Vì sao phải từ bỏ thói quen xấu

Những thói quen càng xấu thì càng khó bỏ hơn

Vì sao phải từ bỏ thói quen xấu
Ảnh: Jan Buchczik

Theo nghiên cứu vào năm 2000 tại Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Bệnh dịch của Hoa Kỳ, có nhiều thói quen mà ta lẽ ra có thể tránh được: chế độ dinh dưỡng kém, không vận động, hút thuốc và uống rượu… nhưng chúng ta vẫn duy trì và biến nó thành nguyên nhân gây nên một nửa số ca tử vong ở quốc gia này.

  • Thuốc lá: 435.000 người
  • Lối sống thiếu vận động và ăn uống không lành mạnh: 400.000 người
  • Tiêu thụ rượu: 85.000 người

Tuy ban đầu những việc làm đó chỉ giống như là một đường chỉ mảnh, nhưng hành động lặp đi lặp lại nhiều ngày sẽ khiến đường chỉ đó ngày càng dày lên và ăn sâu vào tiềm thức chúng ta.

Vì sao phải từ bỏ thói quen xấu
Ảnh: Alon Braier

Học được một thói quen sẽ không mất quá nhiều thời gian và công sức so với những nỗ lực bản thân phải bỏ ra để từ bỏ nó. Một chút ý chí hay một vài thay đổi trong cuộc sống không đủ để xóa bỏ những việc làm vốn đã quá quen thuộc.

Thói quen xấu là gì?

Theo các nhà tâm lý, thì thói quen xấu là một hành vi lặp đi lặp lại một cách vô thức. Thói quen xấu và tốt khác nhau ở mặt hệ quả tác động lên sức khỏe (hút thuốc, ăn uống quá độ…) hoặc tinh thần (trì hoãn, bồn chồn…). Nói rõ hơn thì đó là những thói quen, mang lại hệ quả xấu cho cơ thể và tâm trí. Qua đó, cản trở bạn hoàn thành các mục tiêu tốt đẹp trong cuộc sống của mình.

Vì sao phải từ bỏ thói quen xấu

Việc phá bỏ những thói quen xấu là rất khó vì chúng phụ thuộc 100% vào trạng thái tinh thần và cảm xúc của chúng ta. Để loại bỏ các hành vi tiêu cực cũng như thói quen xấu đòi hỏi rất nhiều ý chí. Một số lý do dưới đây khiến cho thói quen xấu muốn loại bỏ thì vô cùng khó khăn.

Các thói quen xấu cho cảm giác an toàn thoải mái

Bộ não của chúng ta hoạt động dựa trên tiêu chí phần thưởng. Nó luôn ưu tiên cho những hoạt động thoải mái, không tốn năng lượng và có tính giải trí cao. Vì thế, những thói quen xấu mà mang lại cảm giác an toàn thoải mái thì dễ được lựa chọn. Nó kích thích cơ thể tiết ra dopamine hay còn gọi là nội tiết tố "dễ chịu". Điều này khiến chúng ta lại thèm muốn nó nhiều hơn và thế là chúng ta liên kết cảm giác thoải mái này với thói quen xấu đã tạo ra nó.

Chúng ta sẵn sàng chìm đắm trong những thói quen xấu đó và khó mà dừng lại được. Khiến cho ta được sống trong "vùng an toàn" của mình. Nói cách khác, ta bị hấp dẫn bởi phần thưởng dù biết không tốt cho mình.

Thiếu nhận thức hoặc chấp nhận

Không thể phá bỏ một thói quen xấu nếu người mắc phải không nhận thức được rằng đó là một thói quen xấu. Có rất ít người nhận ra rằng họ bị tác động tiêu cực tới bản thân mình. Trừ khi một người tự nhận ra rằng một thói quen là xấu, hoặc ai đó cố gắng thuyết phục họ điều tương tự, thì rất ít khả năng thói quen đó bị loại bỏ.

Vì sao phải từ bỏ thói quen xấu

Căng thẳng

Căng thẳng hay stress là một trong những nguyên nhân khiến cho 1 thói quen không lành mạnh bộc phát hoặc dễ quay trở lại. Cuộc sống ngày càng áp lực căng thẳng, thì nhu cầu giải tỏa của bộ não càng lớn. Mà các thói quen không lành mạnh thường là các hành vi rất dễ làm, đem lại sự giải tỏa ngay lập tức, nên bộ não sẽ có xu hướng bị hút về chúng như một phản ứng tự nhiên. Giống như dẫu biết ăn mì gói không tốt, song những lúc đói rồi, thì làm một gói mì vẫn sướng hơn là đi nấu cơm.

Hơn thế, thói quen xấu cũng dễ quay trở lại nếu ta đã từng rũ bỏ. Chúng ta thường thấy một người trước đây từng loại bỏ thói quen xấu, nay lại quay lại với nếp cũ vì họ cảm thấy không thể giải tỏa căng thẳng của mình bằng cách nào khác.

Không có động cơ để thay đổi

Khi một người trải qua những trường hợp mang lại cảm giác thất bại sâu sắc cho họ thì thường rơi vào tình trạng suy nghĩ vô cùng tiêu cực. Họ như cảm thấy cả thế giới đang chống lại họ. Bất kể làm gì thì cũng không thay đổi được tình trạng mà họ đang vướng mắc. Vì vậy họ ngừng cố gắng hoàn toàn. Họ không có động cơ để thay đổi. Thái độ từ bỏ này sẽ luôn là một thói quen xấu lặp đi lặp lại nếu không nhanh chóng nhận ra.

Những người khác cũng giống mình

“Những người khác cũng giống mình” là suy nghĩ của hầu hết những người không bỏ được thói quen xấu. Vì một số đông người cũng đang làm điều tương tự, thì chúng ta có làm cũng chẳng sao cả. Không khó để tìm ra những thói quen xấu được xã hội chấp nhận rộng rãi. Ăn vặt, bỏ tập thể dục và thậm chí hút thuốc lá là những việc mà rất nhiều người vẫn đang làm.

Thói quen so sánh

So sánh là một thói quen xấu mà nhiều người mắc phải từ khi còn nhỏ. Cha mẹ so sánh con cái với con nhà người khác, thầy cô so sánh ta với bạn lớp trưởng, hay sếp có thể so sánh ta với nhân viên trong quá khứ và hiện tại. Vô hình dung, hình thành tâm lý là mình luôn lấy người khác làm thước đo bản thân. Những người này sẽ khó bỏ thói quen xấu vì luôn cảm thấy có người tốt hơn họ.

Là sự thay thế khi đối phó căng thẳng

Và trong nhiều trường hợp, thói quen xấu của bạn là một cách đơn giản để đối phó với căng thẳng. Ví dụ, cắn móng tay, giật tóc, gõ vào chân hoặc siết chặt hàm. Những “lợi ích” hoặc lý do rất khó để buông xuống để đối diện với sự căng thẳng mà họ đang đối mặt.

Vì những thói quen xấu mang lại một số lợi ích trong cuộc sống của bạn, nên rất khó để loại bỏ chúng. Đây là lý do tại sao những lời khuyên như “thôi đừng làm nữa” hiếm khi hiệu quả.

Ai cũng biết thói quen xấu mang lại nhiều tác hại, nhưng Tại sao chúng ta lại khó từ bỏ chúng?

Thói quen xấu mang đến cảm giác thoải mái nhất thời

Thói quen thường có sức hút rất lớn – lớn hơn nhiều so với những gì chúng ta nhận thấy. Một chút ý chí hay một vài thay đổi trong cuộc sống chưa đủ để xóa bỏ những thói quen đã ăn sâu vào bản thân. Bởi vì, ban đầu nó giống như là một đường chỉ mảnh, nhưng hành động lặp đi lặp lại nhiều ngày sẽ khiến đường chỉ đó ngày càng dày lên và in sâu vào não chúng ta.

Bộ não của chúng ta được xác lập hoạt động dựa vào tiêu chí phần thưởng, tức là luôn ưu tiên những hoạt động không tốn nhiều năng lượng và có tính giải trí cao để thực hiện. Vì thế, những thói quen xấu nhưng mang lại cảm giác thoải mái sẽ dễ khiến chúng ta lựa chọn và phụ thuộc vào chúng.

Vì sao phải từ bỏ thói quen xấu
Vì sao phải từ bỏ thói quen xấu

Nguồn: Pexels

Mọi người xung quanh cũng đang như vậy

Chúng ta vẫn thường biện hộ cho những hành động không tốt cho sức khỏe của bản thân: thức khuya, uống nhiều bia, rượu, hút thuốc.. là hoạt động bình thường, bởi vì xung quanh ta có rất nhiều người đang sống như vậy.

Đôi khi, chúng ta còn cố bao che cho điều đó bằng những lời nói an ủi: “Thư giãn thêm một chút có sao đâu, chỉ hôm nay thôi, ngày mai ta sẽ thay đổi”. Đó là những biện minh tức thời do cảm giác tội lỗi khi biết mình chưa từ bỏ được thói quen xấu để sống khỏe mạnh và tươi trẻ hơn.

Vì sao phải từ bỏ thói quen xấu
Vì sao phải từ bỏ thói quen xấu
Bí quyết sống

Xác định thói quen

Thói quen là hành vi hoặc suy nghĩ lặp đi lặp lại nhiều lần. Đân dần bạn làm nó trong vô thức. Như bạn đã biết,thói quencó thể hữu ích và có hại.

Thói quen có lợi là các thói quen giúp chúng ta giải phóng bộ não để tập trung vào những thứ khác. Khi chúng ta có những thói quen tốt, như đến làm việc đúng giờ hoặc chủ động trong công việc, chúng ta tạo ra một chuyển động tích cực. Chúng ăn sâu vào suy nghĩ của cá nhân. Từ đó, chúng ta có thể sử dụng năng lượng tập trung vào những việc cần sự chú ý đặc biệt.

Tuy nhiên đối với nhữngthói quen xấu thì ngược lại.Chúng ta thực hiện những hành vi này mà không suy nghĩ nhiều và chúng có thể làm hỏng cuộc sống cá nhân và sự nghiệp của chúng ta một cách vô thức.

Có rất nhiềuthói quen xấucó thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp của chúng ta. Dưới đây là một số ví dụ:

  • Đi làm hoặc đi họp muộn
  • Tư duy tiêu cực
  • Mách lẻo
  • Chống lại sự thay đổi

Hay là những thói quen xấu trong sinh hoạt các nhân

  • Ăn uống không điều độ
  • Lười vận động
  • Ngủ nướng
  • Thức khuya

Thói quen được tạo ra như thế nào?

  • Yếu tố kích hoạt. Nó có thể là hành vi có ý thức như ăn khi đói hoặc hay lo lắng trước một sự việc không như ý.
  • Lặp lại. Đây là hành động đi liền với yếu tố kích hoạt. Ví dụ cắn móng tay khi lo lắng. Sự lặp đi lặp lại của hành vi sẽ tạo thành thói quen.
  • Thành quả đạt được sau 1 hành vi sẽ củng cố thói quen. Nếu điều bạn làm tạo cảm giác vui thích hoặc giảm stress, sự phóng thích của dopamine trong bộ não khi làm những việc đó sẽ khiến bạn muốn lặp lại các hành vi này nhiều hơn.

Để từ bỏ một thói quen: Xác định yếu tố kích hoạt

Vì sao phải từ bỏ thói quen xấu

Để xác định yếu tố kích hoạt hình thành thói quen xấu, bạn hãy dành ra vài ngày ghi chép lại những hành vi của mình. Ví dụ như:

  • Hành vi này xảy ra ở đâu?
  • Vào thời gian nào trong ngày?
  • Cảm xúc của bạn khi thực hiện hành vi?
  • Người khác có tác động gì không?
  • Nó có xảy ra ngay sau 1 việc gì đó không?

Lấy ví dụ bạn muốn ngừng thức khuya quá 12 giờ đêm. Sau khi theo dõi thói quen này, bạn nhận ra rằng bạn có xu hướng thức khuya nếu bạn bắt đầu xem TV hoặc chat chit với bạn bè sau bữa tối, nhưng bạn sẽ ngủ sớm hơn nếu thay bằng đọc sách hoặc đi bộ. Vì thế, bạn quyết định dừng xem TV và tắt điện thoại sau 9 giờ tối trong tuần. Bằng việc loại bỏ các yếu tố kích hoạt này, bạn sẽ khiến mình khó có thể thức khuya hơn.

Tác giả cuốnSức mạnh của thói quencho rằng, con người nên coi sự thay đổi là mục tiêu lâu dài. Đôi khi, chỉ cần loại bỏ được hoàn toàn một thói quen xấu, chất lượng cuộc sống của bạn cũng đã tốt lên rất nhiều.

Vì sao phải từ bỏ thói quen xấu
Tập luyện thể dục thể thao là một thói quen mang lại hiệu quả tích cực - Ảnh: Bloomberg

Đối với những người cố gắng thay đổi thói quen xấu, dù ý chí của họ rất thay đổi nhưng vì vài lý do, họ chẳng thể làm được. Vì sao lại như thế?

  • Đây là những thói quen xấu dễ nhìn thấy ngay trước mắt mà bạn không để ý, nếu không sớm thay đổi có khi sẽ hối hận đấy
  • Từ bỏ 3 thói quen xấu này thật nhanh, một năm sau bạn sẽ thấy cuộc đời mình lên hương
  • Chỉ cần tập đúng 2 thói quen tốt này, cuộc đời tôi đã sang trang mới chỉ trong 1 năm

Ai cũng có những thói quen xấu. Có người thì nhanh chóng thay đổi để mình trở nên tốt hơn, có người lại mặc kệ, không muốn làm gì, còn có người thì cố gắng nhưng mãi vẫn không từ bỏ được.

Đối với những người cố gắng thay đổi thói quen xấu, dù ý chí của họ rất thay đổi nhưng vì vài lý do, họ chẳng thể làm được. Vì sao lại như thế? Đó là bởi 2 lý do sau:

1. Bị các yếu tố bên ngoài tác động

Tôi sẽ lấy việc thay đổi cân nặng làm ví dụ. Tâm lý ảnh hưởng khá lớn với việc ăn uống của con người. Một trong những việc khiến cân nặng giảm đi đáng kể đó chính là phiền muộn, lo âu. Như những người thất tình, khi buồn phiền, đau khổ, họ không có cảm giác thèm ăn, không ăn được gì cả và lẽ tự nhiên làsút cân.

Một tình huống điển hình hơn với giới văn phòng, các bạn thực tập sinh khi phải vừa làm việc cao độ, vừa học bài thi, do căng thẳng, thức khuya, cân nặng của họ cũng giảm đi. Đó là vì lo lắng, áp lực, căng thẳng, nên cân nặng cứ tự nhiên mà giảm thôi.

Vì sao phải từ bỏ thói quen xấu

Thế nhưng khi về nhà ba mẹ trong thời gian dịch bệnh kéo dài, tôi lại lên cân. Vì ở nhà bố mẹ nấu thức ăn ngon, nên tự nhiên tôi lại ăn nhiều hơn.

Nếu để ý bạn sẽ thấy tôi dùng chữ "tự nhiên" trong các đoạn văn trên. Vì sao? Vì vấn đề tác động đến cân nặng trong các đoạn văn trên là do các nguyên nhân khách quan, không phải bạn chủ động.

Việc từ bỏ các thói quen xấu cũng vậy, một trong những lí do khiến chúng ta khó từ bỏ chúng là bởi yếu tố bên ngoài tác động. Nếu yếu tố khách quan tác động tốt, chúng ta sẽ từ bỏ được. Nhưng nếu là yếu tố có hại, chúng ta khó có thể thay đổi được, khiến việc từ bỏ thói quen trở nên khó khăn hơn.

2. Thiếu mạnh mẽ, quyết đoán

Khi ý chí ta đủ mạnh mẽ, chỉ cần nghĩ rằng mình làm được thì dù khó khăn thế nào, bạn cũng có cách vượt qua. Nhưng chỉ cần người khác lên tiếng "không được" thì bạn khó có thể hoàn thành nó. Có thể thấy nhận xét của người ngoài có sức tác động mạnh mẽ đến ý chí của chúng ta.

Vì sao phải từ bỏ thói quen xấu

Thay đổi thói quen, đặc biệt là nhữngthói quen xấurất cần sự quyết tâm. Nhưng đôi khi, bạn không nhận được sự ủng hộ của những người xung quanh và phải đối mặt với sự mỉa mai, phủ nhận của họ. Rõ ràng từ bỏ thói quen xấu là việc tốt cần làm, nhưng vì lời ra tiếng vào nên tâm lý bạn bị dao động, thậm chí có ý định bỏ cuộc.

Nhiều người sẽ bảo vì sao lại phải quan tâm đến người khác nghĩ gì về mình? Trên thực tế là không ai trên đời này lại không quan tâm đến đánh giá, ý kiến của người khác. Nếu ai đó đủ mạnh mẽ, họ đã có thể từ bỏ thói quen xấu từ sớm mà không cần tham khảo ý kiến của những người xung quanh. Chính vì không đủ mạnh mẽ nên luôn cần có ai đó ủng hộ, động viên.

Không ai có quyền quyết định cuộc sống của bạn, chỉ có bạn mới được phép. Vậy nên nếu thấy mình hay bị ảnh hưởng bởi lời ra tiếng vào của những người xung quanh, trước hết bạn hãy rèn luyện cho mình một tinh thần kiên định, không quan tâm đến người khác nói gì.

Chỉ cần làm được việc này, bạn sẽ cảm thấy mình đủ sức để chống đỡ và tập trung làm việc mà mình cho là nên làm, tốt cho bản thân.

(Nguồn: Zhihu)