Vì sao miễn nhiệm thủ tướng

Miễn nhiệm thủ tướng có trái Hiến pháp?

Nguồn hình ảnh, Hoang Dinh Nam AFP GETTY

Chụp lại hình ảnh,

Ông Trần Đại Quang dự kiến sẽ là chủ tịch nước, ông Nguyễn Xuân Phúc là thủ tướng và bà Nguyễn Thị Kim Ngân là chủ tịch Quốc hội

Dù có ý kiến nói miễn nhiệm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng như Chủ tịch Trương Tấn Sang là trái Hiến pháp nhưng một cựu đại biểu Quốc hội có cách giải thích khác.

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết nói với chương trình Trực tuyến thứ Năm của BBC Tiếng Việt hôm 24/3:

"Tôi thấy trên các báo của Việt Nam, các mạng, các báo nước ngoài bàn về chuyện này khá ồn ào.

"Có người nói các vị này chưa hết nhiệm kỳ tại sao lại bầu như vậy, tại sao Quốc hội khóa XIII lại bầu lãnh đạo cho nhiệm kỳ XIV.

Quảng cáo

"Cũng có ý kiến nói đây là việc trái với quy định của Hiến pháp, cụ thể theo Điều 87 nhiệm kỳ của chủ tịch nước là theo nhiệm kỳ Quốc hội và theo Điều 97 thì nhiệm kỳ của thủ tướng là theo nhiệm kỳ của Quốc hội.

"Tôi thấy việc này cũng bình thường thôi ... bởi vì ở Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.

"Chúng ta nhớ là cách đây ít năm khi Đại biểu Dương Trung Quốc đặt câu hỏi với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về khả năng từ chức của ông thì Thủ tướng cũng đã nói rõ ràng "Tôi không có chạy, không có xin mà Đảng phân công thì tôi làm."

"Thế thì lần này Đại hội XII Đảng Cộng sản Việt Nam không bầu ông Nguyễn Tấn Dũng vào vị trí ủy viên Bộ Chính trị, không bầu ông Trương Tấn Sang vào ủy viên Bộ Chính trị và ông Nguyễn Sinh Hùng cũng tương tự. Như thế có nghĩa là Đảng đã không phân công các ông tiếp tục ...

"Nhưng soi vào Hiến pháp xem có đúng Hiến pháp không thì tôi cũng phải nói luật pháp nước nào cũng vậy, nhất là luật pháp Việt Nam, nó không chỉ có một con đường. Nó giống hệ thống giao thông, ngoài đường chính nó còn nhiều đường ngang ngõ tắt lắm, mà nhiều khi đi tắt còn nhanh hơn.

"Nói về Điều 87, Điều 97 như vậy cũng đúng. Nhưng trong Hiến pháp Việt Nam Điều 74 cũng quy định Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quyền giới thiệu, đề nghị bãi nhiệm, miễn nhiệm chủ tịch nước và Điều 88 cũng nói chủ tịch nước cũng có quyền đề nghị Quốc hội bầu, bãi nhiệm hoặc miễn nhiệm thủ tướng chính phủ...

Chụp lại hình ảnh,

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết dẫn Điều 74 và 88 của Hiến pháp mà theo đó Quốc hội có thể miễn nhiệm chủ tịch nước và thủ tướng

"Trong những nhiệm kỳ gần đây chúng ta thấy các vị lãnh đạo cũng được thay giữa nhiệm kỳ. Ví dụ sau Đại hội Đảng Cộng sản IX thì ông Nguyễn Văn An đã được giới thiệu để thay chức vụ của ông Nông Đức Mạnh vì ông Nông Đức Mạnh đã được bầu làm tổng bí thư. Việc bầu ông Nguyễn Văn An và miễn nhiệm ông Nông Đức Mạnh diễn ra vào tháng 6/2001, sau Đại hội Đảng hai tháng.

"Sau đó khi Đại hội Đảng X không bầu ông Nguyễn Văn An vào Bộ Chính trị nữa thì Quốc hội lại họp tháng 6 năm đó để bầu ông Nguyễn Phú Trọng thay ông Nguyễn Văn An, sau này bầu ông Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng thay cho ông Phan Văn Khải, ông Nguyễn Minh Triết làm chủ tịch nước thay cho ông Trần Đức Lương."

Tuy nhiên Giáo sư Thuyết nói các trường hợp miễn nhiệm trước đây xảy ra khi nhiệm kỳ của các vị đương quyền còn một năm trong khi nhiệm kỳ của các ông Nguyễn Sinh Hùng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng chỉ còn vài tháng.

Mặc dù vậy vị giáo sư cho rằng chuyện miễn nhiệm cũng hợp lý vì nếu không "chẳng lẽ thủ tướng, người đã không còn là ủy viên Bộ Chính trị, lại nhận lệnh của phó thủ tướng hay bộ trưởng là ủy viên bộ chính trị."

Giáo sư Thuyết cho rằng cần cân nhắc lại thời điểm bầu cử Quốc hội để tránh tình trạng như đang xảy ra khi các đại biểu Quốc hội sắp mãn nhiệm bầu ra các lãnh đạo mới và chỉ bốn tháng sau các tân dân biểu lại bầu thêm lần nữa.

VN: Miễn nhiệm Chủ tịch nước, mở đường bầu tân lãnh đạo

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng (trái) đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước Việt Nam từ cuối tháng 10/2018

Quốc hội Việt Nam vừa thông qua thủ tục miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước đối với nhà lãnh đạo Nguyễn Phú Trọng và mở đường cho việc chuẩn bị bầu người thay thế được dự kiến vào ngày 05/4/2021.

Báo Nhân dân trong bài 'Quốc hội miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước đối với đồng chí Nguyễn Phú Trọng' hôm thứ Sáu cho hay một nghị quyết miễn nhiệm đã được thông qua với tỷ lệ tán thành cao:

"Thực hiện chương trình kỳ họp, chiều 2-4, Quốc hội tiến hành miễn nhiệm Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021 đối với đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Kết quả có 438/440 đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, chiếm tỷ lệ 91,67% tổng số đại biểu Quốc hội.

Quốc hội VN có tân chủ tịch và chờ bầu đi bầu lại sắp tới

Quảng cáo

Hội luận BBC về kiện toàn nhân sự lãnh đạo Tứ trụ của VN

Chính phủ ông Nguyễn Xuân Phúc 'làm việc tích cực đến giờ chót'

Ông Vương Đình Huệ được giới thiệu làm Chủ tịch Quốc hội VN

Chính phủ TT Nguyễn Xuân Phúc 'đã làm được nhiều việc đáng trân trọng'

Tờ báo cũng trích phát biểu của tân Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, ông Vương Đình Huệ, nhấn mạnh:

"Trong hơn hai năm qua, trong điều kiện cụ thể, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đồng thời giữ cương vị Chủ tịch nước.

"Mặc dù nhiệm vụ rất nặng nề nhưng trách nhiệm cao cả trước Đảng, trước nhân dân, Tổng Bí thư đã dành hết tâm sức của mình cho sự phát triển của đất nước, hoàn thành xuất sắc trọng trách trên cương vị Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam."

Vẫn theo tờ báo của Trung ương ĐCSVN, tiếp đó thực hiện chương trình kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam đã trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước để Quốc hội thảo luận tại đoàn về dự kiến nhân sự để bầu Chủ tịch nước.

TTO - Chiều nay 1-4, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trình Quốc hội miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ đối với ông Nguyễn Xuân Phúc.

  • Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khối Chủ tịch nước

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Ảnh: VGP

Ngày mai 2-4, Quốc hội sẽ tiến hành miễn nhiệm Thủ tướng bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, XII, XIII, sinh năm 1954, quê Quảng Nam, là cử nhân kinh tế.

Trước khi làm Thủ tướng, ông đã đảm nhiệm các chức vụ chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam; phó tổng Thanh tra Chính phủ; phó chủ nhiệm thường trực rồi bộ trưởng - chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; phó thủ tướng thường trực Chính phủ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lần đầu được bầu làm ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI vào tháng 1-2011. Đến tháng 1-2016, ông được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và tái đắc cử ủy viên Bộ Chính trị.

Tháng 4-2016, ông Phúc được bầu và trở thành Thủ tướng thứ 9 của Việt Nam tính từ năm 1945 đến nay.

Phát biểu nhậm chức cách đây 5 năm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ sẽ cùng tập thể Chính phủ kế thừa và phát huy những thành tựu của 30 năm đổi mới. Tranh thủ tối đa thời cơ, thuận lợi, khắc phục hạn chế, yếu kém, vượt qua khó khăn thách thức; nỗ lực xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân.

Hôm 24-3, tổng kết công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ví von "trong suốt nhiệm kỳ vừa qua, con tàu Việt Nam đã phải vượt qua hải trình dồn dập bão tố của biết bao khó khăn, thách thức lớn hơn, vượt xa hơn so với những dự tính ban đầu nhiệm kỳ".

Ông nhấn mạnh giai đoạn 2016-2020, lãnh đạo Chính phủ đã thực hiện 570 chuyến công tác "lên rừng, xuống biển" để làm việc với địa phương, chỉ đạo cụ thể, kịp thời tháo gỡ nhiều vấn đề quan trọng, cấp bách.

Điểm lại những thành tựu nổi bật của Chính phủ nhiệm kỳ qua, Thủ tướng nhận định Chính phủ đã chú trọng xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo đột phá phát triển, nỗ lực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp… Đặc biệt, Việt Nam đã thành công trong phòng chống đại dịch COVID-19.

Ông cũng đã sử dụng từ khóa "đột phá" để nhấn mạnh những điểm nổi bật trong ưu tiên chỉ đạo điều hành của nhiệm kỳ vừa qua.

Trong đó, Chính phủ đã đột phá về hoàn thiện thể chế, đột phá về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đột phá về kết cấu hạ tầng đồng bộ mang tính dẫn dắt cho thu hút đầu tư, phát triển của các ngành.

Được biết, ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ được giới thiệu để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước. Với phương án này, đây là lần đầu tiên một Chủ tịch nước được bầu từ một người giữ chức Thủ tướng trước đó.

Thủ tướng: Con tàu Việt Nam đã vượt qua hải trình dồn dập bão tố

TTO - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ví von như vậy về chặng đường gian khó đất nước đã trải qua, ngay trong câu mở đầu bài phát biểu tổng kết công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chính phủ tại hội trường Diên Hồng cuối buổi sáng 24-3.

Mục lục

  • 1 Nhiệm kì của Thủ tướng Chính phủ
  • 2 Quyền hạn và nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ
    • 2.1 Theo Hiến pháp
    • 2.2 Theo Luật Tổ chức Chính phủ
    • 2.3 Theo Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
    • 2.4 Theo Luật Quốc phòng Việt Nam 2018
  • 3 Quy trình đề cử, bầu và bổ nhiệm
    • 3.1 Hồ sơ nhân sự
    • 3.2 Trình tự bầu
    • 3.3 Quy trình đề cử ứng cử viên Thủ tướng trong Đảng Cộng sản Việt Nam
  • 4 Tuyên thệ nhậm chức
  • 5 Chức vụ bỏ trống
  • 6 Mối quan hệ với Đảng Cộng sản Việt Nam
    • 6.1 Tiêu chuẩn ứng cử viên Thủ tướng Chính phủ của Đảng Cộng sản Việt Nam
      • 6.1.1 Tiêu chuẩn của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư
      • 6.1.2 Tiêu chuẩn của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương
      • 6.1.3 Tiêu chuẩn chung
    • 6.2 Quy trình đề cử ứng cử viên Thủ tướng trong Đảng Cộng sản Việt Nam
  • 7 Danh sách Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • 8 Các nguyên Thủ tướng còn sống
  • 9 Xem thêm
  • 10 Tham khảo

Nhiệm kì của Thủ tướng Chính phủSửa đổi

Nhiệm kì của Thủ tướng Chính phủ theo nhiệm kì của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là 5 năm.

Điều 97 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định nhiệm kì của Chính phủ theo nhiệm kì của Quốc hội. Điều 71 quy định nhiệm kì của mỗi khóa Quốc hội là 5 năm [3]. Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ mới.

Bỏ phiếu kín miễn nhiệm Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Tờ trình nêu rõ, tại kỳ họp thứ nhất QH khóa XIV, ông Nguyễn Xuân Phúc được QH tín nhiệm bầu giữ chức vụ Thủ tướng. “Trong thời gian đảm nhiệm chức vụ Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Xuân Phúc luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”. Nay, “do yêu cầu sắp xếp công tác nhân sự cấp cao của Đảng và Nhà nước sau Đại hội XIII, nhằm tạo sự đồng bộ trong việc kiện toàn bộ máy nhà nước và công tác cán bộ”, Chủ tịch nước đã trân trọng đề nghị QH miễn nhiệm chức vụ Thủ tướng với ông Nguyễn Xuân Phúc.

Sau khi nghe tờ trình, QH đã thảo luận ở đoàn về việc miễn nhiệm Thủ tướng, một nội dung bắt buộc trong quy trình nhân sự. Sáng nay, QH sẽ bỏ phiếu kín và thông qua một nghị quyết riêng về việc miễn nhiệm Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ông Phúc sẽ được giới thiệu để QH bầu vào vị trí Chủ tịch nước, theo tiết lộ của Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc. Việc trình nhân sự, theo lịch trình sẽ diễn ra vào chiều nay, trước khi QH bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Xuân Phúc vào vị trí mới trong đầu tuần sau.

Cũng trong chiều 2.4, QH sẽ bỏ phiếu miễn nhiệm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Như vậy, sau chiều nay, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ không kiêm nhiệm vị trí Chủ tịch nước mà ông đã đảm nhiệm thêm từ tháng 10.2018.

Quốc hội biểu quyết miễn nhiệm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

Video liên quan

Chủ đề