Vì sao phải bảo vệ tổ quốc trách nhiệm của học sinh

Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, là bất khả xâm phạm. Bảo vệ Tổ quốc không chỉ là trách nhiệm của nhà nước, quân đội mà còn là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi công dân Việt Nam. Vậy bảo vệ Tổ quốc là gì? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây của HoaTieu.vn.

Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân

Vì sao phải bảo vệ tổ quốc trách nhiệm của học sinh
Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ và trách nhiệm thiêng liêng của mọi công dân Việt Nam

Bảo vệ Tổ quốc là: bảo vệ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngoài ra bảo vệ tổ quốc còn gắn với việc bảo vệ nhân dân, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước và chế độ XHCN.

Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ và trách nhiệm thiêng liêng của mọi công dân được ghi nhận trong các bản Hiến pháp của nước ta qua các thời kì lịch sử.

2. Vì sao phải bảo vệ tổ quốc?

Vì sao phải bảo vệ tổ quốc trách nhiệm của học sinh
Dân tộc ta luôn mang trong mình một tình yêu nồng nàn dành cho Tổ quốc.

Đất nước ta trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Đã có biết bao mồ hôi, xương máu của lớp lớp thế hệ đi trước đổ xuống để đất nước có được hòa bình, độc lập, thế hệ ngày nay được hưởng tự do, hạnh phúc, "ai cũng có cơm ăn, ai cũng có áo mặc".

Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương với đường bờ biển kéo dài gần trung tâm khu vực Đông Nam Á, lại có tài nguyên thiên nhiên phong phú. Đây là vị trí đắc địa, thuận lợi về phát triển giao thương kinh tế, nhưng đồng thời cũng làm cho đất nước ta luôn bị các thế lực thù địch dòm ngó, âm mưu xâm chiếm, phá hoại.

Có thể nói Việt nam là một trong những dân tộc trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm nhất trên thế giới. Mảnh đất đau thương luôn oằn mình chống lại sự tàn phá của bom đạn chiến tranh, kẻ thù xâm lược, để rồi lại mạnh mẽ vùng dậy phát triển non sông gấm vóc.

Vì có lịch sử oanh liệt là vậy mà mỗi người con của dân tộc ta luôn mang trong mình một tình yêu nồng nàn dành cho Tổ quốc.

Bác Hồ đã khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Như vậy có thể thấy bảo vệ Tổ quốc là hết sức quan trọng và là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của mỗi người dân Việt Nam.

Là công dân Việt Nam chúng ta biết ơn và tự hào về những trang sử hào hùng của dân tộc. Đồng thời cũng phải có trách nhiệm tiếp bước cha anh để bảo vệ, giữ gìn Tổ quốc thân yêu.

Đặc biệt trong tình hình thế giới đang diễn ra rất bất ổn và phức tạp ngày nay, tinh thần bảo vệ Tổ quốc, cảnh giác trước các thế lực thù địch càng cần phải được nêu cao hơn nữa.

3. Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của công dân Việt Nam

Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của công dân Việt Nam được quy định trong Hiến pháp 2013, cụ thể như sau:

- Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất (Điều 44).

- Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân (Điều 44).

- Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng (Điều 46).

Luật nghĩa vụ quân sự 2015 cũng đã khẳng định, bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Việc thực hiện nghĩa vụ quân sự được hiểu là gia nhập, đóng góp công sức của bản thân để phục vụ và phát triển lực lượng vũ trang của đất nước, làm cho lực lượng vũ trang nước ta ngày càng vững mạnh, qua đó bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ biên giới quốc gia.

Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc được quy định tại các luật, pháp lệnh như: quân sự, an ninh, cảnh sát, cơ yếu… làm căn cứ pháp lý khẳng định ý thức nghĩa vụ của công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mặt khác, trong triển khai xây dựng cũng như thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ công dân, yêu cầu công bằng là vấn đề phải được quan tâm thường xuyên, có những vấn đề cần phải trưng cầu dân ý hay đưa ra dự thảo để tranh thủ ý kiến đóng góp của nhân dân trước khi quyết định.

Thời gian qua, trước tình hình quốc tế và trong nước có những nguy cơ, diến biến phức tạp, đặc biệt vấn đề chủ quyền biển đảo, đòi hỏi mọi người dân đều nêu cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc.

Có ý kiến cho rằng, Nhà nước cần điều chỉnh diện đối tượng công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Đây là vấn đề có ý nghĩa tích cực, nhằm không ngừng bảo đảm sức mạnh bảo vệ Tổ quốc và được nhân dân đồng tình ủng hộ. Thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự trong điều kiện đất nước hòa bình, ổn định, yêu cầu biên chế lực lượng vũ trang và cuộc sống ngày một được nâng cao với những quyền lợi công dân được rộng mở cũng cần nhìn nhận lại việc thực hiện nghĩa vụ công dân, trong đó có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

Theo đó, cần có quy định hướng dẫn bảo đảm công bằng, trong đó kể cả những người trong diện do điều kiện hoàn cảnh khác nhau không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự mà có điều kiện cuộc sống tốt phải đóng góp vật chất cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc.

Việc tuyển quân đối với công dân đủ tiêu chuẩn tuyển sinh đại học, cao đẳng có thể vận dụng rút ngắn thời gian thực hiện nghĩa vụ sát hợp với thời gian khóa học và bảo lưu nghĩa vụ còn lại nhằm tạo điều kiện cho công dân phấn đấu, không làm gián đoạn quá trình học tập của họ.

Bài viết trên đã giải đáp cho câu hỏi Bảo vệ Tổ quốc là gì? Thế nào là bảo vệ tổ quốc? Mời bạn đọc tham khảo bài viết có liên quan tại mục Hỏi đáp pháp luật và Tài liệu của HoaTieu.vn.

Câu hỏi: Vì sao phải bảo vệ tổ quốc?

Trả lời:

“Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm

Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?

Chưa đâu! Và ngay cả trong những ngày đẹp nhất

Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc

Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hoá thành văn

Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc

Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng…”

(Chế Lan Viên)

Việt Nam ta trải qua bốn nghìn năm văn hiến dựng nước và giữ nước. Để có cuộc sống bình yên ngày nay nhân dân ta đã trải qua những năm tháng lịch sử hào hùng của dân tộc. Nền độc lập tự do của Việt Nam được đánh đổi bằng máu và nước mắt qua bao cuộc chiến tranh khác nhau và đấu tranh chống lại những đội quân xâm lược vô cùng hung hãn. Trong quá trình dựng nước và giữ nước đầy gian khổ, hy sinh, dân tộc ta đã tạo nên một truyền thống đoàn kết, anh dũng, kiên cường, thông minh, sáng tạo, với tinh thần khát khao độc lập, tự chủ và tinh thần bảo vệ Tổ quốc được rèn luyện qua bao năm.

Non sông đất nước Việt Nam do các vị vua Hùng và ông cho ta đã hàng ngàn năm xây đắp, gìn giữ. Là người dân Việt Nam, ai cũng có lòng tự hào tự tôn dân tộc và yêu nước sâu sắc. Đấy là bổn phận, là tình cảm, là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của tất cả những ai mang dòng máu Lạc Hồng. Đấy là lẽ đương nhiên, là điều tất yếu.Cũng như những gì Hồ Chí Minh đã từng dặn dò:“Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Đó là mệnh lệnh thiêng của đất nước và dân tộc mà tất cả các thế hệ người Việt phải ra sức giữ gìn, xây dựng bảo vệ Tổ quốc và phát triển để cho Tổ quốc thân yêu ngày càng giàu đẹp và trường tồn.

Bên cạnh đó nước Việt Nam nằm ở phía rìa đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Phía Bắc giáp Trung Quốc. Phía Tây giáp Lào và Campuchia. Phía Đông và phía Nam giáp biển Đông. Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển các nước Trung Quốc, Campuchia, Philippin, Malaixia, Brunây, Inđônêxia, Thái Lan. Có thể thấy vị trí địa lý của Việt Nam rất đặc biệt và quan trọng. Nước ta nằm ở vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, khu vực năng động, nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. Do đó chúng ta vẫn luôn bị các thế lực thù địch âm mưu xâm chiếm, phá hoại. Việc bảo vệ đất nước là hết sức quan trọng và cần thiết.

Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Mọi âm mưu và hành động chống lại độc lập, chủ quyền, thông nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đều bị trừng trị theo pháp luật. Trong “Tuyên ngôn độc lập”, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Như vậy có thể thấy bảo vệ Tổ quốc là hết sức quan trọng và là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của mỗi người dân Việt Nam.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về trách nhiệm bảo vệ tổ quốc nhé.

1. Bảo vệ tổ quốc là gì?

Bảo vệ Tổ quốc, chống lại sự xâm lược từ bên ngoài là chức năng đối ngoại quan trọng nhất của bất cứ nhà nước nào. Ở nước ta, dựng nước và giữ nước luôn luôn đi đôi với nhau, là một đặc trưng của lịch sử dân tộc ta.

Vì vậy, đối với Nhà nước ta, vấn đề bảo vệ Tổ quốc luôn được xác định là một trong những nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Ngay từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, một trong sáu nhiệm vụ cấp bách của nhân dân ta được xác định là: chống giặc ngoại xâm, bảo tồn nền độc lập dân tộc. Vì vậy, trong Lời nói đầu của Hiến pháp năm 1946, Quốc hội đã xác định:

“Nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ”.

Tại Chương II của Hiến pháp năm 1946, có 4 nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam thì 2 nghĩa vụ là bảo vệ Tổ quốc và nghĩa vụ đi lýnh. Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bước vào giai đoạn tổng phản công, Nhà nước ta còn quy định thêm nghĩa vụ kháng chiến.

Sau khi hoà bình được lập lại ở miền Bắc, miền Nam còn tạm thời bị chiếm đóng, Nhà nước ta vẫn coi bảo vệ Tổ quốc là một trong những nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Năm 1959, Quốc hội thông qua Hiến pháp trong đó có quy định:

“Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý nhất của công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Công dân có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự để bảo vệ Tồ quốc”(Điều 42 Hiến pháp năm 1959).

Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, mặc dù đất nước đã được độc lập, thống nhất, bảo vệ Tổ quốc vẫn là một trong những nhiệm vụ chiến lược và được Quốc hội khoá VI dành ra một chương riêng (Chương IV) của Hiến pháp năm 1980 để quy định những vấn đề cơ bản nhất trong việc bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, từ Hiến pháp năm 1980 đến nay, Nhà nước và nhân dân ta đã có một nhận thức mới về bảo vệ Tổ quốc là:“Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quỷ của công dân”(Điều 45 Hiến pháp năm 2013). Như vậy, bảo vệ Tổ quốc không chỉ là nghĩa vụ mang tính bắt buộc mà còn là quyền cơ bản của công dân mang tính tự giác. Nhận thức mới này bắt nguồn từ thực tiễn của xã hội Việt Nam: dựng nước và giữ nước; độc lập dân tộc và hạnh phúc của mỗi gia đình, cá nhân... luôn gắn liền với nhau.

Ngày nay, vấn đề bảo vệ Tổ quốc cũng là một trong hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh các thế lực thù địch tiếp tục chống phá, kích động bạo loạn, đẩy mạnh hoạt động “diễn biến hoà bình”. Vì vậy, trong Hiến pháp năm 2013 vẫn có một chương (Chương IV) để quy định về “bảo vệ Tổ quốc”. Bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp của toàn dân. Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, trật tự xã hội. Do đó, trong Chương này không chỉ đề cập trách nhiệm và phương hướng xây dựng quân đội nhân dân mà còn đề cập đến trách nhiệm và phương hướng xây dựng công an nhân dân.

2. Trách nhiệm của học sinh trong việcbảo vệ Tổ quốc

Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm chung của tất cả công dân Việt Nam không loại trừ ai. Đối với học sinh, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, để thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc thì mỗi cá nhân cần:

- Luôn nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách và đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

- Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khoẻ, bảo vệ tổ quốc không chỉ những việc to lớn mà từ những việc nhỏ bé nhất;

- Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự, an ninh trong trường học và nơi cư trú.

- Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, đồng thời tích cực vận động người thân trong gia đình thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.

- Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương như tổ chức thăm, tặng quà cho các gia đình liệt sĩ, các chú thương binh, bệnh binh, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng nhân ngày kỉ niệm thương binh, liệt sĩ 27-7 hàng năm; chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ;…