Ý nghĩa câu chuyện mầm đá

Bài viết Ý nghĩa của câu chuyện Ăn “mầm đá”? Xem bài đọc Ăn “mầm đá thuộc chủ đề về Giải Đáp Thắc Mắt thời gian này đang được rất nhiều bạn quan tâm đúng không nào !! Hôm nay, Hãy cùng Buyer.Com.Vn tìm hiểu Ý nghĩa của câu chuyện Ăn “mầm đá”? Xem bài đọc Ăn “mầm đá trong bài viết hôm nay nhé ! Các bạn đang xem nội dung : “Ý nghĩa của câu chuyện Ăn “mầm đá”? Xem bài đọc Ăn “mầm đá”


Xem nhanh

Ăn “mầm đá”​

         Tương truyền vào thời vua Lê – chúa Trịnh có ông Trạng Quỳnh là người rất thông minh. Trạng thường dùng lối nói hài hước hoặc những cách độc đáo để châm biếm thói xấu của vua chúa, quan lại và bênh vực dân lành.

           Một hôm, Trạng túc trực trong phủ chúa. Chúa bảo:

– Ta ăn đủ của ngon vật lạ trên đời mà vẫn không thấy ngon miệng. Ngươi có biết thứ gì ngon thì mách cho ta.

   Trạng bẩm:

– Chúa đã xơi “mầm đá” chưa ạ?

        Nghe có món lạ, chúa bèn sai Trạng dâng lên. Trạng Quỳnh cho người đi lấy đá đem về ninh, còn mình thì về nhà kiếm một lọ tương thật ngon đem giấu trong phủ chúa. Lọ tương được bịt thật kĩ, ngoài đề hai chữ “đại phong”.

         Bữa ấy, chúa đợi món “mầm đá” đã quá bữa, thấy đói bụng bèn hỏi:

– “Mầm đá” đã chín chưa?

   Trạng đáp:

– Dạ, chưa ạ.

   Chốc chốc, đói quá, chúa lại hỏi, Trạng lại tâu:

– Thứ ấy phải ninh thật kĩ, không thì khó tiêu.

         Đã khuya, chúa lại hỏi. Trạng Quỳnh biết chúa đã đói lả, mới tâu:

– xin phép chúa hãy xơi tạm vài thứ dã vị này, còn “mầm đá” thần xin dâng sau.

       Rồi Trạng truyền dọn cơm với tương lên. Chúa đang đói lên ăn rất ngon miệng. Thấy chiếc lọ đề hai chữ “đại phong”, chúa lấy làm lạ, bèn hỏi:

– Mắm “đại phong” là mắm gì mà ngon thế?

– Bẩm, là tương ạ!

– Vậy ngươi đề hai chữ “đại phong” là nghĩa làm sao?

– Bẩm, “đại phong” là gió lớn. Gió lớn thì đổ chùa, đổ chùa thì tượng lo, tượng lo là lọ tương ạ.

   Chúa bật cười:

– Lâu nay ta không ăn, quên cả vị. Sao tương ngon thế?

– Bẩm chúa, lúc đói, ăn cơm muối cũng ngon, no thì chẳng có gì vừa miệng đâu ạ.

TRUYỆN DÂN GIAN VIỆT NAM

Tương truyền: truyền miệng từ đời này sang đời khác.

Thời vua Lê – chúa Trịnh: thời kì lịch sử từ cuối thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII, nước ta có vua Lê nhưng quyền hành nằm trong tay chúa Trịnh.

Túc trực: có mặt thường xuyên ở chỗ nhất định để trông nom hoặc sẵn sàng làm một việc gì.

Dã vị: món ăn bình dân, nấu theo lối cổ truyền.


Các câu hỏi về ăn mầm đá là gì

Nếu có bắt kỳ câu hỏi thắc mắt nào vê ăn mầm đá là gì hãy cho chúng mình biết nhé, mõi thắt mắt hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình cải thiện hơn trong các bài sau nhé

Bài Ăn mầm đá lớp 4 là là một câu chuyện dân gian thú vị và hài hước của Việt Nam. Chúng mình hãy cùng Vuihoc.vn theo dõi chi tiết bài đọc để biết thêm về nội dung câu chuyện này nhé!

Nội dung chính

  • 1. Nội dung bài tập đọc Ăn mầm đá lớp 4
  • Ăn mầm đá
  • 2. Soạn bài Ăn mầm đá lớp 4
  • 2.1. Vì sao chúa Trịnh muốn ăn "mầm đá"?
  • 2.2. Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn cho Chúa như thế nào?
  • 2.3.Cuối cùng, Chúa có được ăn "mầm đá" không? Vì sao?
  • 2.4. Vì sao Chúa ăn tương vẫn thấy ngon miệng?
  • 2.5. Em có nhận xét gì về nhân vật Trạng Quỳnh?
  • 3. Ý nghĩa của bài đọc Ăn mầm đá lớp 4
  • 4. Một số từ khó trong bài đọc học sinh cần chú ý
  • Chú thích truyện Món ăn mầm đá của Trạng Quỳnh
  • Câu hỏi thử thách trong truyện
  • Kho tàng truyện cười dân gian Việt Nam và thế giới
  • Rau mầm đá là rau gì? đặc điểm và cách nhận biét
  • Có nên ăn rau mầm đá không? tác dụng rau mầm đá là gì?
  • Tốt cho xương khớp
  • Bồi bổ cơ thể, giã rượu tốt
  • Thần dược cho làn da
  • Những món ngon từ rau mầm đá bạn nhất định phải thử
  • Luộc rau mầm đá
  • Xào cùng thịt bò hoặc thị nạc lợn
  • Dùng để muối chua
  • Một vài lưu ý khi chế biến các món ăn từ mầm đá
  • Phân biệt rau mầm đá SaPa và rau mầm đá Trung Quốc

Bài Ăn mầm đá lớp 4 là một câu chuyện dân gian thú vị và hài hước của Việt Nam. Trong truyện có nhắc đến một món ăn rất đặc biệt đó là món mầm đá. Các em có thấy tò mò về món ăn này không? 

Vậy thì hãy cùng theo dõi chi tiết bài học để biết thêm về nội dung câu chuyện này nhé!

1. Nội dung bài tập đọc Ăn mầm đá lớp 4

Ăn mầm đá

Tương truyền vào thời vua Lê - chúa Trịnh có ông Trạng Quỳnh là người rất thông minh. Trạng thường dùng lối nói hài hước hoặc những cách độc đáo để châm biếm thói xấu của vua chúa, quan lại và bênh vực dân lành.

Một hôm, Trạng túc trực trong phủ chúa. Chúa bảo:

- Ta ăn đủ của ngon vật lạ trên đời mà vẫn không thấy ngon miệng. Ngươi có biết thứ gì ngon thì mách cho ta.

Trạng bẩm:

- Chúa đã xơi "mầm đá" chưa ạ?

Nghe có món lạ, chúa bèn sai Trạng dâng lên. Trạng Quỳnh cho người đi lấy đá đem về ninh, còn mình thì về nhà kiếm một lọ tương thật ngon đem giấu trong phủ chúa. Lọ tương được bịt thật kĩ, ngoài đề hai chữ "đại phong".

Bữa ấy, chúa đợi món "mầm đá" đã quá bữa, thấy đói bụng bèn hỏi:

- "Mầm đá" đã chín chưa?

Trạng đáp:

- Dạ, chưa ạ.

Chốc chốc, đói quá, chúa lại hỏi, Trạng lại tâu:

- Thứ ấy phải ninh thật kĩ, không thì khó tiêu.

Đã khuya, chúa lại hỏi. Trạng Quỳnh biết chúa đã đói lả, mới tâu:

- Xin chúa hãy xơi tạm vài thứ dã vị này, còn "mầm đá" thần xin dâng sau.

Rồi Trạng truyền dọn cơm với tương lên. Chúa đang đói lên ăn rất ngon miệng. Thấy chiếc lọ đề hai chữ "đại phong", chúa lấy làm lạ, bèn hỏi:

- Mắm "đại phong" là mắm gì mà ngon thế?

- Bẩm, là tương ạ!

- Vậy ngươi đề hai chữ "đại phong" là nghĩa làm sao?

- Bẩm, "đại phong" là gió lớn. Gió lớn thì đổ chùa, đổ chùa thì tượng lo, tượng lo là lọ tương ạ.

Chúa bật cười:

- Lâu nay ta không ăn, quên cả vị. Sao tương ngon thế?

- Bẩm chúa, lúc đói, ăn cơm muối cũng ngon, no thì chẳng có gì vừa miệng đâu ạ.

TRUYỆN DÂN GIAN VIỆT NAM

2. Soạn bài Ăn mầm đá lớp 4

2.1. Vì sao chúa Trịnh muốn ăn "mầm đá"?

Chúa Trịnh muốn ăn "mầm đá" vì Chúa đã chán các món cao lương mĩ vị quen thuộc, đủ các món mới lạ trên đời mà vẫn không thấy ngon miệng. Thế nên Chúa muốn tìm một món ăn mới lạ. Khi Trạng Quỳnh nói đến món “Mầm đá”, nghe thấy món lạ, Chúa rất muốn thử và bèn sai Trạng dâng lên. 

2.2. Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn cho Chúa như thế nào?

Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn cho Chúa như sau: Trạng cho người đi lấy đá đem về ninh, còn mình thì đem một lọ tương thật ngon đem vào phủ Chúa. Lọ tương ngoài đề hai chữ  “Đại phong” . Chúa đòi ăn "mầm đá" nhưng Trạng bảo chưa chín. Cuối cùng khi thấy Chúa đã đói lả, Trạng mới dọn cơm tương cho Chúa.

2.3.Cuối cùng, Chúa có được ăn "mầm đá" không? Vì sao?

Cuối cùng, Chúa vẫn không được ăn "mầm đá" vì hỏi hết lần này đến lần khác Trạng Quỳnh đều nói “mầm đá” chưa chín, món này ninh mãi vẫn chưa nhừ! Đến tận khuya, Chúa vẫn không được ăn trong khi bụng đã đói meo.

2.4. Vì sao Chúa ăn tương vẫn thấy ngon miệng?

Chúa ăn tương vẫn thấy ngon miệng vì lúc đó đã quá đói. Mà khi đói ăn cơm muối cũng thấy ngon. 

2.5. Em có nhận xét gì về nhân vật Trạng Quỳnh?

Nhận xét:  Trạng Quỳnh là một người rất thông minh, nhanh trí và còn rất hài hước. Ông có nhiều kiến thức, hiểu sâu rộng về thực tế cuộc sống. Trạng Quỳnh hay trêu chọc nhưng chúa vẫn không thể trị tội ông vì ông luôn mưu trí, biết cách biện bạch rành rẽ, hợp lý khiến Chúa khó mà bắt bẻ được.

3. Ý nghĩa của bài đọc Ăn mầm đá lớp 4

Câu chuyện ca ngợi Trạng Quỳnh, một người nổi tiếng thông minh, mưu mẹo và hài hước. Trạng đã dùng những cách hài hước để răn dạy vua. Khi vua chán của ngon, thấy ăn không ngon miệng, trong khi dân chúng còn khó khăn, vậy nên, bằng một cách chơi chữ hài hước, Trạng đã bày trò mời vua ăn "mầm đá", rồi lại cho vua ăn tương.

4. Một số từ khó trong bài đọc học sinh cần chú ý

Các em có thấy bài Ăn mầm đá lớp 4 lần này rất hài hước không? Các em thấy cách chơi chữ của Trạng Quỳnh như thế nào? Hãy chia sẻ cùng với Vuihoc.vn nhé.

Ngoài ra, trên hệ thống còn rất nhiều nội dung kiến thức quan trọng khác đang chờ các em tham khảo!

Chúc các em học tập thật tốt.

Món ăn mầm đá là truyện cười dân gian kể về Trạng Quỳnh, qua đó đã giúp cho Chúa Trịnh hiểu ra một điều vô cùng đơn giản: lúc đói thì ăn gì cũng ngon miệng.

Chúa Trịnh quanh năm ăn toàn sơn hào, hải vị [1], chả thiếu thức gì, mà vẫn không thấy ngon miệng.

Môt hôm, Quỳnh túc trực, Chúa bảo:

– Ta ăn đủ của thơm vật lạ, mà không biết ngon. Ngươi có biết thứ gì ngon thì nói cho ta hay?

– Tâu Chúa, Chúa đã dùng món ăn mầm đá chưa ạ?

– Vị ấy ngon lắm à?

– Dạ, ngon lắm.

– Thật như thế thì làm để ta nếm thử xem?

Quỳnh sai người lập tức đi lấy “mầm đá” về ninh nhừ để làm đồ ngự thực [2], còn mình thì lủi về nhà lấy một lọ tương ngon, một đĩa muối trắng. Lọ tương thì bịt thật kỹ ngoài đề hai chữ “Đại phong” đem sang giấu một chỗ.

Chúa đợi lâu, thấy đói bụng, hỏi:

– Mầm đá đã chín chưa ?

Quỳnh thưa:

– Chưa được.

Chốc chốc, Chúa lại hỏi, Quỳnh tâu:

– Thứ ấy phải cho thật chín, không thì lâu tiêu. Khuya, Chúa lại hỏi. Quỳnh biết Chúa đói lắm rồi, mới tâu:

– Xin Chúa hãy xơi tạm vài thứ dã vị này, còn mầm đá xin dâng sau.

Rồi truyền dọn cơm tương với muối dâng lên. Chúa đang đói, ăn ngon miệng. Trông thấy lọ đề hay chữ “Đại phong” lấy làm lạ. Chúa hỏi:

– Mắm “Đại phong” là mắm gì mà ngon thế?

– Bẩm, đó là thức ăn thường dùng.

– Là gì, nói lên cho ta biết?

– Bẩm, tương ạ!

– Ngươi để hai chữ “Đại phong” là nghĩa là sao?

– Bẩm “Đại phong” là gió lớn, gió lớn thì đổ chùa, đổ chùa là tượng lo, tuợng lo là lọ tương.

– Lâu nay ta không ăn, quên mất cả vị, sao ngon thế?

– Tâu Chúa, quả không sai. Lúc đói thì ăn gì cũng ngon, no thì không thấy gì vừa miệng!

Chúa cười bảo:

– Ngươi nói phải. Thế ra ngươi làm cho ta thật đói để ăn cho biết ngon, chứ đợi món ăn mầm đá thì biết đến bao giờ cho chín!

Câu chuyện Món ăn mầm đá – Truyện Trạng Quỳnh
Nguồn: Văn 7, tập 2, trang 3, NXB Giáo dục – 1989
– TruyenDanGian.Com –

Truyện Trạng Quỳnh chọn lọc

Chú thích truyện Món ăn mầm đá của Trạng Quỳnh

  1. Sơn hào hải vị: những món ăn đặc biệt (đặc sản) của vùng rừng núi và vùng biển. Đây là những món ăn ngon, quý, bổ và hiếm.
  2. Đồ ngự thực: món ăn nấu riêng cho vua chúa.

Câu hỏi thử thách trong truyện

  1. Trạng Quỳnh đã dạy cho Chúa Trịnh bài học gì?
  2. Bài học rất đơn sơ, nhưng tại sao mãi về sau Chúa mới hiểu được?

Truyện cười

Kho tàng truyện cười dân gian Việt Nam và thế giới

Truyện cười là một loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống, trong hành vi của người đời. Trong truyện cười, những hiện tượng đáng cười luôn luôn tự phơi bày ra dưới dạng tức cười, khiến người nghe (hoặc người đọc) bật cười.

Ngoài truyện Món ăn mầm đá của Trạng Quỳnh kể trên, TruyenDanGian.Com còn sưu tầm và chọn lọc ra những câu chuyện cười hay nhất, giúp độc giả có những phút giây thư giãn và giải trí sau những căng thẳng, mệt mỏi.

Những tưởng mầm đá chỉ có trong tích Trạng Quỳnh mà thôi. Ai ngờ món ăn này lại có thật ngoài đời cơ đấy! Thậm chí được mệnh danh là mỹ thực nhân gian. Đây là món ăn đặc sản nổi tiếng ở Sapa.

Bởi vì bản thân nó hiếm nên số lượng không có nhiều. Chính vì thế mà cũng chỉ có 1 số nơi bán chứ không hề phổ thông chút nào. Rau mầm đá phát triển ở miền núi cao khi trời lạnh mới thu hoạch.

Thông thường là vào dịp cuối năm, nghĩa là ầm tháng 11 đến tháng 3 âm lịch sẽ có loại rau này. Mặc dù món ăn này không phổ thông nhưng ai đã từng ăn 1 lần đều nhớ mãi không quên.  

Rau mầm đá là rau gì? đặc điểm và cách nhận biét

Mặc dù đây là món ăn hiếm ở Sapa nhưng bất cứ ai khi đặt chân đến vùng đất này đều mê tít, săn lùng cho bằng được. Đó không gì khác chính là mầm đá Sapa. Không chỉ có dân du lịch đâu mà dân nhậu thì càng không thể bỏ qua món ăn ngon tuyệt vời như thế này. Bởi vì chỉ có Sapa mới có còn nhưng nơi khác không hề có. 

Từ thời Trạng quỳnh món mầm đá đã được sử dụng để giúp vua cải thiện tình trạng tinh thần bất an, đau nhức xương khớp. Có thể nói đây là món ăn dành cho vua chúa. Nhưng hiện nay thì mọi người đều có thể sử dụng được món ăn này rồi. 

Rau mầm đá có tác dụng gì?

Người dân miền núi tận dụng thức ăn có sẵn từ thiên nhiên như rau mầm đá để cải thiện sức khỏe. Nhìn bề ngoài cải mầm đá khá giống cải ngồng nhưng thực tế nó ngon, mềm ngọt và nhiều dinh dưỡng hơn.

Nhiều người lần đầu nghe tên thì sẽ nghi ngờ không biết nó trông như thế nào, có ăn được không? Và tại sao lại là mầm đá. Nó có liên quan đến sỏi đá chăng. Nhưng thực tế nó giống búp măng tre nhưng xanh tươi và non mềm vô cùng. Khi trời càng lạnh thì món rau này càng ngon ngọt.  Bởi vì thực tế đây là loại rau dành riêng cho vùng khí hậu lạnh. 

Rau mầm đá khi chế biến rất mềm và ngọt chứ không hề cứng rắn. Chính vì thế khi chế biến người ta chỉ làm vừa tới mà thôi để giữ nguyên độ ngọt của rau. Món này khi chế biến xong vần rất giòn và xanh nên càng hấp dẫn thực khách.

Xem thêm:

Xem thêm  Cách trồng cây tắc chuẩn - quả chín rộ đúng dịp Tết

Có nên ăn rau mầm đá không? tác dụng rau mầm đá là gì?

Không chỉ là loại thực phẩm ngon, bổ dưỡng mà nhiều năm trước đây người ta còn dùng nó như 1 loại thảo dược chữa bệnh. Bằng chứng chính là các bài thuốc dân gian có nguyên liệu là rau mầm đá. 

Tốt cho xương khớp

Bài thuốc cải thiện tình trạng xương khớp được lưu truyền bắt nguồn từ thời Trạng quỳnh. Khi mùa đông đến, nhà vua đau nhức xương khớp, tinh thần không thoải mái.

Nhờ Trạng Quỳnh đi khắp nơi tìm kiếm các bài thuốc dân gian mà vua cải thiện được tình trạng này. Cũng nhờ thế mà người ta biết được công dụng tuyệt vời của rau mầm đá. 

Bồi bổ cơ thể, giã rượu tốt

Trong số các loại rau thì rau mầm đá thuộc vào nhóm rau có chất men tự nhiên. Nghĩa là nó giúp cơ thể sản sinh ra các chất tự nhiên giúp nâng cao sức đề kháng. Lượng men tự nhiên này sẽ giúp cơ thể có được sức khỏe tốt, cơ thể dẻo dai hơn.

Đồng thời còn ngừa được 1 số bệnh đơn giản như cảm cúm, giã rượu hay giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. 

Những người thường xuyên lao động nặng nhọc, hay người dân ở vùng núi cao thì món rau mầm đá như món dược thiện giúp cải thiện sức khỏe tuyệt vời. 

Thần dược cho làn da

Theo nghiên cứu trong rau mầm đá có nhiều vitamin E và C chính vì thế mà nó thực sự rất tốt cho làn da. Chưa kể với hàm lượng nước dồi dào nó cũng sẽ ngăn chặn tình trạng khô da, đẩy lùi lão hóa.

Giúp làn da trở nên căng bóng và mịn màng hơn rất nhiều. Vì thế rau mầm đá là món ăn mà được nhiều chị em phụ nữ ưa thích. 

Những món ngon từ rau mầm đá bạn nhất định phải thử

Luộc rau mầm đá

Thực tế có nhiều cách chế biến rau mầm đá khác nhau, nhưng cách đơn giản được nhiều người áp dụng nhất chính là luộc rau mầm đá. Khi luộc độ ngọt và thơm của rau còn được giữ lại nguyên vẹn.

Cách làm thực sự rất đơn giản. Chỉ cần nhúng vào nước sôi khoảng 2 phút. Sau đó chỉ cần vớt ra để rau xanh và chấm với nước mắm là được. (Nguồn: higlum)

Nghe tên thì có vẻ cứng rắn thế thôi chứ món này nhanh chín lắm, ăn cũng thực sự rất thơm ngon nữa. Món rau mầm đá luộc mà chấm với muối vừng hay nước mắm trứng thì ngon hết ý.

Người nào đang ăn chay thì nhất định không thể bỏ qua món ăn này được. Rau mầm đá luộc chấm kho quẹt chắc chắn là món ăn mà ai cũng yêu thích dù đơn giản vô cùng. 

Xào cùng thịt bò hoặc thị nạc lợn

Nguyên liệu:

  • Gia vị nấu ăn thông thường
  • Rau mầm đá tùy số lượng người ăn
  • Chút gừng, tỏi và hành lá
  • Thịt bò thăn thay đổi theo số lượng rau mầm đá.  

Cách làm

  • Sau khi rửa sạch thịt bò thì đem thái mỏng và tẩm ướp gia vị nửa tiếng cho ngấm.
  • Rau mầm đá thái mỏng vừa tới cho ngấm gia vị tồi để riêng. Vì rau này rất nhanh chín nên không cần thái quá mỏng.
  • Đầu tiên phi thơm tỏi rồi trút thịt bò vào đảo đều. Khi thịt bò gần chín thì múc ra bát. Sau đó thì cũng cái chảo đó thì xào rau mầm đá. Khi rau gần chín thì trút thịt bò vào, nêm nếm gia vị rồi đảo đều và tắt bếp. 

Món ăn này khi xào thật sự rất ngọt, các gia vị nêm nếm thấm vào từng miếng rau, thớ thịt thật sự không thể nào ngon hơn. Món ăn này xanh tươi, ngấm mỡ nhưng không ngấy. Chỉ cần ăn 1 lần là sẽ nhớ mãi không quên. 

Mầm đá xào thịt khi xào sẽ rất ngọt, nước chắt ra ngấm vào thịt ăn rất ngon. Bạn cũng có thể xào mầm đá cùng với thịt lợn, thịt trâu,… để cải bữa cho cả nhà. Rau mầm đá đặc biệt xào với mỡ lợn ngon hơn hẳn với dầu ăn.

Miếng mầm đá xanh non bóng mỡ, ăn không ngấy ngán mà ngọt lịm, càng ăn càng thích thú. Mầm đá xào thịt bò vừa là một món ăn lạ miệng hấp dẫn cho các bữa cơm gia đình, vừa là món nhậu rất lý tưởng dành cho các anh em.

Dùng để muối chua

Cũng như các loại rau cải khác, bạn có thể dùng nó để muối chua. Sau khi rửa sạch thì bạn thái mỏng. Thái mỏng thì càng mau được ăn. Hoặc để cả cây muối cũng rất ngon. Sau đó thì muối như các loại rau thông thường mà thôi. Đây là món ăn chống ngán dịp Tết rất tuyệt vời đấy! 

Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau. Số lượng có thể thay đổi tùy theo số người ăn hay nhu cầu. Muối và đường mỗi gia vị 2 thìa, 1 cân cải mầm đá, 1 lít nước sôi để nguội, 2550ml giấm gạo hoặc giấm táo hoặc nước dưa chua. Thêm tỏi và ớt theo khẩu vị.

Đầu tiên rau mầm đá rửa sạch và thái miếng vừa ăn. Sau đó cho vào âu sạch cùng chút muối trộn đều và để khoảng 45p. 

Sau đó để rau ra cho ráo hết nước. Trong lúc chờ đợi thì bóc tỏi, rửa ớt. Ớt và tỏi có thể để nguyên hoặc thái nhỏ ra.

Sau đó thì lấy nước đun sôi để nguội đun cùng với lượng dấm, muối và đường đã chuẩn bị. Xếp rau mầm đá vào lọ thủy tinh rồi đợi hỗn hợp nước nguội thì đổ ngập vào. Cuối cùng cho tỏi và ớt lên trên mặt. 

Nếu trời lạnh thì để  bên ngoài trong nhiệt độ phòng. Còn khi trời nóng thì khoảng 12 tiếng sau là rau đã bắt đầu chua rồi. Lúc này cho vào tủ lạnh để ăn dần.

Một vài lưu ý khi chế biến các món ăn từ mầm đá

Bạn có thể thái mỏng rau ra và xào không để ngấm gia vị. Hoặc nếu thích thì xào cùng thịt bò, thịt lợn,… hay bất cứ loại thịt nào mà bạn thích. Chỉ cần thái mỏng để ngấm gia vị là được.

Còn nếu luộc thì nước sẽ rất ngọt vì do rau tiết ra. Chỉ cần đảm bảo chế biến như nào cũng chỉ cần chín tới là được. Không nên xào chín kỹ sẽ làm rau nhũn mà lại mất chất. Thêm nữa khi chế biến cần đảo đều tay và to lửa thì rau cũng sẽ xanh hơn. 

Nhìn chung cách chế biến rua mầm đá rất đơn giản. Chỉ cần bạn chú ý đừng để rau chín quá sẽ làm mất đi hương vị tự nhiên của rau là được. 

Xem thêm:

  • Cách nhận biết Lan Long Tu
  • Bí quyết chăm sóc lan hoàng phi hạc

Xem thêm  Hướng dẫn trồng ổi nữ hoàng đơn giản - thu hoạch sau 3 tháng

Phân biệt rau mầm đá SaPa và rau mầm đá Trung Quốc

Với nhu cầu rau mầm đá hiện nay nên nhiều thương lái nhập cả cải mầm đá Trung Quốc về để bán. Lý do là cải mầm đá Sapa chỉ có số lượng nhất định mà thôi. Chính vì thế việc phân biệt cải mầm đá Sapa và Trung Quốc là thực sự cần thiết. 

Cải mầm đá Sapa bề ngoài khá giống cải ngồng. Nhưng các nhánh cây lại mọc xung quanh giống như một cái tháp. Rau thường có màu xanh non. Nhánh nào nhánh đấy đều mập mạp và hấp dẫn. Thông thường 1 cân có thể có giá 45 đến 75 ngàn đồng. 1 cây cải mầm đá có thể nặng đến gần 1 cân cơ đấy! 

Đương nhiên rau mầm đá Trung Quốc sẽ đẹp mã và to hơn. Trung bình lên khoảng 3 cân 1 cơ. Với nhiệt độ thường có thể lưu được 4 ngày. Bảo quản lạnh sẽ được lâu hơn. Giá cũng rẻ hơn rất nhiều. Chỉ khoảng 20 đến 30 ngàn 1 cân mà thôi. Đặc biệt loại này dính nước là 2 ngày hỏng ngay.

Theo lãnh đạo của Lào Cai thì ở Trung Quốc cải mầm đá đã trồng được lâu rồi. Còn ở Sapa thì cũng chỉ mới trồng được một thời gian ngắn gần đây thôi. 

Theo thống kê cải mầm đá có nhiều ở Bắc Hà và Sapa. Tổng diện tích trồng loại rau này cũng chỉ khoảng 10ha mà thôi. Vào độ mùa đông đến xuân người ta sẽ tiến hành thu hoạch cải mầm đá. Cây cải mầm đá to nhất cũng chỉ khoảng 1,5 cân mà thôi.

Kết bài

Rau mầm đá là 1 loại thực phẩm ngon bổ dưỡng mà nó còn là 1 vị thuốc hiếm. Thật sự nếu ai đã từng 1 lần nếm thử món mầm đá thì chắc chắn sẽ hiểu tại sao được nhiều người yêu thích đến vậy.

Chúng mình tin từ những thông tin trên bạn sẽ có được cách nấu món mầm đá ưng ý. Cũng như chọn được loại mầm đá chính gốc ở SaPa nhé!