100 trường hợp tòa án tối cao hàng đầu năm 2022

Xét xử 188 vụ án liên quan đến phòng chống dịch Covid-19

Sáng 8/11, trình bày Báo cáo công tác năm 2022, Chánh án Tòa án nhân dân (TAND) Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, số lượng, chất lượng, hiệu quả giải quyết, xét xử các loại vụ việc tiếp tục nâng lên, đạt và vượt các chỉ tiêu, yêu cầu Quốc hội đề ra

Trong năm 2022, các tòa án đã thụ lý 567.521 vụ việc, đã giải quyết được 504.681 vụ việc (đạt tỷ lệ 88,9%; cao hơn năm trước 7,7%). So với năm 2021, số vụ việc đã thụ lý tăng 29.944 vụ; đã giải quyết tăng 68.021 vụ. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan của tòa án là 0,9%, đáp ứng yêu cầu mà Nghị quyết Quốc hội đề ra (không quá 1,5%).

100 trường hợp tòa án tối cao hàng đầu năm 2022

Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình

Về các vụ án hình sự, các tòa án đã thụ lý 93.452 vụ với 178.830 bị cáo; đã giải quyết, xét xử được 91.312 vụ với 171.924 bị cáo; đạt tỷ lệ 97,71% về số vụ và 96,14% về số bị cáo, vượt 9,71% so với chỉ tiêu Nghị quyết Quốc hội.

Việc xét xử bảo đảm nghiêm minh, đúng pháp luật, chưa phát hiện trường hợp nào kết án oan người không có tội, chất lượng tranh tụng được bảo đảm. Các tòa án đã phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tổ chức 8.322 phiên tòa rút kinh nghiệm.

Đã tổ chức xét xử nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng do những người có chức vụ, quyền hạn gây ra những thiệt hại đặc biệt lớn, được dư luận xã hội rất quan tâm, tuyên thu hồi tiền, tài sản đối với 840 vụ, 1.995 bị cáo trong các vụ án kinh tế, tham nhũng với số tiền trên 4.027 tỷ đồng và nhiều tài sản khác.

Các tòa án cũng đã đưa ra xét xử 188 vụ với 297 bị cáo liên quan đến phòng chống dịch Covid-19, góp phần tích cực vào công tác phòng chống dịch bệnh.

Ngoài ra, các toà án cũng thụ lý 444.402 vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động; đã giải quyết, xét xử được 386.944 vụ; đạt tỷ lệ 87,07%, vượt 9,07% so với chỉ tiêu Nghị quyết Quốc hội.

Về các vụ án hành chính, các tòa án đã thụ lý 11.746 vụ; đã giải quyết, xét xử được 8.524 vụ; đạt tỷ lệ 72,6%, vượt 12,6% so với chỉ tiêu Nghị quyết Quốc hội.

Các tòa án đã áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đối với 17.416/17.432 hồ sơ, đạt tỷ lệ 99,9%. TAND cấp huyện đã giải quyết 100% hồ sơ đề nghị áp dụng việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

100 trường hợp tòa án tối cao hàng đầu năm 2022

Quang cảnh kỳ họp

Tỷ lệ bản án bị huỷ, sửa do nguyên nhân chủ quan còn cao

Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, bên cạnh các kết quả nêu trên, hoạt động của các tòa án còn tồn tại một số hạn chế, thiếu sót như: tỷ lệ bản án, quyết định hành chính bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan vẫn còn cao; vẫn còn một số ít vụ việc dân sự quá hạn giải quyết do nguyên nhân chủ quan; một số cán bộ không chịu rèn luyện đã vi phạm pháp luật và kỷ luật công tác.

Theo Chánh án TAND Tối cao, các hạn chế, thiếu sót nêu trên là do: số lượng các loại vụ việc và đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm mà các Tòa án phải thụ lý, giải quyết tăng nhanh và ngày càng phức tạp, trong khi đó số lượng thẩm phán, công chức chưa đủ nên áp lực công việc rất lớn.

Một số cơ quan, tổ chức chưa thực sự quan tâm đến công tác phối hợp với toà án, chưa làm hết trách nhiệm của mình trong việc cung cấp tài liệu, chứng cứ, giám định…

Để khắc phục những hạn chế, thiếu sót và nâng cao hiệu quả hoạt động, các giải pháp cần tập trung chỉ đạo thực hiện trong thời gian tới được TAND Tối cao xác định, gồm: Tiếp tục đổi mới phương thức quản lý, chỉ đạo, điều hành; Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, công chức;

Kiện toàn đội ngũ công chức của các tòa án; xây dựng, hoàn thiện thể chế; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao năng lực chuyên môn; tăng cường thanh tra, kiểm tra; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng, tổ chức có liên quan trong quá trình thực hiện các mặt công tác của ttòa án.

100 trường hợp tòa án tối cao hàng đầu năm 2022
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO TRẢ LỜI KIẾN NGHỊ CỬ TRI GỬI TỚI KỲ HỌP THỨ 5 QUỐC HỘI KHÓA XIV

1. Cử tri tỉnh kiến Phú Yên nghị: Cử tri phản ảnh nhiều vụ án dân sự bị xét xử nhiều lần, kéo dài nhiều năm (qua các phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm giao lại Tòa án xét xử theo trình tự thủ tục chung ...) gây bức xúc trong dân.

Trả lời: (Tại Công văn số 235/TANDTC-VP ngày 01/8/2018 của Tòa án nhân dân tối cao)

Về kiến nghị này, ngày 08/6/2018, Tòa án nhân dân tối cao đã có Công văn số 164/TANDTC-VP gửi Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên trả lời các nội dung kiến nghị của cử tri tỉnh Phú Yên được đề cập tại Báo cáo số 13/BC-ĐĐBQH ngày 11/5/2018 về kết quả tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên.

(Gửi kèm theo Công văn số 164/TANDTC-VP ngày 08/6/2018 của Tòa án nhân dân tối cao).

  Một lần nữa, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên đối với công tác của Tòa án nhân dân và mong muốn tiếp tục nhận được những ý kiến góp ý của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên, qua đó sẽ giúp cho các Tòa án đề ra những  giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của mình./.

2. Cử tri tỉnh Bến Tre kiến nghị: Về ủy quyền tham gia tố tụng trong các vụ án hành chính: Theo khoản 3, Điều 60 Luật Tố tụng Hành chính năm 2015 quy định “Trường hợp người bị kiện là cơ quan, tổ chức hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì người bị kiện chỉ được ủy quyền cho cấp phó của mình đại diện”. Người bị kiện trong các vụ án hành chính là Chủ tịch UBND, UBND các cấp đều có văn bản uỷ quyền cho cấp phó tham gia tố tụng, nhưng cấp phó lại có văn bản xin được xét xử vắng mặt với lý do công việc. Việc xin xét xử vắng mặt không trái quy định pháp luật nhưng gây khó khăn cho công tác giải quyết án (không có tranh luận tại phiên tòa giữa hai bên, không làm rõ được các nội dung cần thiết liên quan đến việc khởi kiện). Do đó, chất lượng xét xử vụ án không đảm bảo yêu cầu đề cao tính dân chủ, tranh tụng theo tinh thần cải cách tư pháp.

Trả lời: (Tại Công văn số 218/TANDTC-CV ngày 07/8/2018 của Tòa án nhân dân tối cao)

Tòa án nhân dân tối cao xin ghi nhận kiến nghị của cử tri và trân trọng cảm ơn sự quan tâm của cử tri đối với hoạt động của Tòa án nhân dân tối cao nói chung, đối với công tác xét xử các vụ án hành chính nói riêng. Về nội dung kiến nghị của cử tri, Tòa án nhân dân tối cao xin có ý kiến như sau:

Trong những năm qua, các khiếu kiện về hành chính có diễn biến ngày càng phức tạp. Tòa án các cấp đã có nhiều cố gắng, triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm bảo đảm và không ngừng nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hành chính. Tuy nhiên, tiến độ và chất lượng giải quyết các vụ án hành chính, đặc biệt là các vụ khiếu kiện về đất đai chưa đạt được yêu cầu như mong muốn.

Hạn chế này có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là sự tham gia tố tụng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân trong quá trình giải quyết vụ án hành chính còn hạn chế.

 Tại khoản 3, Điều 60 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 quy định “Trường hợp người bị kiện là cơ quan, tổ chức hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì người bị kiện chỉ được ủy quyền cho cấp phó của mình đại diện”.

Ngày 31/8/2016, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã có Văn bản số 18/UBTVQH14-TP hướng dẫn thực hiện Điều 60 Luật TTHC năm 2015, trong đó có nội dung: “Kể từ ngày 01/7/2016 là ngày Luật Tố tụng hành chính có hiệu lực, thì việc cử người đại diện trong tố tụng hành chính trước Tòa án nhân dân phải theo đúng quy định tại Điều 60 của Luật này”.

Căn cứ quy định nêu trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tham gia tố tụng. Tuy nhiên, trong nhiều vụ án hành chính, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân lại có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Theo quy định tại khoản 1 Điều 158 Luật Tố tụng hành chính năm 2015, thì Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân có quyền làm đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt họ. Tuy nhiên, sự vắng mặt của người đại diện của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đã gây ra những khó khăn cho Tòa án trong giải quyết vụ án như ý kiến phản ánh của cử tri. Tòa án nhân dân tối cao cũng đã báo cáo thực trạng này tới Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.

Thời gian tới, Tòa án nhân dân tối cao sẽ tiếp tục nghiên cứu, tổng kết, đánh giá thực tiễn áp dụng Luật Tố tụng hành chính năm 2015, trong đó có quy định tại Điều 60 nêu trên để có đủ cơ sở đề nghị Quốc hội xem xét việc sửa đổi, bổ sung.

Tòa án nhân dân tối cao mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm của cử tri đối với công tác của Tòa án nhân dân và mong rằng kiến nghị của cử tri sẽ được phản ánh tới diễn đàn của Quốc hội.

3. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Để tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền ở địa phương và người dân thực hiện thủ tục đương nhiên xóa án tích, đề nghị Chính phủ quy định cụ thể về trình tự, thành phần hồ sơ để thực hiện xóa án; đồng thời xem xét việc quy định cấp Giấy chứng nhận xóa án hoặc Quyết định về việc xóa án tích.

Trả lời: (Tại Công văn số 209/TANDTC-PC ngày 10/9/2018 của Tòa án nhân dân tối cao)

Tại Điều 70 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) về đương nhiên xóa án tích quy định: “4. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này”.

Tại Điều 369 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về thủ tục xóa án tích quy định: “1. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của người được đương nhiên xóa án tích và xét thấy có đủ điều kiện quy định tại Điều 70 của Bộ luật hình sự thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp phiếu lý lịch tư pháp là hộ không có án tích”.

Theo các quy định nêu trên, đối với trường hợp người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp là họ không có án tích. Do đó, việc hướng dẫn trình tự, thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

4. Cử tri tỉnh Bến Tre kiến nghị: Cử tri đề nghị các cấp, các ngành liên quan tăng cường công tác phòng, chống tội phạm, nhất là xử lý nghiêm minh những trường hợp mua bán, tàng trữ, vận chuyển các chất ma túy.

Trả lời: (Tại Công văn số 337/TANDTC-V1 ngày 27/8/2018 của Tòa án nhân dân tối cao)

Trong những năm gần đây, tình hình tệ nạn ma tuý trên thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp. Các loại tội phạm khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm ma tuý quốc tế gắn liền với thảm họa ma tuý tổng hợp đã và đang thực sự là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy tiếp tục diễn biến phức tạp, là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng tệ nạn xã hội và lây nhiễm HIV/AIDS, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và sức khỏe cộng đồng. Tội phạm và tệ nạn ma túy thực sự đã trở thành hiểm họa lớn, nếu không được ngăn chặn kịp thời, sẽ là nguy cơ đe dọa sự phát triển của giống nòi, gây mất ổn định về chính trị, xã hội.

Nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng, chống ma túy, Đảng, Chính phủ đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp và chỉ đạo quyết liệt nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và cộng đồng trong cuộc chiến chống ma túy. Ngày 26/3/2008, Bộ Chính trị (khóa X) đã ban hành Chỉ thị số 21-CT/TW về “tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống ma tuý và kiểm soát ma tuý trong tình hình mới”. Ngày 27/6/2011, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1101/QĐ/TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Nhờ triển khai thực hiện liên tục, đồng bộ các giải pháp, công tác phòng, chống ma túy đã có những chuyển biến tích cực, bước đầu đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống ma túy đã được triển khai sâu rộng, góp phần nâng cao nhận thức của toàn xã hội về tác hại của tệ nạn ma túy; phong trào toàn dân phòng, chống ma túy đã được phát triển rộng khắp trên cả nước; tốc độ gia tăng người nghiện được kiềm chế, ở một số địa phương đã có xu hướng giảm. Đã thực hiện có hiệu quả Chương trình xoá bỏ và phát triển thay thế cây có chất ma tuý tại các vùng cao và về cơ bản đã giải quyết được vấn đề trồng cây thuốc phiện và tái trồng cây thuốc phiện.

Trên lĩnh vực xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống ma túy, Nhà nước ta đã ban hành Luật Phòng, chống ma túy và nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; ký kết nhiều hiệp định hợp tác phòng, chống ma tuý với các nước trên thế giới, các tổ chức quốc tế, trong đó có 03 Công ước kiểm soát ma tuý, Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Việt Nam cũng đã hợp tác chặt chẽ với các cơ quan phòng, chống ma tuý và tội phạm của Liên hợp quốc, INTERPOL, các nước ASEAN, các nước Tiểu vùng sông Mê Kông... nhằm trao đổi thông tin, nâng cao năng lực cán bộ, trang thiết bị kỹ thuật phòng, chống và kiểm soát ma tuý qua biên giới.

Các tội phạm về ma túy được quy định trong một chương của Bộ luật hình sự. Hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý được quy định tại Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1999 có mức hình phạt cao nhất là tử hình. Bộ luật hình sự năm 2015 đã tách Điều 194 Bộ luật hình sự năm thành các tội tiêng biệt, đó là tội tàng trữ trái phép chất ma túy quy định tại Điều 249, tội vận chuyển trái phép chất ma túy quy định tại Điều 250 và tội mua bán trái phép chất ma túy quy định tại Điều 251. Theo đó, mức hình phạt cao nhất đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy là tù chung thân, mức hình phạt cao nhất đối với tội vận chuyển trái phép chất ma túy và tội mua bán trái phép chất ma túy là tử hình. Đồng thời, tại Điều 66 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định không xét tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người phạm tội “Mua bán trái phép chất ma túy” bị kết án từ 07 năm tù trở lên.

Đối với Tòa án nhân dân, công tác xét xử các tội phạm về ma túy nói riêng luôn được Tòa án nhân dân tối cao quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Hàng năm, trong Chỉ thị công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đều yêu cầu các Tòa án phải khẩn trương đưa ra xét xử các vụ án về ma túy, việc xét xử các vụ án ma túy phải bảo đảm nghiêm minh, đúng quy định của pháp luật. Thực tiễn xét xử trong những năm qua cũng cho thấy hình phạt mà các Tòa án áp dụng đối với các bị cáo phạm tội về ma túy là rất nghiêm khắc. Số lượng các bị cáo phạm các tội về ma túy bị xử phạt 20 năm tù, tù chung thân, tử hình chiếm tỷ lệ cao hơn so với các bị cáo phạm các tội khác.

5. Cử tri tỉnh Bình Dương kiến nghị: Cử tri kiến nghị cần xem hành vi cố tình đầu độc, gây hại đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng là hành vi giết người, đồng thời nâng mức hình phạt lên mức tử hình đối với các hành vi trên.

Trả lời: (Tại Công văn số 338/TANDTC-V1 ngày 27/8/2018 của Tòa án nhân dân tối cao)

Theo quy định của Bộ luật Hình sự, thì nếu hành vi cố tình đầu độc với mục đích tước đoạt tính mạng của người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người” theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015 và mức hình phạt cao nhất đối với tội này là tử hình. Trường hợp cố tình đầu độc với mục đích gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”; mức hình phạt cao nhất đối với tội này là tù chung thân.

Đối với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả gây nguy hại cho sức khỏe của cộng đồng, nếu hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm” quy định tại Điều 193 Bộ luật Hình sự năm 2015 và mức hình phạt cáo nhất đối với tội này là tù chung thân; nếu hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh” và mức hình phạt cao nhất đối với tội này là tử hình.

Đối với các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, tuy hành vi này có gây hại cho sức khỏe của cộng đồng về lâu dài nhưng không có mục đích gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì tùy từng hành vi vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội thuộc Chương XIX của Bộ luật Hình sự năm 2015 “Các tội phạm về môi trường”.

6. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Theo Điều 173, 177 của Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: Tòa án có thể cấp, tống đạt văn bản tố tụng qua dịch vụ bưu chính; tống đạt hợp lệ khi người nhận là đương sự hoặc người thân thích, cùng nơi cư trú với đương sự. Trong mẫu Phiếu báo phát do Bưu điện Việt Nam phát hành đã ghi: “Trường hợp nhận thay, nêu rõ quan hệ với người nhận ghi trên bưu gửi. Ví dụ: Văn thư cơ quan, bố, mẹ, anh, chị, em ruột…”. Nhưng thực tế, có rất nhiều phiếu báo phát Tòa án nhận được từ Bưu điện chỉ có chữ ký của người nhận, không có họ, tên, không ghi quan hệ với người nhận ghi trên bưu gửi nên Tòa án không thể xác định được việc tống đạt có hợp lệ hay không. Đề nghị có hướng dẫn, giải thích rõ hơn về việc tống đạt văn bản tố tụng qua dịch vụ bưu chính; để có cơ sở khi Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử đúng theo quy định

Trả lời: (Tại Công văn số 187/TANDTC-PC ngày 20/8/2018 của Tòa án nhân dân tối cao)

Về nội dung kiến nghị, Tòa án nhân dân tối cao xin được trả lời như sau:

Tòa án nhân dân tối cao thống nhất với nội dung mà cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị. Các quy định về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng qua dịch vụ bưu chính đã được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, cụ thể là:

Theo quy định tại khoản 4 Điều 172 thì người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bao gồm “nhân viên tổ chức dịch vụ bưu chính”.

Khoản 1 Điều 173 quy định cấp, tống đạt, thông báo qua dịch vụ bưu chính là một trong số các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng.

Điều 174 quy định:

“1. Việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng được thực hiện theo quy định của Bộ luật này thì được coi là hợp lệ.

2. Người có nghĩa vụ thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng phải thực hiện theo quy định của Bộ luật này….”.

Điều 175 quy định:

“1. Người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng phải trực tiếp chuyển giao cho người được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng có liên quan. Người được cấp, tống đạt, thông báo phải ký nhận vào biên bản hoặc sổ giao nhận văn bản tố tụng…

2. Việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng qua dịch vụ bưu chính phải bằng thư bảo đảm và có xác nhận của người nhận văn bản tố tụng.

Văn bản có xác nhận phải được chuyển lại cho Tòa án…”.

Khoản 2, 4 và 5 Điều 177 quy định:

“2. Người được cấp, tống đạt, thông báo là cá nhân thì văn bản tố tụng phải được giao trực tiếp cho họ. Đương sự phải ký nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 175 của Bộ luật này.

4. Trường hợp người được cấp, tống đạt, thông báo từ chối nhận văn bản tố tụng thì người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo phải lập biên bản trong đó nêu rõ lý do của việc từ chối, có xác nhận của đại diện tổ dân phố hoặc Công an xã, phường, thị trấn về việc người đó từ chối nhận văn bản tố tụng. Biên bản phải được lưu trong hồ sơ vụ án.

5. Trường hợp người được cấp, tống đạt, thông báo vắng mặt thì người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo phải lập biên bản và giao cho người thân thích có đủ năng lực hành vi dân sự cùng nơi cư trú với họ hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc để thực hiện việc ký nhận hoặc điểm chỉ và yêu cầu người này cam kết giao lại tận tay ngay cho người được cấp, tống đạt, thông báo. Biên bản phải được lưu trong hồ sơ vụ án…”.

Điều 178 quy định:

“1. Trường hợp người được cấp, tống đạt, thông báo là cơ quan, tổ chức thì văn bản tố tụng phải được giao trực tiếp cho người đại diện theo pháp luật hoặc người chịu trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức đó và phải được những người này ký nhận. Trường hợp cơ quan, tổ chức được cấp, tống đạt, thông báo có người đại diện tham gia tố tụng hoặc cử người đại diện nhận văn bản tố tụng thì những người này ký nhận văn bản tố tụng đó…

2. Trường hợp người được cấp, tống đạt, thông báo từ chối nhận văn bản tố tụng hoặc vắng mặt thì thực hiện theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 177 của Bộ luật này”.

Mặc dù Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã có những quy định tương đối cụ thể về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng qua dịch vụ bưu chính nhưng trên thực tế, việc áp dụng quy định này còn nhiều vướng mắc như cử tri tỉnh Tây Ninh đã nêu. Quy trình cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng qua dịch vụ bưu chính có nhiều đặc thù so với dịch vụ bưu chính thông thường; bên cạnh việc tuân theo quy định của pháp luật về bưu chính, quy trình nghiệp vụ của tổ chức dịch vụ bưu chính thì nhân viên tổ chức dịch vụ bưu chính thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng còn phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật tố tụng. Tuy nhiên, hiện nay các tổ chức cung ứng dịch vụ bưu chính chưa có quy trình riêng về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng qua dịch vụ bưu chính; nhiều trường hợp nhân viên dịch vụ bưu chính không biết hoặc không nhận thức hết được trách nhiệm của mình là người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng theo quy định của pháp luật tố tụng; công tác phối hợp giữa Tòa án với tổ chức cung ứng dịch vụ bưu chính còn hạn chế. Đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn tới việc một số trường hợp cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng qua dịch vụ bưu chính chưa đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật tố tụng.

Để khắc phục những tồn tại trong việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng nói riêng, vướng mắc trong thực tiễn thi hành các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 nói chung, Tòa án nhân dân tối cao đã tăng cường công tác tổng kết thực tiễn xét xử, ban hành các Giải đáp về nghiệp vụ nhằm hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.

Trong thời gian tới, Tòa án nhân dân tối cao sẽ tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; ban hành Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật về tố tụng dân sự nói chung, nghiên cứu xây dựng Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng nói riêng; tổng kết thực tiễn xét xử; giải đáp các vấn đề về nghiệp vụ; tổ chức các Hội nghị trực tuyến tập huấn chuyên sâu về pháp luật tố tụng dân sự, trong đó có nội dung về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng đạt kết quả tốt.

Một lần nữa, Tòa án nhân dân tối cao trân trọng cảm ơn sự quan tâm của cử tri và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh, đồng thời, mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm hơn nữa của cử tri và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh đối với công tác của Tòa án nhân dân.

7. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Liên quan đến trường hợp đương sự là người Việt Nam đang ở nước ngoài tham gia tố tụng: Theo hướng dẫn của Thông tư liên tich số: 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TATC ngày 19 tháng10 năm 2016 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Tòa án Nhân dân tối cao và Công văn số: 33/TANDTC-HTQT ngày 21-02-2017 của Tòa án Nhân dân tối cao thì: Tòa án không ủy thác tư pháp tống đạt  thông qua Bộ tư pháp mà phải gửi bằng đường bưu điện đến Lãnh sự quán hoặc Tổng lãnh sự quán của Việt Nam tại nước đó; riêng đối với nước Can-na-đa thì dù đương sự là người Việt Nam hay người Can-na-da đều phải tống đạt qua đường bưu điện. Nhưng thời gian qua, những trường hợp Tòa án đã gửi đều không nhận được phiếu báo phát; khi liên hệ với nhân viên Bưu điện thì được trả lời là dịch vụ gửi ra nước ngoài không có báo phát. Do đó, Tòa án không xác định được tính hợp lệ của việc tống đạt. Đề nghị Tòa án Nhân dân tối cao phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương cho ý kiến cụ thể vấn đề trên; vì Tòa án địa phương không có cơ sở xác định tính hợp lệ của việc tống đạt khi gửi bằng đường bưu điện.

Trả lời: (Tại Công văn số 203/TANDTC-VP ngày 17/8/2018 của Tòa án nhân dân tối cao)

1. Ngày 21/02/2017, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Công văn số 33/TANDTC-HTQT hướng dẫn các Tòa án thực hiện nghiệp vụ tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài theo đường bưu chính khi giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính có đương sự ở nước ngoài.

Tại mục 1 Phần II của Công văn này, Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn: Tòa án nhân dân các cấp được thực hiện việc tống đạt văn bản tố tụng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 474 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và điểm c khoản 1 Điều 303 của Luật tố tụng hành chính năm 2015 nếu đương sự là người nước ngoài, công dân Việt Nam, cơ quan, tổ chức nước ngoài cư trú hoặc có trụ sở tại các nước không phản đối cách thức tống đạt theo đường bưu chính. Danh sách các nước không phản đối cách thức tống đạt theo đường bưu chính được liệt kê trong Bảng số 5 gửi kèm Công văn này, bao gồm 39 nước và hai vùng lãnh thổ của nước ngoài, trong đó có nước Ca-na-đa và hai vùng lãnh thổ của nước ngoài.

Từ thực tế nêu trên, tại mục 6 Phần II của Công văn số 33/TANDTC-HTQT ngày 21/02/2017, Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn: Tòa án có trách nhiệm gửi hồ sơ tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài theo dịch vụ bưu phẩm bảo đảm quốc tế có ký nhận của người nhận.

2. Về dịch vụ bưu chính quốc tế mà Tòa án cần sử dụng để tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài, Tòa án nhân dân tối cao thấy rằng từ nhiều năm nay, tại các bưu điện tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng như các công ty bưu chính khác như Công ty Viettel, Công ty DHL hoặc FedEX Việt Nam…, đều cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển phát bảo đảm quốc tế có gắn số hiệu để theo dõi, định vị trong quá trình chuyển phát. Theo đó, khi sử dụng dịch vụ này, khách hàng được hướng dẫn cách sử dụng theo dõi, định vị bưu phẩm gửi ra nước ngoài. Theo cách thức chuyển phát này, thì việc giao bưu phẩm được thực hiện trực tiếp với người nhận và có yêu cầu người nhận phải ký nhận bưu phẩm. Tuy nhiên, các công ty bưu chính không cung cấp cho khách hàng gửi bưu phẩm văn bản xác nhận kết quả giao nhận bưu phẩm có chữ ký “tươi” của người nhận vì tại hầu hết các nước trên thế giới, việc ký nhận bưu phẩm của người nhận được thực hiện bằng thiết bị điện tử. Thay vào đó, các công ty bưu chính cho phép khách hàng có thể in ra thành văn bản kết quả chuyển phát của công ty bưu chính từ trang thông tin điện tử của Công ty bưu chính trong các trường hợp, bao gồm: người nhận đã ký nhận bưu phẩm; người nhận đã rời khỏi địa chỉ nhưng không biết địa chỉ mới; địa chỉ không đúng hoặc thiếu chi tiết để giao bưu phẩm cho người nhận; địa chỉ của người nhận không có thật hoặc người nhận từ chối nhận bưu phẩm…

Như vậy, khi Tòa án tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự ở 39 nước, bao gồm cả nước Ca-na-đa và hai vùng lãnh thổ của nước ngoài theo danh sách liệt kê cụ thể tại Công văn số 33/TANDTC-HTQT ngày 21/02/2017 của Tòa án nhân dân tối cao, thì Tòa án cần phải sử dụng dịch vụ bưu chính chuyển phát bảo đảm quốc tế được gắn số hiệu để theo dõi, định vị trong quá trình chuyển phát. Khi sử dụng dịch vụ bưu chính này, thì Tòa án cần yêu cầu Công ty bưu chính hướng dẫn cách thức in ra thành văn bản kết quả chuyển phát của công ty bưu chính trong các trường hợp: người nhận đã ký nhận bưu phẩm; người nhận đã rời khỏi địa chỉ nhưng không biết địa chỉ mới; địa chỉ không đúng hoặc thiếu chi tiết để giao bưu phẩm cho người nhận; địa chỉ của người nhận không có thật hoặc người nhận từ chối nhận bưu phẩm. Văn bản này là căn cứ xác định tính hợp lệ của việc tống đạt văn bản tố tụng của Tòa án theo đường bưu chính cho đương sự ở nước ngoài đã được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 474 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và điểm c khoản 1 Điều 303 của Luật tố tụng hành chính năm 2015.

Tòa án nhân dân tối cao xin ghi nhận kiến nghị nêu trên của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh. Trong thời gian tới, Tòa án nhân dân tối cao sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng để hướng dẫn Tòa án nhân dân các cấp áp dụng thống nhất về việc tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài theo đường bưu chính, bảo đảm quy định của pháp luật và thực tiễn.

8. Cử tri tỉnh Sóc Trăng kiến nghị: Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao xem xét, bố trí cho tỉnh trong năm từ 03 phiên tòa xét xử lưu động vì hiệu quả mà nó mang lại rất lớn trong việc tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật đối với người dân.

Trả lời: (Tại Công văn số 91/TANDTC-TH ngày 15/8/2018 của Tòa án nhân dân tối cao)

Việc xét xử lưu động các vụ án hình sự là một trong những hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật có hiệu quả trong những năm đất nước có chiến tranh hoặc sau giải phóng còn nhiều khó khăn, thiếu thốn; trình độ dân trí, cơ sở vật chất còn lạc hậu, các phương tiện thông tin đại chúng chưa phát triển.  Cho đến nay, xét xử lưu động tiếp tục được các Toà án duy trì tổ chức; được Quốc hội đặt ra là một chỉ tiêu công tác của Tòa án và đưa vào Nghị quyết về công tác tư pháp. Trung bình hàng năm, các Tòa án đều tổ chức trên 9.000 phiên tòa xét xử lưu động về hình sự, chiếm 14-15% tổng số các vụ án hình sự được đưa ra xét xử; trong đó các tỉnh, thành phố có số lượng các vụ án xét xử lưu động nhiều là Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Nghệ An. Các vụ án đưa ra xét xử lưu động thường tập trung ở các tội phạm về ma túy; tội trộm cắp tài sản; tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ...

Hiện nay, cùng với sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng, mạng lưới internet; các biện pháp tuyên truyền pháp luật khác, như: hoạt động trợ giúp pháp lý, triển khai thực hiện ngày pháp luật, các phong trào hoạt động của địa phương, câu lạc bộ pháp luật, các cuộc thi, hội thi tìm hiểu pháp luật...thì người dân có nhiều cơ hội để tiệm cận với pháp luật hơn. Đặc biệt, với việc công khai bản án trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án được thực hiện từ tháng 7/2017, người dân đều có thể tiếp cận với các vụ án do Tòa án xét xử vào bất kỳ thời gian nào để hiểu rõ cơ sở pháp lý của các phán quyết của Tòa án mà không cần phải có mặt tại phiên tòa. Bên cạnh đó, việc tổ chức các phiên tòa xét xử lưu động trong tình hình hiện nay đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế như: không bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền công dân, quyền con người…Thực hiện Nghị quyết số 55/2017/QH 14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV, Tòa án nhân dân tối cao đang chỉ đạo tiến hành tổng kết và sẽ đề xuất với Quốc hội về công tác xét xử lưu động các vụ án hình sự tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV tới đây.

9. Cử tri TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Đề nghị Tòa án nhân dân Tối cao và Viện kiểm sát nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng thống nhất ở Tòa án nhân dân các cấp và Viện kiểm sát nhân dân các cấp về việc không yêu cầu cung cấp Phiếu Lý lịch tư pháp đối với cán bộ, công chức tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kiện trong các vụ án hành chính.

Trả lời: (Tại Công văn số 186/TANDTC-PC ngày 20/8/2018 của Tòa án nhân dân tối cao)

Theo quy định của tại điểm c khoản 2 Điều 61 của Luật Tố tụng hành chính thì công dân Việt Nam có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự: Thứ nhất, là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có kiến thức pháp lý, chưa bị kết án hoặc bị kết án nhưng đã được xóa án tích, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý  hành chính; Thứ hai, không phải là cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Thanh tra, Thi hành án; công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an.

 Mặt khác, khoản 4 Điều 2 của Luật Lý lịch tư pháp quy định: “Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản”.

Theo các quy định nêu trên thì công dân (bao gồm cả cán bộ, công chức không thuộc các cơ quan, tổ chức nêu trên) để đủ điều kiện trở thành người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án hành chính, thì phải cung cấp cho Tòa án tài liệu chứng minh chưa bị kết án hoặc bị kết án nhưng đã được xóa án tích, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Do đó, trong trường hợp hợp này, người tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kiện phải cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp hoặc các tài liệu khác để chứng minh chưa bị kết án hoặc bị kết án nhưng đã được xóa án tích, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật.

10. Cử tri TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Đề xuất Tòa án nhân dân Tối cao và Viện kiểm sát nhân dân Tối cao ban hành văn bản hướng dẫn hướng dẫn cho phép cán bộ, công chức công tác trong ngành thanh tra (bao gồm thanh tra nhà nước và thanh tra chuyên ngành) và ngành công an được tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo ủy quyền của người bị kiện và/ hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị kiện.

Trả lời: (Tại Công văn số 186/TANDTC-PC ngày 20/8/2018 của Tòa án nhân dân tối cao)

Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật Thanh tra thì cơ quan thanh tra nhà nước bao gồm:

“a) Thanh tra Chính phủ;

b) Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ;

c) Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

d) Thanh tra sở;

đ) Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh”.

Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 61 của Luật Tố tụng hành chính thì “cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Thanh tra, Thi hành án; công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an” không được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trong vụ án hành chính.

Theo quy định tại khoản 3 và khoản 7 Điều 60 của Luật Tố tụng hành chính thì:

“3. Trường hợp người bị kiện là cơ quan, tổ chức hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì người bị kiện chỉ được ủy quyền cho cấp phó của mình đại diện. Người được ủy quyền phải tham gia vào quá trình giải quyết toàn bộ vụ án, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người bị kiện theo quy định của Luật này.

7. Cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Thanh tra, Thi hành án; công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an không được làm người đại diện trong tố tụng hành chính, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật” .

Như vậy, pháp luật không cho phép cán bộ, công chức công tác trong   các cơ quan thanh tra nhà nước, thanh tra chuyên ngành và công an được tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo ủy quyền hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của của đương sự trong vụ án hành chính, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật; đồng thời đối với những trường hợp người bị kiện là cơ quan, tổ chức hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì người bị kiện chỉ được ủy quyền cho cấp phó của mình đại diện.

11. Cử tri TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo Tòa án nhân dân các cấp, hội đồng xét xử, thẩm phán, thư ký quan tâm nội dung bản án, quyết định để bảo đảm tính rõ ràng, cụ thể của phán quyết, kịp thời có hướng dẫn, giải thích đối với bản án, phán quyết khi có yêu cầu.

Trả lời: (Tại Công văn số 92/TANDTC-TH ngày 15/8/2018 của Tòa án nhân dân tối cao)

Trong thực tiễn có một số bản án, quyết định của Tòa án tuyên không rõ, cần phải giải thích, sửa chữa, bổ sung mới có thể thi hành được. Nhìn chung, số vụ việc liên quan đến loại bản án, quyết định này chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng số việc cơ quan thi hành án dân sự phải thi hành hàng năm và đều được các Tòa án rà soát để kịp thời giải quyết, bảo đảm phát quyết của Tòa án có hiệu lực phải được thi hành nghiêm minh.

Để nâng cao kỹ năng cho Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp trong việc viết bản án; đảm bảo tính chuẩn mực, chính xác và thống nhất trong các bản án, quyết định của Tòa án, từ ngày 25/5/2017 đến ngày 28/5/2017, Tòa án nhân dân tối cao đã tổ chức tập huấn cho cán bộ, Thẩm phán trong toàn hệ thống về kỹ năng viết bản án, quyết định của Tòa án. Tháng 7 năm 2017, Tòa án nhân dân tối cao đã khai trương Trang Thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của Tòa án. Đến nay, đã có trên 125.000 bản án, quyết định được công bố với gần 6.000.000 lượt người truy cập, hàng chục nghìn bình luận, góp ý đối với các bản án, quyết định được đăng tải. Việc công khai và tiếp thu ý kiến góp ý đối với các bản án, quyết định của Tòa án đã góp phần tăng cường trách nhiệm của các Thẩm phán trong công tác xét xử, đặc biệt là việc viết bản án; bảo đảm một bản án khi được phát hành phải chính xác về căn cứ, chặt chẽ trong lập luận và rõ ràng, cụ thể khi đưa ra các phán quyết.

Đối với các yêu cầu giải thích, sửa chữa bản án của cơ quan thi hành án dân sự, lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao đã chỉ đạo các Tòa án nhân dân địa phương chủ động, tăng cường phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân và cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp khẩn trương xem xét, giải quyết. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Chỉ thị số 05/2017/CT-CA ngày 16/10/2017 về việc giải quyết các bản án, quyết định có kiến nghị của cơ quan thi hành án dân sự cho rằng tuyên không rõ, khó thi hành. Quán triệt chỉ đạo của Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân đã tích cực phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự và các cơ quan có liên quan khẩn trương giải quyết các yêu cầu, kiến nghị của cơ quan thi hành án dân sự về giải thích, sửa chữa bản án để cơ quan thi hành án tổ chức kịp thời việc thi hành; hạn chế vụ việc tồn đọng, kéo dài, gây bức xúc đối với người được thi hành án và cá nhân, tổ chức có liên quan; đối với những bản án, quyết định không thể giải thích, sửa chữa theo đúng quy định của pháp luật thì kiến nghị người có thẩm quyền xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

12. Cử tri TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Đề nghị Tòa án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao ban hành kế hoạch tổ chức tổng kết thi hành Luật Tố tụng hành chính và tổ chức nghiên cứu điều chỉnh toàn diện, sửa đổi, bổ sung tình tự thủ tục tiến hành tố tụng hành chính tại Luật Tố tụng hành chính theo tinh thần xem xét người bị kiện là cơ quan hành chính Nhà nước, là một tổ chức đặc biệt nên khi tham gia tố tụng hành chính phải bảo đảm theo những điều kiện, quy định đặc trưng của một tổ chức hành chính Nhà nước, có trình tự thủ tục cho phù hợp với điều kiện thực tế của công tác quản lý hành chính Nhà nước, tránh việc đánh đồng cơ quan hành chính Nhà nước với các tổ chức, cá nhân khác, bảo đảm hài hòa thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính thường xuyên và nhiệm vụ tham gia tố tụng hành chính.

Trả lời: (Tại Công văn số 186/TANDTC-PC ngày 20/8/2018 của Tòa án nhân dân tối cao)

Luật Tố tụng hành chính mới được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua ngày 25-11-2015, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2016[1]. Qua 03 năm triển khi thi hành, Tòa án nhân dân tối cao đã nhận được những phản ánh như nội dung kiến nghị của cử tri thành phố Hồ Chí Minh đã nêu. Trong thời gian tới đây, thông qua công tác tổng kết thực tiễn áp dụng Luật Tố tụng hành chính và giám đốc xét xử các vụ án hành chính, Tòa án nhân dân tối cao sẽ tiếp tục tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong thi hành Luật Tố tụng hành chính để kịp thời kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục những hạn chế trong quá trình thi hành luật và ban hành những quy định mới cho phù hợp hơn với thực tiễn, bảo đảm cho cơ quan hành chính Nhà nước vừa có thể tham gia tố tụng hành chính vừa thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính Nhà nước thường xuyên.

Một lần nữa, Tòa án nhân dân tối cao trân trọng cảm ơn sự quan tâm của cử tri và Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời, mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm hơn nữa của cử tri và Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác của Tòa án nhân dân.

13. Cử tri TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Đề nghị Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn thống nhất cách thức thực hiện thống kê số liệu, tình hình thi hành pháp Luật Tố tụng hành chính năm 2015, thi hành án hành chính và ban hành biểu mẫu thống kê báo cáo áp dụng trong cả nước để bảo đảm công tác thống kê số liệu, tình hình chấp hành, thi hành Luật Tố tụng hành chính 2015 được thống nhất, phục vụ có hiệu quả việc đánh giá tình hình thi hành pháp luật về tố tụng hành chính và góp phần vào việc hoàn thiện pháp luật về tố tụng hành chính và thi hành án hành chính.

Trả lời: (Tại Công văn số 92/TANDTC-TH ngày 15/8/2018 của Tòa án nhân dân tối cao)

Thi hành các ộ luật, Luật được Quốc hội thông qua năm 2015, trong đó có Luật tố tụng hành chính năm 2015; để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Tòa án nhân dân các cấp, ngày 15/12/2017, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã ký Quyết định số 287/QĐ-TANDTC ban hành Chế độ báo, thống kê công tác giải quyết, xét xử các loại vụ án trong hệ thống Tòa án nhân dân, trong đó có các biểu mẫu thống kê công tác xét xử, giải quyết các loại vụ án hành chính.

Về cơ bản, hệ thống biểu mẫu thống kê các vụ án hành chính đã giúp lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao nắm bắt và đánh giá tình hình, kết quả công tác giải quyết, xét xử các vụ án hành chính của các Tòa án một cách tương đối đầy đủ, toàn diện. Cùng với công tác tổng kết thực tiễn xét xử các vụ án hành chính, việc đánh giá tình hình kết quả giải quyết các vụ án hành chính của các Tòa án thông qua hệ thống thống kê nêu trên đã phục vụ có hiệu quả việc đánh giá tình hình thi hành pháp luật về tố tụng hành chính của các Tòa án nhân dân, thông qua đó, góp phần vào việc hoàn thiện pháp luật về tố tụng hành chính.

14. Cử tri TP Hà Nội kiến nghị: Đề nghị sớm có văn bản báo cáo Chủ tịch nước về thời hạn trả lời đơn xin giảm án tử hình cho bị án tử hình do hiện nay số bị án này đang tăng cao tại các cơ sở giam giữ thuộc công an thành phố Hà Nội.

Trả lời: (Tại Công văn số 237/TANDTC-VP ngày 01/8/2018 của Tòa án nhân dân tối cao)

Theo quy định tại Điều 258 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và Điều 367 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, thì bản án tử hình có hiệu lực pháp luật được thi hành nếu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và người bị kết án không có đơn xin ân giảm án tử hình lên Chủ tịch nước. Trường hợp bản án tử hình bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm mà Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quyết định không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án tử hình thì Tòa án nhân dân tối cao phải thông báo ngay cho người bị kết án biết để họ làm đơn xin ân giảm hình phạt tử hình. Trường hợp người bị kết án có đơn xin ân giảm hình phạt tử hình thì bản án tử hình được thi hành sau khi Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm.

Thực hiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành, sau khi thụ lý hồ sơ vụ án có người bị kết án tử hình, Toà án nhân dân tối cao đã khẩn trương tổ chức nghiên cứu, thẩm tra các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, kiểm tra tính hợp pháp của đơn xin ân giảm án tử hình của người bị kết án, trình Chánh án Toà án nhân dân tối cao xem xét ra quyết định không kháng nghị bản án tử hình có hiệu lực pháp luật và có tờ trình Chủ tịch nước về đơn xin ân giảm án tử hình của người bị kết án (nếu người bị kết án tử hình có đơn xin ân giảm án tử hình gửi Chủ tịch nước). Sau đó, hồ sơ vụ án được chuyển cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao để Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét ra quyết định không kháng nghị bản án tử hình có hiệu lực pháp luật và có tờ trình Chủ tịch nước về đơn xin ân giảm hình phạt tử hình của người bị kết án (nếu người bị kết án tử hình có đơn xin ân giảm án tử hình gửi Chủ tịch nước). Trường hợp người bị kết án tử hình có đơn gửi Chủ tịch nước xin ân giảm án tử hình thì hồ sơ vụ án được Viện kiểm sát nhân dân tối cao chuyển đến Văn phòng Chủ tịch nước để trình Chủ tịch nước xem xét đơn xin ân giảm án tử hình của người bị kết án.

Trong những năm qua, việc ra quyết định không kháng nghị bản án tử hình có hiệu lực pháp luật và trình Chủ tịch nước về đơn xin ân giảm án tử hình của người bị kết án đều được Tòa án nhân dân tối cao thực hiện đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục và thời hạn.

Tuy nhiên, do có sự thay đổi hình thức thi hành án tử hình từ xử bắn sang tiêm thuốc độc và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc nên số người bị kết án tử hình đang giam giữ tại các cơ sở giam giữ trên toàn quốc trong thời gian qua còn nhiều; cụ thể như sau: Theo quy định tại khoản 3 Điều 259 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì hình phạt tử hình được thi hành bằng xử bắn. Nhưng theo quy định tại Điều 181 Luật thi hành án hình sự (có hiệu lực từ ngày 01/7/2011) thì kể từ ngày Luật này có hiệu lực các quy định của Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự có nội dung khác với Luật này thì áp dụng theo quy định của Luật này. Tại Điều 59 Luật thi hành án hình sự quy định: “Thi hành án tử hình được thực hiện bằng hình thức tiêm thuốc độc. Quy trình thực hiện việc tiêm thuốc độc do Chính phủ quy định”. Ngày 16/9/2011, Chính phủ ban hành Nghị định số 82/2011/NĐ-CP quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc và ngày 06/6/2013, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn tổ chức thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc. Quá trình thực hiện các quy định của pháp luật về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc gặp khó khăn, vướng mắc, chưa thể thực hiện ngay được do cần phải xây dựng các nhà thi hành án để tiêm thuốc độc, trang bị phương tiện kỹ thuật, công cụ hỗ trợ và chưa có thuốc độc để tiêm (phải nhập khẩu thuốc độc).

Trong thời gian tới, để giảm bớt áp lực đối với các cơ sở giam giữ người bị kết án tử hình, Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục quán triệt Tòa án các cấp đề cao trách nhiệm và thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ trong quá trình xét xử các vụ án có người bị kết án tử hình; đồng thời, tăng cường phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Văn phòng Chủ tịch nước trong việc đẩy nhanh thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi đưa ra thi hành.

15. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho toàn thể các chức danh tư pháp trên toàn hệ thống; kịp thời có các Nghị quyết hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật khi có các Luật mới ban hành.

Trả lời: (Tại Công văn số 236/TANDTC-VP ngày 01/8/2018 của Tòa án nhân dân tối cao)

1. Về kiến nghị tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho toàn thể các chức danh tư pháp

Trong các năm 2016 và 2017, nhiều quy định của pháp luật liên quan tới hoạt động của Tòa án đã được sửa đổi, bổ sung và có hiệu lực thi hành (đặc biệt là Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự). Việc triển khai thi hành các Bộ luật, Luật này đặt ra yêu cầu cần phải làm tốt công tác tập huấn, bồi dưỡng những quy định mới của pháp luật đảm bảo cho việc áp dụng pháp luật được chính xác, kịp thời. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức có ý nghĩa quan trọng, quyết định chất lượng hoạt động của các Tòa án nên trong thời gian qua lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao đã quan tâm chỉ đạo và coi việc thực hiện tốt nhiệm vụ này là một trong những khâu đột phá để nâng cao chất lượng xét xử của các Tòa án; các kết quả cụ thể như sau:

- Ngay sau khi các Bộ luật, luật có liên quan tới hoạt động của Tòa án, đặc biệt là Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính, Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự được Quốc hội thông qua, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Kế hoạch và tổ chức các Hội nghị trực tuyến tập huấn chi tiết nội dung các Bộ luật, luật nêu trên cho các chức danh tư pháp (Thẩm phán, thẩm tra viên, thư ký) của các Tòa án; việc tổ chức tập huấn bằng hình thức trực tuyến đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho việc tổ chức hội nghị; đồng thời, giúp cho việc phổ biến các nội dung của hội nghị tập huấn được sâu rộng đến đông đảo đội ngũ công chức có chức danh tư pháp trong toàn hệ thống. Đồng thời, Tòa án nhân tối cao đã chỉ đạo Học viện Tòa án tổ chức các khóa đào tạo cho hơn 1.600 Thẩm phán Tòa án các cấp làm nguồn báo cáo viên để tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ công chức có chức danh tư pháp và đội ngũ Hội thẩm nhân dân tại các Tòa án nhân dân nhằm kịp thời cập nhật những quy định mới của pháp luật.

- Để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, người lao động trong Tòa án nhân dân; theo đó, ngoài các chương trình đạo tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch, định kỳ hàng tháng các đồng chí lãnh đạo, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao sẽ trực tiếp tập huấn trực tuyến theo chuyên đề cụ thể cho toàn đội ngũ Thẩm phán và công chức có chức danh tư pháp trong toàn hệ thống (từ tháng 3 năm 2018 đến nay, Tòa án nhân dân tối cao đã tổ chức được 04 hội nghị tập huấn chuyên sâu do các đồng chí Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trực tiếp truyền đạt theo hình thức trực tuyến đến gần 800 điểm cầu thuộc hệ thống Tòa án nhân dân).

- Cùng với việc tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng định kỳ, lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao luôn khuyến khích cán bộ, công chức trong toàn hệ thống tự học tập, trau dồi để nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt là việc tự học thông qua hoạt động rút kinh nghiệm công tác xét xử. Tòa án nhân dân tối cao đã quy định mỗi Thẩm phán trong năm phải đăng ký và thực hiện ít nhất 01 phiên tòa để rút kinh nghiệm chung trong toàn cơ quan, đơn vị. Thông qua việc tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm sẽ giúp các Thẩm phán nâng cao tinh thần trách nhiệm trong quá trình chuẩn bị xét xử, cũng như khi tổ chức phiên tòa; thông qua hoạt động rút kinh nghiệm sau phiên tòa, Thẩm phán và những người tham gia sẽ được học hỏi để nâng cao về kỹ năng xử lý các tình huống và điều hành phiên tòa, cũng như trình độ nhận thức và áp dụng pháp luật.

Bên cạnh các chương trình đào tạo, tập huấn do Tòa án nhân dân tối cao tổ chức, các Tòa án nhân dân cấp tỉnh cũng đã chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho Thẩm phán, công chức và Hội thẩm Tòa án nhân dân thuộc quyền quản lý, cũng như cử cán bộ, công chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, quản lý nhà nước tại địa phương.

2. Về kiến nghị kịp thời ban hành các Nghị quyết hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật khi có các Luật mới ban hành

Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và quy định tại các bộ luật, luật tố tụng thì Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm hướng dẫn thi hành các điều khoản được giao trong luật. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, trong chương trình làm việc hàng tháng, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã dành thời gian hợp lý cho công tác hướng dẫn áp dụng pháp luật. Triển khai thi hành các Bộ luật, Luật được Quốc hội thông qua từ năm 2015 đến nay[2], Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành được 14 Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án án nhân dân tối cao, 04 Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và phối hợp với các cơ quan có liên quan ban hành 14 Thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành các nội dung được giao. Hiện nay, Tòa án nhân dân tối cao đang nghiên cứu, xây dựng 07 dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, 01 Thông tư của Chánh án Tòa án Tòa án nhân dân tối cao; phối hợp xây dựng 09 dự thảo Nghị định của Chính phủ và 05 dự thảo Thông tư liên tịch, 04 Thông tư do các bộ ngành khác chủ trì soạn thảo…

Một trong những đổi mới trong công tác hướng dẫn áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân tối cao trong thời gian qua đó là đối với những vấn đề vướng mắc trong thực tiễn xét xử nhưng chưa thể ban hành ngay được Nghị quyết hướng dẫn, thì Hội đồng Thẩm phán tổng hợp và ban hành các Tập giải đáp vướng mắc nghiệp vụ để các Tòa án tham khảo, cách làm này đã kịp thời tháo gỡ nhiều vướng mắc về áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết các loại vụ án. Từ năm 2016 đến nay, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành  04 tập Giải đáp vướng mắc nghiệp vụ, với 100 vấn đề cụ thể và hiện đang thảo luận để ban hành tập Giải đáp đối với dự kiến 23 vấn đề liên quan tới tố tụng hành chính.

Tuy nhiên, do số lượng văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật được giao là rất lớn, trong khi nguồn nhân lực để tham mưu cho Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao triển khai nhiệm vụ công tác này còn mỏng so với yêu cầu thực tế, vì vậy, thời gian qua vẫn còn một số quy định của pháp luật chưa được hướng dẫn đầy đủ và kịp thời theo quy định. Trong thời gian tới, Tòa án nhân dân tối cao sẽ tiếp tục chỉ đạo tăng cường hơn nữa công tác này để đáp ứng yêu cầu thực tiễn xét xử của các Tòa án.

16. Cử tri tỉnh Bến Tre kiến nghị: Về hướng dẫn thi hành Bộ Luật hình sự: Tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 quy định giao cho Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thống nhất áp dụng các quy định: “Gây hậu quả nghiêm trọng”, “Gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”, “Số lượng lớn” “Số lượng rất lớn”, “Số lượng đặc biệt lớn”, “giá trị lớn”, “giá trị rất lớn”, “giá trị đặc biệt lớn”. Tuy nhiên, đến nay gần 01 năm nhưng Tòa án nhân dân tối cao vẫn chưa hướng dẫn cụ thể để các địa phương có căn cứ áp dụng thống nhất.

Trả lời: (Tại Công văn số 188/TANDTC-VP ngày 20/8/2018 của Tòa án nhân dân tối cao)

Ngày 20-6-2017, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13  và Nghị quyết số 41/2017/QH14 về việc thi hành Bộ luật Hình sự và các đạp luật có liệu quan.

Thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 3 của Nghị quyết số 41 của    Quốc hội, trong thời gian vừa qua, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành một số văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất quy định của Bộ luật Hình sự trong công tác xét xử, như: Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐTP ngày 24-4-2018 hướng dẫn áp dụng Điều 66 và Điều 106 của Bộ luật Hình sự về tha tù trước thời hạn có điều kiện, Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15-5-2018 hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo; các giải đáp vướng mắc, công văn trao đổi về nghiệp vụ với Tòa án nhân dân các cấp. Hiện nay, Tòa án nhân dân tối cao đang tiếp tục nghiên cứu, xây dựng dự thảo Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về tội rửa tiền; dự thảo Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về tội mua bán người, tội mua bán người dưới 16 tuổi và một số tôi khác có liên quan; dự thảo Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về các tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm; dự thảo Nghị quyết hướng dẫn một số quy định của Bộ luật Hình sự về các tội phạm liên quan đến bảo hiểm.

Trong thời gian tới đây, thông qua công tác tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật và giám đốc xét xử các vụ án hình sự, Tòa án nhân dân tối cao sẽ tiếp tục ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng Bộ luật Hình sự để bảo đảm các quy định của Bộ luật Hình sự được áp dụng đúng, thống nhất trong việc giải quyết các vụ án hình sự.

17. Cử tri TP Hà Nội kiến nghị: Tổ chức tập huấn Luật Tố tụng hành chính năm 2015.

Trả lời: (Tại Công văn số 237/TANDTC-VP ngày 01/8/2018 của Tòa án nhân dân tối cao)

Trước hết, Tòa án nhân dân tối cao trân trọng cảm ơn Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã phản ánh kiến nghị của cử tri đối với hoạt động của Tòa án nhân dân. Về nội dung kiến nghị, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xin được trả lời như sau:

Triển khai thi hành Luật tố tụng hành chính năm 2015 và Nghị quyết số 104/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội Khóa XIII về việc thi hành Luật tố tụng hành chính; trong thời gian qua, Tòa án nhân dân tối cao đã chủ động triển khai nhiều hoạt động nhằm kịp thời triển khai có hiệu quả các quy định  triển khai thi hành Luật này nhằm nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các vụ án hành chính, cụ thể:

- Ngay sau khi Luật Tố tụng hành chính năm 2015 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành kế hoạch và tổ chức cũng như chỉ đạo các Tòa án nhân dân cần khẩn trương tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành Luật tố tụng hành chính đến đội ngũ công chức có chức danh tư pháp được phân công giải quyết các vụ án hành chính. Đồng thời, để nâng cao chất lượng các bản án hành chính, Tòa án nhân dân tối cao đã tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến đến tất cả các điểm cầu thuộc hệ thống truyền hình trực tuyến của Tòa án nhân dân về kỹ năng viết bản án hành chính.

- Triển khai thực hiện nhiệm vụ về hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật được giao, từ năm 2015 đến nay Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành 04 Nghị quyết hướng dẫn thi hành Luật Tố tụng hành chính[3]. Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xây dựng và ban hành Thông tư liên tịch số 03/2016/TTLT ngày 31/8/2016 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao quy định việc phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân trong việc thi hành một số quy định của Luật tố tụng hành chính. 

- Tăng cường công tác tổng kết thực tiễn xét xử, ban hành các Giải đáp về nghiệp vụ nhằm hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, trong đó đặc biệt chú trọng giải đáp các vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật tố tụng hành chính. Kể từ khi Luật tố tụng hành chính có hiệu lực đến nay, Tòa án nhân dân tối cao đã nghiên cứu, ban hành 02 văn bản giải đáp đối với 22 vấn đề cụ thể được quy định trong Luật tố tụng hành chính và hiện đang thảo luận để ban hành tập Giải đáp số 02 năm 2018 dự kiến sẽ giải đáp đối với 23 vấn đề liên quan tới tố tụng hành chính.

- Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả của công tác đối thoại trong giải quyết các vụ vụ án hành chính, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Kế hoạch số 11/KH-TANDTC ngày 22/01/2018 triển khai thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, hành chính tại Hải Phòng; từ đó đánh giá, rút kinh nghiệm, xây dựng đề án tổng thể báo cáo Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp trung ương (dự kiến tháng 9/2018). Đặc biệt, hiện nay, Tòa án nhân dân tối cao đang hoàn thiện Dự thảo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và chuẩn bị hồ sơ đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp luật của Quốc hội năm 2019 đối với luật này. 

Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho toàn bộ cán bộ có chức danh tư pháp tại các Tòa án địa phương được trao đổi những vướng mắc trong quá trình công tác, thực hiện chủ trương của Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao về việc tăng cường tập huấn bằng hình thức trực tuyến, từ tháng 3 năm 2018 đến nay, Tòa án nhân dân tối cao đã tổ chức được 04 hội nghị tập huấn chuyên sâu do các đồng chí Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trực tiếp truyền đạt theo hình thức trực tuyến đến gần 800 điểm cầu thuộc hệ thống Tòa án nhân dân. Theo kế hoạch,  tháng 9/2018 Tòa án nhân dân tối cao sẽ tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên sâu về Luật tố tụng hành chính cho tất cả công chức có chức danh tư pháp đến tất cả các điểm cầu thuộc hệ thống Tòa án nhân dân.

18. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Đề nghị nên có quy định hoặc văn bản hướng dẫn như thế nào là gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự an toàn xã hội tại Điểm c, Khoản 1, Điều 178 của Bộ Luật hình sự 2015 quy định về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản quy định tình tiết để định tội là “Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội”.

Trả lời: (Tại Công văn số 187/TANDTC-VP ngày 20/8/2018 của Tòa án nhân dân tối cao)

Ngày 20-6-2017, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 và Nghị quyết số 41/2017/QH14 về việc thi hành Bộ luật Hình sự và các đạp luật có liệu quan.

Thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 3 của Nghị quyết số 41 của Quốc hội, trong thời gian vừa qua, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành một số văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất quy định của Bộ luật     Hình sự trong công tác xét xử, như: Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐTP ngày 24-4-2018 hướng dẫn áp dụng Điều 66 và Điều 106 của Bộ luật Hình sự về tha tù trước thời hạn có điều kiện, Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15-5-2018 hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo; các giải đáp vướng mắc, công văn trao đổi về nghiệp vụ với Tòa án nhân dân các cấp.

Để tiếp tục bảo đảm áp dụng đúng và thống nhất các quy định của Bộ luật Hình sự nói chung và tình tiết “Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội” quy định ở Điều 178 và một số điều luật khác[4] của Bộ luật Hình sự nói riêng, thì trong thời gian tới đây, thông qua công tác tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật và giám đốc xét xử các vụ án hình sự, Tòa án nhân dân tối cao sẽ tiếp tục ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng, thống nhất Bộ luật Hình sự nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn công tác xét xử và bảo đảm thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ đã được Quốc hội giao tại Nghị quyết số 41.

19. Cử tri TP Hồ Chí Minh kiến nghị: Đề nghị xem xét, sớm trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 60 Luật Tố tụng hành chính 2015 theo định hướng mở rộng phạm vi ủy quyền cụ thể là người bị kiện là cơ quan, tổ chức hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì người bị kiện có thể ủy quyền cho cấp phó của mình hay trưởng các phòng, ban chuyên môn hoặc cán bộ, công chức trực tiếp tham mưu, xử lý vụ việc để tham gia tố tụng, bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giữa các đương sự khi tham gia tố tụng.

Trả lời: (Tại Công văn số 186/TANDTC-PC ngày 20/8/2018 của Tòa án nhân dân tối cao)

Luật Tố tụng hành chính mới được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua ngày 25-11-2015, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-7-2016[5]. Qua 03 năm triển khi thi hành, Tòa án nhân dân tối cao đã nhận được những phản ánh như nội dung kiến nghị của cử tri thành phố Hồ Chí Minh đã nêu. Trong thời gian tới đây, thông qua công tác tổng kết thực tiễn áp dụng Luật Tố tụng hành chính và giám đốc xét xử các vụ án hành chính, Tòa án nhân dân tối cao sẽ tiếp tục tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong thi hành Luật Tố tụng hành chính để kịp thời kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục những hạn chế trong quá trình thi hành luật và ban hành những quy định mới cho phù hợp hơn với thực tiễn, bảo đảm cho cơ quan hành chính Nhà nước vừa có thể tham gia tố tụng hành chính vừa thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính Nhà nước thường xuyên.

Một lần nữa, Tòa án nhân dân tối cao trân trọng cảm ơn sự quan tâm của cử tri và Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời, mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm hơn nữa của cử tri và Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác của Tòa án nhân dân.


[1] Kể từ khi Luật được ban hành, Tòa án nhân dân tối cao đã chủ trì và phối hợp với các cơ quan, Bộ, ngành có liên quan ban hành nhiều văn bản hướng dẫn để bảo đảm thi hành đúng và thống nhất Luật Tố tụng hành chính năm 2015 như: Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30-6-2016 hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25-11-2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự, Nghị quyết số 104/2015/QH13 ngày 25-11-2015  của Quốc hội về việc thi hành Luật Tố tụng hành chính; Giải đáp số 02/GĐ-TANDTC ngày 19-9-2016 về một số vấn đề về tố tụng hành chính, tố tụng dân sự; Giải đáp số 01/GĐ-TANDTC ngày 07-4-2017 của về một số vấn đề nghiệp vụ.

[2] Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017), Bộ luật tố tụng hình sự 2015; Bộ luật Dân sự 2015, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015; Luật tố tụng hành chính năm 2015; Luật phá sản năm 2015…

[3] Nghị quyết số 01/2015/NQ-HĐTP ngày 15/01/2015 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29-7-2011 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Tố tụng hành chính; Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25-11-2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự và Nghị quyết số 104/2015/QH13 ngày 25-11-2015 của Quốc hội về việc thi hành Luật tố tụng hành chính; Nghị quyết số 04/2016/NQ-HĐTP  ngày 30/6/2016 hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13, Luật tố tụng hành chính số 93/2015/QH13 về gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử; Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐTP  ban hành một số biểu mẫu trong tố tụng hành chính.

[4] Tại Điều 163, 164, 167, 170…của Bộ luật Hình sự.

[5] Kể từ khi Luật được ban hành, Tòa án nhân dân tối cao đã chủ trì và phối hợp với các cơ quan, Bộ, ngành có liên quan ban hành nhiều văn bản hướng dẫn để bảo đảm thi hành đúng và thống nhất Luật Tố tụng hành chính năm 2015 như: Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30-6-2016 hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25-11-2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự, Nghị quyết số 104/2015/QH13 ngày 25-11-2015  của Quốc hội về việc thi hành Luật Tố tụng hành chính; Giải đáp số 02/GĐ-TANDTC ngày 19-9-2016 về một số vấn đề về tố tụng hành chính, tố tụng dân sự; Giải đáp số 01/GĐ-TANDTC ngày 07-4-2017 của về một số vấn đề nghiệp vụ.

Những video này được tự động bao gồm trong việc mua sách mới các tựa game sau đây của Randy E. Barnett và Josh Blackman:

  • Giới thiệu về Luật Hiến pháp: 100 vụ án tối cao mà mọi người nên biết

Bạn sẽ nhận được một nhãn dán truy cập trong cuốn sách in của mình để đổi tại casebookconnect.com nơi bạn có thể truy cập tất cả các video.Nếu bạn mua một ebook VitalSource, các video được nhúng trực tiếp trong ebook.Nếu bạn mua ebook Kindle hoặc Google Play, bạn sẽ thấy các hướng dẫn khi bắt đầu ebook để biết cách truy cập vào các video đi kèm.

  • Luật hiến pháp: Các trường hợp trong bối cảnh, phiên bản thứ ba
  • Cấu trúc hiến pháp: Các trường hợp trong bối cảnh, phiên bản thứ hai
  • Quyền hiến pháp: Các trường hợp trong bối cảnh, phiên bản thứ hai

Bạn sẽ nhận được một nhãn dán truy cập cho Trải nghiệm trực tuyến Casebook được kết nối trong cuốn sách in của bạn để đổi lấy casebookconnect.com.Các video có sẵn trong tab Tài nguyên như là một phần của trải nghiệm trực tuyến Casebook được kết nối của bạn.Nếu bạn mua tùy chọn chỉ dành cho kỹ thuật số cho các tiêu đề này, bạn sẽ được nhắc đăng nhập vào casebookconnect.com để xem casebook được kết nối của bạn khi kết thúc giao dịch mua hàng (không yêu cầu mã truy cập).Khi bạn mở ebook của mình, bạn sẽ thấy một tab tài nguyên ở phía bên trái của ebook nơi bạn có thể nhấp để tìm tất cả các video.

Bạn có thể mua quyền truy cập vào các video riêng biệt với trang này để đi kèm với một cuốn sách giáo khoa khác hoặc một cuốn sách đã sử dụng.Nếu bạn mua video trực tiếp, bạn sẽ được nhắc đăng nhập vào casebookconnect.com để xem video mà bạn sẽ không cần nhận mã truy cập.

Tham gia vào các vụ kiện Tối cao Tương tác Tương tác đã định hình & NBSP; Lịch sử và có tác động đến các công dân tuân thủ luật pháp ngày nay.

Học khu Bethel #43 v. Fraser & NBSP; (1987) Nắm giữ: & NBSP; Học sinh không có quyền sửa đổi đầu tiên để thực hiện các bài phát biểu tục tĩu ở trường.
Holding:
 Students do not have a First Amendment right to make obscene speeches in school.

Matthew N. Fraser, một học sinh tại trường trung học Bethel, đã bị đình chỉ trong ba ngày vì có một bài phát biểu tục tĩu và khiêu khích cho cơ thể học sinh.Trong bài phát biểu này, ông đã đề cử bạn cùng lớp cho một văn phòng được bầu.Tòa án tối cao cho rằng các quyền tự do ngôn luận của ông không bị vi phạm.

*Trường hợp này liên quan đến sinh viên.


Hội đồng Giáo dục Học khu độc lập #92 của Hạt Pottawatomie v. Earls & NBSP; (2002) Nắm giữ: & NBSP; Các bài kiểm tra ma túy ngẫu nhiên của học sinh liên quan đến các hoạt động ngoại khóa không vi phạm Sửa đổi thứ tư.
Holding:
 Random drug tests of students involved in extracurricular activities do not violate the Fourth Amendment.

In & nbsp; Veronia School District v. Acton (1995), Tòa án Tối cao cho rằng các bài kiểm tra ma túy ngẫu nhiên của các vận động viên học sinh không vi phạm lệnh cấm sửa đổi thứ tư của các cuộc tìm kiếm và co giật không hợp lý.Một số trường sau đó bắt đầu yêu cầu kiểm tra thuốc của tất cả các sinh viên trong các hoạt động ngoại khóa.Tòa án tối cao trong & nbsp; Earls & nbsp; duy trì thực tiễn này.

*Trường hợp này liên quan đến sinh viên.


Brown v. Hội đồng Giáo dục & NBSP; (1954) Nắm giữ: & NBSP; Các trường riêng biệt không bằng nhau.
Holding: 
Separate schools are not equal.

In & nbsp; Plessy v.Hiệp hội quốc gia về sự tiến bộ của những người da màu không đồng ý với phán quyết này, thách thức tính hợp hiến của sự phân biệt trong hệ thống trường học Topeka, Kansas.Năm 1954, tòa án đã đảo ngược quyết định của mình & nbsp;

Tìm hiểu thêm về trường hợp này.

Tôn vinh các số liệu quan trọng liên quan đến các trường hợp liên quan & nbsp; Brown v. Hội đồng Giáo dục & NBSP; và Mendez v. Westminster & NBSP; sử dụng bài thuyết trình của Nhà hát Độc giả. & NBSP;


Cooper v. Aaron & nbsp; (1958) Nắm giữ: & nbsp; các quốc gia không thể vô hiệu hóa các quyết định của tòa án liên bang.
Holding:
 States cannot nullify decisions of the federal courts.

Một số quan chức chính phủ ở các bang miền Nam, bao gồm Thống đốc và Lập pháp Alabama, đã từ chối tuân theo Tòa án Tối cao & NBSP; Brown v. Hội đồng Giáo dục & NBSP;Họ lập luận rằng các quốc gia có thể vô hiệu hóa các quyết định của tòa án liên bang nếu họ cảm thấy rằng các tòa án liên bang đang vi phạm Hiến pháp.Tòa án đã nhất trí bác bỏ lập luận này và cho rằng chỉ các tòa án liên bang mới có thể quyết định khi nào Hiến pháp bị vi phạm.


Engel v. Vitale & NBSP; (1962) Nắm giữ: & NBSP; Trường khởi xướng-cầu thủ trong hệ thống trường công vi phạm vi phạm sửa đổi đầu tiên.
Holding: School initiated-prayer in the public school system violates the First Amendment.

Trong hệ thống trường học ở New York, mỗi ngày bắt đầu với một lời cầu nguyện không phổ biến thừa nhận sự phụ thuộc vào Chúa.Hành động này đã bị thách thức tại tòa án là một nhà nước vi hiến thành lập tôn giáo vi phạm bản sửa đổi đầu tiên.Tòa án tối cao đồng ý, nói rằng chính phủ không thể tài trợ cho các hoạt động tôn giáo đó.

*Trường hợp này liên quan đến sinh viên.


Brown v. Hội đồng Giáo dục & NBSP; (1954) Nắm giữ: & NBSP; Các trường riêng biệt không bằng nhau.
Holding:
 Indigent defendants must be provided representation without charge.

In & nbsp; Plessy v.Hiệp hội quốc gia về sự tiến bộ của những người da màu không đồng ý với phán quyết này, thách thức tính hợp hiến của sự phân biệt trong hệ thống trường học Topeka, Kansas.Năm 1954, tòa án đã đảo ngược quyết định của mình & nbsp;

Tìm hiểu thêm về trường hợp này.


Tôn vinh các số liệu quan trọng liên quan đến các trường hợp liên quan & nbsp; Brown v. Hội đồng Giáo dục & NBSP; và Mendez v. Westminster & NBSP; sử dụng bài thuyết trình của Nhà hát Độc giả. & NBSP;
Holding:
 Students are entitled to certain due process rights.

Cooper v. Aaron & nbsp; (1958) Nắm giữ: & nbsp; các quốc gia không thể vô hiệu hóa các quyết định của tòa án liên bang.

*Trường hợp này liên quan đến sinh viên.


Brown v. Hội đồng Giáo dục & NBSP; (1954) Nắm giữ: & NBSP; Các trường riêng biệt không bằng nhau.
Holding: 
Colleges and universities have a legitimate interest in promoting diversity.

In & nbsp; Plessy v.Hiệp hội quốc gia về sự tiến bộ của những người da màu không đồng ý với phán quyết này, thách thức tính hợp hiến của sự phân biệt trong hệ thống trường học Topeka, Kansas.Năm 1954, tòa án đã đảo ngược quyết định của mình & nbsp;

*Trường hợp này liên quan đến sinh viên.


Brown v. Hội đồng Giáo dục & NBSP; (1954) Nắm giữ: & NBSP; Các trường riêng biệt không bằng nhau.
Holding: 
Administrators may edit the content of school newspapers.

In & nbsp; Plessy v.Hiệp hội quốc gia về sự tiến bộ của những người da màu không đồng ý với phán quyết này, thách thức tính hợp hiến của sự phân biệt trong hệ thống trường học Topeka, Kansas.Năm 1954, tòa án đã đảo ngược quyết định của mình & nbsp;


Tìm hiểu thêm về trường hợp này.
Holding:
 Illegally obtained material cannot be used in a criminal trial.

Tôn vinh các số liệu quan trọng liên quan đến các trường hợp liên quan & nbsp; Brown v. Hội đồng Giáo dục & NBSP; và Mendez v. Westminster & NBSP; sử dụng bài thuyết trình của Nhà hát Độc giả. & NBSP;

Tìm hiểu thêm về trường hợp này.


Marbury v. Madison & NBSP; (1803) Nắm giữ: & nbsp; thành lập học thuyết về đánh giá tư pháp.
Holding:
 Established the doctrine of judicial review.

Trong Đạo luật Tư pháp năm 1789, Quốc hội đã trao cho Tòa án Tối cao thẩm quyền phát hành một số tác phẩm tư pháp nhất định.Hiến pháp đã không trao cho tòa án quyền lực này.Bởi vì Hiến pháp là luật tối cao của đất đai, Tòa án cho rằng bất kỳ hành vi nào của quốc hội mâu thuẫn là không có lực lượng.Khả năng của các tòa án liên bang để tuyên bố các hành động lập pháp và hành pháp vi hiến được gọi là xem xét lại tư pháp.

Dạy cho sinh viên tầm quan trọng của Marbury v. Madison, nơi thiết lập khái niệm xem xét tư pháp.


McCulloch v. Maryland & nbsp; (1819) Nắm giữ: & nbsp; Hiến pháp trao cho chính phủ liên bang một số quyền lực ngụ ý.
Holding:
 The Constitution gives the federal government certain implied powers.

Maryland áp thuế đối với Ngân hàng Hoa Kỳ và đặt câu hỏi về khả năng cấp các điều lệ của chính phủ liên bang mà không bị xử phạt hiến pháp rõ ràng.Tòa án tối cao cho rằng thuế vi hiến can thiệp vào quyền lực tối cao của liên bang và phán quyết rằng Hiến pháp trao cho chính phủ liên bang một số quyền lực ngụ ý.


Miranda v. Arizona & NBSP; (1966) Nắm giữ: & NBSP; Cảnh sát phải thông báo cho nghi phạm về quyền của họ trước khi thẩm vấn.
Holding:
 Police must inform suspects of their rights before questioning.

Sau nhiều giờ thẩm vấn của cảnh sát, Ernesto Miranda thú nhận đã hãm hiếp và bắt cóc.Tại phiên tòa, anh ta đã tìm cách đàn áp lời thú tội của mình, nói rằng anh ta không được khuyên về quyền của mình để tư vấn và giữ im lặng.Tòa án tối cao đồng ý, cho rằng cảnh sát phải thông báo cho các nghi phạm về quyền của họ trước khi thẩm vấn.

Tìm hiểu thêm về trường hợp này.


New Jersey v. T.L.O. & NBSP; (1985) Nắm giữ: & NBSP; Học sinh giảm kỳ vọng về quyền riêng tư ở trường.
Holding: Students have a reduced expectation of privacy in school.

Một giáo viên bị buộc tội T.L.O.hút thuốc trong phòng tắm.Khi cô phủ nhận cáo buộc, hiệu trưởng đã tìm kiếm ví của cô và tìm thấy thuốc lá và dụng cụ cần sa.Một tòa án gia đình tuyên bố T.L.O.một tội phạm.Tòa án tối cao phán quyết rằng các quyền của cô không bị vi phạm vì học sinh đã giảm kỳ vọng về quyền riêng tư ở trường.


Thời báo New York v. Sullivan (1964) Nắm giữ: & nbsp; Để chứng minh tội phỉ báng, một quan chức công cộng phải cho thấy những gì được nói chống lại họ đã được thực hiện bằng ác ý thực sự.
Holding: In order to prove libel, a public official must show that what was said against them was made with actual malice.

Thời báo New York đã bị kiện bởi Montgomery, Ủy viên cảnh sát Alabama, L.B.Sullivan, để in một quảng cáo có chứa một số tuyên bố sai.Tòa án tối cao nhất trí phán quyết có lợi cho tờ báo nói rằng quyền xuất bản tất cả các tuyên bố được bảo vệ theo Sửa đổi đầu tiên.

Tìm hiểu thêm về trường hợp này.


Roper v. Simmons & nbsp; (2005) Nắm giữ: & nbsp; Thật là hình phạt tàn nhẫn và bất thường để xử tử những người vì tội ác mà họ đã gây ra trước khi 18. & nbsp;
Holding
: It is cruel and unusual punishment to execute persons for crimes they committed before age 18. 

Matthew Simmons đã bị kết án tử hình vì tội giết người phụ nữ khi anh ta 17 tuổi.Vào năm 1988, Casethompson v. Oklahoma, Tòa án Tối cao đã phán quyết rằng việc xử tử những người vì tội ác ở tuổi 15 trở xuống cấu thành hình phạt tàn nhẫn và bất thường vi phạm sửa đổi thứ tám.Roper lập luận rằng "các tiêu chuẩn phát triển của sự quyết đoán" đã ngăn chặn việc xử tử một cá nhân đối với các tội ác đã gây ra trước tuổi 18. Phần lớn Tòa án Tối cao đã đồng ý với Roper, và cho rằng để xử tử anh ta vì tội ác của anh ta sẽ vi phạm sửa đổi thứ tám.

*Trường hợp này liên quan đến sinh viên.


Học khu độc lập Santa Fe v. Doe & NBSP; (2000) Nắm giữ: & NBSP; Học sinh không được sử dụng hệ thống loa của trường để cung cấp lời cầu nguyện do học sinh lãnh đạo, do học sinh khởi xướng. & NBSP;
Holding:
 Students may not use a school's loudspeaker system to offer student-led, student-initiated prayer. 

Trước các trò chơi bóng đá, các thành viên của hội học sinh của một trường trung học Texas đã bầu một trong những bạn cùng lớp của họ để giải quyết các cầu thủ và khán giả.Những địa chỉ này được tiến hành trên loa của trường và thường liên quan đến một lời cầu nguyện.Tham dự các sự kiện này là tự nguyện.Ba học sinh đã kiện trường lập luận rằng những lời cầu nguyện đã vi phạm điều khoản thành lập của Sửa đổi đầu tiên.Phần lớn tòa án đã bác bỏ lập luận của trường rằng vì lời cầu nguyện là sinh viên khởi xướng và sinh viên dẫn đầu, trái ngược với việc chính thức được tài trợ bởi trường, nên nó không vi phạm sửa đổi đầu tiên.Tòa án cho rằng hành động này đã tạo thành lời cầu nguyện do trường tài trợ bởi vì các loa mà các sinh viên sử dụng cho các yêu cầu của họ thuộc sở hữu của trường.

*Trường hợp này liên quan đến sinh viên.


Học khu độc lập Santa Fe v. Doe & NBSP; (2000) Nắm giữ: & NBSP; Học sinh không được sử dụng hệ thống loa của trường để cung cấp lời cầu nguyện do học sinh lãnh đạo, do học sinh khởi xướng. & NBSP;
Holding: 
Stop and frisks do not violate the Constitution under certain circumstances.

Trước các trò chơi bóng đá, các thành viên của hội học sinh của một trường trung học Texas đã bầu một trong những bạn cùng lớp của họ để giải quyết các cầu thủ và khán giả.Những địa chỉ này được tiến hành trên loa của trường và thường liên quan đến một lời cầu nguyện.Tham dự các sự kiện này là tự nguyện.Ba học sinh đã kiện trường lập luận rằng những lời cầu nguyện đã vi phạm điều khoản thành lập của Sửa đổi đầu tiên.Phần lớn tòa án đã bác bỏ lập luận của trường rằng vì lời cầu nguyện là sinh viên khởi xướng và sinh viên dẫn đầu, trái ngược với việc chính thức được tài trợ bởi trường, nên nó không vi phạm sửa đổi đầu tiên.Tòa án cho rằng hành động này đã tạo thành lời cầu nguyện do trường tài trợ bởi vì các loa mà các sinh viên sử dụng cho các yêu cầu của họ thuộc sở hữu của trường.


Texas v. Johnson & nbsp; (1989) Nắm giữ: & nbsp; thậm chí là bài phát biểu tấn công như đốt cờ được bảo vệ bởi Sửa đổi đầu tiên.
Holding:
 Even offensive speech such as flag burning is protected by the First Amendment.

Để phản đối các chính sách của chính quyền Reagan, Gregory Lee Johnson đã đốt một lá cờ Mỹ bên ngoài Tòa thị chính Dallas.Anh ta đã bị bắt vì hành động này, nhưng lập luận rằng đó là bài phát biểu tượng trưng.Tòa án tối cao đồng ý, phán quyết rằng lời nói tượng trưng được bảo vệ theo hiến pháp ngay cả khi nó gây khó chịu.

Tìm hiểu thêm về trường hợp này.


Tinker v. Des Moines & NBSP; (1969) Nắm giữ: & NBSP; Học sinh không để lại quyền của mình tại cửa trường học.
Holding: Students do not leave their rights at the schoolhouse door.

Để phản đối Chiến tranh Việt Nam, Mary Beth Tinker và anh trai của cô đã đeo băng tay đen đến trường.Lo sợ một sự gián đoạn, chính quyền đã cấm mặc những chiếc băng tay như vậy.Các tinkers đã bị loại khỏi trường khi họ không tuân thủ, nhưng Tòa án Tối cao phán quyết rằng hành động của họ được bảo vệ bởi Bản sửa đổi đầu tiên.

*Trường hợp này liên quan đến sinh viên.

Tìm hiểu thêm về trường hợp này.


Hoa Kỳ v. Nixon & nbsp; (1974) Nắm giữ: & nbsp; Tổng thống không ở trên luật pháp.
Holding: 
The President is not above the law.

Công tố viên đặc biệt trong các băng âm thanh của Watergate Affaired của các cuộc trò chuyện văn phòng hình bầu dục.Tổng thống Nixon từ chối lật lại các băng, khẳng định đặc quyền điều hành.Tòa án Tối cao phán quyết rằng quyền của các bị cáo có khả năng gây ô nhục bằng chứng vượt trội hơn quyền của Tổng thống đối với đặc quyền điều hành nếu an ninh quốc gia không bị xâm phạm.


Zelma v. Simmons-Harris & NBSP; (2002) Nắm giữ: & nbsp; một số chương trình chứng từ trường học là hiến pháp.
Holding:
 Certain school voucher programs are constitutional.

Chương trình học bổng phi công Ohio cho phép một số gia đình Ohio nhận được hỗ trợ học phí từ tiểu bang.Điều này sẽ giúp bù đắp chi phí học phí tại tư nhân, bao gồm các trường học (liên kết tôn giáo), các trường học.Tòa án Tối cao đã bác bỏ các thách thức sửa đổi đầu tiên đối với chương trình và tuyên bố rằng viện trợ đó không vi phạm điều khoản thành lập.

*Trường hợp này liên quan đến sinh viên.

Tìm hiểu thêm về trường hợp này. These resources are created by the Administrative Office of the U.S. Courts for educational purposes only. They may not reflect the current state of the law, and are not intended to provide legal advice, guidance on litigation, or commentary on any pending case or legislation.

5 trường hợp Tòa án tối cao quan trọng nhất là gì?

Landmark Hoa Kỳ Tòa án Tối cao Hoa Kỳ..
Marbury v. Madison (1803) ....
McCulloch v. Maryland (1819) ....
Gibbons v. Ogden (1824) ....
Dred Scott v. Sandford (1857) ....
Schenck v. Hoa Kỳ (1919) ....
Brown v. Hội đồng Giáo dục (1954) ....
Gideon v. Wainwright (1963) ....
Miranda v. Arizona (1966).

Vụ kiện Tòa án Tối cao có ảnh hưởng nhất là gì?

Brown V.Board of Education có lẽ là một trong những vụ kiện nổi tiếng nhất đã đi qua Tòa án Tối cao Hoa Kỳ.Vụ án Landmark 1954 chứng kiến các thẩm phán thống nhất rằng sự phân biệt chủng tộc của trẻ em trong các trường công là vi hiến. Board of Education is perhaps one of the most famous cases to have gone through the US Supreme Court. The landmark 1954 case saw justices rule unanimously that the racial segregation of children in public schools was unconstitutional.

3 quyết định quan trọng nhất của Tòa án Tối cao quan trọng nhất mọi thời đại là gì?

7 trường hợp Tòa án Tối cao nổi tiếng đã thay đổi Hoa Kỳ ...
Marbury v. Madison ..
Dred Scott v. Sandford ..
Brown v. Hội đồng giáo dục ..
Mapp v. Ohio ..
Gideon v. Wainwright ..
Miranda v. Arizona ..
Roe v. Wade ..

7 loại trường hợp mà Tòa án tối cao xét xử là gì?

Các tòa án liên bang thường có thẩm quyền độc quyền trong các trường hợp liên quan đến (1) Hiến pháp, (2) vi phạm luật liên bang, (3) tranh cãi giữa các quốc gia, (4) tranh chấp giữa các bên từ các quốc gia khác nhau, (5), (6) Chính phủ và hiệp ước nước ngoài, (7) Đô đốc và ...