Xuất nhập khẩu và logistics khác nhau như thế nào

Trong một vài năm gần đây, xuất nhập khẩu và logistics đang có sự phát triển vượt bậc không ngừng. Số lượng người theo đuổi ngành này vì thế cũng tăng lên đột biến. Nhưng liệu rằng có phải ai trong số đó cũng phân biệt được đâu là xuất nhập khẩu. Đâu là Logistics? Bài viết dưới đây của Hà Thành sẽ giúp các bạn có cái nhìn cụ thể về sự khác nhau giữa hai lĩnh vực này.

Khái niệm về Xuất nhập khẩu

Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam. Được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài. Hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam. Được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

Khái niệm về Logistics

Có nhiều định nghĩa khác nhau về Logistics. Ngay giai đoạn đầu mới xuất hiện, người ta đưa ra khái niệm: “Logistics là hoạt động quản lý quá trình vận chuyển và lưu kho của nguyên vật liệu đi vào xí nghiệp; hàng hóa, bán thành phẩm trong quá trình sản xuất; sản phẩm cuối cùng đi ra khỏi xí nghiệp”.

Khi logistics phát triển, định nghĩa được coi là đầy đủ và được sử dụng rộng rãi nhất là định nghĩa của Hội đồng quản lý Logistics của Hoa Kỳ: “Logistics là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển. Dự trữ hàng hóa, dịch vụ và những thông tin liên quan từ điểm xuất phát đầu tiên đến nơi tiêu thụ cuối cùng. Sao cho hiệu quả và phù hợp với yêu cầu của khách hàng.”

Với định nghĩa như vậy, Logistics có thể coi là một công cụ liên kết các hoạt động kinh tế quốc tế như cung cấp, sản xuất, phân phối và lưu thông, mở rộng thị trường. Ngoài ra, nó còn giúp hỗ trợ dòng luân chuyển các giao dịch kinh tế. Giúp cho nền kinh tế phát triển nhịp nhàng và đồng bộ.

Phân biệt Logistics và Xuất nhập khẩu

Nhiều người cho rằng, Logistics được sinh ra nhằm phục vụ xuất nhập khẩu. Điều này chưa hoàn toàn đúng. Logistics là một ngành nghề mang nhiều sứ mệnh khác ngoài việc phục vụ ngành xuất nhập khẩu. Đó là hoạt động vận chuyển – ngành nghề riêng biệt của Xuất nhập khẩu.

Xuất nhập khẩu và logistics khác nhau như thế nào

Logistics và Xuất nhập khẩu là hai ngành nghề có mối liên quan mật thiết và bổ trợ cho nhau. Có thể nói đây là hai hoạt động không thể tách rời. Nhắc đến xuất nhập khẩu là chúng ta nhắc đến việc mua bán hàng hoá trong nước và quốc tế. Còn Logistics chịu trách nhiệm nhiều hoạt động khác để bổ trợ cho việc mua bán hàng hoá. Để có thể xuất – nhập hàng hoá, công ty xuất nhập khẩu bắt buộc phải có bộ phận Logistics. Hoặc thuê công ty Logistics để làm các thủ tục như hải quan, kho bãi, thanh toán quốc tế,…

Ngành xuất nhập khẩu – Logistics: Cặp đôi không thể tách rời

Xuất nhập khẩu và Logistics là hai khái niệm có liên quan mật thiết với nhau và không thể tách rời. Nếu như mục đích của Xuất nhập khẩu là đưa hàng hóa ra thị trường quốc tế thì Logistics là một chuỗi các hoạt động từ vận chuyển, kho bãi. Nhằm đưa hàng hóa từ người bán đến người mua. Có Logistics thì hàng hóa trong hoạt động xuất nhập khẩu mới đến được tay người mua. 

Cho nên có thể nói, không có Logistics thì không thể thực hiện hoạt động Xuất nhập khẩu. Đối với Logistics, nếu không có nhu cầu đưa hàng hóa từ tay người bán đến tay người mua, thì Logistics cũng không có ý nghĩa gì. Và vì vậy, hoạt động Xuất nhập khẩu về thực chất đang là một trong những bộ phận không thể thiếu giúp vận hành Logistics. Nếu chỉ có mua bán hàng hóa trong nước thì Logistics sẽ không thể nào phát triển được.

Bài viết trên của Hà Thành đã trình bày những điểm khác biệt cơ bản giữa Xuất nhập khẩu và Logistics. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Xuất nhập khẩu và logistics là lĩnh vực đã xuất hiện khá lâu ở nước ta, tuy nhiên từ lúc ban đầu lại phát triển một cách nhỏ giọt nên người ta chưa chú ý quá nhiều vào ngành này.

Trong những năm gần đây, ngành xuất nhập khẩu và logistics được người ta nghe nói, được biết đến nhiều hơn. Đặc biệt, với sự phát triển sôi động của nền kinh tế thế giới, sự hội nhập của Việt Nam thì việc mua – bán hàng hóa quốc tế ngày càng phát triển và kéo theo đó là hoạt động logistics cũng phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Nhắc đến xuất nhập khẩu là người ta gắn thêm “cái đuôi” logistics đằng sau. Tại sao vậy?

Xuất nhập khẩu về bản chất có thể hiểu là hoạt động mua – bán hàng hóa quốc tế, tất nhiên những hoạt động như biếu tặng, di chuyển tài sản, tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập,….  đều là hoạt động xuất nhập khẩu. Nhưng mua – bán hàng hóa vẫn là mảng người ta biết đến nhiều nhất mỗi khi nhắc tới xuất nhập khẩu.

Tựu chung lại, cứ là hoạt động đưa vật chất, hàng hóa qua cửa khẩu, phải khai báo, phải thông quan hải quan thì được coi là hoạt động xuất nhập khẩu và Mua – bán hàng hóa quốc tế đang là hoạt động chính, tác động lớn đến nền kinh tế nước ta.

Xuất nhập khẩu và logistics khác nhau như thế nào

Vậy còn logistics là gì, Logistics thuộc xuất nhập khẩu hay xuất nhập khẩu thuộc logistics?

Thực tế ngành logistics từ xưa được hiểu là hoạt động vận tải, nhưng đến nay nó bao gồm rất nhiều các hoạt động khác chứ không riêng gì việc vận chuyển. Logistics cũng phát triển ở nước ta khá lâu nhưng còn manh mún và chưa có sự liên kết, chưa tạo nên hệ thống vững chắc, vận chuyển những lô hàng lớn và mang tính quốc tế.

Nhưng hiện nay, ngành logistics cũng đang hội nhập với xu thế chung và phát triển không chỉ ở vận chuyển hàng hóa trong nước, mà còn vận chuyển quốc tế, làm thủ tục hải quan xuất, nhập khẩu, làm kho bãi, vận chuyển hàng tới tay người tiêu dùng,…

Vậy logistics sinh ra có phải chỉ để phục vụ xuất nhập khẩu?

Đúng là logistics sinh ra để phục vụ xuất nhập khẩu nhưng đó không phải là tất cả. Logistics còn mang nhiều sứ mệnh khác ngoài việc phục vụ ngành xuất nhập khẩu, đó còn là hoạt động vận chuyển, là một ngành riêng biệt với xuất nhập khẩu.

Tất nhiên xuất nhập khẩu và logistics có liên quan mật thiết đến nhau và 2 hoạt động này không thể tách rời nhau. Để có thể nhập hoặc xuất hàng, công ty xuất nhập khẩu cần có bộ phận logistics hoặc thuê ngoài công ty logistics để lo thủ tục hải quan, phương tiện vận chuyển, kho bãi, thanh toán quốc tế,….