1 e bằng bao nhiêu

Ngân hàng và các dịch vụ chuyển khoản khác có một bí mật đen tối. Họ thêm tiền chênh lệch ngầm vào tỷ giá chuyển đổi của mình - để tính phí cao hơn mà bạn không hề hay biết. Và nếu họ có một mức phí nào đó, thì có nghĩa họ đang tính phí kép cho bạn.

Wise không bao giờ che giấu phí trong tỷ giá chuyển đổi. Chúng tôi cho bạn tỷ giá thực, được cung cấp độc lập bởi Reuters. Hãy so sánh tỷ giá và phí của chúng tôi với Western Union, ICICI Bank, WorldRemit, v.v. để thấy sự khác biệt.

Hãy cẩn thận với tỷ giá chuyển đổi bất hợp lý.Ngân hàng và các nhà cung cấp dịch vụ truyền thống thường có phụ phí mà họ tính cho bạn bằng cách áp dụng chênh lệch cho tỷ giá chuyển đổi. Công nghệ thông minh của chúng tôi giúp chúng tôi làm việc hiệu quả hơn – đảm bảo bạn có một tỷ giá hợp lý. Luôn luôn là vậy.

  • 1

    Nhập số tiền của bạn

    Chỉ cần nhập vào ô số tiền bạn muốn chuyển đổi.
  • 2

    Chọn loại tiền tệ của bạn

    Nhấn vào danh sách thả xuống để chọn EUR trong mục thả xuống đầu tiên làm loại tiền tệ mà bạn muốn chuyển đổi và VND trong mục thả xuống thứ hai làm loại tiền tệ mà bạn muốn nhận. 3

Thế là xong

Trình chuyển đổi tiền tệ của chúng tôi sẽ cho bạn thấy tỷ giá EUR sang VND hiện tại và cách nó đã được thay đổi trong ngày, tuần hoặc tháng qua.

Định dạng Khoa học hiển thị một số dưới dạng hàm mũ, thay một phần của số đó bằng E+n,trong đó E (hàm mũ) nhân số đứng trước với 10 mũ n. Ví dụ, một định dạng khoa học gồm 2 chữ số thập phân sẽ hiển thị 12345678901 là 1,23E+10, nghĩa là 1,23 lần 10 mũ 10.

Thực hiện theo các bước sau để áp dụng định dạng khoa học cho một số.

  1. Chọn ô mà bạn muốn định dạng. Để biết thêm thông tin, hãy xem mục Chọn ô, phạm vi, hàng hoặc cột trên trang tính. Mẹo: Để hủy bỏ một vùng chọn ô, hãy bấm vào bất kỳ ô nào trên trang tính.
  2. Trên tab Trang đầu, bấm vào nút Thêm nhỏ
    1 e bằng bao nhiêu
    kế bên Số.
    1 e bằng bao nhiêu
  3. Trong danh sách Thể loại, bấm Khoa học.
  4. Dùng các mũi tên nhỏ, hãy chỉ định Vị trí thập phân mà bạn muốn hiển thị. Mẹo: Số nằm trong ô hiện hoạt của vùng chọn trên trang tính xuất hiện trong hộp Mẫu để bạn có thể xem trước tùy chọn định dạng số mà bạn chọn.

Ngoài ra, hãy nhớ rằng:

  • Để định dạng nhanh một số trong ký hiệu khoa học, hãy bấm Khoa học trong hộp Định dạng Số ( tab Trang đầu, nhóm Số). Ký hiệu khoa học mặc định là hai chữ số thập phân.
  • Định dạng số sẽ không ảnh hưởng tới giá trị thực sự của ô mà Excel dùng để thực hiện các phép tính. Có thể nhìn thấy giá trị thực tế trong công thanh công thức.
  • Giới hạn tối đa cho độ chính xác của số là 15 chữ số, vì vậy giá trị thực sự hiển thị trong thanh công thức có thể thay đổi đối với các số lớn (hơn 15 chữ số).
  • Để đặt lại định dạng số, bấm Chung trong hộp Định dạng Số ( tabNhà,nhóm Số). Các ô được định dạng bằng định dạng Chung sẽ không sử dụng một định dạng số cụ thể. Tuy nhiên, định dạng Chung sẽ dùng ký hiệu hàm mũ cho các số lớn (12 chữ số trở lên). Để loại bỏ ký hiệu hàm mũ khỏi các số lớn, bạn có thể áp dụng định dạng số khác, chẳng hạn như Số.

Bạn cần thêm trợ giúp?

Bạn muốn xem các tùy chọn khác?

Khám phá các lợi ích của gói đăng ký, xem qua các khóa đào tạo, tìm hiểu cách bảo mật thiết bị của bạn và hơn thế nữa.

Cộng đồng giúp bạn đặt và trả lời các câu hỏi, cung cấp phản hồi và lắng nghe ý kiến từ các chuyên gia có kiến thức phong phú.

Số e là một hằng số toán học có giá trị gần bằng 2,71828 và có thể được biểu diễn theo nhiều cách khác nhau.

Nó là cơ số của logarit tự nhiên, là số duy nhất sao cho logarit tự nhiên của nó bằng 1, và đồng thời là giới hạn của (1 + 1/n)n khi n tiến về vô hạn, một biểu thức nảy sinh từ việc nghiên cứu lãi kép. Nó cũng bằng tổng của chuỗi vô hạn

1 e bằng bao nhiêu
Đồ thị của hàm số y = 1/x. e là số duy nhất lớn hơn 1 sao cho diện tích phần được tô màu bằng 1.

e cũng được định nghĩa là số dương a duy nhất sao cho đồ thị của hàm y = ax có hệ số góc bằng 1 tại x = 0.

Hàm mũ (tự nhiên) f(x) = ex là hàm số duy nhất có đạo hàm bằng chính nó và có giá trị ban đầu là f(0) = 1, và dễ thấy e = f(1). Logarit tự nhiên, hay logarit cơ số e, là hàm ngược của hàm mũ tự nhiên. Logarit tự nhiên của một số k > 1 được định nghĩa là diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị của hàm y = 1/x từ x = 1 đến x = k, khi đó e là giá trị của k sao cho diện tích đó bằng 1 (xem hình). e còn có .

e thỉnh thoảng còn được gọi là số Euler theo tên của nhà toán học người Thụy Sĩ Leonhard Euler (không nên nhầm lẫn với hằng số Euler–Mascheroni γ, còn được gọi tắt là hằng số Euler), hoặc hằng số Napier. Tuy nhiên, ký hiệu e của Euler được cho là đã được giữ lại để vinh danh ông. Hằng số này được tìm ra bởi nhà toán học người Thụy Sĩ Jacob Bernoulli khi nghiên cứu về lãi kép.

Số e có tầm quan trọng lớn trong toán học cùng với số 0, 1, π và i. Cả năm số này đều đóng vai trò không thể thiếu trong toán học và cùng xuất hiện trong một phương trình của đồng nhất thức Euler. Giống như hằng số π, e là một số vô tỉ (không thể biểu diễn thành tỉ số giữa hai số nguyên) và là số siêu việt (không phải là nghiệm của một phương trình đa thức khác không với hệ số hữu tỉ). Giá trị của e đến 50 chữ số thập phân là:

2,71828182845904523536028747135266249775724709369995... (dãy số A001113 trong bảng OEIS).

Hằng số e được liên hệ lần đầu tiên vào năm 1618 ở bảng phụ lục trong công trình của John Napier về logarit, nhưng lại không nhắc đến trực tiếp về e mà chỉ liệt kê danh sách các logarit được tính từ nó. Bảng này được thừa nhận là do William Oughtred viết ra. Jacob Bernoulli đã tìm ra chính hằng số e vào năm 1683 khi tìm giá trị của biểu thức

Hằng số này được sử dụng lần đầu tiên với ký hiệu là b trong bức thư của Gottfried Leibniz gửi Christiaan Huygens vào năm 1690 và 1691. Leonhard Euler trong thư gửi Christian Goldbach vào ngày 25 tháng 11 năm 1731 đã gọi chữ cái e là cơ số của logarit tự nhiên. Euler bắt đầu sử dụng chữ e để ký hiệu cho hằng số vào khoảng 1727 hoặc 1728 trong một bài báo không được xuất bản về sức nổ của súng thần công, và e chỉ xuất hiện trong xuất bản phẩm lần đầu vào năm 1736 trong cuốn Mechanica của ông. Dù một số nhà nghiên cứu sử dụng chữ c trong những năm sau đó, nhưng chữ e dần trở thành tiêu chuẩn về sau này.

Trong toán học, cách phổ biến nhất là viết hằng số thành chữ "e" in nghiêng, nhưng tiêu chuẩn ISO 80000-2 khuyến nghị sắp chữ các hằng số theo kiểu thẳng đứng như các chữ cái thông thường.

Ứng dụng

Lãi kép

1 e bằng bao nhiêu
Kết quả khi nhận lãi suất 20% mỗi năm trên khoản đầu tư 1.000 đô la theo nhiều chu kỳ tính lãi khác nhau

Jacob Bernoulli tìm ra hằng số e vào năm 1683 khi nghiên cứu một bài toán về lãi kép:

Một tài khoản có số dư 1 đô la và nhận 100% lãi suất mỗi năm. Nếu lãi suất được tính một lần thì đến cuối năm, số dư của tài khoản đó là 2 đô la. Điều gì sẽ xảy ra khi lãi suất được tính và thanh toán thường xuyên hơn trong năm?

Nếu lãi được tính hai lần trong năm thì lãi suất cho mỗi 6 tháng sẽ là 50%, do đó 1 đô la ban đầu được nhân hai lần cho 1,5 để có 1,00 × 1,52 = 2,25 đô la vào cuối năm. Khi tính lãi theo quý thì ta có 1,00 × 1,254 = 2,4414… đô la, còn tính lãi theo tháng được 1,00 × (1 + 1/12)12 = 2,613035… đô la. Nếu có n khoảng thời gian tính lãi thì lãi suất trên mỗi khoảng là 100%/n và số dư vào cuối năm là 1,00 × (1 + 1/n)n.

Bernoulli nhận thấy chuỗi này tiến dần về một giới hạn với n càng lớn và khoảng thời gian tính lãi càng nhỏ. Tính lãi theo tuần (n = 52) được 2,692597... đô la, còn tính lãi theo ngày (n = 365) thì được 2,714567... đô la, chỉ nhiều hơn hai xu. Giới hạn khi n tăng lên chính là số e; khi tính lãi liên tục thì số dư của tài khoản tiệm cận đến 2,7182818... đô la.

Tổng quát hơn, một tài khoản có số dư ban đầu là 1 đô la và nhận lãi suất hằng năm là R thì sau t năm sẽ nhận được eRt đô la khi tính lãi liên tục. (Ở đây R là một số thực bằng với lãi suất phần trăm hằng năm, do đó với lãi suất 5% thì R = 5/100 = 0,05.)

Phép thử Bernoulli

1 e bằng bao nhiêu
Biểu đồ xác suất P để một biến cố độc lập với xác suất xảy ra là 1/n không xảy ra sau n phép thử Bernoulli và so sánh 1 − P và n. Có thể thấy khi n tăng thì xác suất để một biến cố với xác suất xảy ra 1/n không xảy ra sau n lần thử tiệm cận rất nhanh về 1/e.

Số e cũng có ứng dụng trong lý thuyết xác suất, nảy sinh từ một vấn đề không liên quan rõ ràng với lũy thừa. Giả sử một người chơi một máy đánh bạc n lần và xác suất để thắng là một phần n. Với n lớn (chẳng hạn như một triệu) thì xác suất để người đó thua mọi lần gần bằng 1/e. Với n = 20 thì tỉ số này đã gần bằng 1/2,79.

Đó là một ví dụ về phép thử Bernoulli. Mỗi lần người đó chơi máy thì xác suất để thắng là một trên một triệu. Một triệu lần chơi như thế được mô hình hóa bằng phân phối nhị thức, vốn có liên hệ mật thiết với định lý nhị thức và tam giác Pascal. Xác suất để thắng k lần trên một triệu lần chơi là

Đặc biệt, xác suất để người đó không thắng lần nào (k = 0) là

rất gần với giới hạn

Phân phối chuẩn tắc

Phân phối chuẩn với trung bình bằng 0 và độ lệch chuẩn bằng 1 được gọi là phân phối chuẩn tắc và được cho bởi hàm mật độ xác suất