Vì sao kiến ba khopang trong chung cư

Chị Lê Thanh Tâm ở khu chung cư Ecohome 2 (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) kể, mấy ngày nay, trong căn hộ của chị thường xuyên xuất hiện vài con kiến ba khoang khi ở bàn làm việc, bàn trang điểm, có lúc trên giường ngủ. Anh Hà ở khu đô thị Dương Nội cho biết, vào khoảng tháng 6, loài kiến này xuất hiện khá nhiều trong khu đô thị Dương Nội, sau đó gần như không có, mấy ngày nay lại xuất hiện.

Theo PGS.TS Trương Xuân Lam, Phó Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, kiến ba khoang thường xuất hiện nhiều nhất tại khu dân cư vào hai thời điểm là tháng 5-6 và tháng 9-10 hằng năm. Đây là thời điểm diễn ra và kết thúc vụ gặt lúa tại các tỉnh miền Bắc, trong đó có vùng ven đô Hà Nội.

Sau vụ gặt, nơi trú ngụ và kiếm ăn của kiến ba khoang không còn nên loài này tìm đến những hộ gia đình, khu chung cư gần cánh đồng, bãi đất trống, xuất hiện nhiều vào mùa mưa.

Do có tập tính hướng sáng nên kiến ba khoang thường xuất hiện ở nơi có ánh đèn. PGS Lam lưu ý, kiến ba khoang không chủ động tấn công con người. Tuy nhiên, khi chúng bò lên người và tiếp xúc với da, theo phản xạ của loài bắt mồi, độc tính được tiết ra và trực tiếp thấm vào da. Dưới bụng của kiến ba khoang có 2 tuyến độc chứa chất Pederin.

Theo Bộ Y tế, Pederin độc gấp 12-15 lần chất độc của rắn hổ mang, nhưng do lượng độc ít và tiếp xúc trên da nên kiến ba khoang chỉ gây ngứa rát, nặng hơn là phồng rộp, nhiễm trùng, mưng mụn nước.

Bộ Y tế khuyến cáo, những hộ dân sống gần cánh đồng, bãi đất trống nên trang bị lưới chống côn trùng, không nên mở cửa sổ và cửa chính vào buổi tối nếu để đèn sáng. Nên vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, cây cỏ xung quanh, buông màn khi ngủ.

Bắt kiến ba khoang ra khỏi da bằng cách thổi hoặc đặt một tờ giấy cho kiến bò lên và lấy ra khỏi người.

Nếu bị dính nọc độc của kiến ba khoang, phải nhanh chóng rửa sạch nơi tiếp xúc bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý. Tránh đưa tay đã tiếp xúc với kiến chạm vào các vùng da khác, bôi thêm thuốc làm dịu như hồ nước.

Cục Y tế dự phòng cũng lưu ý, nhiều người dễ nhầm lẫn giữa viêm da do kiến ba khoang và bệnh Zona. Trong khi bệnh Zona thường gặp ở những người từng bị thủy đậu, với các dấu hiệu báo trước như đau nhức dọc theo dây thần kinh ở nửa người thì người bị viêm da do kiến ba khoang thường không có biểu hiện gì trước đó. Sau khoảng 5-7 ngày, vùng da bị viêm do kiến ba khoang sẽ lành. Lưu ý các biểu hiện để khám bác sĩ da liễu khi cần thiết.    

Trong những ngày gần đây, nhiều cư dân ở các khu chung cư cao tầng tại TP Hồ Chí Minh sống trong tâm trạng lo lắng vì liên tục bị kiến ba khoang “tấn công”, trong đó có nhiều trường hợp phải đi bệnh viện vì bị trúng nọc độc của loại kiến này.

  • Các biện pháp phòng tránh kiến ba khoang

  • Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng tránh kiến ba khoang

  • Các biện pháp phòng tránh kiến ba khoang

Nhiều người bị viêm da do kiến ba khoang đốt

Anh Đặng Văn Hoàng, sống tại một chung cư ở huyện Bình Chánh lo lắng: "Mấy ngày nay vợ chồng tôi phải “vật lộn” với kiến ba khoang bay vào nhà. Loại kiến này không bò thành đàn như kiến thường mà rải rác ở trên rèm cửa, trên giường. Tôi đã phun xịt thuốc, dùng các loại tinh dầu để xông nhà nhưng cũng không giảm, càng về tối loại kiến này bay vào nhà càng nhiều, tôi chẳng dám mở cửa vì nhà có con nhỏ".

Là nạn nhân của kiến ba khoang cắn, chị Nguyễn Thị Thanh, cư dân chung cư Tân Mỹ (Quận 7), cho biết. bắt đầu từ cuối tháng 5, nhà chị đã xuất hiện rải rác một vài con ở dưới gốc cây cảnh trong nhà. Dù đã rất cẩn thận nhưng chị cũng không tránh khỏi bị kiến ba khoang đốtở tay và ở sau gáy. “Khi mới bị kiến đốt, tôi đã lấy khăn ướt lau sạch chỗ bị đốt nhưng một lúc sau tại vết đốt hơi rát và ngứa,càng gãi thì các vết đốt ở trên da càng bị tổn thương. Đến nay, đã gần 1 tháng mà vết thương ở trên da tôi vẫn chưa lành hẳn”, chị Thanh chia sẻ.

Ngồi chờ khám ở bệnh viện Da Liễu (TP Hồ Chí Minh) với một bên mặt bị lở loét do kiến ba khoang đốt, chị Trần Bảo Trân (sống tại một chung cư tại quận 3)nói: "Cách đây 3 ngày, tôi bất ngờ bị một con kiến bay vào mặt.Theo phản xạ tự nhiên, tôi chà chỗ kiến đậu và lấy con kiến ra. Mới đầu, vết chàchỉ hơi rát, ngứa, nhưng càng về sau thì tấyđỏ, da bị rộp và nổi mụn nước".

Vì sao kiến ba khopang trong chung cư
Từ đầu tháng 6 đến nay, số bệnh nhân đến khám điều trị do bị kiến ba khoang đốt tăng đột biến. Ảnh: BV

Theo thống kê của Bệnh viện Da Liễu, chỉ tính từ đầu tháng 6 đến nay, trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận 80 -100 ca bị viêm da do kiến ba khoang đốt. Các bệnh nhân đến khám trong tình trạng da sưng đỏ, ửng mủkéo dài thành vệt, gây đau rát. Đa phần, bệnh nhân được cho thuốc dị ứng và thuốc thoa tại chỗ, có tác dụng làm dịu da và kháng khuẩn. Một số trường hợp vết thương lan rộng và hở ra, có nguy cơ nhiễm trùng nên được cho thuốc uống và kết hợp chăm sóc tại chỗ cho vết thương mau lành.

Xử trí như thế nào khi bị kiến ba khoang đốt

Kiến ba khoang là côn trùng thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa, khi độ ẩm cao sẽ thuận lợi cho kiến phát triển. Kiến ba khoang ưa thích ánh sáng đèn ban đêm nên bay vào trong nhà theo ánh đèn, đậu vào quần áo, khăn mặt, giường chiếu, chăn màn.

Trong cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố Pederin nên khi bị kiến đốt sẽ gây ra các tổn thương thành đường hay vệt đỏ, có thể phù nề nhẹ, có mụn nước, mụn mủ, thường ở vị trí vùng da hở như mặt, cổ, tay, chân. Người dân thường nhầm lẫn bệnh này với giời leo (zona). Bệnh nhân có cảm giác rát bỏng tại chỗ, thương tổn trên diện rộng, có thể gây sốt nhẹ, nổi hạch lân cận. Thương tổn tiếp tục xuất hiện dù không còn sự hiện diện của kiến ba khoang nếu ngứa gãi quệt ra vùng da lành, đặc biệt là các vùng nếp gấp.

“Khi phát hiện bị kiến ba khoang bò trên da, người dân tuyệt đối không được đập vào da khiến cho độc tố lan rộng. Nếu lỡ tay đập hoặc chà xát kiến ba khoang trên da thì phải nhanh chóng rửa sạch nơi tiếp xúc bằng nước sạch. Tránh đưa tay đã tiếp xúc với kiến chạm vào các vùng da khác. Chú ý các biểu hiện để khám bác sĩ da liễu khi cần thiết”, một chuyên gia y tế cho biết.

Để đề phòng loại kiến này bay vào nhà, các bác sĩ khuyến cáongười dân nên thường xuyên dọn dẹp phòng ở gọn gàng, ngăn nắp. Hạn chế mở cửa sổ ban công vào buổi tối, hạn chế bật đèn trong phòng từ 18 giờ đến 21 giờ. Mắc màn khi ngủ, trước khi ngủ phải làm sạch giường chiếu, chăn màn. Kiểm tra khăn mặt và đồ dùng trước khi tắm, mặc. Tránh đứng dưới bóng đèn sáng nơi công cộng. Tránh đập quệt khi có cảm giác vướng trên da mà phải rửa bằng nước sạch. Khi thấy có tổn thương ở da như đám da màu đỏ, hình dài như vết cào, vết xước… nên đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Đan Phương/Báo Tin tức

Vì sao kiến ba khopang trong chung cư

Cảnh báo mối nguy hiểm từ kiến ba khoang trong mùa mưa

Từ đầu tháng 6 đến nay, trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận từ 80 - 100 ca bệnh viêm da do tiếp xúc với côn trùng, trong đó chủ yếu là kiến ba khoang.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Kiến ba khoang,
  • xử trí vết thương,
  • làm gì để không để kiến ba khoang vào nhà,
  • bệnh viện da liễu,
  • chung cư,
  • ánh đèn,