Viêm và nhiễm trùng liên quan như thế nào

Viêm khớp nhiễm khuẩn là tình trạng viêm nhiễm trong khớp do vi khuẩn trực tiếp gây ra. Đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và người lớn tuổi. Bệnh cần được điều trị sớm để ngăn ngừa những biến chứng nặng nề như nhiễm khuẩn huyết, dính khớp, viêm xương, thoái hóa khớp…

Viêm khớp nhiễm khuẩn hay nhiễm trùng khớp, viêm khớp nhiễm trùng là tình trạng nhiễm trùng bên trong khớp do vi khuẩn xâm nhập nội khớp, gây ra tình trạng sưng tấy và đau khớp. Viêm khớp nhiễm khuẩn rất ít khi xuất hiện cùng lúc ở nhiều khớp. Tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra do vi trùng di chuyển qua dòng máu từ một bộ phận khác của cơ thể. (1)

Tình trạng nhiễm trùng ở khớp cũng có khả năng đến từ một chấn thương xuyên khớp mang vi trùng trực tiếp đi vào khớp. Các khớp thường dễ bị nhiễm trùng là khớp gối, khớp hông, khớp cổ tay, khuỷu tay, khớp vai và khớp mắt cá chân.

Phương pháp điều trị sẽ gồm rút dịch khớp bằng kim hay phẫu thuật. Để điều trị nhiễm trùng, bác sĩ có thể dùng đến kháng sinh. Trường hợp nhiễm khuẩn nặng có thể hủy hoại khớp, có khả năng phải tiến hành phẫu thuật thay khớp.

Khi bị viêm khớp nhiễm khuẩn, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhói và khó khăn khi cử động các khớp bị ảnh hưởng. Một số dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm này là:

  • Sốt
  • Cảm thấy đau nhói tại khớp bị viêm, nhất là khi cử động khớp
  • Các khớp bị viêm sẽ sưng và đỏ
  • Xuất hiện tình trạng ấm, nóng tại vị trí khớp bị viêm

Các triệu chứng bổ sung của trẻ em khi bị viêm nhiễm khớp nhiễm trùng gồm:

  • Chán ăn, bỏ ăn
  • Thể trạng bất ổn
  • Tim đập nhanh
  • Luôn cảm thấy khó chịu, quấy khóc

Những khớp thường bị viêm và nhiễm khuẩn theo từng đối tượng: (2)

  • Người trưởng thành: Các khớp tay và chân, nhất là đầu gối dễ bị ảnh hưởng.
  • Trẻ em: Phần lớn khớp hông có khả năng bị ảnh hưởng.
  • Một số trường hợp hiếm: Một số người có thể xuất hiện tình trạng khớp nhiễm khuẩn ở cổ, lưng và đầu.

Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm nhiễm ở khớp là vi khuẩn, virus hay nấm. Vi khuẩn staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn) là thủ phạm gây bệnh hàng đầu. Vi khuẩn này có thể sống trên làn da khỏe mạnh bình thường. (3)

Viêm khớp nhiễm khuẩn có khả năng xảy ra sau khi cơ thể bị một nhiễm khuẩn nào đó như nhiễm trùng da hay nhiễm trùng đường tiểu, lây lan qua máu đến khớp. Một số nguyên nhân gây bệnh ít phổ biến hơn là vết thương xuyên khớp, sau tiêm thuốc hay sau phẫu thuật vào khớp hoặc gần khớp.

Sức đề kháng của màng hoạt dịch khớp tương đối yếu, không thể ngăn ngừa nguy cơ tấn công của các tác nhân gây bệnh. Phản ứng của cơ thể khi chịu sự tấn công của các tác nhân (phản ứng viêm) có khả năng làm tăng áp lực trong ổ khớp, giảm lưu lượng máu đến khớp, từ đó khiến tình trạng tổn thương trở nên trầm trọng.

Một số nguyên nhân phổ biến của bệnh là do sự thay đổi bất thường ở khớp như:

  • Chấn thương khớp
  • Các dạng viêm khớp khác
  • Suy giảm hệ miễn dịch do những bệnh khác gây ra như tiểu đường, bệnh thận hay ung thư và những loại thuốc đặc trị những bệnh này
  • Đã từng cấy ghép khớp nhân tạo

Một số yếu tố nguy cơ của viêm khớp nhiễm trùng gồm:

  • Vấn đề sẵn có tại khớp: Những tình trạng và bệnh lý liên quan đến khớp (viêm xương khớp, gút, viêm khớp dạng thấp, lupus, khớp nhân tạo, chấn thương khớp, phẫu thuật vào khớp…) có thể gia tăng nguy cơ khiến khớp bị viêm.
  • Dùng thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp: Người mắc viêm khớp dạng thấp sẽ đối mặt với nguy cơ bị viêm khớp nhiễm khuẩn. Vì những loại thuốc điều trị căn bệnh này có thể gây ức chế hoạt động của hệ miễn dịch, làm cho hiện tượng nhiễm khuẩn dễ xảy ra.
  • Da không khỏe mạnh: Làm da yếu, thiếu sức sống sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Những bệnh da liễu như bệnh vẩy nến, bệnh chàm… khiến nguy cơ nhiễm trùng khớp gia tăng.
  • Hệ miễn dịch yếu: Những người có hệ miễn dịch suy yếu có nguy cơ bị viêm khớp nhiễm trùng cao hơn. Trong đó, các bệnh nhân tiểu đường, mắc bệnh lý về gan và thận, đang sử dụng thuốc ức chế hệ miễn dịch để điều trị bệnh thuộc nhóm nguy cơ cao.
  • Chấn thương khớp: Vết cắn động vật, vết thương xuyên khớp hay vết cắt qua khớp là những nguy cơ cao khiến bạn bị viêm khớp nhiễm trùng.

Để chẩn đoán viêm khớp nhiễm trùng, bệnh nhân có thể được chỉ định làm những xét nghiệm gồm: (4)

  • Xét nghiệm dịch khớp: Tình trạng nhiễm khuẩn có khả năng dẫn đến sự thay đổi khớp về màu sắc, sự thuần nhất, thể tích và các thành phần. Dịch khớp được chọc hút từ khớp viêm rồi mang đi xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ xác định khớp có nhiễm khuẩn hay không, nhiễm loại vi khuẩn nào, từ đó định hướng quá trình điều trị phù hợp.
  • Xét nghiệm máu: Kết quả từ xét nghiệm này có thể xác định những dấu hiệu của nhiễm khuẩn.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang cùng những kỹ thuật chẩn đoán hình khác đối với khớp bị viêm sẽ hỗ trợ đánh giá tình trạng bệnh chuẩn xác.

Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng viêm nhiễm khớp có thể làm người bệnh bị thoái hóa khớp, tổn thương khớp vĩnh viễn. Một số biến chứng của bệnh bao gồm:

  • Viêm xương khớp
  • Biến dạng khớp
  • Khi tình trạng viêm nhiễm trầm trọng, các khớp có thể phải được phẫu thuật tái tạo

Viêm khớp nhiễm khuẩn thường được chẩn đoán và điều trị sớm bằng kháng sinh. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm để chọn một loại kháng sinh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm khớp.

Người bệnh sẽ được tiêm kháng sinh vào tĩnh mạch để đảm bảo khớp bị viêm đã nhanh chóng nhận được thuốc tiêu diệt vi khuẩn, sau đó sử dụng kháng sinh bằng đường uống. Đa số triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm trong khoảng 48 giờ kể từ lần điều trị kháng sinh đầu tiên. Quá trình điều trị thường kéo dài trong 2 – 6 tuần.

Phản ứng phụ của thuốc kháng sinh có thể là buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Vì thế, bệnh nhân cần trao đổi trước với bác sĩ về các tác dụng phụ không mong muốn từ thuốc điều trị.

Bác sĩ có thể phải tháo dịch khớp khỏi khớp bị nhiễm trùng nếu tình trạng viêm nhiễm tái tiết dịch quá nhanh. Thoát dịch bị nhiễm từ khớp là để loại bỏ vi khuẩn tại khớp, giảm áp lực lên khớp và cung cấp cho bác sĩ mẫu thử để kiểm tra vi khuẩn cùng những sinh vật khác. Phương pháp phổ biến của loại bỏ dịch khớp là thông qua nội soi khớp.

Chọc hút dịch khớp viêm có thể thực hiện bằng kim hút arthrocentesis. Phương pháp điều trị này có thể được lặp đi lặp lại mỗi ngày cho đến khi không còn vi khuẩn trong dịch khớp. Nếu tình trạng viêm khớp nhiễm trùng tại khớp hông, bệnh nhân có thể cần đến phẫu thuật mở để thoát dịch. Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể thực hiện thêm nhiều lần nhằm đảm bảo loại bỏ 100% vi khuẩn ra khỏi dịch khớp.

Khi đã kiểm soát được tình trạng nhiễm trùng, bệnh nhân có thể được khuyến khích cử động nhẹ nhàng để duy trì chức năng khớp. Chuyển động nhẹ sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng cứng khớp và yếu cơ. Ngoài ra, chuyển động còn hỗ trợ lưu thông máu, giúp quá trình phục hồi tiến triển nhanh hơn.

Viêm khớp nhiễm trùng có thể được điều trị dứt điểm khi người bệnh chủ động thăm khám sớm. Phần lớn người bệnh sẽ nhận thấy các triệu chứng bệnh dần thuyên giảm trong khoảng 48 giờ sau khi bắt đầu điều trị. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, viêm khớp nhiễm trùng có thể khiến khớp bị tổn thương vĩnh viễn. Vì thế, ngay khi cảm thấy bị đau và sưng khớp, bệnh nhân cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và nhanh chóng điều trị.

Không có biện pháp phòng ngừa tất cả nguy cơ gây viêm khớp nhiễm khuẩn. Thực hiện vô trùng tuyệt đối khi tiến hành các thủ thuật, phẫu thuật khớp là cách phòng ngừa hữu hiệu nhất. Ngoài ra, bạn cũng cần điều trị dứt điểm những dạng nhiễm khuẩn khác trên cơ thể như tại da, phần mềm và xương.

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến, PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa, TS.BS Tăng Hà Nam Anh, ThS.BS Trần Anh Vũ, TS.BS Đỗ Tiến Dũng, TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ tiên tiến hàng đầu thế giới

Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và phẫu thuật điều trị thành công các bệnh lý về cơ xương khớp…

BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.

Để đặt lịch khám và điều trị viêm khớp với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Viêm khớp nhiễm khuẩn khi được điều trị kịp thời sẽ giúp bảo tồn nguyên vẹn chức năng hoạt động của khớp, ngăn ngừa tình trạng phá hủy khớp vĩnh viễn. Một trong những yếu tố quan trọng giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả cao là khẩn trương chăm sóc, dẫn lưu và dùng kháng sinh phù hợp để nhanh chóng tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh.

Video liên quan

Chủ đề