Vì sao tăng tuổi nghỉ hưu

Vì sao tăng tuổi hưu của người lao động là xu thế tất yếu?

Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021, với nhiều nội dung mới. Trong đó có quy định về tuổi nghỉ hưu tăng dần theo mỗi năm, cho đến khi đạt 62 tuổi với nam và 60 tuổi với nữ. Đây là vấn đề được nhiều người lao động và doanh nghiệp quan tâm.

Bộ luật Lao động (sửa đổi) được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 20/11/2019 với 17 chương, 220 điều, nhiều sửa đổi, bổ sung lớn và quan trọng. Bộ luật này có hiệu lực thi hành chính thức từ ngày 01/01/2021.

Đây cũng chính là lần sửa đổi, bổ sung cơ bản, toàn diện nhằm xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa, ổn định trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đồng thời đưa pháp luật lao động của Việt Nam phù hợp hơn với những tiêu chuẩn lao động quốc tế, phục vụ cho quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Đặc biệt, Bộ luật Lao động 2019 có quy định về tuổi nghỉ hưu tăng dần theo mỗi năm, cho đến khi đạt 62 tuổi với nam và 60 tuổi với nữ.

tăng tuổi hưu của người lao động là xu thế tất yếu?

Nâng tuổi nghỉ hưu là cần thiết, mang tính chiến lược, lâu dài vì lợi ích quốc gia. Việt Nam đã bước vào giai đoạn già hóa dân số và tốc độ già hóa dân số được dự báo diễn ra rất nhanh. Mở rộng độ tuổi lao động thông qua việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu là việc cần thiết khi sắp tới phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt lao động.

Theo công bố của Tổ chức Y tế thế giới, số năm khỏe mạnh sau tuổi 60 của người Việt Nam ở mức rất khá. Cụ thể, nữ là 18,8 năm, nam là 15,2 năm, trung bình cả hai giới là 17,2 năm, đứng thứ 41 trên tổng số 183 quốc gia.

Trên thực tế, mặc dù quy định tuổi nghỉ hưu là 60 với nam, 55 với nữ nhưng sau độ tuổi này, có tới 70 -72% nam giới tuổi 60 -65 và nữ giới tuổi 55 - 60 vẫn còn tiếp tục tham gia lực lượng lao động. Do đó, điều chỉnh tuổi nghỉ hưu là một trong những biện pháp thừa nhận và đảm bảo quyền được làm việc của người dân.

Ông Ngô Hoàng, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nhận định: “Việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu cũng là để thu hẹp khoảng cách về tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ, là biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trên thị trường lao động, đảm bảo nguyên tắc không phân biệt đối xử theo Công ước của Liên Hợp Quốc về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW) mà Việt Nam đã cam kết từ năm 1982. Đây cũng là một trong những biện pháp quan trọng góp phần đảm bảo cân đối tài chính quỹ hưu trí và tử tuất trong dài hạn”.

Nâng tuổi nghỉ hưu là xu thế phổ biến, tất yếu đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới để ứng phó với già hóa dân số và thiếu hụt lao động cũng như đảm bảo cân đối các quỹ an sinh xã hội.

Bộ luật Lao động 2019 đã điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu chung theo lộ trình chậm chứ không phải nâng ngay lập tức lên 62 đối với nam và 60 đối với nữ. Theo đó, đối với người lao động làm các công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm hoặc ở nơi có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, người bị suy giảm khả năng lao động thì có thể nghỉ hưu ở độ tuổi sớm hơn; người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao thì có thể nghỉ hưu ở độ tuổi muộn hơn khi có đủ sức khỏe, có nguyện vọng và người sử dụng lao động có nhu cầu.

Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cho biết: “Nâng tuổi nghỉ hưu là xu thế phổ biến, tất yếu đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới để ứng phó với già hóa dân số và thiếu hụt lao động cũng như đảm bảo cân đối các quỹ an sinh xã hội. Ví dụ như Australia, tuổi nghỉ hưu của nam và nữ trước năm 2017 là 65 tuổi, từ năm 2017 trở đã điều chỉnh tăng dần tuổi nghỉ hưu của cả nam và nữ lên 67 tuổi. Tương tự Vương quốc Bỉ cũng điều chỉnh tăng từ 65 tuổi (năm 2017) lên 67 tuổi; Hàn Quốc tăng từ 61 tuổi (năm 2016) lên 65 tuổi,…”

Trước vấn đề nhiều người lao động lo ngại về quy định tăng tuổi nghỉ hưu, ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam, cho biết, tăng tuổi nghỉ hưu ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của người lao động. Do vậy, vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu hầu hết không được những đối tượng khảo sát đồng tình. Đây không phải là vấn đề của riêng Việt Nam mà trên thế giới cũng vậy. Minh chứng là ở nước Pháp, Nga khi muốn thực hiện tăng tuổi nghỉ hưu đều bị người lao động phản đối.

Ông Lê Đình Quảng – Phó trưởng Ban Quan hệ Lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Thế nhưng, thực tế có một số lý do để điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu. Cụ thể:

Thứ nhất, để ứng phó với quá trình già hóa dân số và nguy cơ thiếu hụt lao động trong tương lai. Việt Nam đã bước vào giai đoạn già hóa dân số với tốc độ dự báo diễn ra rất nhanh và dự kiến sẽ phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt lao động nếu không điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu.

Thứ hai, tuổi thọ của người lao động nước ta ngày càng tăng (nam bình quân 72,1 tuổi; nữ bình quân 81,3 tuổi, bình quân chung là 76,6 tuổi) trong khi đó tuổi nghỉ hưu của ta (nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi) so với các nước trong khu vực và thế giới là tương đối thấp. Có tới trên 70% nam giới ở độ tuổi 60 -65 và nữ giới ở độ tuổi 55-60 vẫn tiếp tục tham gia lực lượng lao động. Việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu là một trong những biện pháp bảo đảm quyền được làm việc của người lao động, tận dụng nguồn nhân lực cao tuổi nhưng có trình độ kinh nghiệm, trong bối cảnh sức khỏe người lao động ngày được cải thiện.

Thứ ba, để thu hẹp khoảng cách về tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trên thị trường lao động.

Thứ tư, tăng tuổi nghỉ hưu là một trong những biện pháp quan trọng để cân đối tài chính đảm quỹ hưu trí.

Trong quá trình tham gia, Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng đề nghị cơ quan chức năng xem xét và có những chính sách đồng bộ và có lộ trình phù hợp khi tăng tuổi nghỉ hưu.

Tăng tuổi hưu tạo ra thách thức gì cho doanh nghiệp?

Nhận định về vấn đề này, ông Đinh Việt Thanh, Phó Trưởng phòng Tổ chức hành chính Tổng Công ty May 10 – CTCP cho rằng: “Việc tăng tuổi nghỉ hưu hiện tại là thách thức đối với doanh nghiệp bởi ít người lao động kết thúc tuổi lao động, quá trình lao động trong ngành Dệt may. Người lao động thường là về hưu sớm hoặc chuyển sang ngành nghề khác và kết thúc quá trình lao động trong ngành nghề khác”.

Bên cạnh đó, người lao động càng nhiều tuổi thì tiền đóng bảo hiểm càng cao trong khi năng suất lao động có xu hướng giảm xuống. Chính vì vậy, việc tăng tuổi nghỉ hưu sẽ làm tăng chi phí cho doanh nghiệp đồng thời làm giảm hiệu quả sản xuất, nhịp độ sản xuất tại các dây chuyền. Bởi số lượng lao động ngành Dệt may là rất lớn nên tác động của việc tăng tuổi nghỉ hưu đối với người lao động là không nhỏ đối với doanh nghiệp.

Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Như vậy, từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ. Sau đó, cứ mỗi năm, tuổi nghỉ hưu tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.

Bên cạnh đó, người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Người có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ.

Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Video liên quan

Chủ đề