng cuối cùng của năm 2021, ngành cao su đã mang về kim ngạch giá 464 triệu USD trong tháng này, tăng 28,8% so với cùng kỳ năm 2020, nâng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cao su cả năm 2021 đạt trên 3,3 tỷ USD, dù lượng xuất khẩu chỉ tăng 12,9% (1,97 triệu tấn), nhưng tăng tới 39% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.

Vì sao giá cao su giảm mạnh
Cần giảm tỷ lệ xuất khẩu cao su “thô” vì giá trị gia tăng thấp. Ảnh: VRG

Đẩy mạnh chế biến sâu, mở rộng thị trường

Theo Cục Xuất nhập khẩu, thông tin từ Hải quan Trung Quốc, cho thấy, thị phần của cao su Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu cao su của Trung Quốc tăng đáng kể trong năm 2021. Ngoài việc xuất khẩu ổn định sang thị trường số 1 là Trung Quốc, xuất khẩu cao su trong năm 2021 tăng trưởng mạnh ở nhiều thị trường quan trọng như Mỹ, châu Âu (EU), Malaysia, Hàn Quốc, Ấn Độ…

Đặc biệt là trong số các thị trường thành viên EU, cao su Việt Nam được xuất chủ yếu sang các nước: Đức (đạt 62 triệu USD), Italy (đạt 25 triệu USD), Tây Ban Nha (đạt 22 triệu USD) và Hà Lan (đạt 17 triệu USD). Tại thị trường EU, ngành công nghiệp – sản xuất – tiêu dùng đang phát triển mạnh mẽ (sản xuất máy bay, ô tô, xe máy, thiết bị, máy móc cho ngành chế tạo, y tế, hàng tiêu dùng…), nhu cầu tiêu thụ của EU đối với cao su và các sản phẩm từ cao su rất lớn, đặc biệt là các chủng loại cao su cao cấp (SVR CV) và chủng loại SVR 10, SVR 20, dự báo đà tăng trưởng nối tiếp của mặt hàng này trong những năm tiếp theo.

Để đáp ứng yêu cầu của thị trường cao cấp, trong đó có EU, ngành cao su cần hướng tới mục tiêu sản xuất cao su bền vững theo tiêu chuẩn của FSC (đây là hệ thống các tiêu chuẩn về chứng nhận nguồn gốc gỗ cho các nhà khai thác-PV). Lý do là bởi tiêu chuẩn này được nhiều thị trường và khách hàng chấp nhận, có thể đem giá trị gia tăng cao nhất cho sản phẩm, trong khi đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về môi trường và xã hội.

Để đảm bảo được chất lượng cao su, hướng tới xuất khẩu cao su bền vững, VRA đang đẩy mạnh việc cấp nhãn hiệu chứng nhận “Caosu Việt Nam/Vietnam Rubber”, nâng chất lượng trồng và chế biến để xây dựng thương hiệu cho cao su Việt Nam.

Được biết, Bộ NNPTNT đã đặt kế hoạch xuất khẩu cao su năm 2022 đạt tối thiểu 3,5 tỷ USD.

Theo VRA, Việt Nam đứng thứ 3 về cung cấp cao su thiên nhiên, chiếm khoảng 8,1% tổng sản lượng cao su thế giới, xếp sau Thái Lan (33,2%) và Indonesia (27,2%). Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu cao su thiên nhiên thấp hơn giá trị xuất khẩu sản phẩm cao su. Việc xuất khẩu “thô” thực tế đang là sự “lãng phí” nguồn nguyên liệu bởi giá trị xuất khẩu thấp, trong khi nếu được chế biến, các sản phẩm cao su xuất khẩu sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn rất nhiều.

Trước dự báo tình trạng khan hiếm nguồn nguyên liệu cao su có thể tiếp diễn trong năm 2022, cũng như cao su thế giới bước vào chu kỳ tăng giá mới do nguồn cung giảm dần đang mở ra bức tranh lạc quan cho các doanh nghiệp cao su trong nước nhờ hưởng lợi kép cả về sản lượng xuất đi và giá trị kim ngạch thu về.

  • Bản tin MXV 7/1: Giá cà phê, bông, đường, cao su đồng loạt lao dốc

  • Xuất khẩu cao su sang Hoa Kỳ dựbáotiếp tục tăng

Vì sao giá cao su giảm mạnh
Dây chuyền chế biến mủ cao su xuất khẩu tại nhà máy của Công ty TNHH Một thành viên Cao su Chư Păh, Gia Lai. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Riêng năm 2021, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhờ giá cao su liên tục tăng cao nên dù lượng xuất khẩu chỉ tăng 11,7%, nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng lên 36,2% so với năm 2020.

Trung Quốc vẫn duy trì là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam, với 1,2 triệu tấn cao su, trị giá 1,96 tỷ USD trong 11 tháng của năm 2021, tương đương tăng 1,71% về lượng và 26,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Ngoài ra, một số thị trường xuất khẩu cao su tăng mạnh trong năm qua như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Malaysia, Hàn Quốc, Ấn Độ…

Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) dự báo, nguồn cung cao su thiên nhiên toàn cầu có thể thiếu hụt do ảnh hưởng bởi mùa mưa kéo dài ở một số nước châu Á cuối năm 2021. Vậy nên, đà tăng xuất khẩu cao su chưa có dấu hiệu giảm. Chưa kể, khi tình trạng khan hiếm nguồn nguyên liệu cao su có thể tiếp diễn sẽ khiến giá mủ cao su tiếp tục tăng hoặc neo ở mức cao, cải thiện biên lợi nhuận của doanh nghiệp.

Ở góc độ phân tích của Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect cho rằng, sự đi lên của ngành cao su, nhất là những doanh nghiệp thiên về hoạt động xuất khẩu trong ngànhnày trong năm 2022 được hỗ trợ thêm bởi sự tăng mạnh của giá dầu, cũng như kỳ vọng phục hồi kinh tế.

Nguyên nhân là do giá dầu tăng mạnh khiến gia cao su nhân tạo, cao su tổng hợp cao, đây cũng là động lực để giá cao su tự nhiên trong nước xuất khẩu giữ ở mức cao. Cùng với đó, nhu cầu sản xuất công nghiệp và phục hồi ở săm lốp ôtô, gỗ cao su làm nội thất tại các thị trường xuất khẩu cũng sẽ làm tăng giá cao su và thúc đẩy kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài ra, Hiệp hội Các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) cũng duy trì dự báo sẽ có tình trạng thiếu hụt cao su tự nhiên trung bình trong trung hạn. Bởi, năm 2021, sản lượng cao su tự nhiên thế giới chỉ đạt khoảng 13,8 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2020, thấp hơn so với khảo sát nhu cầu 9% trước đó.

Trên cơ sở này, ANPRC cho rằng, việc mở rộng diện tích cao su trưởng thành dự kiến sẽ được hấp thụ phần lớn bởi nhu cầu mạnh mẽ trong giai đoạn này, góp phần tăng trưởng cho doanh nghiệp trong dài hạn.

Về phía Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam – CTCP đã triển khai dự án thí điểm áp dụng chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn VFCS/PEFC cho các rừng cây cao su.

Tính đến nay, 55.000 ha diện tích rừng cao su đã đạt chứng chỉ VFCS/PEFC, và dự kiến đạt 100.000 ha vào Quý I/2022. Với diện tích đạt chứng chỉ hiện có này, 85.000 tấn cao su thiên nhiên và 300.000 tấn gỗ cao su có chứng nhận bền vững sẽ được khai thác, đưa vào sản xuất và thương mại. Từ đó, giúp gia tăng giá trị chuỗi khai thác cao su, hướng đến phát triển bền vững trong toàn bộ chuỗi cung ứng để đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu và nội địa về sản phẩm bền vững.

Trước đó, năm 2021, nhiều doanh nghiệp cao su ghi nhận kết quả sản xuất kinh doanh tích cực. Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam – CTCP thông tin tổng doanh thu hợp nhất ước đạt 28.500 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế ước đạt hơn 6.100 tỷ đồng; lần lượt tăng gần 10% và 4% so với thực hiện năm 2020.

Báo cáo kết quả kinh doanh gần nhất của Công ty cổ phần Đầu tư Cao su Đắk Lắk còn chứng kiến sự vượt trội về doanh thu 9 tháng năm 2021 với 61,4 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ hơn 10 tỷ đồng.

Theo ban lãnh đạo công ty, thông thường quý IV sẽ có sản lượng cao su khai thác cao nhất, chiếm gần 40% sản lượng cả năm. Điều này sẽ giúp công ty duy trì được đà tăng trưởng cao trong 3 quý đầu năm, cũng như được kết quả kinh doanh vượt trội trong cả năm 2021.

Trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch 14/1, cổ phiếu GVR của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam – CTCP có thị giá 35.700 đồng, cổ phiếu DRI của Công ty cổ phần Đầu tư Cao su Đắk Lắk có thị giá 16.000 đồng, cổ phiếu PHR của Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa có thị giá 79.400 đồng.

Nhóm cổ phiếu này có mức tăng trưởng trung bình gần 20% so với cách đây 1 năm và đây là nhóm cổ phiếu đang được các công ty chứng khoán đưa vào danh mục quan sát mua hoặc khuyến nghị tích cực trong thời gian tới.

Diệp Anh

Vì sao giá cao su giảm mạnh

Xuất khẩu trên 3 tỷ USD, triển vọng cho ngành cao su năm 2022

Năm 2021 là một năm đầy sóng gió với ngành cao su Việt Nam.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Giá cao su,
  • kim ngạch xuất khẩu,