Di động xã hội là gì năm 2024

Đề xuất về khung mẫu chính sách về quản lý nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao theo hướng tuần hoàn chất xám.

Khung mẫu chính sách

Chính sách quản lý lao động tại chỗ bằng thiết chế hành chính

Chính sách thúc đẩy di động xã hội đảm bảo tuần hoàn chất xám

Kiến tạo xã hội

- Hành chính hóa khoa học trong tổ chức KH&CN.

- Biên chế hóa nguồn nhân lực trong tổ chức KH&CN.

- Tổ chức KH&CN dạng cứng.

- Phi biên chế hóa nguồn lực, tự chủ về nhân lực trong tổ chức KH&CN.

- Tổ chức KH&CN dạng mềm, dạng ảo.

Triết lý

Quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao tại chỗ bằng thiết chế hành chính.

Quản lý di động xã hội của nguồn nhân lực chất lượng cao trong và ngoài tổ chức, đảm bảo tuần hoàn chất xám.

Hệ quan điểm

- Thu hút nhân lực KH&CN chất lượng cao về làm việc.

- Tăng lương, đãi ngộ để giữ chân người tài.

- Tuyển dụng nhân lực theo bằng cấp, kinh nghiệm, quan hệ.

- Đề xuất ngành đào tạo mới phải có nguồn nhân lực cơ hữu có chuyên môn và được đào tạo đúng chuyên ngành.

- Tạo “vùng trũng” thu hút nhân lực KH&CN chất lượng cao đầu vào.

- Định hướng “tạo luồng di động” cho các nguồn nhân lực KH&CN, mời lực lượng đã di động tái đầu tư chất xám cho các hoạt động KH&CN tại tổ chức nguồn/quốc gia nguồn.

- Hình thành các phương thức quản lý lao động mới thông qua blockchain.

- Tuyển dụng theo kinh nghiệm di động xã hội.

- Mở ngành đào tạo theo nhu cầu xã hội với nguồn nhân lực di động từ các ngành liên quan.

Hệ chuẩn mực

Bằng cấp.

Kinh nghiệm di động xã hội.

Hệ khái niệm

- Quản lý nguồn nhân lực.

- Chảy chất xám.

- Di động xã hội.

- Tuần hoàn chất xám.

Ghi chú:

(*) Khái niệm tuần hoàn chất xám được sử dụng vào những năm 90 của thế kỷ trước để mô tả việc di cư hai chiều của nhân lực có kỹ năng. Tuần hoàn chất xám được định nghĩa là “Sự di cư của nhân lực có kỹ năng đến những nơi cần kỹ năng đó”. Nói cách khác, tuần hoàn chất xám là khái niệm chỉ hiện tượng nhân lực trình độ cao di chuyển thường xuyên giữa các quốc gia để làm việc hoặc trở về quốc gia gốc sau một thời gian định cư ở nước ngoài.

PHÂN TẦNG XÃ HỘI VÀ DI ĐỘNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Social Stratification and Social Mobility in Contemporary Viet Nam)

PHÂN TẦNG XÃ HỘI VÀ DI ĐỘNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Social Stratification and Social Mobility in Contemporary Viet Nam)

Giới thiệu sách mới xuất bản (5-2018): PHÂN TẦNG XÃ HỘI VÀ DI ĐỘNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Social Stratification and Social Mobility in Contemporary Viet Nam) Lời giới thiệu Ở Việt Nam, nhiều người nghiên cứu phân tầng xã hội từ đầu những năm 1990 cho đến hiện nay, nhưng chưa có ai tìm hiểu chủ đề này như các nhà xã hội học trên thế giới thường nghiên cứu về nó. Điều này thể hiện sự lạc hậu trong nghiên cứu phân tầng xã hội ở Việt Nam so với quốc tế và đã thôi thúc tôi viết cuốn sách này. Cuốn sách là kết quả tích lũy kiến thức nghiên cứu trong nhiều năm của tác giả và kế thừa trực tiếp từ công trình nghiên cứu trước đây (2012) của mình. Cuốn sách này trình bày những nội dung về l‎ý thuyết và thực nghiệm phân tầng xã hội, di động xã hội trong cả nước theo hướng hội nhập với quốc tế trong hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Nhưng, đó cũng chỉ là những nội dung thiết thực trước mắt đối với tình trạng nghiên cứu về phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay mà thôi. Trong đó, riêng nội dung về di động xã hội có rất ít người nghiên cứu xã hội học ở Việt Nam thấu hiểu theo nghĩa là có thể đo lường di động xã hội như thế nào. Chi tiết hơn, xin giới thiệu những nội dung cụ thể được đề cập trong bốn chương của cuốn sách. Chương I trình bày và tìm hiểu một số nội dung khái lược về l‎ý thuyết phân tầng xã hội và di động xã hội. Trong đó, phương pháp đo lường phổ biến các tầng lớp xã hội và đo lường di động xã hội chắc là mới lạ đối với đa số người nghiên cứu ở Việt Nam. Đồng thời, chương này cũng tìm hiểu một số nét khái quát về phân tầng xã hội ở Việt Nam từ truyền thống đến trước đổi mới. Kết quả nghiên cứu cho thấy cấu trúc xã hội Việt Nam truyền thống “Vua-quan-địa chủ – Sĩ – Nông – Công – Thương” đã thể hiện lý thuyết phân tầng xã hội của xã hội học quốc tế. Từ l‎ý thuyết xã hội học đã đặt ra một số vấn đề cho nghiên cứu phân tầng xã hội và di động xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới: Tiêu chuẩn phân chia các tầng lớp xã hội là gì? Hệ thống phân tầng xã hội bao gồm những tầng lớp nào? Sắp xếp thứ bậc các tầng lớp xã hội như thế nào? Mô hình tổng thể các tầng lớp xã hội có hình dạng gì? Di động xã hội giữa các tầng lớp ra sao? Những vấn đề đặt ra này sẽ được đề cập và giải quyết trong Chương II và Chương III tiếp theo. Chương II và Chương III trình bày sự vận dụng l‎ý thuyết từ Chương I vào thực nghiệm về phân tầng xã hội và di động xã hội ở Việt Nam (dựa trên cơ sở phân tích các bộ số liệu Khảo sát Mức sống Dân cư Việt Nam). Kết quả nghiên cứu cho thấy bức tranh khác hẳn với quan điểm “hai giai [cấp] một tầng [lớp]” tồn tại từ thời quan liêu bao cấp cho đến hiện nay. Cụ thể là, đa số các nhà xã hội học quốc tế đã dựa vào nghề nghiệp để phân nhóm và xếp hạng theo tôn ti trật tự trên dưới thành các tầng lớp xã hội. Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế ở Việt Nam, áp dụng sự phân nhóm dựa vào nghề nghiệp và xếp hạng cao thấp theo một số chỉ báo địa vị kinh tế-xã hội, ta có được cấu trúc thứ bậc từ trên xuống dưới bao gồm 9 tầng lớp xã hội cơ bản trong cả nước. Đó là (1) Những người Lãnh đạo các cấp và các ngành; (2) Nhóm Doanh nhân; (3) Những người Chuyên môn bậc cao; (4) Những người Nhân viên; (5) Những người Công nhân (thợ thuyền); (6) Tầng lớp Buôn bán – Dịch vụ; (7) Những người Tiểu thủ công nghiệp; (8) Những người Lao động giản đơn; (9) Tầng lớp Nông dân. Các tầng lớp này tạo thành mô hình phân tầng xã hội có hình dạng “kim tự tháp” với đa số nông dân ở dưới đáy. Đây là mô hình phân tầng hai cực thể hiện sự bất bình đẳng xã hội thuộc loại cao. Khi so sánh trở lại với xã hội Việt Nam truyền thống trong lịch sử, thì trật tự/thứ bậc giữa các tầng lớp xã hội hiện nay đã có sự thay đổi. Tầng lớp thợ thủ công và tiểu thương (“con buôn”) trước kia được xếp ở vị trí cuối cùng trong xã hội (Vua-quan-địa chủ – Sĩ – Nông – Công – Thương), thì hiện nay hai tầng lớp này đã có vị trí cao hơn. Trong khi đó, tầng lớp nông dân chuyển xuống vị trí phía dưới trong bậc thang xã hội. Riêng tầng lớp Sĩ/trí thức (trung lưu bậc trên) vẫn giữ địa vị cao từ trong xã hội truyền thống ngày xưa cho đến hiện nay. Ấy thế mà, tư duy lý luận chủ quan thời bao cấp (và vẫn còn ảnh hưởng đến hiện nay) lại xếp tầng lớp trí thức ở vào vị trí cuối cùng trong xã hội: “Công – Nông – Binh – Trí sắp hàng tiến lên”. Chương III trình bày về di động xã hội giữa các giai tầng. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự di động giữa các tầng lớp xã hội có tăng lên nhưng còn chậm chạp. Thực trạng di động xã hội này đã phản ánh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế cũng chậm chạp không kém. Đặc biệt là, sự di động ra khỏi tầng lớp nông dân còn chậm chạp và quá trình rút bớt lao động nông nghiệp ở Việt Nam để chuyển sang phi nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Đối với nguyên nhân gây ra sự di động xã hội giữa các giai tầng ở Việt Nam cho thấy rằng nguyên nhân phi cấu trúc là chính, còn nguyên nhân thuộc về cấu trúc chiếm phần nhỏ. Chỉ khi nào nguyên nhân tạo nên sự di động xã hội thuộc về cấu trúc (tức là chủ yếu do sự thay đổi của cơ cấu kinh tế) thì khi ấy sự thay đổi của cấu trúc xã hội mới là căn bản. Nhìn vào Việt Nam thì nước ta chưa đạt tới điều này. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu ở Chương II và Chương III đã đặt ra một số vấn đề từ thực tiễn xã hội Việt Nam. Một số vấn đề đặt ra này được trình bày ở Chương IV tiếp theo. Chương IV trình bày sự cần thiết phải thay đổi nhận thức lý luận về giai cấp công nhân. Trước hết, phải thay đổi nhận thức về các thành phần của giai cấp công nhân. Tiếp theo, phải thay đổi nhận thức về thứ bậc giữa các tầng lớp và tầng lớp nào lãnh đạo xã hội. Cuối cùng, trên cơ sở thực trạng tầng lớp trung lưu còn nhỏ bé và tầng lớp nông dân rất đông đảo, một vấn đề cơ bản đặt ra là khi nào Việt Nam trở thành nước công nghiệp? Cuốn sách nghiêng về dự báo Việt Nam sẽ cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2040 với tầng lớp nông dân sẽ thu hẹp lại và tầng lớp trung lưu mở rộng sẽ chiếm tỉ lệ đông đảo. Mô hình xã hội có tầng lớp trung lưu đông đảo sẽ ít phân cực hơn. Đến khi ấy, xã hội Việt Nam mới thực sự trở thành nước công nghiệp. Cũng đến lúc ấy, tầng lớp nông dân đông đảo ở đáy kim tự tháp mới bị thu hẹp căn bản và chuyển dịch đi lên các tầng lớp trung lưu. Khi mô hình xã hội trung lưu có dạng “quả trám” trở thành hiện thực, thì nó sẽ thay thế cho mô hình “kim tự tháp” hiện nay ở Việt Nam. Tôi hy vọng rằng, công trình này sẽ là những viên gạch xây dựng nền móng cho nghiên cứu phân tầng xã hội Việt Nam trong tương lai. Cuốn sách này có thể được sử dụng làm tài liệu giảng dạy và tham khảo để nghiên cứu đối với ai quan tâm đến lĩnh vực phân tầng xã hội ở Việt Nam. Nhân dịp cuốn sách xuất bản, tác giả chân thành cám ơn Viện Xã hội học và Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu và xuất bản cuốn sách này. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ‎ý kiến của độc giả về công trình này để những nghiên cứu tương tự trong tương lai được tốt hơn. Tác giả Đỗ Thiên Kính