Vì sao lương thế vinh được gọi là trạng lường

Cùng tìm hiểu Trạng Lường là ai ? Một nhà toán học hiếm hoi thời phong kiến Việt Nam, được mệnh danh là thần đồng ở trấn Sơn Nam.

Trạng Lường là ai?

Vì sao lương thế vinh được gọi là trạng lường
trạng lường là ai

Lương Thế Vinh (còn gọi là Trạng Lường, tên hiệu Thụy Hiên) sinh ngày 17/08/1441, trong một gia đình nông dân tại trấn Sơn Nam (nay là Nam Định). Ngay từ nhỏ ông đã nổi tiếng học rộng, tài cao, tự biết mài mò, sáng tạo nhiều trò chơi cũng như là cách có thể câu được nhiều cá bắt được nhiều chim, được người xa gần gọi là “Thần đồng”. Ông là một nhà toán học, Phật học, và chính trị gia thời Lê sơ. Ông đỗ trạng nguyên dưới triều Lê Thánh Tông và làm quan tại viện Hàn Lâm. Ông được biết đến nhiều nhất bởi các tác phẩm do ông biên soạn ở các lĩnh vực toán học, văn hóa và Phật giáo. Ông cũng còn được biết đến là một trong 28 nhà thơ của hội Tao Đàn do vua Lê Thánh Tông lập năm 1495. Nhờ khả năng về toán học và đo lường mà sau này ông được nhân dân gọi tên là Trạng Lường khi đỗ trạng nguyên.

Câu chuyện tương truyền về ông

Nhân dân xứ Sơn Nam còn lưu truyền hai câu chuyện về ông: tương truyền Hoàng Thái hậu Ngô Thị Ngọc Giao lúc mang thai vua Lê Thánh Tông nằm mơ được lên thiên đình và thấy Thượng Đế sai tiên đồng giáng xuống làm vua nước Nam, tiên đồng xin cho thêm một bề tôi giỏi để phụ giúp, Thượng Đế liền bổ nhiệm một tiên tướng, nhưng tiên tướng đó từ chối. Thượng Đế nổi giận ấn mạnh vào vai và bắt phải nhận lệnh. Sau khi Lê Thánh Tông lên ngôi thái hậu có kể lại cho vua giấc mộng lạ. Đến khoa thi năm 1463, Lương Thế Vinh đỗ trạng nguyên, lúc vào yết kiến vua thấy vai ông bị lệch bèn đem chuyện đó nói với Thái hậu. Thái hậu cho gọi Lương Thế Vinh vào xem mặt, khi thấy đúng là người đã gặp trong mộng bà vui mừng nói với vua đây chính là người Thượng Đế cử xuống. Từ đó Lê Thánh Tông rất mực tin dùng, coi trọng tài năng của Lương Thế Vinh.

Câu chuyện thứ hai được ghi lại trong cuốn Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn cho rằng: Lương Thế Vinh là sao Văn Khúc từ trên trời giáng xuống nước Nam. Song song với giai thoại về sự ra đời của ông người dân trấn Sơn Nam còn lưu truyền rất nhiều mẫu truyện thú vị xoay quanh ông. Trong việc học tập hằng ngày Lương Thế Vinh tỏ ra là người biết kết hợp rất khéo giữa chơi và học. Khi đã ngồi học thì tập trung tư tưởng rất cao, luôn muốn thực  nghiệm những điều đã học vào đời sống. Trong khi vui chơi như câu cá, thả diều, bẫy chim, Lương Thế Vinh luôn kết hợp với việc học. Lúc thả diều ông giăng dây diều để tính toán, ước lượng chiều dài, chiều cao. Khi câu cá, ônh tìm hiểu đời sống các sinh vật, ước tính đo lường sự vật rồi kiểm tra lại.

Người đời còn truyền lại nhiều câu chuyện thi cử của ông. Dạo đó, Lương Thế Vinh và Quách Đình Bảo là hai người nổi tiếng thông minh, học giỏi của vùng Sơn Nam. Một hôm sắp đến kì thi, Lương Thế Vinh tìm sang làng Phúc Khê bên Sơn Nam Hạ để thăm Quách Đình Bảo bàn chuyện cùng lên kinh ứng thí. Đến làng ông ghé một quán nước nghỉ chân, tại đây ông nghe nói Quách Đình Bảo đang ngày đêm vùi mài kinh sử, quên ăn quên ngủ, chắc chắn kì này phải đứng đầu bảng vàng. Lương Thế Vinh cười nói, kì thì đến nơi mà còn chúi đầu vào quyển sách, cố tụng niệm thêm vài chữ vậy cũng gọi là biết học ư. Ta có đến thăm cũng chẳng có gì để bàn bạc, thế là ông bỏ về. Quách Đình Bảo nghe chuyện gật gù, chuẩn bị khăn gối tìm đến Lương Thế Vinh, nhưng nhà bảo ông đang chơi ngoài bãi. Quách Đình Bảo ra bãi tìm, quả thấy Vinh đang thả diều, chạy chơi cùng bạn bè, rất ung dung thư thái. Quách Đình Bảo tự cảm thấy rất ngưỡng mộ thái độ của Lương Thế Vinh và nghĩ mình có học mãi cũng không theo kịp. Quả nhiên sau đó, Khoa Quý Mùi năm Quang Thuận thứ tư, đời vua Lê Thánh Tông (1463), Lương Thế Vinh đỗ Trạng nguyên đỗ đầu khi 22 tuổi. Quách Đình Bảo đỗ Thám hoa đỗ thứ ba.

Vị quan thanh liêm và cứng rắn

Trong quá trình làm quan, Lương Thế Vinh đã nhận định về tình hình quan chức và nhấn mạnh: việc yên hay loạn là do các quan. Cũng từ đó, Lương Thế Vinh đề xuất với nhà vua cần phải khảo tích xem rõ đúng sai, nắm chắc các quan, đã nắm chắc các quan thì chính sự không thể sai lầm, dân sẽ được nhờ. Năm Đinh Hợi (1467), thời vua Lê Thánh Tông mới bước vào quan trường, quan Hàn lâm Lương Thế Vinh đã ba lần dâng sớ tố cáo bọn ăn hối lộ, bọn cậy quyền cậy thế. Tháng Giêng, năm Đinh Hợi (1467), Lương Thế Vinh thấy giám sát Ngự sở nhận tiền hối lộ để dung túng những tội ác, ông đã tâu lên nhà vua, Lê Thánh Tông hạ lệnh bắt giam người đó.

Vì sao lương thế vinh được gọi là trạng lường
tiểu sử lương thế vinh

Vào tháng ba, Lương Thế Vinh lại phát hiện chỉ huy sứ vệ Vũ Lâm là Lê Tông Vĩnh khai mang tung tích để được thăng thưởng, nhà vua đã cắt chức Lê Tông Vĩnh. Cũng trong tháng này, Lương Thế Vinh lại dâng sớ tố Trấn điện tướng quân Bùi Huấn về tội rối loạn nhân luân coi thường lễ giáo, ruồng bỏ vợ, làm vợ ốm chết để lấy người khác trẻ đẹp hơn khiến nhà vua phải đưa ra pháp tu xét xử trị tội, làm gương cho người khác. Thậm chí ngay cả khi từ quan về ở ẩn, ông vẫn khiến cho nhiều tên quan lại hách dịch phải kinh sợ. Theo lời truyền tụng, một hôm ông đang đàm đạo cùng một số bô lão trong một quán nước, thì được tin quan huyện Thiên bảng sắp đi qua. Quan huyện vốn có tính hống hách hay quát nạt dân, Lương Thế Vinh nảy ra một ý bèn bảo các cụ đi, một mình ông ngồi lại. 

Đến quán nước, bọn lính thấy ông một mình, bắt ông phải ra khiêng cáng. Ông bình thản ra khiêng cáng không nói năng gì. Khiêng được một dặm đường, khi ra khỏi làng gặp một người đi chợi về, ông vội gọi to: Này bác, bác về qua Vân Cát báo hộ với quan Thám hoa sang thay tôi khiêng cáng cho quan huyện – vị Thám hoa làng Vân Cát chính là học trò Lương Thế Vinh đậu khoa Mậu Tuất, đời Hồng Đức (1478). Quan huyện đang mơ màng trên võng, nghe ông nói thế, biết rằng ông chính là quan trạng Lương Thế Vinh, vội nhảy từ trên cáng xuống đất, dập đầu xin tha tôi. Lương Thế Vinh nghiêm khắc răng dạy, từ nay về sau không được hành hạ người dân như thế này nữa. Quan huyện lạy tạ mời ông ngồi lên cáng tự mình khiêng cáng ông về nhà. Lương Thế Vinh xua tay từ chối.

Về vấn đề khoa cử năm Bính Ngọ, thời Hồng Đức thứ 12 (1486), Lương Thế Vinh đã dâng sớ tâu vua chấn chỉnh lại việc tổ chức khoa cử. Lúc đó các quan viên thư lại tuy chưa đổ kì thi Hương đã được vào thi Hội dẫn đến tình trạng có người không học đến nơi đến chốn vẫn tìm cách đỗ đạt. Vua Lê Thánh Tông đã ra sắc chỉ, quan viên ai muốn theo đuổi khoa cử, nhất thiết phải qua phủ huyện sát hạch như lệ thường dân, thi Hương đậu mới cho vào thi Hội. Từ đó việc thi cử mới trở lại nghiêm chỉnh, chọn được nhiều người hiền tài cho đất nước.

Nhà toán học hiếm hoi của Việt Nam

Dù là 1 quan văn trong triều đình nhưng niềm đam mê Toán học trong Lương Thế Vinh chưa bao giờ bị dập tắt. Trong thời gian làm quan, thỉnh thoảng ông vẫn sử dụng kiến thức đã có để giúp đỡ nhân dân xây dựng các công trình cầu đường. Dân gian còn lưu truyền lại cuộc đấu trí của Lương Thế Vinh với sứ thần nhà Minh thông qua câu chuyện “cân voi đo giấy”. Tương truyền có lần đoàn sứ bộ nhà Minh do Chu Hy dẫn đầu sang nước ta, vua Lê Thánh Tông cử Trạng nguyên Lương Thế Vinh đón tiếp. Trưởng đoàn sứ Minh vốn nghe tiếng Trạng nguyên chẳng những nổi tiếng về văn chương mà còn có trí thức uyên bác về khoa học nên nhân lúc đó con voi đang kéo gỗ dưới sông lên, sứ bèn thách: quan Trạng có thể cân xem con voi kia nặng bao nhiêu được không?

 Lương Thế Vinh lấy chiếc cân đi ra phía sông để cân voi, sứ phì cười, xem ra chiến cân quan Trạng chỉ cân được cái đuôi voi thôi. Lương Thế Vinh trả lời: thì chia nhỏ voi ra nhiều phần để cân. Ông cho con voi lên thuyền, sức nặng của voi sẽ làm thuyền chìm xuống một mực nước nhất định. Ông đánh dấu mực nước này, sau đó thay con voi bằng các khối đá nhỏ, sau đó số đá làm thuyền chìm đúng vạch đánh dấu. Khi đó khối lượng voi và khối lượng đá này là như nhau. Chỉ cần cân từng khối đá rồi cộng lại sẽ là khối lượng của con voi.

Sứ thần nhà Minh vẫn tỏ ra chưa khâm phục nên muốn làm khó Lương Thế Vinh. Sứ thần xé ra 1 tờ giấy và thách ông tính độ dày, một lần nữa vị Trạng nguyên làm sứ thần cúi đầu bẻ mặt vì giải đố một cách rất nhanh chóng và đơn giản. Ông mượng cả cuốn sách của sứ giả nhà Minh, đo bề dày cuốn sách rồi tính số trang của cuốn sách để lấy chiều dày này chia cho số trang, con số tính được chính là độ dày của 1 trang giấy. Về sau ông đã tập hợp tất cả các kiến thức Toán học này lại vào trong một tập sách bao gồm nhiều đề Toán có lời giải được diễn giải bằng thơ Nôm được đề với cái tên “Đại thành toán pháp”.  Hiện nay còn bản in tại  Thành toán pháp thời vua Lê Dụ Tông, niên hiệu Vĩnh Thịnh (1705-1719). Ngoài ra, viện nghiên cứu Hán Nôm còn có hai bản, bản mới nhất được chép năm Giáp Thân (thời kì vua Bảo Đại năm 1944).

Ngoài việc nổi danh là một nhà Toán học, Lương Thế Vinh còn nổi tiếng là một nhà nghiên cứu Tôn giáo, Nghệ thuật với nhiều tác phẩm có giá trị như Hý phường phả lục (nghiên cứu về chèo), Thiền môn khoa giáo (nghiên cứu Phật pháp) được Lê Thánh Tông giao trọng trách cùng Thân Nhân Trung và Đỗ Nhuận chỉ định các lễ nhạc của triều đình.

Bài viết hay trên Blog

Từ khóa tìm kiếm bài viết: trạng lường là ai, lương thế vinh, luong the vinh, tiểu sử lương thế vinh, trạng lường lương thế vinh, trạng nguyên lương thế vinh, lương the vinh