Vốn pháp định của ngân hàng là gì

Vốn pháp định là gì? Đặc điểm của vốn pháp định? Những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định? Ý nghĩa của vốn pháp định? Các quy định của pháp luật doanh nghiệp mới nhất về vốn pháp định? Vốn pháp định khác gì so với vốn điều lệ?

Thành lập doanh nghiệp là bước đầu tiên và rất quan trọng trước khi tiến hành công việc kinh doanh. Theo đó, vốn điều lệ và vốn pháp định là hai yếu tố không thể thiếu của doanh nghiệp. Trong khi thành lập doanh nghiệp, vẫn còn rất nhiều người thắc mắc về vốn pháp định là gì? Vốn pháp định khác với vốn điều lệ của doanh nghiệp như thế nào?

Luật sư tư vấn các quy định về vốn pháp đinh, vốn điều lệ: 1900.6568

1. Vốn pháp định là gì?

Luật doanh nghiệp 2014 đã bỏ quy định về vốn pháp định so với luật doanh nghiệp 2005. Hiện nay, vốn pháp định được quy định, hướng dẫn tại các văn bản dưới luật đối với từng ngành nghề cụ thể.

Vốn pháp địnhlà mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập một doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định, tùy ngành, nghề kinh doanhkhác nhau mà có quy định về số vốn pháp định không giống nhau.

Trước đây, Luật doanh nghiệp 2005quy định về vốn pháp định.Tuy nhiên đến nayLuật doanh nghiệp 2014đã bỏ việc xác định vốn pháp định với mục đích hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm theo quy định tạiHiến pháp 2013. Nhưng, đối với từng ngành nghề cụ thể vẫn quy định rõ về vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp.

2. Đặc điểm của vốn pháp định

Vốn pháp định có những đặc điểm như sau:

Vốn pháp định ở Việt Nam được xác định theo từng ngành, nghề kinh doanh cụ thể;

Việc quy định mức vốn vốn pháp định cụ thể ở Việt Nam chủ yếu được xác định thông qua các văn bản dưới luật do cơ quan hành pháp ban hành;

Trong khi hầu hết các nước trên thế giới đang có xu hướng giảm bớt vai trò và ảnh hưởng của vốn pháp định đối với doanh nghiệp thì ở Việt Nam vốn pháp định lại đang có chiều hướng gia tăng trở lại trong nhiều ngành nghề.

Xem thêm: Về sự khác nhau giữa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu

Trong suốt quá trình kinh doanh, vốn sở hữu của doanh nghiệp không được thấp hơn số vốn pháp định;

Hiện nay có quy định một số ngành nghề phải có vốn pháp định như: kinh doanh ngân hàng, bảo lãnh chứng khoán, bảo hiểm, dịch vụ bảo vệ, kinh doanh bất động sản, dịch vụ đòi nợ thuê, Các quy định này thể hiện trong pháp luật chuyên ngành. Đối với việc thành lập doanh nghiệpkinh doanh những ngành nghề này thì trong hồ sơ đăng ký kinh doanhphải có văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với kinh doanh ngành nghề đó.

Thực tế, khi đăng ký thành lập doanh nghiệp rất nhiều người còn mơ hồ về khái niệm vốn điều lệ và vốn pháp định.Theo đó, Luật doanh nghiệp 2014quy định:Vốn điều lệlà tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lậpcông ty trách nhiệm hữu hạn,công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.

3. Những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định

Hiện nay, pháp luật quy định một số ngành nghề kinh doanh phải đáp ứng yêu cầu về vốn pháp định. Mỗi ngành nghề có một mức vốn pháp định khác nhau. Do đó, cá nhân, tổ chức có nhu cầu thành lập doanh nghiệp cần lưu ý một số ngành nghề yêu cầu vốn pháp định sau:

Kinh doanh bất động sản: 20 tỷ đồng

Tổ chức tín dụng:

Ngân hàng thương mại: 3.000 tỷ đồng

Ngân hàng chính sách: 5.000 tỷ đồng

Xem thêm: Tiền pháp định là gì? Ưu và nhược điểm của tiền pháp định

Ngân hàng hợp tác xã: 3.000 tỷ đồng

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu USD

Công ty tài chính: 500 tỷ đồng

Kinh doanh dịch vụ đòi nợ: 2 tỷ đồng

Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng đông lạnh: 10 tỷ đồng

Kinh doanh dịch vụ lữ hành: từ 100 500 triệu đồng

Cho thuê lại lao động: 2 tỷ đồng

Bán hàng đa cấp: 300 triệu đồng

Xem thêm: Điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục

Thành lập trường đại học tư thục: 500 tỷ đồng

Kinh doanh sản xuất phim: 200 triệu đồng

Kinh doanh môi giới bảo hiểm: 8 tỷ đồng

Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng

4. Ý nghĩa của vốn pháp định

Việc pháp luật quy định vốn pháp định trong một số ngành nghề, lĩnh vực nhất định không phải là một quy định xâm phạm quyền tự do kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm của các chủ thể kinh doanh, mà mục đích, ý nghĩa của pháp luật khi quy định về vốn pháp định là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người tiêu dùng, khách hàng và các đối tác hoạt động trong lĩnh vực đó.

Có thể nói, những ngành mà pháp luật đặt ra quy định về vốn pháp định là những ngành nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của đất nước và có sức ảnh hưởng lớn đến đời sống hàng ngày của người dân như là kinh doanh bảo hiểm, ngân hàng, kinh doanh bất động sản,..

Việc quy định vốn pháp định là một trong những biện pháp để các doanh nghiệp chứng minh cho cơ quan nhà nước thấy được rằng mình đủ tiềm lực về kinh tế để kinh doanh trong lĩnh vực này, đủ tiềm lực để có thể đảm bảo an toàn, quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng khi tham gia giao dịch với doanh nghiệp mình.

Bên cạnh đó, cơ quan xác nhận mức vốn pháp định phải luôn giám sát số vốn sở hữu của Doanh nghiệp để cảnh báo cho người tiêu dùng và chủ nợ khi vốn chủ sở hữu của Doanh nghiệp có nguy cơ bị giảm sút dưới mức vốn pháp định và kịp thời có biện pháp quản lý cần thiết khi số vốn chủ sở hữu của Doanh nghiệp giảm dưới mức vốn pháp định cũng như người tiêu dùng, chủ nợ, đối tác cân nhắc khi thực hiện giao dịch với các doanh nghiệp trên để đảm bảo an toàn nguồn tiền, tài sản của chính mình.

Xem thêm: Vốn điều lệ, vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm

5. Vốn pháp định khác gì so với vốn điều lệ?

Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khithành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.

Đối với vốn pháp định loại vốn này không được quy định trong Luật doanh nghiệp 2014 và chỉ được ghi nhận trongvăn bản pháp luậtcũ đã hết hiệu lực là Luật doanh nghiệp 2005, qua đó có thể hiểu.

Đặc điểm vốn điều lệ

Doanh nghiệp nào cũng cần có vốn điều lệ, căn cứ xác định vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khithành lập công tytrách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.

Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa khi thành lập công ty. Tuy nhiên, nếu đăng ký vốn điều lệ quá thấp thì sẽ không thể hiện được tiềm lực tài chính của công ty, nhưng nếu đăng ký vốn điều lệ quá cao so với số vốn thực có sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện sổ sách kế toán, thực hiện nghĩa vụ tài chính. Do đó, doanh nghiệp nên lựa chọn mức vốn điều lệ phù hợp với quy mô kinh doanh, phù hợp với các chi phí để đầu tư máy móc, trang thiết bị, thuê mặt bằng, nhân công, mua nguyên vật liệu đầu vào đểđăng ký kinh doanh.

Tài sản góp vốncó thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam và các quyền sở hữu trí tuệ.

Điểm giống nhau giữa vốn pháp định và vốn điều lệ

Vốn điều lệ và vốn pháp định đều là tài sản của doanh nghiệp do thành viên và cổ đông công ty đóng góp.

Dựa vào số vốn của doanh nghiệp xác định tính chịu trách nhiệm, mức thuế, tiêu chí xác định quy mô doanh nghiệp ( doanh nghiệp vừa hoặc nhỏ).

Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định

Từ hai khái niệm vốn Điều lệ và Vốn pháp định trên, bạn có thể hiểu, vốn Điều lệ khi thành lập doanh nghiệp thì các thành viên, cổ đông cam kết góp trong thời gian nhất định để kinh doanh, nhưng nếu mà công ty dự định thành lập có những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định, thì đầu tiên vốn góp vào công ty của các thành viên, cổ đông sáng lập tôi thiểu phải bằng vốn quy định của pháp luật về kinh doanh ngành, nghề có điều kiện đó.

Vốn góp đó phải được xác nhận bằng văn bản của các tổ chức tin dụng, ngân hàng nếu góp bằng tiền mặt, nếu vốn góp bằng giá trị quyền sử dung đất, sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật. thì các thành viên lập biên bản thỏa thuận hoặc thuê các cơ quan có chức năng định giá độc lập.

Ví dụ: Nếu công ty bạn thành lập có ngành, nghề Kinh doanh Bất động sản, thì trước tiên vốn Điều lệ cam kết góp vào công ty của các thành viên, cổ đông phải là 6 tỷ đồng, và vốn góp 6 tỷ này phải có văn bản của tổ chức tín dụng, ngân hàng xác nhận là đã có vốn này trong tài khoản.

Thời hạn góp vốn

Luật Doanh nghiệp 2014 có rất nhiều điểm mới liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp so với Luật Doanh nghiệp 2005 trước đây. Một trong các điểm mới cơ bản của Luật Doanh nghiệp 2014 là quy định về thời hạn góp vốn điều lệ. Nếu như trước đây Luật Doanh nghiệp 2005 quy định Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần đều phải thực hiện góp vốn khác nhau: Công ty TNHH được quyền góp vốn trong vòng ba mươi sáu tháng kể từ ngày đượccấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, với Công ty cổ phần thù phải góp đủ vốn trong vòng 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Thay vì quy định thời gian góp vốn là khác nhau cho từng loại hình công ty như trước đây Luật doanh nghiệp đã quy định quy định thống nhất thời hạn thanh toán đủ phần vốn góp của tất cả các loại hình công ty đều là 90 ngày kể từ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cụ thể là các quy định như sau:

Đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên được quy định tại khoản 2 Điều 48: Thực hiện góp vốnthành lập công tyvàcấp giấy chứng nhận phần vốn góp: Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng kýthành lập doanh nghiệptrong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

Đối với Công ty TNHH một thành viên được quy định tại khoản 2 Điều 74: Thực hiện góp vốn thành lập công ty:Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Đối với Công ty cổ phần được quy định tại khoản 1 Điều 112: Thanh toán cổ phần đã đăng ký mua khi đăng ký doanh nghiệp:Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần các cổ đông đã đăng ký mua.

Quy định này giúp xóa đi cách biệt giữa các loại hình doanh nghiệp, tạo ra sự bình đẳng trong hoạt động kinh doanh.

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương

Chức vụ: Giám đốc điều hành

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 09 năm

Tổng số bài viết: 8.898 bài viết

Gọi luật sư ngay
Tư vấn luật qua Email
Báo giá trọn gói vụ việc
Đặt lịch hẹn luật sư
Đặt câu hỏi tại đây

Video liên quan

Chủ đề