Vì sao phải làm căn cước công dân gắn chip

Công an Hà Nội cấp căn cước công dân cho người dân - Ảnh: DANH TRỌNG

Sáng 19-11, chị N.T.P. (40 tuổi, ở phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng) cho biết gia đình chị làm căn cước công dân (CCCD) gắn chip từ đầu tháng 4 nhưng đến nay vẫn chưa nhận được.

Đến giữa tháng 9, cán bộ Công an phường Quỳnh Lôi (quận Hai Bà Trưng) nơi chị đăng ký hộ khẩu thường trú gọi điện thông báo chị đến trụ sở để khai lại thông tin làm căn cước.

"Khi đến phường, cán bộ công an thông báo hồ sơ làm CCCD của tôi chưa có dữ liệu trên hệ thống vì bị sai lệch thông tin. Tuy nhiên trước đó khi làm thủ tục tôi đã kiểm tra rất kỹ thông tin ở tờ khai. Cảnh sát quản lý hành chính cũng đối chiếu và xác nhận thông tin của tôi là chuẩn xác", chị P. nói và cho hay khác với lần đầu làm thủ tục, lần này chị chỉ phải khai thông tin, không phải lăn dấu vân tay và chụp ảnh.

Tương tự, chị N.D. (35 tuổi, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết chị vừa phải đến trụ sở công an phường để làm lại thủ tục cấp CCCD gắn chip.

Theo chị D., hồi tháng 4, chị đi làm thủ tục cấp thẻ căn cước theo thông báo của công an quận. Thời điểm đó, Công an phường Đại Kim đã hoàn tất việc thu nhận hồ sơ và chị đăng ký nhận CCCD qua bưu điện.

"Tuy nhiên đến đầu tháng 11, công an phường lại thông báo là dữ liệu làm thẻ của tôi bị trùng vân tay nên tôi đã phải đến công an phường để lăn vân tay làm CCCD", chị D. cho hay.

Chiều cùng ngày, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một lãnh đạo Công an TP Hà Nội khẳng định không có chuyện thất lạc hay mất dữ liệu cấp CCCD gắn chip của người dân đã từng làm hồ sơ.

"Nhiều người dân được công an khu vực thông báo đi khai báo lại thông tin làm CCCD vì có thông tin bị sai lệch như tên tuổi, địa chỉ, ngày tháng năm sinh. Thậm chí một dấu chấm, dấu phẩy hay sai "L" với "N" hệ thống cũng không nhận. Vì vậy cảnh sát phải mời công dân đến xác minh lại thông tin nhằm đảm bảo sự chính xác tuyệt đối", vị lãnh đạo nói.

Theo vị lãnh đạo Công an TP Hà Nội, hiện nay khó khăn lớn nhất là những người liên tục thay đổi nơi cư trú, tạm trú.

Thời điểm làm CCCD, nếu một người tạm trú ở một phường, thường trú ở một phường, khi dữ liệu nhập lên hệ thống, người đó lại chuyển đi nơi khác thì dữ liệu của công an phường nơi người này thường trú sẽ không khớp và hệ thống không nhận. Vì vậy cảnh sát sẽ mời công dân đó đến khai báo, xác nhận lại thông tin.

Theo Công an Hà Nội, người dân làm thẻ CCCD vào thời điểm này rất có lợi vì sau đó mỗi người sẽ có một mã số định danh cá nhân và mã QR riêng. Trên căn cước cũng tích hợp nhiều thông tin giúp người dân giảm thiểu các loại giấy tờ khi giao dịch.

Hơn 6.000 khán giả vào sân Mỹ Đình bằng ứng dụng thẻ căn cước gắn chip

DANH TRỌNG

Công an làm thủ tục cấp căn cước công dân cho người dân - Ảnh: DANH TRỌNG

Hiện nay, nhiều người dân vẫn còn thắc mắc tại sao có căn cước công dân gắn chip rồi vẫn cần tài khoản định danh điện tử, điều này có gây lãng phí, phát sinh thêm nhiều thủ tục phiền hà hay không...?

Về việc này, Bộ Công an cho hay, hiện nay việc định danh và xác thực cá nhân khi thực hiện các giao dịch ngoài đời thực chủ yếu dựa trên một số giấy tờ nhân thân đã được quy định như chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu.

Trong khi đó, việc giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử hiện nay cũng chưa có cơ chế để định danh, xác thực thông tin người dùng bảo đảm tính chính xác, đồng nhất, có kiểm chứng.

Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ hành chính công trực tuyến.

Mặt khác, Bộ Công an với vai trò là cơ quan quản lý dân cư nhận thấy cần có trách nhiệm trong việc xác thực, định danh công dân trên môi trường điện tử, góp phần xác định chính xác thông tin công dân, phục vụ công tác quản lý, phòng chống tội phạm, phòng chống dịch bệnh.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng định danh và xác thực điện tử đối với cá nhân còn đáp ứng yêu cầu quản lý đối với giao dịch điện tử trên môi trường mạng nhằm hạn chế hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín gây mất an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Công dân có thể ngồi tại nhà để thực hiện nhiều dịch vụ công (đã được tích hợp trên ứng dụng định danh điện tử), mà không cần phải trực tiếp đến trụ sở các cơ quan nhà nước.

Ngoài ra, công dân khi sử dụng danh tính điện tử, hệ thống sẽ tự động điền thông tin của công dân vào các đăng ký mà không phải khai báo, điền thông tin nhiều lần như trước đây. 

Việc này giúp tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí cho các loại biểu mẫu kê khai, giảm nhiều khâu thủ tục cần giải quyết.

Công dân có thể thay thế căn cước công dân vật lý và các loại giấy tờ mà công dân đăng ký tích hợp hiển thị trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia như: giấy phép lái xe, đăng ký xe, thẻ bảo hiểm y tế...

Công dân có thể thực hiện các giao dịch tài chính (thanh toán hóa đơn điện, nước, đóng bảo hiểm xã hội, y tế, chuyển tiền…).

Theo Bộ Công an, danh tính điện tử của công dân Việt Nam gồm số định danh cá nhân (mã số trên căn cước công dân), họ, tên đệm và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, nơi đăng ký thường trú; ảnh chân dung và vân tay.

Tài khoản định danh điện tử bao gồm tên đăng nhập (là mã số định danh cá nhân của công dân) và mật khẩu (được gửi qua tin nhắn SMS cho mỗi cá nhân). Tài khoản này đã được Bộ Công an xác thực thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đảm bảo tính chính xác, duy nhất và không thể giả mạo.

Khi thực hiện các thủ tục đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử, công dân cần chuẩn bị căn cước công dân gắn chip còn thời gian hiệu lực. Trường hợp công dân mất căn cước công dân gắn chip hoặc căn cước công dân quá hạn thì có thể thực hiện thủ tục đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử kèm cấp căn cước công dân gắn chip tại cơ quan công an.

Công dân cần chuẩn bị thông tin về các loại giấy tờ mà công dân muốn đăng ký tích hợp vào tài khoản định danh điện tử để cung cấp cho cơ quan công an.

DANH TRỌNG

Vì sao phải đổi qua căn cước công dân gắn chip?

Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) vừa đề nghị 16 địa phương dừng việc tuyên truyền cấp đổi CMND sang căn cước công dân (CCCD) để chờ triển khai cấp thẻ CCCD có gắn chip.

  • Đã cấp hơn 2 triệu thẻ căn cước công dân

  • Hà Nội: Hơn 1.000 người đăng ký cấp thẻ căn cước công dân

  • Tiếp tục cấp CMND 12 số tới khi có thẻ căn cước công dân

  • Dự án Luật Căn cước công dân: Phải cung cấp đủ 15 thông tin!

Theo Thiếu tướng Tô Văn Huệ, Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, nếu được Chính phủ phê duyệt và đáp ứng được các yêu cầu thì từ tháng 11-2020 sẽ bắt đầu cấp CCCD gắn chip trên phạm vi toàn quốc.

Theo ông Huệ, người dân đã được cấp thẻ CCCD dạng mã vạch vẫn sử dụng bình thường, khi hết thời hạn sử dụng thì mới đổi lại thẻ CCCD có gắn chip. Tương tự, người dân đã được cấp thẻ CMND loại 12 số cũng không phải thay đổi.

Về lý do đổi thẻ CCCD có chip điện tử, ông Huệ cho biết thẻ CCCD hiện nay dùng mã vạch. Tuy nhiên, qua nghiên cứu và quan điểm của Chính phủ, mã vạch 2 chiều hiện nay không phát huy được lợi thế khi muốn tích hợp thêm thông tin và thực hiện Chính phủ điện tử. "Vì thế, Bộ Công an báo cáo triển khai cấp thẻ CCCD gắn chip điện tử. Ngoài ra, hiện nay doanh nghiệp của Việt Nam cũng đã sản xuất được chip điện tử nên giá thành rẻ, ưu thế hơn mã vạch" - ông Huệ giải thích.

Làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân ở Hà Nội. Ảnh: THẾ KHA

Đến nay, cơ quan chức năng đã cấp được khoảng 16 triệu số định danh và CCCD, còn khoảng 80 triệu người chưa được cấp (trong đó có khoảng 30 triệu người dưới 14 tuổi).

Trong trường hợp cuối năm 2020, khi bắt đầu cấp thẻ CCCD gắn chip, sẽ có đồng thời 4 mẫu căn cước cùng có hiệu lực, có giá trị sử dụng gồm: CMND (9 số), CMND (12 số), CCCD mã vạch và CCCD gắn chip.

Sau khi Bộ Công an kiến nghị ngừng đổi thẻ CCCD để chờ đổi thẻ CCCD có gắn chip, nhiều ý kiến cho rằng việc này gây tốn kém ngân sách, phiền hà cho người dân. Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng việc thay đổi liên tục như vậy là suy nghĩ chưa thấu đáo đến lợi ích của người dân. Tuy nhiên, theo ông Hòa, hiện nay, việc đổi từ giấy CMND sang thẻ CCCD vẫn chưa đại trà trong cả nước nên khuyến cáo chưa đổi ngay là hợp lý.

"Việc đổi mẫu thẻ CCCD mới là để tiện hơn cho cơ quan chức năng trong việc quản lý dân cư. Ngoài ra, sau này khi tích hợp với dịch vụ công sẽ giảm chi phí rất lớn cho người dân trong các thủ tục hành chính" - ông Hòa nhận định.

Nguyễn Hưởng

Video liên quan

Chủ đề