Vpop la gi

V-pop là một thể loại của Âm nhạc Việt Nam trong công cuộc hiện đại hóa Âm nhạc Việt Nam, với ngôn ngữ tiếng Việt mà người Việt quen gọi là "nhạc trẻ".

Tên gọi

V-Pop đã trải qua nhiều tên gọi khác nhau như trong khoảng thập niên 60-70 thế kỷ trước, khi nhạc trẻ chưa lan rộng ra khắp cả nước, V-Pop đã từng có tên gọi là "Nhạc trẻ Sài Gòn" hay "Kích động nhạc" (theo cách gọi của người dân với những bản nhạc sôi động thời bấy giờ) vì nhạc pop chủ yếu tập trung phát triển ở Sài Gòn. Sau 1975, tên gọi "nhạc trẻ" vẫn được tiếp tục sử dụng, tuy nhiên tên gọi đó chỉ là một thuật ngữ sử dụng trong các bản nhạc đỏ, dân ca sôi động, vui tuơi còn các thể loại nhạc trẻ khác đều bị cấm do hoàn cảnh đây nước thời đó. Từ thập niên 90, khi cả nước đang mở cửa hội nhập với thế giới, cụm từ "Nhạc nhẹ" dần xuất hiện và sau đó là "Nhạc trẻ Việt Nam" xuất hiện vào đầu những năm 2000 cho đến khi tên gọi V-Pop (tên đầy đủ là Vietnamese Pop) được nhắc đến vào đầu năm 2005 cho đến nay theo xu hướng nước ta đang hội nhập sâu rộng, đặc biệt là làn sóng Hallyu với tên gọi K-Pop du nhập vào Việt Nam đã làm cho tên gọi này theo xu hướng Quốc tế hoá tên gọi hơn là theo cách gọi cũ.

Lịch sử

Thời kỳ đầu

Một trong những nền móng hình thành nên V-Pop cũng có điều kiện phát triển, sự du nhập mạnh mẽ của Văn Hóa Tự Do Mĩ theo chiều hướng Chủ nghĩa tư bản tạo nên đỉnh cao trong phong trào Tân nhạc Việt Nam vào những năm 60 cộng thêm một số ca sĩ, ban nhạc Mỹ, thần tượng trong giới trẻ Sài Gòn, tại thủ đô Sài Gòn (Việt Nam Cộng Hòa), nơi khai sinh ra làn sóng nhạc trẻ tại trong nước mà dân chúng thường gọi là "Nhạc trẻ Sài Gòn"

Đỉnh cao của "Nhạc trẻ Sài Gòn" luôn đạt được nhũng thành tựu to lớn về nghệ thuật,[cần dẫn nguồn] bao gồm những ca sĩ có tên tuổi như ban nhạc Phượng Hoàng, Elvis Phương, Trường Kỳ, Nam Lộc, Tùng Giang, Thanh Lan, Carol Kim, hay nhạc trẻ bình dân, còn gọi là "kích động nhạc" của Mai Lệ Huyền, Hùng Cường,... cùng với sự tuyệt đỉnh của Pop & Rock, Ballad bằng 3 ngôn ngữ chính Tiếng Việt, Tiếng Pháp và Tiếng Anh.

Trong khi chiến tranh Việt Nam leo thang đến đỉnh điểm với sự khủng hoảng kinh tế, đặc biệt hơn là sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 khi Sài Gòn thất thủ và lượng người Việt di tản qua các nước tư bản khác để tránh chính quyền cộng sản đã làm cho nhạc trẻ tự do ngưng hoạt động tại trong nước, chỉ tiếp tục hoạt động tại hải ngoại để phục vụ cộng đồng người Việt tị nạn tại đó.

Thời kỳ hậu Chiến tranh

Sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam và thống nhất đất nước (1976), cùng với sự bao vây cấm vận của Mỹ, những ca khúc nhạc trẻ, nhạc vàng hay các loại nhạc không có cơ sở khác đều bị cấm hoạt động, vì mang tính chất ủy mị, làm mất tinh thần yêu nước, trật tự của chế độ.[cần dẫn nguồn] Ngược lại với những ca khúc truyền thống cách mạng (nhạc đỏ) hoặc dân ca thì đây là điều kiện tốt và được nhà nước nâng đỡ[cần dẫn nguồn] để những nghệ sĩ cống hiến thật sự cho đất nước nói chung và bản thân mình nói riêng.

Đầu năm 80, sau thời kỳ đổi mới, nhạc trẻ dần khôi phục trở lại, các bản nhạc thời bấy giờ chủ yếu là bản nhạc trữ tình của Trịnh Công Sơn hay tình yêu người lính đã từng kháng chiến và dần bị lãng quên vào đầu những năm 90.[cần dẫn nguồn]

Sau khi Sài Gòn thất thủ, nhiều nghệ sĩ phải bỏ nước sang Mỹ vì thiếu tự do trong nước sau năm 1975, các ca khúc hát vào thời trong nước đều được biểu diễn lại nhưng không còn phổ biến rộng rãi nữa mà chỉ mang lại những kỷ niệm lưu luyến cho Người Việt ở hải ngoại.

Vào đầu năm 80, một số công ty thu âm chuyên phục vụ người Việt tại hải ngoại để có cơ hội các nghệ sĩ hải ngoại được biểu diễn như Trung tâm Thúy Nga, Vân Sơn Entertainment, Asia Entertainment,... với Show Paris By Night, Vân Sơn Show, Asia,...

Đầu thập niên 90, mở cửa thị trường

Thanh Lam (trên) và Mỹ Linh (dưới) là hai ca sĩ nổi bật trong Liên hoan Các ban nhạc nhẹ toàn quốc năm 1993 và đồng thời cũng là hai ca sĩ thành công trong những năm đầu của V-Pop.

Năm 1993, Liên hoan Các ban nhạc nhẹ toàn quốc được tổ chức tại Đà Nẵng với thành phần ban giám khảo là các nhạc sĩ tên tuổi bao gồm nhạc sĩ Thanh Tùng, nhạc sĩ Dương Thụ, nhạc sĩ Nguyễn Cường cùng những nhạc sĩ khác. Ban nhạc Phương Đông, bao gồm ca sĩ Thanh Lam, nhạc sĩ Quốc Trung (keyboard, hòa âm—phối khí chính cho ban nhạc), cùng "'bộ sậu' anh tài của nhạc nhẹ Hà Nội" lúc bấy giờ là Ngọc Quân (trống), Vũ Hà (bass), Lương Bình (guitar chính) và Trần Mạnh Tuấn (saxophone). Ban nhạc đã thắng giải nhất tại cuộc thi, cùng hạng hai thuộc về Hoa Sữa, ban nhạc của nhạc sĩ Vũ Quang Trung, giúp giọng ca 17 tuổi Mỹ Linh khi ấy giành giải "Ca sĩ trẻ gây ấn tượng." Hạng ba của liên hoan đã thuộc về nhóm nhạc rock Đen Trắng của cặp đôi Ngọc Lễ và Phương Thảo.[1]

1997: Bùng nổ với thời kỳ Làn Sóng Xanh

Khi Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa vào năm 90 và bình thường hóa ngoại giao với Hoa Kỳ vào năm 1996, V-Pop đã hoạt động trở lại bình thường, nhưng sau một thời gian vắng bóng thì ngành công nghiệp âm nhạc bị suy sụp và giải thể, thị trường âm nhạc trở về lạc hậu, quay về từ con số 0, cho đến năm 1997, giải thưởng Làn Sóng Xanh đã mở màn cho sự phát triển của nhạc trẻ, đầu tiên ca sĩ Lam Trường với "Tình Thôi Xót Xa" đã tạo nên cơn sốt nhạc trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh tạo dấu ấn khởi đầu, mở cửa mạnh mẽ cho dòng nhạc thị trường trong thời kỳ phát triển Tân nhạc Việt Nam.

Đầu thế kỷ 21, hàng loạt ca sĩ có tên tuổi như Hồng Nhung, Thu Phương, Hồ Quỳnh Hương, Mỹ Tâm, Mỹ Linh, Thanh Lam, Phương Thanh, Đan Trường, Thanh Thảo, Tam ca Áo Trắng... đều tạo ra những bản hit mang nhạc nhẹ hay sôi động, trẻ trung. Đang trong thời kỳ và hội nhập, một số nghệ sĩ nước ngoài cũng hợp tác với thị trường Việt Nam để giúp đỡ phát triển mạnh mẽ vào làng V-Pop, ở trong nước các ca sĩ hiện đại, mới nổi như Bảo Thy, Đông Nhi, Noo Phước Thịnh, Quang Vinh, Băng Di, Đại Nhân,... đều có những bản hit mới mẻ hơn, thậm chí còn vừa sáng tác vừa biểu diễn, mang giai điệu R&B mạnh mẽ ra khắp cả nước.

Đặc biệt hơn, chương trình ca nhạc mang tên Liên hoan bài hát châu Á (Asia Song Festival) được tổ chức tại Hàn Quốc tạo nên sự hội nhập, trao đổi kinh nghiệm giữa nhiều nước tham gia và đã có các ca sĩ tham gia chương trình náy, điển hình Mỹ Tâm (2003 & 2004), Mỹ Linh (2005), Hồ Quỳnh Hương (2006 & 2008), Lam Trường (2007) và Hồ Ngọc Hà (2009).

Cho đến năm 1995 khi Việt Nam trở lại quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ thì ngày càng nhiều nghệ sĩ trẻ xuất hiện với nền âm nhạc hiện đại thay đổi đáng kể, ví dụ như ca sĩ Trish Thùy Trang, Nguyễn Hưng, Bằng Kiều, Nguyễn Thắng, Andy Quách, Dương Triệu Vũ, Don Hồ,... mặc dù việc hoạt động tại hải ngoại không có gì thay đổi.

V-pop ngày nay

V-pop ngày nay ảnh hưởng nền âm nhạc K-pop, Âu, Mĩ,... tạo nên những mảng màu sắc mới trong âm nhạc Việt Nam. Các cuộc thi âm nhạc Việt Nam bùng nổ một cách mạnh mẽ tạo nên làn sóng phát triển nền âm nhạc Việt như Việt Nam Idol, The Voice, Ngôi sao Việt, Học viện ngôi sao,... đã tìm ra những tài năng kể đến Uyên Linh, Hương Tràm, Văn Mai Hương, Trúc Nhân, Trung Quân, Phạm Hồng Phước...

Năm 2012, ca sĩ Mỹ Tâm lập kỷ lục trên You Tube với ca khúc "Chuyện như chưa bắt đầu" nhưng do sơ suất kĩ thuật, trang You Tube của cô đã bị xóa và cô bắt đầu tài khoản You Tube mới. Ca sĩ Mỹ Tâm cũng là niềm tự hào của V-pop khi cô luôn được nhắc đến trong và ngoài nước, nhiều tạp chí,truyền hình quảng bá các sản phẩm âm nhạc của cô trên thế giới và Mỹ Tâm cũng là ca sĩ Việt Nam nhận được giải thưởng quốc tế nhiều nhất...[2], ca sĩ Đông Nhi nổi tiếng với ca khúc mang tên "Sau mỗi giấc mơ" với bối cảnh MV dưới nước làm mưa làm gió các bảng xếp hạng âm nhạc trong nước, MV vẽ 3D đầu tiên ở Việt Nam - Tìm về(Đông Nhi)[3]..., Vy Oanh với các sản phẩm gây được tiếng vang như Fly, Đồng xanh[4],365Daband với Get on the floor nổi tiếng trong nước và ở Thái Lan[5]-không chỉ dừng lại ở đó 365Daband cũng được chú ý ở nước ngoài[6].Năm 2013, Đông Nhi ra mắt MV I wanna dance làm những người hâm mộ hứng thú với hình ảnh nóng bỏng của mình, Hồ Ngọc Hà cho ra mắt "Hãy thứ tha cho em ", cô cũng quảng bá hình ảnh của mình ở đài truyền hình Trung Quốc[7].Năm 2014,mv Bad boy của Đông Nhi lọt vào bảng xếp hạng yuku youtube của Trung Quốc[8], Hồ Quỳnh Hương được tôn vinh ở Mnet Asian Music Award,Mỹ Tâm trở thành huyền thoại âm nhạc châu Á[9]...

Nhiều ca sĩ Việt Nam được tôn vinh trong các giải thưởng thế giới như Mỹ Tâm, Thu Minh, Hồ Quỳnh Hương...

Nếu như nói đến nữ ca sĩ nữ V-pop người ta nghĩ ngay đến Mỹ Tâm, Đông Nhi, Hồ Ngọc Hà,... thì với các ca sĩ nam không thể không nói đến Đan Trường, Tuấn Hưng, Noo Phước Thịnh, Sơn Tùng M-TP...Cái tên mà người hâm mộ quan tâm nữa đó là Thanh Bùi - ca sĩ người Úc gốc Việt tạo nên làn sóng ở Việt Nam và trên thế giới với các ca khúc như Where did we go wrong, Và tôi đã yêu, Lặng thầm một tình yêu...Thanh Bùi cũng là một nhạc sĩ nổi tiếng ở Việt Nam và ở trên thế giới, các ca khúc của anh ấy được yêu thích ở Úc, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore... phải kể đến Danger (BTS), Picture of you (DBSK), Something 'about you (2AM), Hello (KAT-TUN)...[10]

Hiện nay, các thế hệ ca sĩ trẻ đang dần làm thay đổi bộ mặt V-pop như Sơn Tùng M-TP, Khởi My, Chi Dân, Bích Phương, Hồ Quang Hiếu... với các MV hút hàng triệu lượt xem trên youtube.[11]

V-pop tại nước ngoài

Các chương trình hải ngoại

Phát hành album

Cuối năm 2005, ca sĩ Mỹ Tâm đã phát hành album Vút bay Giữa tháng 9 năm 2007, Mỹ Linh đã phát hành lại ba album cũ của mình bao gồm Made in Vietnam (2003), Chat với Mozart (2005) và Để tình yêu hát (2006) với sự giúp đỡ từ hãng đĩa Pony Canyon tại Nhật Bản. Made in Vietnam sau đó đã được đài phát thanh Radio-I tại thành phố Nagoya, Aichi bầu chọn là album hay nhất của tháng.

Cuối năm 2006, Mỹ Tâm đã thực hiện album thứ năm của mình mang tên Vút bay tại Hàn Quốc và phát hành album của mình tại đây và Việt Nam, theo đề nghị của công ty Nurimaru Pictures.

Tranh cãi

Trên thế giới các nền âm nhạc cũng đang vật lộn với tình trạng đạo nhạc với V-pop cũng không ngoại lệ. Một số ca khúc của Việt Nam thường lấy nhạc ngoại và làm lời Việt, Vấn đề tác quyền ở Việt Nam có nhiều tranh cãi...

Nghệ sĩ Việt Nam, họ phải gặp rất nhiều rắc rối và một số thất bại của mình như điển hình là ca sĩ Mỹ Linh, cô sang thị trường Nhật Bản để phát hành Album của mình nhưng cô không bán được đĩa nào và phải ngừng hợp tác để trở về Việt Nam, sau đó Mỹ Tâm cô nàng được xem là "Họa Mi Tóc Nâu" hay "Nữ hoàng V-Pop" đã có chiến dịch tấn công sang thị trường Hàn Quốc để cho ra một loạt Single tiếng Hàn như Hãy đến với em, Ngày hôm nay, Dường như ta đã,... nhưng không mang lại sự thành công và chinh phục tại xứ sở kim chi mặc dù đã có sự giúp đỡ từ ông bầu Bi-Rain, tiếp đến chàng ca sĩ Nam Cường, khi anh phát hành album "It's me - Chính Là Anh" và phát hành tại Vương quốc Anh nhưng lại không mang mấy thành công, xem ra thị trường Việt Nam khó vượt qua biên giới và khó được ưa chuộng tại nước ngoài mặc dù họ rất cố gắng về kỹ năng của mình.[12]

Rất nhiều ca sĩ đã làm ảnh hưởng không ít đối với những ca sĩ chân chính, nghiêm túc trong nghệ thuật. Họ là những người không có khả năng ca hát tự phong danh hiệu, bắt chước các ca sĩ quốc tế để được nổi tiếng, lăng xê quá mức...

Bài Viết Liên Quan

Chủ đề