Tp bank có hay bị lỗi app banking không năm 2024

Việc gặp lỗi giao dịch tại ATM hay trên app ngân hàng điện tử là điều không thể tránh khỏi đối với người dùng, vì nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Nếu chẳng may gặp phải lỗi, người dùng có thể tham khảo những cách sau đây để có thể lấy lại tiền nhanh nhất.

Ta có thể đã từng nghe hoặc chính bản thân gặp phải những lỗi phát sinh trong quá trình giao dịch tại ATM hay trên app ngân hàng điện tử như: rút tiền nhưng không ra tiền mà tài khoản vẫn bị trừ tiền, rút tiền nhưng quên lấy tiền, chuyển nhầm tài khoản, chuyển khoản bị trừ tiền nhưng người nhận chưa nhận được…

Những lỗi này có thể do hệ thống ngân hàng hoặc do lỗi của người dùng. Dù lỗi khách quan hay chủ quan, điều cần làm khi bị lỗi giao dịch là người dùng phải bình tĩnh xử lý để có thể lấy lại tiền nhanh chóng nhất.

ATM không nhả tiền nhưng tài khoản bị trừ tiền

Khi rút tiền tại cây ATM, dù tài khoản đã bị trừ tiền nhưng cây ATM không nhả tiền là tình huống gây hoang mang cho nhiều người lần đầu gặp phải.

Tp bank có hay bị lỗi app banking không năm 2024

Ảnh minh họa

Chị A. (quận Gò Vấp, TP.HCM) kể lại, khi thao tác rút 2 triệu đồng tại cây ATM trên đường Hồ Văn Huê, lúc gần 18h00, chị đã bị trừ tiền trong tài khoản, nhưng chờ đến 10 phút vẫn không thấy ATM nhả tiền. Điều rắc rối là tài khoản ngân hàng của chị A. ở TPBank nhưng chị rút tiền tại cây ATM của Eximbank và thời gian rút tiền cũng là lúc hết giờ làm việc của ngân hàng.

Chị A. cho biết đã gọi số hotline của Eximbank và được nhân viên Eximbank hướng dẫn gọi cho hotline ngân hàng TPBank để giải quyết.

“Sau khi nghe tôi báo sự cố, tổng đài viên TPBank yêu cầu tôi cung cấp số tài khoản trên thẻ ATM và số căn cước công dân, ngày cấp, nơi cấp theo đúng thông tin đã đăng ký mở tài khoản giao dịch tại TPBank. Khi xác minh được đúng thông tin tài khoản, nhân viên tổng đài thông báo ngân hàng sẽ tra soát lỗi, nếu có lỗi ngân hàng sẽ hoàn lại tiền cho tôi trong vòng tối đa 15 ngày làm việc” - chị A. kể.

“Những tưởng tôi sẽ bị mất tiền hay phải chờ hơn nửa tháng mới có thể nhận lại tiền thì may mắn thay, chỉ trong vòng gần 4 tiếng sau khi rút tiền bị lỗi, tài khoản của tôi đã nhận lại số tiền 2 triệu đồng bị trừ” - chị A. bày tỏ sự vui mừng.

Sau câu chuyện của chị A., có thể kết luận rằng lỗi là do máy ATM bị lỗi hay hệ thống giao dịch quá tải.

Theo đó, dù rút tiền tại ATM cùng hay khác hệ thống, nếu chẳng may gặp lỗi giao dịch này, người dùng cần kiên nhẫn chờ để chắc chắn rằng tiền không nhả ra sau khi mình rời đi. Sau đó, người dùng phải gọi số hotline để báo ngay cho ngân hàng phát hành thẻ về sự cố, cung cấp thông tin chính xác về tài khoản cho ngân hàng để được hoàn lại tiền trong thời gian sớm nhất.

Người dùng không nhận tiền sau khi ATM nhả tiền

Cũng là sự cố rút tiền tại ATM, nhưng lần này không phải do ATM hay hệ thống giao dịch bị lỗi mà do người rút tiền không chú ý nhận tiền nhanh chóng sau khi cây ATM nhả tiền. Chuyện tưởng chừng vô lý nhưng vẫn có nhiều người mắc phải.

Tp bank có hay bị lỗi app banking không năm 2024

Ảnh minh họa

Hầu hết ngân hàng đều có quy định về thời gian nhận tiền khi khách hàng rút tiền tại cây ATM. Theo đó, sau khi máy ATM nhả tiền, người rút phải nhận tiền ngay; nếu sau 30 giây người rút không nhận tiền thì cây ATM sẽ tự động nuốt lại tiền và tài khoản của người rút vẫn bị trừ vì giao dịch đã thực hiện thành công.

Việc xử lý trường hợp này cũng khá “gian nan” cho người rút tiền và phải mất nhiều thời gian chờ ngân hàng rà soát lỗi, vì lúc này sẽ có một trong hai trường hợp xảy ra.

Trường hợp “may mắn” là máy ATM nhả tiền nhưng không ai lấy ra khỏi “khe nhả tiền” trong 30 giây, số tiền này sẽ tự động được ATM thu lại. Nếu rơi vào tình huống này thì cách xử lý đơn giản hơn nhiều.

Nếu ATM cùng hệ thống ngân hàng phát hành thẻ, người dùng phải nhanh chóng liên hệ với đường dây nóng của ngân hàng để báo cáo sự cố lỗi. Sau đó, người dùng đến trực tiếp ngân hàng để làm tra soát giao dịch thẻ, ghi rõ thời gian giao dịch để ngân hàng xử lý.

Đối với trường hợp ATM khác hệ thống ngân hàng phát hành thẻ, quy trình cũng tương tự như ATM cùng hệ thống: người dùng phải gọi vào số hot line ngân hàng phát hành thẻ của mình nhưng sẽ mất nhiều thời gian hơn vì ngân hàng phát hành thẻ phải gửi tra soát cho ngân hàng quản lý ATM. Ngân hàng quản lý ATM sẽ kiểm tra hộc tiền và camera. Thời gian hoàn tiền thường tối đa 30 ngày.

Trường hợp còn lại và cũng là trường hợp xấu nhất: tiền bị người khác lấy mất. Nếu rơi vào trường hợp này, bạn đành phải tự an ủi bản thân, rút ra bài học cẩn thận hơn ở các giao dịch sau, vì ngân hàng sẽ không hoàn lại tiền cho bạn, bởi khó có thể xác định được danh tính của người đã lấy tiền.

Chuyển nhầm tài khoản

Việc chuyển tiền nhầm tài khoản là một trải nghiệm tồi tệ, gây ra lo lắng và hoang mang cho khách hàng, vì quá trình liên hệ để nhận lại tiền không hề dễ dàng. Tuy nhiên, người dùng vẫn có thể lấy lại được số tiền chuyển nhầm, vì theo quy định của pháp luật, nếu tự ý sử dụng nguồn tiền khi người khác chuyển nhầm vào tài khoản sẽ bị xử phạt hành chính, thậm chí xử lý hình sự.

Tp bank có hay bị lỗi app banking không năm 2024

Ảnh minh họa

Theo Bộ Công an, khi một người nhận được tiền do người khác chuyển nhầm vào tài khoản của mình (được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật, làm cho người khác bị thiệt hại) thì người đó phải có nghĩa vụ hoàn trả lại toàn bộ số tiền đó theo quy định tại Điều 579, 580 Bộ luật Dân sự 2015.

Trường hợp không biết thông tin người chuyển nhầm tiền thì phải giao cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Việc không trả lại số tiền chuyển nhầm, rút tiền để sử dụng bị coi là chiếm giữ tài sản của người khác và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:

- Theo điểm đ khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội: Nếu có hành vi sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác sẽ bị xử phạt hành chính từ 3 - 5 triệu đồng.

Điểm b khoản 4 Điều này cũng quy định người chiếm giữ buộc phải trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi này.

- Theo quy định tại Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 về Tội chiếm giữ trái phép tài sản; nếu số tiền bị chiếm giữ trái phép từ 10,000,000 đồng đến dưới 200,000,000 đồng thì bị phạt tiền từ 10,000,000 đồng đến 50,000,000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Nếu chiếm giữ tài sản từ 200,000,000 đồng trở lên thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, nếu người nào sử dụng số tiền do người khác chuyển nhầm dưới 10 triệu đồng thì có thể bị xử phạt hành chính từ 3 - 5 triệu đồng; nếu sử dụng số tiền từ 10 - 200 triệu đồng do người khác chuyển nhầm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm; nếu sử dụng số tiền từ 200 triệu đồng trở lên thì có thể bị phạt tù từ 1 - 5 năm.

Do vậy khi chuyển tiền nhầm tài khoản, trước hết, người dùng cần hết sức bình tĩnh để xử lý vấn đề nhanh chóng.

Cụ thể, nếu người dùng chuyển khoản vào nhầm tài khoản cùng hệ thống ngân hàng, người dùng cần đến ngân hàng để cung cấp hóa đơn giao dịch chứng minh chuyển tiền nhầm tài khoản, điền đầy đủ thông tin theo biểu mẫu yêu cầu.

Theo quy định, nhân viên ngân hàng không được phép cung cấp thông tin cá nhân của khách hàng, vì vậy sẽ thay mặt khách hàng để trao đổi với chủ tài khoản đã nhận tiền. Lúc này cũng sẽ có hai trường hợp xảy ra.

Thứ nhất, người nhận nhầm chưa sử dụng số tiền đã chuyển nhầm đó. Ngân hàng sẽ phong tỏa và chuyển lại tiền cho người đã chuyển nhầm.

Thứ hai, người nhận nhầm đã sử dụng số tiền này. Ngân hàng sẽ đưa ra yêu cầu hoàn trả và quy định thời gian tối đa. Nếu quá thời gian quy định mà khách hàng vẫn chưa nhận được tiền hoàn trả, ngân hàng sẽ hướng dẫn quy trình khởi kiện theo đúng quy định của pháp luật.

Nếu khác ngân hàng, quy trình cũng tương tự. Người chuyển cần đến trực tiếp ngân hàng mình đăng ký tài khoản, cung cấp các hóa đơn, biên nhận chuyển tiền. Nhân viên ngân hàng sẽ thay mặt khách hàng liên hệ với ngân hàng khác hệ thống và người thụ hưởng tài khoản chuyển nhầm. Tuy nhiên, thời gian chờ có phần lâu hơn so với trường hợp nhầm lẫn tài khoản ngân hàng cùng hệ thống.

Thời gian lấy lại được tiền chuyển nhầm phụ thuộc vào quá trình liên hệ và trao đổi với người nhận nhầm. Tuy nhiên, vẫn có thời gian quy định tối đa, từ 10 - 15 ngày làm việc. Nếu quá thời gian này mà người chuyển vẫn chưa nhận được tiền hoàn trả thì có quyền khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Chuyển tiền không thành công vẫn bị trừ tiền

Ngoài trường hợp chuyển tiền nhầm tài khoản, cũng có không ít khách hàng thực hiện giao dịch chuyển tiền nhưng không thành công. Dù tiền đã bị trừ trên tài khoản người gửi, tài khoản thụ hưởng vẫn chưa nhận được.

Tp bank có hay bị lỗi app banking không năm 2024

Ảnh minh họa

Nếu gặp lỗi này, bạn cần gọi đến số hotline ngân hàng quản lý tài khoản của mình để yêu cầu kiểm tra giao dịch, tra soát khiếu nại. Nếu giao dịch không thực hiện thành công do lỗi xử lý hệ thống, đường truyền giữa các ngân hàng thì sau 1 - 3 ngày làm việc, khách hàng sẽ được hoàn tiền về tài khoản.

Trên đây là những lỗi giao dịch ngân hàng thường gặp nhất, gây hoang mang cho người dùng. Dù là lỗi gì, người dùng nên giữ bình tĩnh và tìm cách giải quyết. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, người dùng hãy nhanh chóng liên lạc theo số hotline ngân hàng hoặc đến chi nhánh gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.