Vì sao phải thực hiện chất lượng bệnh viện

* “Chấm điểm” các bệnh viện

Bên lề Diễn đàn Quốc gia về chất lượng bệnh viện lần thứ hai đang diễn ra tại Hà Nội, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh Nguyễn Trọng Khoa đã trao đổi với báo giới về vấn đề này. Nhân Dân điện tử xin được giới thiệu cùng bạn đọc.

PV: Thưa Phó Cục trưởng, ông có thể giới thiệu cụ thể về Bộ tiêu chí đánh giá về chất lượng bệnh viện?

Ông Nguyễn Trọng Khoa: Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện đã được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quyết định số 4858/QĐ-BYT ngày 3-12 vừa qua. Mục tiêu của tiêu chí nhằm xác định những vấn đề về chất lượng mà bệnh viện cần phải có những cải tiến để nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh.

Trong bộ tiêu chí có đầy đủ các nội dung hướng đến người bệnh, lấy người bệnh làm trung tâm như phát triển nhân lực bệnh viện, các hoạt động chuyên môn hướng tới an toàn người bệnh, nâng cao hiệu quả của chất lượng chuyên môn, đồng thời hiệu quả của lãnh đạo và quản lý bệnh viện.

Bộ tiêu chí chia làm năm cấp độ chất lượng, nếu tiêu chí nào sau khi đánh giá còn ở mức thấp thì bệnh viện cần phải tập trung ưu tiên cải tiến nâng cao chất lượng các tiêu chí đó. Đây chính là những nội dung mà các bệnh viên phải ưu tiên trước.

Bộ tiêu chí xây dựng dựa trên căn cứ từ các văn bản pháp luật của Việt Nam, học hỏi kinh nghiệm, những vấn đề chất lượng của các nước tiên tiến trên thế giới, tuy nhiên cũng xét trên khía cạnh điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam.

PV: Bộ tiêu chí này đã áp dụng luôn để xếp hạng các bệnh viện hay chưa, thưa ông?

Ông Nguyễn Trọng Khoa: Hiện nay các bệnh viện đang triển khai tự đánh giá chất lượng theo tiêu chí này, sau đó khoảng tháng 1 – 2014 Bộ Y tế và Sở Y tế sẽ đánh giá các nội dung của tiêu chí.

Sau một thời gian thực hiện, Bộ Y tế sẽ tiếp tục có đánh giá lại xem việc thực hiện của các bệnh viện như thế nào. Đồng thời trong quá trình tự đánh giá của các bệnh viện chúng tôi sẽ tiếp tục ghi nhận các ý kiến từ phía các bệnh viện để xem bộ tiêu chí đã phản ánh được hết các khía cạnh chất lượng bệnh viện chưa và sẽ tiếp tục bổ sung, cải tiến, nâng cấp.

Sau khi triển khai đánh giá năm nay chúng tôi sẽ xem xét, rà soát lại lấy ý kiến của các Sở Y tế, bệnh viện để tiếp tục bổ sung, cải tiến bộ tiêu chí này.

PV: Ông có thể cho biết cụ thể nội dung chủ yếu lấy người bệnh làm trung tâm có nghĩa như thế nào?

Ông Nguyễn Trọng Khoa: Hiểu đơn giản tức là coi người bệnh như khách hàng của mình, người bệnh đến được tiếp đón niềm nở, nhân viên y tế hết lòng phục vụ bệnh nhân.

PV: Tiêu chí đo lường sự hài lòng của người bệnh sẽ được đánh giá bằng cách nào để xếp hạng bệnh viện, thưa ông?

Ông Nguyễn Trọng Khoa: Việc đo lường sự hài lòng của người bệnh có một đề án riêng, độc lập với đề án này, cũng tập trung vào đối tượng các bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh. Tuy nhiên trong bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện cũng có quy định một số tiêu chí bệnh viện phải tự đo lường, đánh giá khảo sát sự hài lòng của người bệnh. Qua đó bệnh viện phải tự phát hiện các vấn đề mà người bệnh chưa hài lòng về bệnh viện mình để tập trung cải tiến.

PV: Nếu chấm theo bộ tiêu chí này sẽ có khoảng bao nhiêu bệnh viện đạt kết quả cao, thưa ông?

Ông Nguyễn Trọng Khoa: Chúng tôi đang chờ kết quả tự đánh giá của các bệnh viện, tuy nhiên mục đích của chúng tôi không phải đánh giá xong các bệnh viện đều đạt cao, như vậy không còn cơ hội cải tiến nữa. Bộ tiêu chí làm sao tìm ra khoảng cách các bệnh viện hiện nay đáng thiếu hụt để có giải pháp cải tiến, vì vậy chắc chắn không có bệnh viện nào đạt 100%.

Năm nay chúng tôi chưa xếp hạng chất lượng bệnh viện, mà gần như là đánh giá sơ bộ ban đầu, để các bệnh viện nỗ lực tập trung cải tiến theo các tiêu chí đó. Những năm tiếp theo đặt vấn đề xếp hạng chất lượng, như vậy mới có thời gian để thực hiện các giải pháp.

PV: Qua tìm hiểu, các giám đốc bệnh viện cho rằng nhiều tiêu chí quá cao, Cục Quản lý khám chữa bệnh có điều chỉnh hay căn cứ xây dựng các tiêu chí để các bệnh viện có thể áp dụng được hay không?

Ông Nguyễn Trọng Khoa: Những tiêu chí ở mức độ ba hầu hết đều đã ở các văn bản quy định của chúng ta. Những bệnh viện làm được tốt theo điều kiện Việt Nam đều được xếp ở mức bốn. Còn lại một số tiêu chí mức độ chất lượng cao thì xếp ở mức năm. Tất nhiên, ở Việt Nam có những bệnh viện đã làm được rồi và tiệm cận với chất lượng thế giới thì chúng tôi mới đưa vào tiêu chí. Đấy là bậc thang chất lượng chúng tôi xếp như vậy, để bệnh viện phải có mục tiêu để phấn đấu. Nếu chúng ta đánh giá trên 70% bệnh viện xếp ở mức năm ngay thì sẽ không còn động cơ để phấn đấu nữa.

Nếu sau khi đánh giá bệnh viện nào đang ở mức thấp, chẳng hạn 40% hay 50% thì cũng không nên lấy đó làm buồn mà cần phấn đấu để chất lượng tốt hơn, hài lòng bệnh nhân hơn.

PV: Xin trân trọng cảm ơn Phó Cục trưởng!

AN NGUYÊN (ghi)

THANH HUYỀN

Theo kết quả khảo sát trực tuyến (sau một năm với hơn một triệu phiếu khảo sát) của Bộ Y tế về sự hài lòng của người bệnh, vẫn còn tới 21% người bệnh không hài lòng về chất lượng BV, trong đó chủ yếu là vấn đề nhà vệ sinh “bốc mùi” và thời gian chờ khám bệnh quá lâu.

Một đánh giá độc lập của Tổ chức sáng kiến Việt Nam qua khảo sát 3.000 bệnh nhân cho thấy sự hài lòng của người bệnh đạt gần 80%. Chỉ số PAPI (chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam) công bố năm 2018 cũng cho thấy y tế công có sự tiến bộ rõ rệt, khi tỷ lệ người trả lời cho biết tình trạng nhận phong bì trong khám, chữa bệnh giảm từ 17% xuống còn 9%.

Đề cập vấn đề chất lượng khám, chữa bệnh hiện nay, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thừa nhận: Nhiều BV T.Ư đang trong tình trạng nhếch nhác, chật chội, nhất là các khoa khám bệnh. Phòng chờ không trang bị ghế ngồi, điều hòa, thậm chí bệnh nhân phải ngồi vạ vật ngoài hành lang, vườn cây 5 - 10 giờ đồng hồ mới được khám. Bệnh nhân đi khám phải nhịn ăn từ sáng nhưng phải chờ đợi để được vào khám, sau đó chờ đợi kết quả xét nghiệm, thậm chí phải chờ đến 11 - 12 giờ rất mệt mỏi. Chưa kể, họ còn phải chờ đợi bác sĩ kê đơn thuốc. Có bệnh nhân phải chống nạng vẫn phải chờ lấy thuốc. Còn về vấn đề nhà vệ sinh BV, qua khảo sát nhiều bệnh viện tuyến tỉnh cho thấy, không có xà-phòng rửa tay, dù đó là phòng vệ sinh của nhân viên y tế.

Thực tế, tại các BV như Phụ sản T.Ư, Bạch Mai, K, Nhi, Nội tiết, dù đã xây mới thêm nhiều khoa phòng, cải tạo khoa khám bệnh, thậm chí BV K đã đưa vào sử dụng 300 giường bệnh ở cơ sở 2, nhưng tình trạng quá tải vẫn trầm trọng. Ngoài ra, chuyên môn, năng lực của cán bộ các cơ sở y tế cũng là vấn đề đáng phải bàn. Giám đốc một BV tại Ninh Bình thừa nhận, chính vì không tin tưởng tuyến dưới nên tại BV này, tình trạng bệnh nhân đến khám và xin chuyển tuyến khá nhiều. Ngoài ra, theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, không những cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu mà thái độ của một bộ phận nhân viên y tế (chủ yếu là nhân viên hành chính) cần phải chấn chỉnh.

Tại hội nghị hướng dẫn triển khai kiểm tra, đánh giá chất lượng BV và khảo sát sự hài lòng của người bệnh, nhân viên y tế năm 2018 với sự tham gia của lãnh đạo các sở y tế, BV khu vực phía bắc do Bộ Y tế tổ chức mới đây, đại diện Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cho biết, ngành y tế đã không ngừng đổi mới hoạt động khám, chữa bệnh, từ việc thực hiện 83 tiêu chí đánh giá chất lượng BV, đổi mới quy trình khám, chữa bệnh, đổi mới tinh thần thái độ phục vụ người bệnh. Đồng thời trong những năm gần đây, bộ mặt và chất lượng phục vụ của các BV trong cả nước có sự thay đổi cơ bản nhờ sự đổi mới về cách kiểm tra, đánh giá chất lượng BV.

Theo đó, công tác kiểm tra, đánh giá tập trung vào việc thực hiện các hoạt động chuyên môn, cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh của BV; đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động và cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, làm cơ sở xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng BV; từng bước xếp loại chất lượng hoạt động và dịch vụ khám, chữa bệnh của các BV và cung cấp căn cứ xét thi đua - khen thưởng năm 2018.

Phó Cục trưởng Quản lý Khám, chữa bệnh Nguyễn Trọng Khoa nhấn mạnh, trong quá trình thực hiện, các đoàn đánh giá cần tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc cơ bản bao gồm tính toàn diện, tính công bằng, tính thận trọng nghề nghiệp, tính bảo mật thông tin, tính độc lập và đánh giá dựa trên bằng chứng. Điều này sẽ giúp quá trình đánh giá có hiệu quả, phát hiện các vấn đề chất lượng đã hoặc chưa đáp ứng các tiêu chí, cung cấp thông tin để tổ chức có thể thực hiện các hoạt động cải tiến chất lượng.

Bên cạnh đó, để việc đánh giá thực chất, hiệu quả, các chuyên gia đánh giá chất lượng phải là người đã được đào tạo, tập huấn về đánh giá chất lượng, có kinh nghiệm công tác cần thiết với kiến thức, kỹ năng yêu cầu thực hiện đánh giá. Đặc biệt, sau khi có kết luận của cuộc đánh giá, các đơn vị được đánh giá cần tiếp tục thực hiện cải tiến chất lượng, khắc phục những hạn chế, triển khai các đề án chất lượng nhằm đáp ứng Bộ tiêu chí chất lượng BV phiên bản 2.0 một cách tốt nhất trong khả năng của đơn vị.

“Việc đánh giá chất lượng BV cần được thực hiện khách quan, trung thực, đánh giá đúng chất lượng, không để xảy ra tình trạng dễ dãi hoặc tranh cãi giữa đoàn đánh giá và BV. Các đơn vị cần tuân thủ đánh giá theo Bộ tiêu chí chất lượng BV phiên bản 2.0, không che giấu những sai phạm nếu có, không bỏ qua những việc chưa làm được…”, ông Khoa nói.

Trọng tâm cần lưu ý trong thực hiện kiểm tra, đánh giá chất lượng BV trong năm 2018 là phải hoàn thiện đội ngũ đánh giá viên thông qua việc tuyển chọn, bồi dưỡng, tập huấn, đăng ký đầy đủ, phục vụ công tác theo dõi, giám sát việc đánh giá.

Video liên quan

Chủ đề