10 ngày lễ trong năm theo kế toán năm 2024

Có 01 ngày tôn vinh những người làm kế toán, công việc không thể thiếu trong bất cứ tổ chức, đơn vị. Chúc các kế toán luôn gặp những điều tốt đẹp nhất! Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ngày quốc tế kế toán và một vài sự thật về nghề kế toán

https://youtube.com/shorts/dvfyAktIeNM?feature=share

Sự thật 1: Ngày 10/11 hàng năm được xem là ngày kế toán quốc tế

Vào ngày 10 tháng 11 năm 1494, cuốn sách được gọi là : Summa de Arithmetica, Geometria, Proportioni et Proportionalita, có thể dịch là “Tất cả mọi thứ về số học, hình học và tỷ lệ” được xuất bản ở Venice. Đây là cuốn sách đầu tiên tóm tắt các kiến thức toán học cũng như về kế toán kép. Tác giả cuốn sách là nhà toán học người Ý Luca Pacioli và ông được coi là “Cha đẻ của kế toán”.

Các nước thường tổ chức kỷ niệm ngày này là các quốc gia như Mỹ, Canada, Anh. Tại Việt Nam, không có một tài liệu chính thức nào ghi nhận và tổ chức ngày kỷ niệm kế toán này.

Sự thật 2: Liên đoàn Kế toán quốc tế IFAC được thành lập năm 1977

International Federation of Accountants (viết tắt IFAC) là tổ chức nghề nghiệp kế toán quốc tế với thành viên là 157 tổ chức đến từ 123 quốc gia. IFAC được thành lập năm 1977 nhằm mục đích tăng cường sức mạnh của nghề nghiệp kế toán vì lợi ích xã hội.

Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (viết tắt VAA) là tổ chức nghề nghiệp về kế toán và kiểm toán tại Việt Nam được thành lập năm 1994, là thành viên IFAC từ năm 1998

Sự thật 3: Chứng chỉ nghề nghiệp kế toán, kiểm toán

Tại Việt Nam, chứng chỉ kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề do Bộ Tài chính trực tiếp tổ chức kỳ thi, cấp và quản lý chứng chỉ. Năm 1994, Bộ Tài chính tổ chức đợt học đầu tiên và đặc cách cấp Chứng chỉ cho 38 người sau khi tổ chức thi sát hạch kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp.

Từ đó đến năm 1998, hàng năm Bộ Tài chính đã tổ chức 1 kỳ thi kiểm toán viên cho các tỉnh phía Bắc, 1 kỳ thi cho các tỉnh phía Nam, và từ năm 1999 đến nay tổ chức 1 kỳ thi chung cho cả nước.

Những chứng chỉ của ngành nghề kế toán

Sự thật 4: Kẹo cao su thổi bong bóng (Bubblegum) được phát minh bởi một kế toán viên

Walter E. Diemer (8 tháng 1 năm 1904 – 8 tháng 1 năm 1998) là một kế toán viên người Mỹ, người đã phát minh ra kẹo cao su bong bóng vào năm 1928.

Sự thật 5: Có 1 vị thánh bảo trợ cho nghề kế toán

Nhà thờ Công giáo coi Thánh Matthew là vị thánh bảo trợ của kế toán và chủ ngân hàng. Là một người thu thuế bằng nghề buôn bán, Thánh Matthêu là chuẩn mẫu cho tất cả các kế toán viên và chuyên viên tài chính về cách sống và cuộc đời phụng sự Đức Chúa Trời và theo Chúa Giê-su.

Sự thật 6: Một vài mốc thời gian về sự phát triển của chế độ Kế toán Việt Nam?

Năm 1994, chế độ kế toán doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam được ban hành theo Quyết định số 1141TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995. Quyết định này lần lượt bị thay thế bằng Quyết định 15/2006/QĐ-BTC và thông tư 200/2014/TT-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp.

Năm 2003, Việt Nam đã có Luật kế toán đầu tiên và Bộ Tài chính công bố 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam phù hợp với Chuẩn mực kế toán quốc tế từ năm 2000 đến 2005.

Sự thật 7: Sự phát triển của kế toán song hành với sự phát triển của công nghệ

Năm 1955, hãng công nghệ IBM phát minh ra chiếc máy tính đầu tiên sử dụng cho mục đích kế toán, việc kế toán ghi chép thực hiện trên máy tính giúp cho công việc trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn.

Tới năm 1988 khi Bill Gates giới thiệu bộ phần mềm văn phòng Microsoft Office và tới năm 1990 khi nó được đưa vào sử dụng chính thức thì ngành kế toán tiếp tục có một chuyển mình vượt bậc mới, công tác ghi chép tính toán sổ sách diễn ra nhanh chóng và chuẩn xác hơn. Mọi hoạt động đều có thể thực hiện được trên ứng dụng Excel. Ngày nay, với sự tiến bộ của công nghệ, nhiều ứng dụng mới được đưa vào cải tiến công tác kế toán như phần mềm kế toán, phần mềm quản lý…

Những phần mềm nào kế toán nên biết?

Nhân ngày này, Manabox và Gonnapass xin gửi lời chúc mừng đến tất cả các Kế toán viên, Kiểm toán viên những lời chúc tốt đẹp nhất. Chúng tôi trân trọng cảm ơn, tự hào và tin tưởng rằng các kế toán, kiểm toán viên sẽ tiếp tục tâm huyết, không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn và duy trì đạo đức nghề nghiệp để gắn bó với nghề, một nghề âm thầm, vất vả nhưng cũng đầy tự hào.

Nếu công ty có quy định thêm ngày nghỉ cho nhân viên ngoài những ngày hưởng nguyên lương được luật quy định thì người lao động vẫn đi làm ngày đó có được trả thêm 300% lương không?

Về vấn đề này, Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời như sau:

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định những ngày người lao động nghỉ việc làm được hưởng nguyên lương (còn gọi là ngày nghỉ có hưởng lương) như sau: Ngày lễ, Tết.

Khoản 1 Điều 112 quy định, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, Tết sau đây:

- Tết Dương lịch: 1 ngày (ngày 1/1 dương lịch);

- Tết Âm lịch: 5 ngày;

- Ngày Chiến thắng: 1 ngày (ngày 30/4 dương lịch);

- Ngày Quốc tế lao động: 1 ngày (ngày 1/5 dương lịch);

- Quốc khánh: 2 ngày (ngày 2/9 dương lịch và 1 ngày liền kề trước hoặc sau);

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 1 ngày (ngày 10/3 âm lịch).

Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ nêu trên còn được nghỉ thêm 1 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 1 ngày Quốc khánh của nước họ.

Nghỉ hằng năm

Khoản 1 Điều 113 quy định, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

- 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

- 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

- 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Điều 114 quy định, cứ đủ 5 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 1 ngày.

Nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương

Khoản 1 Điều 115 quy định, người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

- Kết hôn: nghỉ 3 ngày;

- Con đẻ, con nuôi kết hôn: Nghỉ 1 ngày;

- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 3 ngày.

Tiền lương làm thêm giờ ít nhất bằng 150% vào ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương

Điểm c Khoản 1 Điều 98 Bộ Luật Lao động quy định: Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm vào ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Ngoài câu hỏi người lao động được nghỉ việc có hưởng lương gồm những ngày nào, bà Trần Cẩm Hương còn nêu trường hợp công ty có quy định thêm ngày nghỉ cho nhân viên ngoài những ngày hưởng nguyên lương được luật quy định, thì người lao động vẫn đi làm ngày đó thì có được trả thêm 300% lương hay không? Theo luật sư, trường hợp ngoài các ngày nghỉ theo quy định của Bộ luật Lao động, mà công ty bổ sung thêm ngày nghỉ không hưởng lương, thì khi được huy động làm thêm giờ vào ngày nghỉ bổ sung đó được coi là làm thêm giờ vào ngày thường, người lao động được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm (không được trả 300%).

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng, Đoàn luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.